Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022
TIẾT 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (trang 38)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
* NLĐT:
- Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán,giải toán,
- Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Ôn tập bảng cộng (qua 10 )
- Thực hiện được các bài toán với hình khối lập phương.
* NLC:
- Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
HĐ1: KHỞI ĐỘNG: ( 5 phút)
* Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS.
*PP, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp. Hỏi- đáp, trình bày 1 phút
*Cách tiến hành:
- Trò chơi “ai nhanh , ai đúng”.
- BTQ tổ chức cho cả lớp chơi về them bớt 1 số đơn vị.
* GV nhận xét, tuyên dương. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái
HĐ 2 : Luyện tập
* Mục tiêu: HS ôn lại các bảng cộng (qua 10) trong phạm vi 20, nhận biết hình lập phương.
*PP, kĩ thuật: quan sát, thực hành động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
*Cách tiến hành:
Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2021 TUẦN 4: TIẾT 1 – 2 : TẬP ĐỌC BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: * NLĐT: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng một bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ. - Hiểu nội dung bài: tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường. * NLC: - Năng lực tự quản, tự học thông qua hoạt động cá nhân học sinh tự đọc bài, đọc từ, dòng thơ, khổ thơ, bài thơ. - Năng lực hợp tác, giao tiếp thể hiện rõ qua hoạt động các em giao lưu, chia sẻ kiến thức vận dụng trong nhóm, trước lớp. - Năng lực tự giải quyết vấn đề diễn biến trong chuyện 2. Phẩm chất: - Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình. Có tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, Hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ khởi động: (3- 5 phút) * Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường khi nào? + Vào thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì? + Em cảm thấy như thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó? + Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh họa, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - HS chia sẻ trước lớp. 2. HĐ Luyện đọc: (18 - 20 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: liền, nằm, lặng im, năm học, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, nghiêng, tưng bừng, - Rèn đọc dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: GV đọc mẫu cả bài . - GV đọc mẫu: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - GV đọc mẫu: đọc ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong bài thơ. - HDHS chia đoạn: (4 khổ thơ) + Khổ thơ 1: Từ đầu đến ngẫm nghĩ. + Khổ thơ 2: Tiếp cho đến tiếng ve. + Khổ thơ 3: Tiếp cho đến vui quá. + Khổ thơ 4: Khổ còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: liền, nằm, lặng im, năm học, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, nghiêng, tưng bừng, - Chú ý đọc ngắt nhịp câu thơ: Tùng! Tùng!Tùng! Tùng! Theo đúng nhịp trống. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. - Giáo viên kết luận chung. -Lắng nghe - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp khổ thơ. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. . HĐ Tìm hiểu bài: Trả lời câu hỏi. (13- 15 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường. *PP, kĩ thuật: Lắng nghe , hỏi – đáp *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.49. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.24. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. C1: Bạn HS kể gì về trống trường trong những ngày hè? C2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiêụ điều gì? C3: Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như ví 1 người bạn thân? C4: Em thấy tình cảm của bạn HS với trống trường ntn? Nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh. C2: Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu. C3: Khổ thơ 2. C4: Bạn học sinh rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn. 4. HĐ luyện đọc lại: (10 - 12 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng baì thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ. *PP, kĩ thuật: nghe- đọc lời đối thoại *Cách tiến hành:*Cách tiến hành: HĐ cặp đôi - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. 5. HĐ vận dụng, ứng dụng: ( Luyện tập theo văn bản đọc) (10 – 12 phút) *Mục tiêu: HS vận dụng bài học biết chọn từ nói với trống trường như nói với người. Nói được lời tạm biệt vơí bạn trước khi nghỉ hè? *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: Bài 1: Chọn từ nói với trống trường như nói với người? - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.49. