Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Trần Thi Loan

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Trần Thi Loan

BÀI 37: PHÉP NHÂN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực chung:

- Năng tư chủ và tự học: Tự tin, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin, mạnh dạn trong việc trả lời các câu hỏi và biết hỏi khi cần hỗ trợ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ, để giải quyết vấn đề trong bài và vận dụng sáng tạo trong thực tế.

2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học:

- Nhận biết khái niệm ban đầu về phép nhân; đọc, viết phép nhân.

- Tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.

- Vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân.

- Năng lực giải quyết vấn để và năng lực giao tiếp toán học:

Qua hoạt động quan sát,diễn đạt,trả lời câu hỏi(bằng cách nói hoặc viết) mà Gv đặt ra,HS phát triển năng lực giao tiếp toán học,năng lực tư duy và lập luận,năng lực giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm:Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, sách HS Toán lớp 2 tập 1, học liệu trên trang Hanhtrangso.vn; bài giảng powerpoint,

- HS: Vở ghi, bút, bảng con, SHS Toán lớp 2 tập 1;

 

doc 31 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 5411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Trần Thi Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRỰC TIẾP
TUẦN 19 - Từ ngày 17/1/2022 đến ngày 21/1/2022)
Họ và tên Giáo viên: Trần Thi Loan
Ngày/thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Điều chỉnh
Thứ 2
Ngày 17/1
Sáng
1
TN
2
Toán
Bài 37: Phép nhân (Tiết 1)
3
Tiếng Việt
Tập đọc:Bài 1: Chuyện bốn mùa (T1)
4
Tiếng Việt
Tập đọc:Bài 1: Chuyện bốn mùa (T2) 
Thứ 3
Ngày 18/1
Sáng
1
Mĩ thuật
Đ/c Nhung dạy
2
GDTC
Đ c: Hải dạy
3
TNXH
Đ/c Dinh dạy
4
Âm nhạc
Đ c Trang dạy
Thứ 4
Ngày 19/1
Sáng
1
Toán
Bài 37: Phép nhân (Tiết 2)
2
Đạo đức 
Đ/c Trang dạy
3
Tiếng Việt
Tập viết: Chữ hoa Q
4
TN
Thứ 5
Ngày 20/1
Sáng
1
Toán
Bài 38: Thừa số - Tích (Tiết 1)
2
Tiếng Việt
Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện bốn mùa
3
Tiếng Việt 
Tập đọc:Bài 2: Mùa nước nổi (T1)
4
GDTC
Đ/c Hải dạy
Thứ 6
Ngày 21/1
Sáng
1
Toán
Bài 38: Thừa số - Tích (Tiết 2)
2
Tiếng Việt
Tập đọc:Bài 2: Mùa nước nổi (T2)
3
Tiếng Việt
Chính tả: Nghe - viết: Mùa nước nổi
4
TNXH
Đ/c Dinh dạy
Thứ 7
Ngày 21/1
Sáng
1
Toán
Bài 39: Bảng nhân 2 (Tiết 1)
2
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về các mùa; Dấu chấm, dấu chấm hỏi
3
Tiếng Việt
Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn tả một đồ vật.
4
Tiếng Việt
Đọc mở rộng
5
TN
KẾ HOẠC BÀI DẠY TRỰC TUYẾN
TUẦN 19
Thứ 2 ngày 17 tháng 1 năm 2022
TIẾT 1: TRẢI NGHIỆM
TIẾT 2: TOÁN
CHỦ ĐỀ 7: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
BÀI 37: PHÉP NHÂN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung: 
- Năng tư chủ và tự học: Tự tin, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin, mạnh dạn trong việc trả lời các câu hỏi và biết hỏi khi cần hỗ trợ..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ, để giải quyết vấn đề trong bài và vận dụng sáng tạo trong thực tế. 
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Nhận biết khái niệm ban đầu về phép nhân; đọc, viết phép nhân.
- Tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- Vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân.
- Năng lực giải quyết vấn để và năng lực giao tiếp toán học:
Qua hoạt động quan sát,diễn đạt,trả lời câu hỏi(bằng cách nói hoặc viết) mà Gv đặt ra,HS phát triển năng lực giao tiếp toán học,năng lực tư duy và lập luận,năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm:Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, sách HS Toán lớp 2 tập 1, học liệu trên trang Hanhtrangso.vn; bài giảng powerpoint, 
- HS: Vở ghi, bút, bảng con, SHS Toán lớp 2 tập 1; 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chia sẻ bài học tiết trước 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài ; trình chiếu PP.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét 
- Quan sát, đọc thầm tên bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
2.1. Khám phá:
a- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.4:
+ Nêu bài toán?
+ Nêu phép tính?
- GV nêu: Mỗi đĩa có 2 quả cam. 3 đĩa như vậy có tất cả 6 quả cam. Phép cộng 2 + 2 + 2 = 6 ta thấy 2 được lấy 3 lần nên 2 + 2 + 2 = 6 có thể chuyển thành phép nhân: 2 x 3 = 6.
