Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tổng kết hành động “Em là HS thân thiện”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Em nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.

- Em chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

- Em làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, chân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

*Năng lực

- Năng lực giao tiếp: Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Phẩm chất

- Thể hiện sự biết ơn thầy cô, thân thiện với bạn bè thông qua những việc làm;

- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khí tự mình không giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2

- Giấy A4, giấy A0, giấy màu, bút màu, keo/ hồ dán,

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2.

 

docx 50 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 15681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021 
Hoạt động tập thể - Sinh hoạt dưới cờ
Trải nghiệm sáng tạo
CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ, THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tổng kết hành động “Em là HS thân thiện”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Em nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.
- Em chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.
- Em làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, chân thiện với bạn bè trong cộng đồng.
*Năng lực
- Năng lực giao tiếp: Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Phẩm chất
- Thể hiện sự biết ơn thầy cô, thân thiện với bạn bè thông qua những việc làm; 
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khí tự mình không giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2
- Giấy A4, giấy A0, giấy màu, bút màu, keo/ hồ dán, 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe những nội dung trong lễ tổng kết tháng hành động “Em là HS thân thiện” và đối chiếu với những việc mình đã làm được trong tháng.
- Sau khi về lớp, GV mời một số HS chia sẻ lại những điều mình đã làm được trong tháng hành động, thể hiện sự kính trọng thầy cô, thân thiện với bạn bè. 
-GV khen ngợi và động viên HS tiếp tục làm nhiều việc tốt thể hiện sựkính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS chú ý lắng nghe những nội dung trong lễ tổng kết tháng hành động “Em là HS thân thiện” và mình đã làm được những gì.
- HS chia sẻ trước lớp
Toán
Tiết 60: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo) (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 .Biết thực hiện phép trừ 100 trừ đi một số. Ôn tập phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết thực hiện phép trừ 100 trừ đi một số. 
* Năng lực
- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
*Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu
 2. HS: - Bộ đồ dùng học Toán 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
-Cho lớp hát bài “Hổng dám đâu” 
-Bài hát nói về điều gì ? 
-GV giới thiệu bài và ghi tên bài
-Lớp hát và kết hợp động tác .
- Bạn nhỏ rất chăm chỉ học bài , rất đáng khen .
-HS ghi tên bài 
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 (trang 72)
-Yêu cầu HS đọc thầm yc.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chiếu bài làm của học sinh
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. -Nhận xét đánh giá và kết luận đúng 
-Chốt lại cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- HS đọc thầm 
- HS nêu Đặt tính rồi tính
- Cá nhân HS làm bài.
- HS chỉ và nêu cách thực hiện phép tính
-HS nhận xét
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
Bài 2 (trang 72)
-Yêu cầu HS đọc thầm yc.
- Bài yêu cầu gì?
- Phân tích mẫu 
- Nêu phép tính 100 - 27
- YC HS nêu cách đặt tính ?
- Bạn nào giỏi có thể nêu cách thực hiện tính 
-Nhận xét đúng
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’: nói cho nhau nghe cách thực hiện các phép tính rồi điền kết quả vào SGK
-Chiếu bài gọi HS lên trình bày KQ thảo luận của các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
- HS đọc yêu cầu 
Tính ( theo mẫu)
 HS nêu cách đặt tính
- HS nêu :
* 0 không trừ được 7, lấy 10 trừ 7 bằng 3, viết 3, nhớ 1 ..
2 HS nhắc lại cách thực hiện tính.
- HS thảo luận làm bài. 
3. Hoạt động vận dụng
Bài 3a (trang 72)
QS và đọc yêu cầu.
a. YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Bài 3a yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chiếu bài làm của học sinh
- Gọi 1HS khá lên điều hành chữa bài 
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
-Chốt lại cách thực hiện phép trừ dạng100 cho 1 số.
b. Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa” 
- Gọi HS nêu cách nhẩm của mình , VD : 100 - 60
- Nhận xét, đánh giá, khen, .chốt cách trừ nhẩm 100 trừ cho số tròn chục.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu.
