Bộ đề ôn hè môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2

Bộ đề ôn hè môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2

Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận thế nào ? trong các câu sau

a. Lan rất chăm học. b. Hà rất thông minh. c. Hằng rất lễ phép.

Bài 2: Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:

a. Bé Hà và bé Hoa rất vâng lời và yêu quý anh chị.

b. Trong một nhà, anh chị em cần yêu thương, giúp đỡ nhau.

Bài 3: Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:

a. Trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

b. Hoa bưởi thơm nức một góc vườn.

c. Ông mặt trời từ từ nhô lên từ phía đằng đông.

 

doc 15 trang Đồng Thiên 05/06/2024 3020
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn hè môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề ôn hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 1
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận thế nào ? trong các câu sau 
a. Lan rất chăm học. b. Hà rất thông minh. c. Hằng rất lễ phép.
Bài 2: Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:
a. Bé Hà và bé Hoa rất vâng lời và yêu quý anh chị.
b. Trong một nhà, anh chị em cần yêu thương, giúp đỡ nhau.
Bài 3: Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. 
b. Hoa bưởi thơm nức một góc vườn.
c. Ông mặt trời từ từ nhô lên từ phía đằng đông.
Bài 4: Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong các câu sau :
Bạn Nam đang vẽ con ngựa. 
b. Đàn vịt đang bơi dưới hồ nước. 
c. Bạn Lan đang nghe hát.
Bài 5: Dùng gạch chéo (/) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào?; Ai/ làm gì?)
a. Sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ.
b. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.
c.Ve Sầu là một chú bé hay hát và hát hay lắm.
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 2
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:
a. Anh Hoàng luôn nhường nhịn, chiều chuộng bé Hà.
b. Chị Hồng chăm sóc bé Hoa rất chu đáo.
Bài 2: Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Tiếng hót của chú chim sơn ca làm say đắm cả khu vườn.
b. Thuỷ Tinh rất tức giận vì không lấy được Mị Nương.
Bài 3: Gạch chân các từ chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối) trong các câu sau. Đặt câu hỏi cho bộ phận đó. 
a. Núi cao vời vợi. b. Chim hót líu lo. c. Trăng sáng vằng vặc.
Bài 4: Dùng gạch chéo (/) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ làm gì ?)
a. Bà đi chợ. b. Mẹ đi làm. c. Liên dắt em ra vườn chơi.
Bài 5: Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau:
a. Bạn Hà bạn Huệ rất chăm chỉ học tập. b. Bạn Nam hiền lành thật thà.
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 3
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:
a. Mẹ đi thăm bà. b. Em ở nhà học bài. c. Bố đi công tác xa nhà.
Bài 2: Tìm 3 từ nói về tình cảm gia đình và đặt câu với các từ đó.
Bài 3: Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Nhờ siêng năng học tập, Sơn đã đứng đầu lớp.
b. Em thức dậy khi chú gà trống cất tiếng gáy.
Bài 4: Dùng gạch chéo (/) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào ?)
a. Mùa xuân xôn xao, rực rỡ. b. Mùa hè nắng chói chang.
c. Mùa thu hiền dịu. d. Mùa đông u buồn, lạnh lẽo.
Bài 5: Ngắt đoạn văn sau thành 9 câu và viết lại cho đúng:
Ngày đầu tiên của em đi học thật là vui em mặc quần áo đẹp nhưng chẳng mang theo gì cả khi vào lớp, em thấy một bạn khóc mãi em đến làm quen và nói chuyện với bạn thế rồi bạn cũng nín khi cô giáo bảo chúng em tự giới thiệu thì em mới biết tên bạn là Mai từ đó, chúng em chơi với nhau rất thân cả lớp em đã hát rất nhiều bài em thấy đi học thật vui.
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 4
1. Nối từng từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B
 A B
 a. Suối Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất
 b. Kênh Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi bắt nguồn từ các khe đá 
 c. Biển Công trình đào, đắp dể dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau:
 a. Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
 b. Nước suối lóng lánh vì có ánh sáng mặt trời phản chiếu.
 c. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
 d. Người ta trồng cà phê để lấy hạt làm đồ uống.
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
 a. Bác Hồ rất ........................................các cháu thiếu nhi. 
 b. Các cháu thiếu nhi ... ..........Bác Hồ. 
 c. Bác Hồ là lãnh tụ ...........................................của nhân dân Việt Nam.
 d. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng.................................... Bác Hồ.
(biết ơn, kính yêu, yêu quý, kính yêu)
4. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a. thông minh b. vui vẻ c. hiền lành
5. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn kể về người thân (ông, bà, bố, mẹ, ....)
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 5
Bài 1: Hãy sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành câu:
a, Mẹ/ yêu/ em /rất (tạo 3 câu)
b.Thu/ của/ em/ bạn/ là (tạo 4 câu)
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng đã thành câu:
 a. Bông hoa này
 b. Quyển vở mới tinh ấy
 c. Chiếc bút này rất đẹp.
 d. Bà hỏi gì mẹ cháu ạ?