- GV viết phép nhân: 2 x 3 = 6.
- GV giới thiệu: dấu x.
b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự câu a viết được phép nhân 3 x 2 = 6.
c) Nhận xét:
 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6
3 x 2 = 3 + 3 = 6
- Kết quả phép tính 2 x 3 và 3 x 2 như thế nào với nhau?
- GV lấy ví dụ: 
+ Chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 thành phép nhân?
+ chuyển phép nhân 4 x 3 = 12 thành phép cộng?
- Nêu cách tính phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau?
- GV chốt ý, tuyên dương.
2.2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: câu a) Ta thực hiện phép cộng. Chuyển phép cộng thành phép nhân.
Câu b) Từ phép nhân đã cho ta chuyển thành phép cộng các số hạng bằng nhau rối tính kết quả. Sau đó rút ra kết quả của phép nhân.
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận ra số cá các bể của mỗi nhóm (tổng số các số hạng bằng nhau với số cá ở mỗi bể là một số hạng) tương ứng với phép nhân nào ghi ở các con mèo.
- YC HS làm bài vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- 2-3 HS trả lời.
+ Mỗi đĩa có 2 quả cam. Hỏi 3 đĩa như vậy có tất cả mấy quả cam?
+ Phép tính: 2 + 2 + 2 = 6.
- HS lắng nghe
.
- HS đoc: Hai nhân ba bằng sáu.
- HS nhắc lại.
- HS đọc lại nhiều lần phép tính. 
- HS trả lời: Bằng nhau 2 x 3 = 3 x 3 = 6
- HS trả lời: 3 x 3 = 9
- 1-2 HS trả lời: 4 + 4 + 4 = 12
- HS nêu: Để tính phép nhân ta chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả.
 - 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài vào PBT.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Lấy ví dụ về phép nhân và tính kết quả.
- Làm VBT.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe và thực hiện
- HS chia sẻ.
- Thực hiện ở nhà.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có): 
==============================================================
TIẾT 3-4: TẬP ĐỌC
Chủ điểm: VẺ ĐẸP QUANH EM
BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống tương tự trong thực tế.
2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc đúng các từ khó; biết cách đọc lời nói, lời thoại của các nhân vật trong bài đọc Chuyện bốn mùa. Tốc độ đọc 50 tiếng/1 phút; Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn bài.(Qua bài đọc và tranh minh họa); Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ. 
- Năng lực văn học: Hiểu được Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống.
3. Phẩm chất: 
	- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Nhân ái: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
- Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- GV: SGK, máy tính, học liệu trên Hanhtrangso.vn, bài giảng powerpoint.
- HS: SHS, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu.
- Gọi HS đọc bài Thương ông và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Cho HS nghe bài hát về mẹ và hỏi bài hát nói về ai?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
- HSTL
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Cách tiến hành:
2.1. Đọc văn bản.
- Chiếu tranh minh họa bài đọc trang 9.
- Bức tranh vẽ gì?
+ Họ làm những gì ?
- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời của Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui vẻ, rành rẽ. 
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giấc ngủ ấm trong chăn.
+ Đoạn 2: Còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nảy lộc, đơm trái ngọt, rước đèn, bập bùng, 
- Luyện đọc câu dài: Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.//
 Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.10.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.
- HDHS đóng vai để chơi trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm.
C2: Theo nàng tiên mùa Hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ.
C3: Tranh 1: mùa xuân; Tranh 2 : mùa đông; Tranh 3 : mùa hạ; Tranh 4: mùa thu.
C4: Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án: a. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
- HS giải thích lý do.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
VD: HS1: Mùa xuân có gì ?
 HS 2: Mùa xuân có hoa đào, hoa mai, bánh chưng.
- 4-5 nhóm lên bảng.
3. Hoạt động luyện tập - thực hành
* Cách tiến hành:
3.1. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài hoặc 1 đoạn mình thích.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Lắng nghe.