- Đặt tính rồi tính
- Cá nhân HS làm bài.
- HS chỉ và nêu cách thực hiện phép tính
-HS nhận xét
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
HS tham gia trò chơi
- 100 là 10 chục, 60 là 6 chục, nhẩm là 10 chục – 6 chục = 4 chục. 
Vậy 100 – 60 = 40
-Lớp nhận xét .
Tiếng Việt. Bài 20(Tiết 1+2)
Tiết 105+106: NHÍM NÂU KẾT BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời nói, lời thoại của các nhân vật trong bài đọc Nhím nâu kết bạn. Nhận biết được ý nghĩa, giá trị của tình cảm bạn bè (qua bài đọc và tranh minh hoạ); hiểu vì sao nhím nâu có sự thay đổi – từ nhút nhát, trở nên mạnh dạn, thích sống cùng bè bạn. 
- Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, hình thành và phát triển năng lực quan sát (quan sát giờ ra chơi, các hoạt động ở trường), năng lực tự học (tìm đọc thêm sách báo); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
 *Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi HS đọc bài Chữ A và những người bạn
- Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Kể lại một số điều em cảm thấy thú vị?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc tình cảm, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn sợ hãi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến cùng tôi nhé.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhút nhát, mạnh dạn, trú ngụ, trang trí .
- Luyện đọc câu dài: Chúng trải qua / những ngày vui vẻ, / ấm áp vì không phải sống một mình/ giữa mùa đông lạnh giá.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.90.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1trong VBTTV/tr.45.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.90.
- Cho HS đọc lại đoạn 3 và quan sát tranh minh họa tình huống. 
- Từng cặp đóng vai thể hiện tình huống.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.90.
- HDHS đóng vai tình huống
- GV sửa cho HS cách cử chỉ, điệu bộ.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Chi tiết thấy bạn nhím nâu rất nhút nhát: nhím nâu lúng túng, nói lí nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người, sợ hãi, run run. 
C2: Nhím trắng và nhím nâu gặp nhau vào buổi sáng khi nhím nâu đí kiếm ăn và gặp nhau tránh mưa.
C3: Nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng vì nhím nâu nhận ra không có bạn thì rất buồn.
C4: Nhờ sống cùng nhau mà nhím nâu và nhím trắng đã có những ngày đông vui vẻ và ấp áp.
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS chia sẻ.
	 Ngoại ngữ
( Giáo viên Tiếng Anh dạy)
Luyện tập Tiếng Việt
Ôn theo sách buổi 2
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2021
 Thể dục
 ( Giáo viên thể dục dạy)
Tiếng Việt. Bài 20 (Tiết 3) 
Tiết 107: NGHE – VIẾT: NHÍM NÂU KẾT BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn văn (theo Nhím nấu kết bạn); biết viết hoa chữ cái đầu dòng và đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt, trong đó phân biệt g/gh (bài tập chính tả toàn dân), phân biệt iu/ ưu, iên/iêng (bài tập chính tả phương ngữ).
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn viết có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn viết có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào vở nháp.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 3,4,5.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.46.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết vở nháp.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
Tiếng Việt. Bài 20 (Tiết 4) 
Tiết 108: TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phát triển vốn từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm; đặt được câu nói về hoạt động của học sinh. 
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- HS hát
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ.
+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: hiền lành, chăm chỉ, tươi vui.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS nêu lại các từ chỉ hoạt động ở bài 1.
- GV tổ chức HS trao đổi theo nhóm đôi, quan sát tranh để lựa chọn các từ ngữ cần điền.
- YC HS làm bài vào VBT bài 6/ tr.47.
- Đại điện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 2: Viết câu về hoạt động.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS đặt câu theo nội dung của từng bức tranh.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- YC HS làm bài vào VBT bài 7/ tr.47.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS làm.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS làm bài.
- HS đọc.