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.24. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2:Nói lời đáp: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.49. - HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào tạm biệt bạn trống, bạn bè. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. HĐ 6: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học. * Phương pháp:Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: - Hôm nay em học bài gì? - Liên hệ để bảo vệ trống trường? - GV nhận xét giờ học. - HS nêu. TIẾT 1: Toán LUYỆN TẬP CHUNG (trang 38) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: * NLĐT: - Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán,giải toán, - Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. - Ôn tập bảng cộng (qua 10 ) - Thực hiện được các bài toán với hình khối lập phương. * NLC: - Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: KHỞI ĐỘNG: ( 5 phút) * Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. *PP, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp. Hỏi- đáp, trình bày 1 phút *Cách tiến hành: Trò chơi “ai nhanh , ai đúng”. BTQ tổ chức cho cả lớp chơi về them bớt 1 số đơn vị. * GV nhận xét, tuyên dương. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái HĐ 2 : Luyện tập * Mục tiêu: HS ôn lại các bảng cộng (qua 10) trong phạm vi 20, nhận biết hình lập phương. *PP, kĩ thuật: quan sát, thực hành động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. *Cách tiến hành: Bài 1: Số ? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn HS trả lời a,b: a. GV yêu cầu HS tính nhẩm để hoàn thiện bảng cộng qua 10. b. GV yêu cầu HS tính kết quả của phép tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính. - GV nêu: + Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? + Muốn tính phép tính có hai dấu ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS nối phép tính ở quạt với kết quả ở ổ điện. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV hỏi: + Quạt nào cắm vào ổ nào? + Quạt nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất? + Quạt nào ghi phép tính có kết quả bé nhất? - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS thực hành cá nhân rồi báo cáo kết quả. Câu a: Tính phép tính ở mỗi toa rồi tìm ra toa có kết quả lớn nhất. Câu b: Tính kết quả ở mỗi toa tàu rồi tìm ra những toa có kết quả bé hơn 15. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV hỏi: + Trong đoàn tàu B, toa nào ghi phép tính có kết quả bé nhất? Toa tàu nào ghi kết quả lớn nhất? + Trong cả hai đoàn tàu, những toa tàu nào có kết quả phép tính bằng nhau? - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu a,b theo nhóm 4. Câu a: Đếm số hình lập phương nhỏ ở mỗi hình rồi tìm ra hình có số lập phương nhỏ nhất. Câu b: Tính tổng các khối hình lập phương nhỏ ở hình A,B. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - HS đọc nối tiếp các kết quả. - HS thực hiện: 8 + 5 – 3 = 10. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. - HS trả lời. - HS đọc. - HS trả lời. - HS chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS đọc. - HS trả lời. - HS chia sẻ. HĐ3. Trò chơi Vịt đẻ trứng * Mục tiêu: Cũng cố các phép cộng qua 10. *PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn. *Cách tiến hành: - GV mời HS làm quản trò: nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Luật chơi: Có một bông hoa sẽ truyền qua các bạn nhạc dừng ở bạn nào bạn đó phải trả lời 1 phép tính trên con vịt - GV mời quản trò lên tiến hành trò chơi. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi vui vẻ, tích cực. - 3 -5 HS chia sẻ. HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu: Hs nhắc lại nội dung đã học, hình bảng cộng qua 10 * Phương pháp:Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: - Hôm nay em học được những gì? - Phép cộng (qua 10) ta nhớ mấy? - Nhận xét giờ học. - HS nêu - Nhận xét bổ sung. Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2021 Tiết 3: TẬP VIẾT Bài : CHỮ HOA C I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: * NLĐT: - Năng lực ngôn ngữ: Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. - Năng lực văn học: HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. * NLC: - Năng lực tự chủ và tự học: HS có ý thức tự hoàn thành bài viết. - Năng lực giao tiếp và hợp tác,: Thảo luận và hiểu nghĩa câu được viết. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS viết đúng, đẹp chữ hoa Đ và câu ứng dụng. 