 e. Trong khu rừng xanh 
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống 
 a. Hương là người ...................................học tập
 b. Hương đi học rất .................................................
 c. Hôm nay,gặp bài khó,Hương vẫn ..............................................giải cho bằng được.
(chuyên cần , kiên nhẫn , cần cù )
Bài 4: Đặt câu theo từng mẫu câu sau: Ai – là gì? (3 câu); Ai – làm gì? (3 câu)
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn nói về cô giáo em.
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 6
Bài 1: Điền xinh hoặc mới, hoặc thẳng, hoặc khỏe vào chỗ trống
a, Cụ bộ rất ......................... b, Quyển vở rất ........................
c, Cây cau rất.................... d, Con voi rất .............................
Bài 2 : Viết tiếp cỏc từ :
a, Chỉ đặc điểm về tính tỡnh của con người: tốt ,.......................................................
b, Chỉ đặc điểm về màu sắc của đồ vật: đỏ,..............................................................
c, Chỉ đặc điểm về hỡnh dỏng của người, vật: cao, ...................................................
Bài 3: Điền từ trỏi nghĩa với các từ đó cho vào chỗ trống
khụn - ............. nhanh - ........... chăm - ........... già - .................
tối - ................. trắng - .............. vui - ................ sớm - ..............
Bài 4: Đặt 5 câu theo mẫu Ai thế nào ? nói về mọi người trong gia đỡnh em
Bài 5: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nói về người thân của em.
a, Người thân (ông, bà, bố, mẹ .) em bao nhiêu tuổi?
 b, Người thân của em làm nghề gì?
 c, Người thân của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?
d, Tình cảm của em đối với người đó ra sao?
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 7
Bài 1: Gạch chân bộ phận làm gì? trong các câu sau, Đặt câu hỏi cho bộ phận đó.
Cụ giáo ôm Chi vào lòng.
Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo.
Bố tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa màu tím đẹp mê hồn.
Bài 2: Viết tiếp các câu theo mẫu Ai làm gì?
Mẹ .
Chị .
Em .
Anh chị em 
Em nhỏ 
Bố mẹ ..
Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào 
Thấy mẹ đi chợ về Hà nhanh nhảu hỏi:
 - Mẹ có mua quà cho con không 
Mẹ trả lời:
 - Có! Mẹ mua rất nhiều quà cho chị em con Thế con làm xong việc mẹ giao chưa 
Hà buồn thiu:
- Con chưa làm xong mẹ ạ 
Bài 4: Điền vào chỗ trống
a, s hay x:
- quả .. ấu; ..ấu xí; .âu cỏ; nước âu; e máy; .e lạnh; thợ ẻ
- . ởi lởi trời cho, .. o ro trời co lại
- ẩy cha còn chú, .. ẩy mẹ bú dì.
- ..iêng làm thì có, .. .iêng học thì hay
b, ất hay ậc:
b thềm; m . ong; b đèn; b khuất; gi . ngủ; quả g ..; m mựa
- M . ngọt chết ruồi
- M của dễ tìm, m . lòng tin khó kiếm
- Tấc đ.. .. t ... vàng
c, ai hay ay
- Tay làm hàm nh ....., t .... qu .... miệng trễ.
- Nói h............. hơn h....... nói.
- Nói ph....... củ c........ cũng nghe.
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 8
Câu 1: Điền từ chỉ đặc điểm của mỗi con vật
trâu.............
chó...................
rùa....................
thỏ.....................
Câu 2: Điền hình ảnh so sánh của mỗi từ
cao như..........................
nhanh như.....................
trắng như.......................
đẹp như.........................
chậm như......................
xanh như.......................
khỏe như......................
đỏ như..........................
hiền như.......................
Câu 3: Viết tiếp cho trọn câu, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh
Khi bắt chuột, con mèo nhà em chạy nhanh như........................................... Toàn thân nó phủ một lớp lông màu đen óng mượt như.....................................Đôi mắt nó tròn như.........................................................................................................
Câu 4: Gạch chân các từ chỉ sự vật trong câu sau
Trên đường từ trường về nhà, em di qua khu ruộng trồng rau, hồ nuôi cá và một cây đa cổ thụ.
Câu 5: Dùng gạch chéo (/) để ngắt câu và dùng bút chì sửa những chữ viết sai chính tả trong đoạn văn sau : 
 Vùng đồi quê ấy dành cho cọ tôi được sống dưới mái nhà lợp cọ mát rượi tôi được ru trong lời ru ngọt ngào của mẹ lời ru đó có bao giờ tôi quên.
Câu 6: Cặp từ nào dưới đây là từ cùng nghĩa
 Chăm chỉ - giỏi giang
 Chăm chỉ - siêng năng
 Ngoan ngoãn – siêng năng
Câu 7: Dòng nào gồm các từ chỉ hoạt động
 Tươi, đẹp, hồng, khôn, trung thực.
 Thầy, bạn, nông dân, công nhân, bác sĩ.
 Cười, chơi, đọc, dọn dẹp, luyện tập.
Câu 8: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai làm gỡ?
 Thầy giáo lớp em là giáo viên giàu kinh nghiệm.
 Bài dạy của thầy rất sinh động.
 Trong giờ học, thầy thường tổ chức các hoạt động
Câu 9: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
 Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ.
 Cò là học sinh giỏi nhất lớp.
 Cò đọc sách trên ngọn tre.
TIẾNG VIỆT – ĐỀ 9
Bài 1: Điền tiếp các từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp
a. Từ ngữ có vần ưi
gửi quà, chửi bậy, 
b. Từ ngữ có vần ươi
đan lưới, sưởi ấm, 
c. Từ ngữ có vần iêt
biết, .. ... ...
d. Từ ngữ có vần iêc
xiếc, . .. . ...
e. Từ ngữ có vần ươc
bước, . .. ...
g. Từ ngữ có vần ươt
lượt, . .. . ...