- HS đặt câu (Bạn Lan cho bạn Hải mượn bút).
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Toán
Tiết 61: LUYỆN TẬP ( TIẾP THEO) (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính dạng 100 trừ đi một số.
*Năng lực: Thông qua việc đặt tín và tính HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề, Nl giao tiếp
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhớm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
HS: SGK, Vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Hoạt động mở đầu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”:Ôn lại cách tính nhẩm bài 
- GV cho HS quan sát bảng phụ và trưởng ban học tập mời nối tiếp các bạn lên trả lời
- Bạn nào nhẩm nhanh, đúng bạn đó chiến thắng
- GV nhận xét - tuyên dương
- Gv kết hợp giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Bài 4:
! Nêu yêu cầu bài 4/73
? Bài 4a yêu cầu em làm gì
- Đọc mẫu
! Quan sát mẫu? Em có nhận xét gì về mẫu
? Mẫu làm như thế nào
? Khi đặt tính em cần chú ý gì
? Em tính từ đâu
! Nhẩm theo mẫu
Tương tự HS làm bảng con, bảng lớp theo tổ
Bảng lớp 100 - 7
Tổ 1: 100 - 4 Tổ 2 : 100 - 8 
 Tổ 3: 100 - 9
- Nhận xét - tuyên dương 
! Nêu yêu cầu ý b
? Ý b yêu cầu gì
? Tính nhẩm là tính như thế nào
! Làm bài
- Nhận xét
! Kiểm tra chéo nhóm 2
? Bài 4 củng cố kiến thức gì
Bài 5:
- Bài 5 yêu cầu gì
! Suy nghĩ thảo luận nhóm
! Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét 
- GV nhận xét - bổ sung
? Qua bài khi đặt tính em cần chú ý điều gì
? Em tính từ đâu
Bài 6:
! Đọc bài 6
? Bài toán cho em biết điều gì
? BÀi toán yêu cầu em làm gì
? Bài thuộc dạng toán nào
! Làm bài
- Nhận xét- bổ sung
-Bài học hôm nay ,con đã học thêm được điều gì? 
-GV yêu cầu HS nêu cách tính bài
! Đặt tính và tính 100 - 8
- GV chốt lại cách tính số tròn trăm trừ đi một số
HS chơi
HS quan sát bảng phụ và SGK
- HS nghe 
2HS nêu
HStrả lời
Các hàng pải thẳng cột 
- Nhẩm từ phải sang trái
Nhận xét
HS trả lời
3 nhóm trình bày
nhận xét - bổ sung
 HS trả lời
HS lắng nghe
! HS lên bảng làm và nêu lại cách làm
- HS làm bài
Tự nhiên và xã hội: BÀI 9
Tiết 25: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, thuyền). 
* Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
*Phẩm chất
- Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.
- Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình trong SGK.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động mở đầu
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
*Hoạt động 3: Quy định khi đi xe buýt và đi thuyền
a. Mục tiêu
- Nêu được một số quy định khi đi xe buýt và đi thuyền.
- Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về quy định khi đi xe buýt và khi đi thuyền. 
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS:
+ Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 49 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi xe buýt. 
- Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 50 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi thuyền. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Hoạt động 4: Thảo luận về cách đi xe buýt và đi thuyền
a. Mục tiêu: Biết cách chia sẻ với người xung quanh về quy định khi đi xe buýt và đi thuyền. 
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm 4
- GV yêu cầu: HS thảo luận và nói cho nhau nghe: 
+ Về cách đi xe buýt để đảm bảo an toàn.
+ Về cách đi thuyền để đảm bảo an toàn.
+ Em đã thực hiện đúng và chưa đúng quy định nào khi đi xe buýt hoặc khi đu thuyền.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. 
 4. Hoạt động vận dụng
- GV nhận xét giờ học.
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học.
Hoạt động của học sinh
- HS tham gia hát.
