Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An
I.MỤCTIÊU
1. Kiến thức
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Bắc kim thang. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Cái Bống.
- Chơi thanh phách, chuông và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Bắc kim thang.
- Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo.
- Biết tự hào và gìn gữu bản sắc văn hóa của dân tộc.
2. Năng lực:
- Biết thể hiện bài hát Bắc kim thang với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.
- Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao.
- Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn.
I.MỤCTIÊU 1. Kiến thức Hát đúng cao độ, trường độ bài Bắc kim thang. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Cái Bống. Chơi thanh phách, chuông và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Bắc kim thang. Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. Biết tự hào và gìn gữu bản sắc văn hóa của dân tộc. 2. Năng lực: Biết thể hiện bài hát Bắc kim thang với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn. 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Yêu thích ca hát và yêu thích môn học. Biết tự hào và gìn gữu bản sắc văn hóa của dân tộc. II: CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1/ Chuẩn bị của giáo viên Đàn phím điện tử. Chơi đàn và hát trôi chảy bài Bắc kim thang. Trống cái ( cỡ trung bình ) để chơi trò chơi Bắc kim thang. Tập một số động tác vận động cho bài Cái Bống. Nhạc cụ chuông Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân. Thực hành các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 2/ Chuẩn bị của học sinh. Có một trong số nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem - pơ - rin, trai - en - gô. III: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT KẾ HOẠCH DẠY HỌC ( DỰ KIẾN ) 19 1. Hát: Bắc kim thang 20 1. Ôn tập bài hát: Bắc kim thang. 2. Nghe nhạc: Cái Bống. 21 1. Ôn tập bài hát: Bắc kim thang. 2. Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh dài - ngắn 22 1.Nhạc cụ 2. Vận dụng – Sáng tạo: Nói theo tiết tấu riêng của mình. **************************************************** TUẦN 19 Ngày dạy: . Âm nhạc 2 ( Chủ đề 5: Đồng dao - Tiết 19) HÁT: BẮC KIM THANG Dân ca: Nam Bộ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Phẩm chất - HS yêu thích ca hát, cảm nhận được làn điệu dân ca của dân tộc Việt. - HS biết yêu cuộc sống, tự tin, lạc quan, tích cực 2.Năng lực - Thể hiện âm nhạc: +Nêu được tên bài hát và tên tác giả + Hs hát đúng cao độ, trường độ bài Bắc kim thang. + Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: + Hs bước đầu cảm nhận về cao độ, trường độ II.CHUẨN BỊ Chuẩn bị củaGV Đàn phím điệntử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ. Tập một số động tác vận động cho bài Bắc kim thang. Chuẩn bị củaHS - Trống nhỏ, thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1: Hoạt động Khởi động (khoảng 6 phút) Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây. Khuyến khích học sinh nhận xét lẫn nhau. Nhận xét, tuyên dương qua trò chơi: 2: Hoạt động Khám phá - Luyện tập ( khoảng 27 phút ) Hát: Bắc kim thang. *Giới thiệu. Cho cả lớp quan sát bức tranh về trò chơi dân gian. - Hỏi? Bức tranh tác giả thể hiện những hình ảnh gì? Nhận xét Cho học sinh quan sát bức tranh 2 - Các em ạ: Đây chính là ca từ của bài hát Bắc kim thang - Dân