- Đọc lại toàn bài hoặc 1 đoạn mình thích.
3.2. Luyện tập theo văn bản đọc.
- Chiếu lần lượt các câu hỏi trong sách.
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 sgk/ tr.131.
Câu 1. NHững chi tiết nào cho thấy Ê - đi - xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ?
- Hướng dẫn học sinh nói theo yêu cầu.
- YC HS trả lời theo yêu cầu.
- Tuyên dương, nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 sgk/ tr.131.
Câu 2. - Tìm câu văn trong bài văn phù hợp với bức tranh?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- HS TL : liền chạy đi, vội chạy sang
- Nhận xét 
- Đọc yêu cầu.
 - Trả lời: Thương mẹ, Ê - đi - xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ?
- Nhận xét bạn.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Về nhà đọc bài cho người thân cùng nghe.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS về thực hiện khi về nhà.
- Đọc bài viết và trả lời một số câu hỏi cho tiết sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
========================================
Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2021
TIẾT 1: TOÁN
BÀI 37: PHÉP NHÂN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung: 
- Năng tư chủ và tự học: Tự tin, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin, mạnh dạn trong việc trả lời các câu hỏi và biết hỏi khi cần hỗ trợ..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ, để giải quyết vấn đề trong bài và vận dụng sáng tạo trong thực tế. 
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Củng cố khái niệm ban đầu về phép nhân; chuyển phép nhân thành các số hạng bằng nhau và ngược lại.
- Vận dụng vào giải bài toán thực tế.
- Năng lực giải quyết vấn để và năng lực giao tiếp toán học:
Qua hoạt động quan sát, diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà Gv đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm:Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, học liệu trên trang Hanhtrangso.vn; bài giảng powerpoint.
- HS: Vở ghi, bút, bảng con, SHS Toán lớp 2 tập 1; 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chia sẻ bài học tiết trước 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài ; trình chiếu PP.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét 
- Tuyên dương bạn 
- Quan sát, đọc thầm tên bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
2.1. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
a) Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
b) chuyển phép nhận thành phép cộng các số hạng bằng nhau.
- GV lấy thêm các ví dụ khác cho HS trả lời:
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 
Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi tìm phép nhân thích hợp với mỗi bài toán đó.
+ Có 6 bàn học, mỗi bàn có 2 cái ghế. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái ghế?
+ Thực hiện tương tự với các tranh còn lại.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS yêu cầu HS tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt từng tranh
+ 2 x 6 = 12
- HS thực hiện trên phiếu BT.
- 
HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Chia sẻ các hoạt động mà em thích nhất. Vì sao?
- Đọc bảng nhân
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe và thực hiện
- HS chia sẻ.
- Thực hiện ở nhà.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có): 
==============================================================
TIẾT 3:TẬP VIẾT
CHỮ HOA Q (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống tương tự trong thực tế.
2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết được câu ứng dụng Quê hương em có đồng lúa xanh.
- Năng lực văn học: Hiểu được nội dung câu ứng dụng Quê hương em có đồng lúa xanh.
3. Phẩm chất: 
	- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
 - GV: Máy tính, học liệu trên Hanhtrangso.vn, File mềm PP minh hoạ bài học; video chữ mẫu Q.
- HS: SHS, VTV, bảng con. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động mở đầu: 
- Cho HS chơi trò ” Truyền điện”. Nói tên các tiếng, từ bắt đầu bằng âm P.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài .
- HS chơi trò chơi
- Cách chơi: Lớp chơi trò chơi, bạn nào nói xong sẽ chỉ bạn tiếp theo; đến bạn nào bạn đó nói sai hoặc suy nghĩ lâu sẽ bị phạt.
- Nhận xét bạn tuyên dương,
- HS nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
*Cách tiến hành:
2. 1. Hướng dẫn viết chữ hoa Q.
- Cho HS xem ảnh chữ hoa Q