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận -Có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu chữ hoa Đ , Câu ứng dụng mẫu - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Khởi động (3-7p) *Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: - GV cho học sinh nối tiếp nêu các nét và độ cao chữ D hoa. - GV liên kết vào bài mới. - HS nối tiếp nêu. - 2-3 HS trả lời – nhận xét bổ sung. HĐ2. Khám phá (12-15p) *Mục tiêu: - Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp, PP rèn luyện theo mẫu, KTviết tích cực. *Cách tiến hành: * 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Cho HS quan sát chữ mẫu hoa Đ - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa Đ. + Chữ C gồm mấy nét?Nét nào viết trước, nét nào viết sau? - GV mẫu chữ hoa Đ. - GV thao tác mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. (chú ý nhắc hs tư thế ngồi viết) - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV chiếu câu ứng dụng, hd HS giải nghĩa câu ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. + Y.c HS thảo luận nhóm đôi về nghĩa của câu ứng dụng. + Gv nhận xét, tuyên dương và bổ sung cho hs hiểu rõ nghĩa của câu ứng dụng. - GV hỏi để hd HS cách viết: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. + Viết chữ hoa Đ đầu câu. + Cách nối từ Đ sang i. + Viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. - HS quan sát. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. -HS nhận xét bài của bạn (NX đồng đẳng) - 3-4 HS đọc trong vở tập viết. - HS quan sát, lắng nghe. -HS thảo luận, chia sẻ trước lớp. - Các nhóm bổ sung cho nhau. - HS quan sát - HS chia sẻ. HĐ3. Thực hành luyện tập (13-15p) *Mục tiêu: - HS viết được chữ viết hoa Đ Viết đúng câu ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. *PP, kĩ thuật: Quan sát, KT rèn luyện theo mẫu, viết tích cực. *Cách tiến hành: - YC HS nhắc lại tư thế ngồi viết và cầm bút đúng - YC HS thực hiện luyện viết theo mẫu trong vở tập viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. -GV chiếu một số bài viết để HS nhận xét, đánh giá bài HS. -HS nhắc lại -HS viết -YC trao đổi vở để nhận xét bạn. HĐ4. Vận dụng sáng tạo (5-6p) *Mục tiêu: - HS viết được kiểu chữ nghiêng theo mẫu vở tập viết. *PP, kĩ thuật: Quan sát, KT rèn luyện theo mẫu, KT trình bày 1 phút. *Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS viết một phần chữ nghiêng trong vở. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. - GV cho hs trình bày sản phẩm trong 1p. - GV nhận xét, tuyên dương * GV nhận xét giờ học: Cho HS chia sẻ nội dung đã học và nói cảm nhận về tiết học. -HS tự chọn để viết mẫu chữ nghiêng. -HS chia sẻ HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học. * Phương pháp:Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: - Hôm nay em viết chữ hoa gì? - Chữ có độ cao bao nhiêu? - GV nhận xét giờ học. - HS nêu. TIẾT 4: NÓI – NGHE BÀI: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực : * NLĐT: * Năng lực ngôn ngữ: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ngôi trường của mình. - Nói được những điều em thích về ngôi trường của em. - Biết lắng nghe nhận xét được bạn khi nói. * Năng lực văn học: Muốn trường học của mình được thay đổi. * NLC: - Năng lực tự chủ, tự học (HS lắng nghe bạn nói, có thể tự nói những gì mình thích và muốm của trường em) - Năng lực giao tiếp, hợp tác (HS nói lưu loát với bạn trong nhóm/lớp theo yêu cầu của GV) - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nói lện những yêu thích của mình để hằng ngày được đến trường. 2. Phẩm chất: Hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái, yêu quý trường lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Tranh minh hoa SGK, - Học sinh: SGK, đồ dùng học tập cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ 1: Khởi động *Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học. *Phương pháp: Trò chơi quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: - GV cho học sinh xem video bài hát Em yêu trường em . + Em vừa nghe bài hát có tên gì gì? + Bạn nhỏ yêu trường như yêu những gì? - GV dẫn dắt giới thiệu bài mới. - Lớp quan sát, nghe hát múa phụ họa theo. + HSTL: Em yêu trường em . + Bạn yêu trường như yêu quê hương. - HS lắng nghe HĐ 2: Khám phá *Mục tiêu: - Nói lên được những điều em thích về trường của em và hằng ngày em muốm đến trường. *Phương pháp: Vấn đáp; Nhóm; *Cách tiến hành: Nói những điều em thích về trường của em. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Trường em tên là gì? Ở đâu? + Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? - Theo em, trong tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? - Tổ chức cho HS kể về ngôi trường của mình, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe và quan sát. HĐ 3: Luyện tập *Mục tiêu: - Nói: Em muốn trường mình có những thay đổi theo ý muốn - Nghe và nói: Biết lắng nghe nhận xét được bạn khi nói. *Phương pháp: Vấn đáp; Luyện tập thực hành; Nhóm; *Cách tiến hành: Em muốn trường mình có những thay đổi - YC HS trao đổi về những điều trong trường mình muốn thay đổi. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS kể chuyện không theo tranh. HĐ 4: Vận dụng. *Mục tiêu: Nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi. *Phương pháp: Vấn đáp; Đóng vai; *Cách tiến hành: - HDHS kể cho người thân nghe về ngôi trường của mình. - YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.24, 25. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HDHS kể cho người thân nghe về ngôi trường của mình. - YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.24, 25. - Nhận xét, tuyên dương HS. HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học. * Phương pháp:Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: - Hôm nay em nghe- nói về gì? - Qua bài học hôm nay em muốn nói những gì về trường em? - GV nhận xét giờ học. - HS nêu. TIẾT 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG (trang 39) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: * NLĐT: - Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán hoàn thiện bảng tập bảng cộng (qua 10) và giải toán. - Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. - Ôn tập bảng cộng (qua 10) - Thực hiện được các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị. * NLC: - Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Khởi động: ( 5 phút) * Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. *PP, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp. Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: Trò chơi “ai nhanh , ai đúng”. BTQ tổ chức cho cả lớp chơi về them bớt 1 số đơn vị. * GV nhận xét, tuyên dương. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái HĐ3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Củng cố phép công (qua 10) *PP, kĩ thuật: Hỏi- đáp, PP thực hành. *Cách tiến hành: Bài 1: Số? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV nêu: Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện. - HS đọc nối tiếp các kết quả. - 1-2 HS trả lời. HĐ3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Vận dụng giải toán thêm, bớt 1 số đơn vị. *PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn. *Cách tiến hành: Bài 2:Giải toán - Gọi HS đọc YC bài. - GV hỏi: + Bài toán cho biết điều gì? + Bài yêu cầu làm gì? - GV mời một HS lên tóm tắt bài toán. - GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào? - GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - GV hỏi: + Bài toán cho biết điều gì? + Bài yêu cầu làm gì? - GV mời một HS lên tóm tắt bài toán. - GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào? - GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. HS kiểm tra chéo vở cho nhau. - Nhận xét, tuyên dương. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lên bảng. - HS trả lời. Bài giải: Số bạn chơi bóng rổ có tất cả là: 6 + 3 = 9 ( bạn ) Đáp số: 9 bạn. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lên bảng. - HS trả lời. Bài giải: Số cá sấu còn lại dưới hồ nước là: 15 – 3 = 12 ( con ) Đáp số: 12 con cá sấu. HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trong tiết học và nhắc lại nội dung đã học, hình bảng cộng qua 10 * Phương pháp:Hỏi- đáp.nhóm đôi. *Cách tiến hành: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV ghép đôi HS. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Hôm nay em học những gì? - Qua tiết học hôm nay em hiểu những gi? - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo nhóm 2. - HS chia sẻ - Nhận xét bổ sung. Thứ 4 ngày 27 tháng 10 năm 2021 TIẾT 5- 6 : TẬP ĐỌC BÀI : DANH SÁCH HỌC SINH I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: * NLĐT: - Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. - Hiểu nội dung bài: Hiểu thong tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. * NLC: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: năng lực tự quản, tự học thông qua hoạt động cá nhân học sinh tự đọc bài, đọc từ, từng cột, từng dòng, danh sách - Năng lực hợp tác, giao tiếp thể hiện rõ qua hoạt động các em giao lưu, chia sẻ kiến thức vận dụng trong nhóm, trước lớp. 2. Phẩm chất: - Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình. - Tính kiên trì trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SKS, hình ảnh của bài học. - HS: SGK, Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ khởi động: (3- 5 phút) * Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: - Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào dưới đây? + Danh sách học sinh đi tham quan. + Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh. + Danh sách Sao nhi đồng - Em biết được thong tin gì khi đọc bản sanh sách đó? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - Hs lắng nghe. - 2-3 HS chia sẻ. 2. HĐ Luyện đọc: (18 - 20 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: truyện,khai trường, Minh Khánh,chẳng giỏi,... - Rèn đọc đúng từng cột, từng dòng. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: GV đọc mẫu cả bài . - GV đọc mẫu: - GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu, từng dòng . - Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: - Luyện đọc từ khó: truyện,khai trường, Minh Khánh,chẳng giỏi,... + GV lưu ý cách cách đọc danh sách - GV dự kiến hướng dẫn đọc những câu dài VD: Một (1)/ Trần Trường An/ truyện Ngày khai trường. - Luyện đọc nối tiếp bản danh sách Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. -Cả lớp đọc - Giáo viên kết luận chung. -Lắng nghe -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm + HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. + Luyện đọc đúng +HS chia sẻ đọc từng câu, từng dòng, trước lớp (2-3 nhóm) - Nhận xét +Luyện đọc ngắt cuối dòng, cuối cột. - - Đọc đồng thanh danh sách. 3. HĐ Tìm hiểu bài: Trả lời câu hỏi. (13- 15 phút) *Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Hiểu thong tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. *PP, kĩ thuật: Lắng nghe , thảo luận, hỏi – đáp *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc) -- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.52. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.25. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. C 1:Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn? C 2: Bạn đứng ở vị trí số 6 đăng kí đọc truyện gì? C 3: Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6? C 4: Bản danh sách có tác dụng gì? - Nhận xét, tuyên dương HS. - HS nhận nhiệm vụ - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm -HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Nhìn vào cột số thứ tự/ đếm tên học sinh, C2: bạn đứng ở vị trí số 6 – bạn Lê Thị Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường. C3: Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc. C4: - Nhìn vào danh sách biết được số lượng học sinh. - Biết được thông tin của từng người. 4. HĐ luyện đọc lại: (10 - 12 phút) *Mục tiêu: biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. *PP, kĩ thuật: nghe- đọc . *Cách tiến hành: HĐ cặp đôi - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. - YC HS đọc trước lớp - Trợ giúp học sinh cách đọc. - Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm. -Theo dõi luyện đọc trong nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm. - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất - Lắng nghe. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS tự luyện đọc - HS chia sẻ đọc - HS đọc trong nhóm - Học sinh thi đọc. - Học sinh nhận xét, chọn cặp đọc hay 5. HĐ vận dụng, ứng dụng: ( Luyện tập theo văn bản đọc) (10 – 12 phút) *Mục tiêu: HS vận dụng bài học nêu tên HS trong danh sách và thuộc bản chữ cái T/ việt. *PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp *Cách tiến hành: Bài 1: Tên HS trong danh sách được xếp như thế nào? - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.52. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.25. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2:Học thuộc bản chữ cái Tiếng việt? - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.52. - Yêu cầu học thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. - HS đọc nêu. - HS đọc. - HS thảo luận cặp đôi - HS nêu nối tiếp trả lời. - HS đọc. - HS nêu. - HS thực hiện. HĐ 6: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học. * Phương pháp:Hỏi- đáp. - Hôm nay em học bài gì? - Danh sách giúp em có tác dụng gì ? - GV nhận xét giờ học. - HS nêu. TIẾT 3: Toán BÀI 11: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: * NLĐT: - Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán 11,12, ,19 trừ đi một số. - Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. - Thực hiện các phép trừ 11,12, ,19 trừ đi một số. - Giải được một số bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. * NLC: - Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Khởi động: ( 5 phút) * Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. *PP, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp. Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: Nêu yêu cầu trò chơi và cách chơi. Trò chơi “Ai nhanh, ai dúng” * GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - BTQ tổ chức cả lớp chơi.nêu 1 số phép tính công qua 10 trong phạm vi 20. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái HĐ 2. Hoạt động Khám phá * Mục tiêu: - HS biết được phép tính trừ 11- 5. *PP, kĩ thuật: Hỏi- đáp, hoạt động nhóm đôi. *Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr. 41: + Nêu bài toán? + GV cho HS thảo luận, tìm ra phép tính. - GV cho HS thảo luận tìm ra kết quả phép tính 11 – 5 - GV lưu ý có thể cho HS thực hành tính 11 – 5 trên que tính. - GV lấy 1 số ví dụ để HS thực hành. - Nhận xét, tuyên dương. - 2-3 HS trả lời. + Việt có 11 viên bi, Việt cho Mai 5 viên bi. Hỏi Việt còn lại mấy viên bi? + Phép tính: 11 - 5 =? - HS chia sẻ cách làm. - HS thực hiện. - HS trả lời. HĐ3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Thực hiện các phép trừ 11,12, ,19 trừ đi một số. *PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn. *Cách tiến hành: Bài 1:Tính - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS làm 1 phép tính trước. - GV yêu cầu cả lớp làm bài. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 2:Tính nhẩmm - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS đọc nối tiếp kết quả. - HS lắng nghe. HĐ 3. Trò chơi: Thỏ con tìm chuồng * Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập và giải các bài toán thực tế . *PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, *Cách tiến hành: Bài 3: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. + Trò chơi: Thỏ con tìm chuồng. + Cách chơi: Sẽ có 2 đội, mỗi đội sẽ có 6 thành viên, từng thành viên sẽ nối chú thỏ nối chuồng sao cho đúng kết quả của phép tính. Đội nào nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét, tuyên bố kết quả. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi tích cực, vui vẻ. - HS lắng nghe. HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p) * Mục tiêu: Hs nhắc lại phép tính trừ qua 10 trong phạm vi 20. * Phương pháp:Hỏi- đáp. *Cách tiến hành: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép tính trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Nhận xét giờ học. - HS chia sẻ - Nhận xét bổ sung. HĐTN: Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 5: GÓC HỌC TẬP CỦA EM I. MỤC TIÊU: *NLĐT: - HS biết luôn quan tâm đến các đồ dùng học tập của mình, luôn để đúng chỗ, ngăn nắp. *NLC: - Bằng sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, HS có thể tự làm các món đồ để đồ dùng học tập thật xinh xắn, gọn gàng. * phẩm chất: - Bằng sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, HS có thể tự làm các món đồ để đồ dùng học tập thật xinh xắn, gọn gàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bìa màu, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu, keo dán. - HS: Sách giáo khoa; bìa màu, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu, keo dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Khởi động: ( 5 phút) Chia sẻ về đồ dùng học tập của em. * Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS. *PP, kĩ thuật: Lắng nghe, vấn- đáp. *Cách tiến hành: - GV dẫn dắt để cả lớp đọc bài Rap về đồ dùng học tập, sử dụng câu hỏi: “Cái bút để làm gì? – Cái bút dùng để viết”. − GV mời 2 HS ngồi cạnh nhau chia sẻ về đồ dùng học tập mà em coi là “người bạn thân nhất” của mình. GV đặt câu hỏi gợi ý: Em yêu quý đồ dùng học tập nào nhất? Vì sao? “Người bạn” đó gắn với kỉ niệm nào của em? - HS theo dõi, thực hiện theo HD. - HS chia sẻ nhóm đôi. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. Kết luận: Mỗi đồ dùng học tập đều là những người bạn ở bên ta, giúp ta học tập hằng ngày. - GV dẫn dắt, vào bài. HĐ 2: Khám phá chủ đề: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập của em. *Mục tiêu: - HS biết luôn quan tâm đến các đồ dùng học tập của mình, luôn để đúng chỗ, ngăn nắp. *Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát; Làm mẫu; Nhóm; *Cách tiến hành: − GV dành thời gian để HS tự quan sát cặp sách, các đồ dùng học tập, bàn học của mình và phát hiện những “bạn” cần “chăm sóc” như thế nào. (Ví dụ: Cặp có bẩn không? Bút chì đã mòn chưa? Mỗi đồ dùng đã để đúng chỗ chưa?) − Sau khi quan sát, HS tự thực hiện các việc cần thiết để giữ gìn đồ dùng học tập của mình, sắp xếp lại cặp sách, bàn học cho ngăn nắp. − GV cùng HS đánh giá và thưởng sticker cho HS làm nhanh và tốt. - HS quan sát và thực hiện cá nhân. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. Kết luận: Kết luận: Cả lớp cùng đọc to “Đồ đạc em thường dùng – Em chăm n
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_4_nam.docx