Bài 2: Tìm 5-7 từ ngữ phù hợp:
a. Từ ngữ gồm 2 tiếng đều bắt đầu bằng ch. M. chăm chỉ, chong chóng
b. Từ ngữ gồm 2 tiếng đều bắt đầu bằng tr. M. trăng trắng, trồng trọt
c. Từ chỉ vật, đồ vật mở đầu bằng r: M. rổ
d. Từ chỉ vật, đồ vật mở đầu bằng d: M. da
e. Từ chỉ vật, đồ vật mở đầu bằng gi: M. giường
Bài 3: Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, từ chỉ hoạt động, tính nết của HS (mỗi loại 5 từ)?
TOÁN – ĐỀ 1
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
65 +148 369 - 24 565 - 197 437 + 548 257 + 528 756- 139
23 x 2 34 x 3 42 x 6 54 x 7 72 x 3 123 x 4 213 x 4 236 x 5 
Bài 2: Tìm X
a, X x 5 = 16 +19 b, 5 x X = 234 + 266 
c, X x 3 = 9 x 3 d, 4 x X = 8 x 5
Bài 3: Tính
16 x 5 : 5 25 : 5 x 46 77 x 4 - 231 65 x 3 + 546 
92 x 2 = 345 987 – 4 x 23 123 x 4 + 99 345 x 2 - 102
Bài 4: Viết các phép cộng sau thành phép nhân rụ̀i tính:
3+ 3 + 3 + 3 = 6 + 6 +.............+ 6 7 + 7 + . + 7 a + a +...............+ a 
 Có 15 số hạng Có 23 số hạng Có 10 số hạng
Bài 5: Một mảnh vườn hình vuông có 4 cạnh đều bằng 15m. Tính chu vi của mảnh vườn đó?
Bài 6. Tìm tích của số lẻ nhỏ nhất có một chữ số với số lẻ lớn nhất có hai chữ số?
TOÁN – ĐỀ 2
Bài 1: Điền dấu +, - thích hợp vào chỗ chấm :
 a, 14 ..5 ..7 = 12 b, 38 ..15 ..14 = 39
Bài 2: Tìm X: 
X + X + X - (X + X) = 29 + 43 X + X + X - 33 = 27
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống sao cho tổng của 4 ô liên tiếp bằng 72.


38

15

38


12



12
Bài 4: Cho các chữ số 1 , 2, 3.
a, Hãy lập các số có hai chữ số khác nhau từ ba chữ số trên.
b,Tính tổng các số lớn nhất có hàng chục là 1, 2, 3 vừa tìm được.
Bài 5: Trong dịp tết trồng cây mùa xuân vừa qua lớp em trồng cây được 18 cây các loại bao gồm: vải. nhãn, cam, mỗi loại 4 cây, còn lại là cây bóng mát. Tìm số cây bóng mát lớp em trồng được?
Bài 6: Trên hình vẽ bên có 
................tam giác . 
...................tứ giác .
...................đoạn thẳng .
Toán - Đề 3
Câu 1: (1 điểm) Kết quả của phép tính: 245 – 59 = ?
	A. 304 	B. 186 	C. 168 	D. 286
Câu 2: (1 điểm) Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là:
1 m 4cm = ..... cm
	A. 140 cm 	B. 104 cm 	C. 1004 cm 	D. 14 cm
Câu 3: (1 điểm) Tích của các số có 1 chữ số là:
	A. 0 	 B. 1 	C. 9 	D. 10
Câu 4: (1 điểm) Đặt tính rồi tính
a) 465 + 213 b) 57 – 29 
c) 46 + 48 d) 234 + 296




Câu 5: (2 điểm) Tính
5 x 0 = 
32 : 4 = 
21 : 3 =
45 : 5 = 
5 x 8 = 
4 x 6 = 

Câu 6: (2 điểm) Tính
a) 10 kg + 36 kg – 21 kg
b) 18 cm : 2 cm + 45 cm
 = 
 =
 =
 =
Câu 7: (2 điểm) Giải toán 
Một bác thợ may dùng 16 m vải để may 4 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải?

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_on_he_mon_toan_tieng_viet_lop_2.doc