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Q
+ Chữ hoa Q gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- Nhận xét phần viết của học sinh.
- Quan sát chữ hoa Q
+ Chữ hoa Q: Chữ cỡ vừa cao 5 ô li, rộng 4 li; chữ cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2 li, gồm 2 nét, nét 1 giống chữ o, nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn. Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ.Dừng bút ở trên đường kẻ 4. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần đường kẻ 2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. Dừng bút ở trên đường kẻ 2.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con.
- HS tìm sự hỗ trợ của GV khi không thực hiện được; bằng cách giơ tay.
- Nhận xét nhau, tự nhận xét mình.
2. 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng .
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa Q đầu câu.
+ Cách nối từ Q sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ.
- Đọc câu ứng dụng: “ Quê hương em có đồng lúa xanh”..
- Cùng GV giải nghĩa câu ứng dụng.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
3. Hoạt động luyện tập thực hành: 
*Cách tiến hành:
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Q và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
Lưu ý cho HS: 
- Tư thế ngồi: 
- Cách cầm bút: 
- Tốc độ viết:
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- HS viết vào vở Luyện viết khi kết thúc tiết 
* Lắng nghe
- Tư thế ngồi: 
- Cách cầm bút: 
- Tốc độ viết:
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Nhận xét bài cho nhau.
4. Hoạt động vận dụng. 
- Hôm nay con được viết chữ gì?
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm câu ứng dụng có chữ Q để viết . 
Chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời: Q
- HS về thực hiện khi về nhà.
- Chữ hoa Q và trả lời một số câu hỏi cho tiết sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
=========================================
TIẾT 4: TRẢI NGHIỆM
=========================================
Thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2021
TIẾT 1: TOÁN
BÀI 38: THỪA SỐ - TÍCH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung: 
- Năng tư chủ và tự học: Tự tin, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin, mạnh dạn trong việc trả lời các câu hỏi và biết hỏi khi cần hỗ trợ..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ, để giải quyết vấn đề trong bài và vận dụng sáng tạo trong thực tế. 
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học:
 - Nhận biết được thừa số và tích trong phép nhân.
- Tính được tích khi biết các thừa số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến ý nghĩa của phép nhân.
- Năng lực giải quyết vấn để và năng lực giao tiếp toán học:
Qua hoạt động quan sát, diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà Gv đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm:Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, sách HS Toán lớp 2 tập 1, học liệu trên trang Hanhtrangso.vn; bài giảng powerpoint.
- HS: Vở ghi, bút, bảng con, SHS Toán lớp 2 tập 1; 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- Gọi HS chia sẻ bài học tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài ; trình chiếu PP.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét
- Tuyên dương bạn 
- Quan sát, đọc thầm tên bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
2.1. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.7:
+ Nêu bài toán?
+ Nêu phép tính?
- GV nêu: 3 và 5 gọi là thừa số, kết quả 15 gọi là tích; Phép tính 3 x 5 cũng gọi là tích.
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép nhân, chỉ rõ các thành phần của phép nhân.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy ví dụ: Cho hai thừa số: 6 và 2. Tính tích hai số đó.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài YC làm gì?
+ Để tính tích khi biết thừa số, ta làm như thế nào?
- GV chốt cách tính tích khi biết thừa số.
2.2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng HS: Vận dụng khám phá. Nêu, viết được thừa số và tích của mỗi phép nhân đã cho vào ô có dấu ? trong bảng.
- GV gọi HS nêu thừa số và tích của phép nhân 2 x 6 = 12.
- HS hoàn thành bảng trong phiếu BT.
- GV qua sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: a) Yêu cầu HS quan sát hình, nhận xét dấu chấm tròn ở mỗi tấm thẻ rồi nêu phép nhân thích hợp với mỗi nhóm hình.