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: 
+ Một số quy định khi đi xe buýt: chờ xe ở bến hoặc điểm dừng xe, không đứng sát mép đường; ngồi vào ghế, nếu phải đứng thì vịn vào cột đỡ hoặc móc vịn; lên và xuống xe khi xe đã dừng hẳn, đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy. 
+ Một số quy định khi đi thuyền: mặc áo phao đúng cách trước khi lên thuyền; ngồi cân bằng hai bên thuyền, ngồi yên không đứng, không cho tay, cho chân xuống nước; lên và xuống thuyền khi thuyền đã được neo chắc chắn. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS trình bày. 
Âm nhạc
CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG EM YÊU
TIẾT 10 : ÔN TẬP BÀI HÁT HỌC SINH LỚP HAI CHĂM NGOAN
 ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Học sinh lớp Hai Chăm ngoan.
* Năng lực
– Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách.
– Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La theo kí hiệu bàn tay và đọc được với nhạc đệm.
-Biết hát kết hợp với gõ đệm, hát kết hợp với vận động cơ thể.
* Phẩm chất.
- Yêu thích môn âm nhạc.
- Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô
– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên:
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
- Giáo án wort soạn rõ chi tiết
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn.
- Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập.
*Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
- GV đàn giai điệu một câu hát bất kì trong bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan và cho
HS nhắc lại tên bài hát và yêu cầu hát lại bài hát (GV có thể dùng hình thức khác để
HS nhớ lại được bài hát đã học kết hợp ktbc).
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Ôn tập bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan
-Hát với nhạc đệmvà hát kết hợp vận động theo nhịp.
– GV hướng dẫn cả lớp hát và nhún chân nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát, kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
– Các tổ, nhóm, cá nhân luyện tập luân phiên.
– GV có thể gợi ý để HS tự nghĩ một vài động tác phụ hoạ khi hát.
2. Đọc nhạc Bài số 2
*Đọc các nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son– La kết hợp với kí hiệu bàn tay
-GV cho HS quan sát tranh về 5 bạn Đô – Rê – Mi-Sol-La đang đứng trên phím đàn và hỏi
- Câu 1: trong tranh bạn nào đứng thấp nhất, bạn nào đứng cao nhất?
-Câu 2: Em hãy đọc tên lần lượt các bạn từ thấp đến cao.
-GV bấm đàn và đọc cao độ các nốt Đô-rê-mi-pha-sol-la mẫu.
-GV bấm đàn HS đọc cao độ 5 nốt Đồ-rê-mi-pha-sol-la
+ Đọc lời ca và tên nốt: .(Chú ý đọc tên nốt chưa có cao độ)
- GV cho quan sát và giới thiệu về bài đọc nhạc Bài số 2. Đọc mẫu bài đọc nhạc qua một lần.
? Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài đọc nhạc.
- GV đọc tên nốt từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo
+ Câu 1: 
+ Câu 2:
- Cho HS đọc với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay: .(Chú ý đọc tên nốt chưa có cao độ)
- GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay của Đô – Rê – Mi-Sol-La và yêu cầu HS thể hiện lại thế tay của 5 nốt
- GV đọc mẫu theo kí hiệu bàn tay từng câu và hướng dẫn HS đọc theo. 
- GV cho HS đọc cả bài theo kí hiệu bàn tay bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV tổng kết – nhận xét.
+ Đọc nhạc với nhạc đệm: .(Chú ý đọc có cao độ)
- GV mở file nhạc đệm đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc theo.
- GV yêu cầu HS thực hiện với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV Cho HS kết hợp đọc nhạc theo nhạc đệm kết hợp vận động tự do theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc để các em đọc khớp với nhạc đệm. Sửa sai và nhắc nhở HS lắng nghe để kết hợp nhịp nhàng với âm nhạc.
-Hỏi tên các nốt nhạc đã học
- Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở)
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài mới.
- Đọc nhạc lại bài đọc nhạc để kết thúc tiết học.