ca Nam Bộ mà hôm nay cô trò ta cùng nhau học và tìm hiểu về bài hát này. Bài hát Bắc kim thang là một trong những bài hát rất quen thuộc đối với tuổi thơ mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Bài hát vui nhộn, với ca từ vừa phải dễ nhớ và thường xuyên được hát lên khi các em nhỏ vui chơi nô đùa. * Dạy hát. - Giáo viên cho học sinh nghe bài hát qua đĩa mẫu. - Hỏi? Cảm nhận ban đầu của em khi nghe bài hát này? - Giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe lại, để cảm nhận sâu hơn về bài hát. - Giáo viên chia bài hát thành 6 câu ngắn để học sinh dễ hát. Hướng dẫn học sinh đọc lời ca: Giáo viên đọc mẫu từng câu và rồi học sinh đọc. Hướng dẫn học sinh đọc lời ca và gõ theo tiết tấu. - Cho học sinh khởi động giọng hát. - Hướng dẫn tập hát từng câu: Giáo viên hát và đàn giai điệu từng câu ( mỗi câu 2 lần ) sau đó bắt nhịp cho học sinh hát. + Câu 1: Bắc kim thang cà lang bí rợ + Câu 2: Cột bên kèo là kèo bên cột Hát nối câu 1 + 2 + Câu 3: Chú bán dầu qua cầu mà té + Câu 4: Chú bán ếch ở lại làm chi Hát nối câu 3 + 4 + Câu 5: Con le le đánh trống thổi kèn + Câu 6: Con bìm bịp thổi tò tí te tò te Hát nối câu 5 + 6 Giáo viên cho học sinh hát ghép cả bài 1 đến 2 lần. - Nhận xét, tuyên dương, sửa sai ( nếu có ) - Giáo viên cho học sinh hát theo nhạc đệm. Khuyến khích các em vận động lắc đầu sang trái phải theo nhịp điệu bài hát. - Gọi từng tổ hát - Giáo viên nhận xét từng tổ ( tuyên dương, sửa sai “ nếu có”) - Gọi 5 bạn lên hát - Gọi 1 em nhận xét bạn - Gọi 1 em hát - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách. Vỗ vào những từ cô đã gạch chân đánh dấu. - Giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ phách 1 đến 2 lần. - Gọi tổ 2 hát kết hợp gõ phách. - Mời 1 bạn nhận xét tổ 2 - Mời: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2 gõ đệm theo phách rồi đổi bên. - Giáo viên nhận xét - Mời 5 bạn lên hát, 5 bạn gõ đệm và ngược lại. - Mời 1 em nhận xét - Gọi 1 em hát kết hợp gõ phách - Nhận xét và động viên - Hỏi? Nêu cảm nhận của em khi học xong bài hát Bắc kim thang? - Giáo viên chốt: Qua bài hát Giúp các em thêm yêu làn điệu dân ca hơn ! Trò chơi: Bắc Kim thang Giáo viên phổ biến cách chơi: Một tay các em bịt mắt lại, 1 tay các em gõ 3 từ cuối vào trống nhỏ, đồng thời miệng hát và xoạy người tại chỗ 1 vòng. Ai k gõ đc vào trống đúng là thua cuộc. 3: Hoạt động ứng dụng: ( khoảng 2 phút ) Hỏi? Bài học hôm nay cô dạy các em có tên là gì? Cho cả lớp hát lại bài hát và kết hợp gõ phách. Khen ngợi các em có ý thức học tập tốt, động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn. Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau. Chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây. Nhận xét bạn Lắng nghe Quan sát tranh Trả lời Quan sát Lắng nghe Nghe bài hát kết hợp biểu lộ cảm xúc. - Trả lời - Nghe cô hát mẫu - Đọc lời ca từng câu - Đọc lời ca và gõ theo TT - HS khởi động giọng. Hát câu 1 Hát câu 2 Hát nối câu 1 + 2 Hát câu 5 Hát ghép cả bài Lắng nghe Hát theo nhạc đệm - Từng tổ hát - Lắng nghe - 5 em hát 1 em nhận xét Hát kết hợp gõ phách Thực hiện Lắng nghe Thực hiện 1 em nhận xét 1 em hát kết hợp gõ phách Lắng nghe Trả lời Lắng nghe Chơi trò chơi Trả lời Hát lại bài Lắng nghe Ghi nhớ Điều chỉnh: DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_am_nhac_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2022_2023_hoang_an.docx