- YC HS làm bài vào vở ô li.
b) Sau khi HS nêu đúng phép nhân ở câu a, GV cho HS nêu viết số thích hợp vào ô có dấu ? trong bảng.
- HS làm phiếu BT
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS trình bày trước lớp.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- 2-3 HS trả lời.
+ Mỗi bể cá có 3 con cá. Hỏi 5 bể như vậy có bao nhiêu con cá?
+ Phép tính: 3 x5= 15
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- HS chia sẻ:
+ Cho hai thừa số: 6 và 2.
+ Bài YC tính tích.
+ Lấy 6 x 2.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Thừa số 2 và 6. Tích là 12.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.
- HS làm phiếu BT
- HS chia sẻ.
3. Hoạt động vận dụng:
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Chia sẻ các hoạt động mà em thích nhất. Vì sao?
- Lấy ví dụ về phép tính nhân, nêu thành phần của phép tính nhân.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe và thực hiện
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có): 
=========================================
TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE 
KỂ CHUYỆN: CHUYỆN BỐN MÙA (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống tương tự trong thực tế.
2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đoán được nội dung câu chuyện Chuyện bốn mùa qua câu hỏi dưới tranh minh hoạ; kể được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).
- Năng lực văn học: Hiểu được nội dung câu chuyện Chuyện bốn mùa. Biết cùng các bạn tham gia dựng lại câu chuyện theo vai của nhân vật ( Người dẫn chuyên, Bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông ).
3. Phẩm chất: 
	- Chăm chỉ: Ham thích học bài, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- GV: SGK, máy tính, học liệu trên Hanhtrangso.vn, File mềm PP minh hoạ bài học.
- HS: SHS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi HS kể câu chuyện Bà cháu. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
- HS kể.
- Lắng nghe, nhận xét
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Cách tiến hành:
 2.1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng bức tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1 vẽ gì ?
+ Nàng tiên mùa đông nói gì với nàng tiên mùa xuân ?
+ Tranh 2 vẽ gì ?
+ Theo nàng Xuân, vườn cây vào mùa hạ thế nào ?
+ Tranh 3 vẽ gì ?
+ Nàng tiên mùa hạ nói gì với nàng tiên mùa thu ?
+ Tranh 4 vẽ gì ?
+ Nàng tiên mùa thu thủ thỉ với nàng tiên mùa đông điều gì ?
- Tổ chức cho HS nói nội dung từng bức tranh
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
2.2: Kể lại từng đoạn chuyện trong tranh
- YC HS kể lại từng đoạn chuyện trong tranh.
- Gọi các nhóm kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS làm việc nhóm đôi, nói lại từng nội dung bức tranh.
- Một số nhóm lần lượt nói về nội dung bức tranh.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS làm việc nhóm bốn, kể lại từng đoạn trong câu chuyện.
- Một số nhóm lần lượt kể chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng:
- HDHS nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.
- Em thích nhân vật ? Vì sao? Em không thích nhân vật nào? Vì sao?. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Một số HS chia sẻ nàng tiên mình yêu thích nhất trong câu chuyện.
- HS thực hiện ở nhà.
- Nêu ý kiến về bài học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
=========================================
TIẾT 3: TẬP ĐỌC
BÀI 2: MÙA NƯỚC NỔI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
2. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng các tiếng trong bài, đọc rõ ràng một câu chuyện ngắn. Biết cách ngắt, nghỉ hơi sau khi đọc câu, đọc đoạn.
* Năng lực văn học
- Hiểu nội dung bài: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua đó thấy được tình yêu của tác giả với vùng đất này. phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái: - Biết yêu quý quê hương đất nước.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
 - GV: SGK, máy tính, Bài giảng trên phương tiện powerpoint. 
- HS: SHS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu.
- Gọi HS đọc bài Chuyện bốn mùa.
- GV nhận xét.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài. 
- HS đọc bài và TLCH.
- HS nhận xét 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Cách tiến hành:
2.1. Đọc văn bản.
- Chiếu tranh minh họa bài đọc trang 12.
- Bức tranh vẽ gì?
- GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, tình cảm.
- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lũ, hiền hòa,cá ròng ròng, Cửu long, phù sa, 
- Luyện đọc đoạn văn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn văn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
2.2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.13.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- GV hướng dẫn để HS nêu được hình ảnh mình thích.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3-4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Người ta gọi là mùa nước nổi vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.
C2: Cảnh vật trong mùa nước nổi: 
+ Sông nước: Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước của dòng sông Cửu Long.
+ Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ như biết giữ lại những hạt phù sa quanh mình.
+ Đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi 
C3: Vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp vì nước tràn lên ngập cả những viên gạch.
- HS nêu hình ảnh mình thích nhất trong bài.
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
3. Hoạt động luyện tập - thực hành
* Cách tiến hành:
3.1. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài hoặc 1 đoạn mình thích.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Lắng nghe.
- Đọc lại toàn bài hoặc 1 đoạn mình thích.
- HS đọc bài.
3.2. Luyện tập theo văn bản đọc.
- Chiếu lần lượt các câu hỏi trong sách.
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 sgk/ tr.134.
Câu 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV.
- Tuyên dương, nhận xét.
Câu 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13.
- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- Đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu: Từ chỉ đặc điểm mưa có trong bài đọc: rầm rề, sướt mướt.
- HS đọc.
- HS nêu những từ ngữ tả mưa: ào ào, tí tách, lộp bộp, rào rào, 
- HS thực hiện. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Về nhà đọc bài cho người thân nghe
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS về thực hiện khi về nhà.
- Đọc bài viết và trả lời một số câu hỏi cho tiết sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
=========================================
Thứ 6 ngày 21 tháng 1 năm 2021
TIẾT 1: TOÁN
BÀI 38: THỪA SỐ - TÍCH (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung: 
- Năng tư chủ và tự học: Tự tin, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin, mạnh dạn trong việc trả lời các câu hỏi và biết hỏi khi cần hỗ trợ..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ, để giải quyết vấn đề trong bài và vận dụng sáng tạo trong thực tế. 
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học:
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân; nhận biết thừa số, tích của phép nhân.
- Tính được tích khi biết các thừa số.
- Năng lực giải quyết vấn để và năng lực giao tiếp toán học: 
- Vận dụng so sánh hai số. Giải bài toán liên quan đến phép nhân.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm:Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, sách HS Toán lớp 2 tập 1, học liệu trên trang Hanhtrangso.vn; bài giảng powerpoint.
- HS: Vở ghi, bút, bảng con, SHS Toán lớp 2 tập 1; 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- Gọi HS chia sẻ bài học tiết trước
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài ; trình chiếu PP.
- HS chia sẻ.
- HS nhận xét 
- Tuyên dương bạn 
- Quan sát, đọc thầm tên bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
2.1. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
Tính tích khi biết thừa số:
a) Hai thừa số là 2 và 4
b)Hai thừa số là 8 và 2
c)Hai thừa số là 4 và 5
- GV nêu: 
+ Muốn tính tích các thừa số ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: Để tính tích của hai thừa số 5 và 4, ta lấy 5 x 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20, vậy tích bằng 20, viết 20. 
- GV gọi HS nêu tích của hai thừa số 2 và 3.
- Làm thế nào em tìm ra được tích?
- GV hướng dẫn tương tự với các thừa số: 2 và 5; 3 và 5.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS làm bài:
a) Cho HS quan sát tranh. Đọc đề bài toán. Phân tích theo cột.
- Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải.
b) HS đọc đề bài toán.
- HS quan sát tranh, phân tích theo từng hàng.
- Nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_19_na.doc