- Học sinh ngồi ngay ngắn.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-Lắng nghe, trả lời, hát bài hát để khởi động
-Thực hiện
-Theo dõi gv làm mẫu, thực hiện chậm cùng GV, ThỰC hiện.
-Thực hiện.
-Lắng nghe, thực hiện.
-Theo dõi, trả lời.
-1 HS trả lời: Bạn Đô thấp nhất, bạn La cao nhất.
-1 HS trả lời: Đô-rê-mi-pha-sol-la.
-Lắng nghe, ghi nhớ cao độ
-Lớp thực hiện
-Quan sát, lắng nghe
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS lắng nghe, đọc theo
- HS đọc câu 1.
- HS đọc câu 2.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Quan sát, làm chậm thế tay của 5 nốt nhạc
-Vừa đọc từng câu, vừa làm thế tay 5 nốt.
-Lớp thực hiện.
-Nhận xét chéo nhau.
-Lắng nghe
- HS đọc nhạc với nhạc đệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Học sinh ghi nhớ.
Luyện tập Toán
Ôn theo sách buổi 2
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021
	Tiếng Việt. Bài 20 (Tiết 5+6) 
Tiết 109+110: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT GIỜ RA CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi bạn bè. Biết nói với bạn về một hoạt động ở trường mà mình thích. 
- Có kĩ năng viết đoạn văn để kể về một giờ ra chơi ở trường. Tìm đọc mở rộng được các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- HDHS làm việc theo nhóm bốn đựa vào tranh và liên hệ thực tế ở trường để kể tên một số hoạt động của hóc inh trong giờ ra chơi.
- GV gọi HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- HDHS viết đoạn văn.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài viết về hoạt động của học sinh ở trường.
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC 
- Gọi HS nhắc lại một số hoạt động của hóc inh ở trường.
- Cho HS quan sát tranh minh họa. Tranh vẽ gì?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về hoạt động yêu thích nhất.
- Nhận xét, đánh giá
- YC HS thực hành viết vào VBT bài 8 tr.47.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc bài viết ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- HS đọc.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
Toán
Tiết 62: LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 . 
- Giải bài toán có liên quan đến phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
* Năng lực: Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình. HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép trừ, trả lời cho câu hỏi của tình huống, H S có cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Hoạt động mở đầu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”: Ý nào đúng, ý nào sai? Vì sao
- GV cho HS lên bảng và làm bài - giải thích 
- GV nhận xét - tuyên dương.
2. Hoạt động thực hành
Bài 1:
! Nêu yêu cầu bài 1/74
? Bài 1 yêu cầu em làm gì
? Khi đặt tính em cần chú ý gì
? Em tính từ đâu
HS làm bảng con, bảng lớp 
- Nhận xét - tuyên dương 
? Bài 1 củng cố kiến thức gì
? Khi trình bày em cần lưu ý gì
Bài 2:
! Đọc yêu cầu bài 2
? BÀi 2 yêu cầu em làm gì
! quan sát sách
! Thảo luận nhóm
! Đại diện nhóm chơi trò chơi: "Ai nhanh hơn"
- GV yêu cầu 2 tổ, mối tổ 2 em lên chơi
- Nhận xét - tuyên dương nhóm nhanh, đúng
! Đọc lại kết quả đúng đã ghép
3. Hoạt động vận dụng
Bài 3:
! Đọc ý a bài 3
? Bài 3 yêu cầu em làm gì
? Em có nhận xét gì về mỗi dãy tính của bài
? Em cần thực hiện như thế nào
! Làm bài
- Kiểm tra chéo N2
- Nhận xét - tuyên dương
-Bài học hôm nay ,con đã học thêm được điều gì? 
- GV chốt lại cách tính 
- HS chơi
- 2 hs lên bảng
2HS nêu
- Các hàng phải thẳng cột với nhau
- Tính từ phải sang trái
- hs làm bài
- HStrả lời
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- HS làm bài vào vở
Đạo đức. BÀI 4
Tiết 10: BÀI 5: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (Tiết 1)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lý.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Nêu tên 1 bạn có hoàn cảnh khó khăn? Em có thể làm được những việc gì để giúp đỡ bạn?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Tổ chức cho hs nghe/ đọc bài thơ: “ Đồng hồ quả lắc”
- Trong bài thơ, đồng hồ nhắc chúng ta điều gì?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2.2. Khám phá
*Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc quý trọng thời gian.
- GV cho hs quan sát tranh sgk tr.24. Thảo luận nhóm 4. Đọc lời chú thích trong mỗi tranh.
- GV kể chuyện “ Bức trang dở dang”.
- Mời hs vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
- GV hỏi : Vì sao Lan kịp hoàn thành bức tranh còn Hà bỏ dở cơ hội tham gia cuộc thi ?
Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian ?
-GV chốt : Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập chung vào công việc không nên mải chơi như bạn Hà trong câu chuyện. Quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- GV chia nhóm 4. Giao nhiệm vụ cho các nhóm QS tranhsgk tr.25 và trả lời câu hỏi : 
+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh ?
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Theo em thế nào là biết quý trọng thời gian ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Qus trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí như: thực hiện các công viecj hang ngày theo thời gian biểu ; phấn đấu thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra ; giờ nào việc đấy 
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS lắng nghe
- 2-3 HS kể chuyện.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS chia sẻ.
- 3-4 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ, THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
+Chơi trò chơi “Kết bạn”
+ Thực hành tìm kiếm sự hỗ trợ khi hòa giải với bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Kết bạn”
Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi: Chọn một HS làm quản trò, các HS khác đứng thành vòng tròn và vừa đi chuyển vừa hát. Khi quản trò hô: “Kết bạn! Kết bạn!” thì tất cả HS đồng thanh hỏi: “Kết mấy? Kết mấy?”. Khi quản trò hô “Kết đôi! Kết đôi!” thì tất cả nhanh chóng tạo thành từng nhóm 2 người. Nếu bạn nào một mình hoặc nhóm nhiều hơn 2 người là phạm luật và phải chịu phạt một hình phạt nào đó. Quản trò yêu cầu các bạn tiếp tục di chuyển và hát. Sau đó quản trò có - thể hô “Kết... ba! (hoặc bốn, năm, sáu,...)” để HS kết thành nhóm ba hoặc bốn, năm, sáu,...
- GV yêu cầu cả lớp chọn ra một quản trò và cùng chơi theo hướng dẫn. GV kết hợp với HS quan sát để tìm ra những HS vi phạm luật chơi.
- GV tổ chức cho những HS vi phạm luật chơi phải làm theo những yêu cầu để cả lớp cảm thấy vui vẻ, hào hứng.
- GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi chơi:
Trò chơi vừa rồi nhắc đến điều gì?
Những điều đó liên quan gì đến chủ đề chúng ta học hôm nay? 
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi và giới thiệu vào hoạt động sau.
Hoạt động 2: Thực hành tìm kiếm sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn
Mục tiêu: HS biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 6 em, chọn một tình huống và thảo luận, sắm vai xử lí tình huống tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè khi cần thiết. 
- GV gợi ý:
+ Chuyện gì đã xảy ra với các bạn trong tình huống? 
+ Nếu là bạn, em sẽ làm gì?
- GV quan sát HS thảo luận và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. GV lưu ý các nhóm việc phân vai thể hiện tình huống: Có những vai nào cần thể hiện? Phân cho ai? Cần dụng cụ, đồ dùng gì?
- GV tổ chức cho các nhóm thể hiện phần sắm vai của mình, các nhóm khác chia sẻ thêm về cách xử lí tình huống của mình.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi theo hiệu lệnh người quản trò.
- HS vi phạm luật chơi thực hiện yêu cầu của đội thắng.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả.
- HS chia nhóm thảo luận và đóng vai để giải quyết tình huống.
- Hs đóng vai và tìm cách giải quyết tình huống.
- HS biểu 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_10_na.docx