Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Hái hoa bên rừng
- Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng sáng tạo.
- HS tham gia bài học với tinh thần vui vẻ, hồn nhiên và tự tin trước tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- SGK, nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 29 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Thứ tư ngày 05 tháng 4 năm 2023 ÂM NHẠC: TIẾT 28 NGHE NHẠC: HÁI HOA BÊN RỪNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO:VỖ TAY VỚI NHỊP ĐỘ KHÁC NHAU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Hái hoa bên rừng - Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng sáng tạo. - HS tham gia bài học với tinh thần vui vẻ, hồn nhiên và tự tin trước tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên : - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : - SGK, nhạc cụ gõ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. HĐ Khởi động ( 3’) - Cho HS hát vận động theo nhạc bài Tình bạn. 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) a. Nội dung 1: Nghe nhạc: Hái hoa bên rừng ( 15’) - Giáo viên giới thiệu: Bài hát Hái hoa bên rừng. Dân ca Gia rai ( Tây Nguyên) Lời mới Hoàng Anh - Gv: Cho hs nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát. - Hỏi? Bài hát vui tươi hay tha thiết? - Hỏi? Tốc độ bài hát nhanh hay chậm? - Hỏi? Người hát là trẻ em hay người lớn? - Hỏi? Giọng hát là nam hay nữ? - Hỏi? Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca? - Gv: Cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ, vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Gv: Đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó. - Gv: Gọi HS hát lại câu hát mà cô vừa đàn - Gv: Có thể thực hiện câu hát khác. *Vận dụng – sáng tạo: Vỗ tay với nhịp độ khác nhau ( 15’) - GV làm mẫu cho HS quan sát: Cách vỗ tay với âm thanh to nhỏ khác nhau - GV hướng dẫn luyện tập: + Tổ 1: Vỗ tay với nhịp độ nhanh(2 bàn tay để rất gần nhau) + Tổ 2: Vỗ tay với nhịp độ nhanh vừa(2 bàn tay để gần nhau) + Tổ 3: Vỗ tay với nhịp độ chậm vừa( 2 bàn tay để hơi xa nhau) + Tổ 4: Vỗ tay với nhịp độ chậm ( 2 bàn tay để xa nhau) 3: Hoạt động luyện tập - Trò chơi “ Vỗ tay theo kí hiệu bàn tay” - Gv: Cho HS chơi trò chơi: Vỗ tay theo kí hiệu bàn tay, GV giơ một ngón tay thì nhóm 1 vỗ tay, GV giơ hai ngón tay nhóm 2 vỗ tay tương tự các nhóm còn lại. GV nắm tay lại thì tất cả im lặng. GV xòe bàn tay lên và vẫy thì cả 4 nhóm cùng vỗ tay. - Gv: Cho cả lớp cùng chơi trò chơi - Gv: Gọi HS xung phong lên điều khiển trò chơi - Gv: Có thể cho các nhóm chơi tại chỗ để xem thi đua các chơi nhiệt tình giữa các nhóm. - Gv: Nhận xét và tuyên dương 4. HĐ Ứng dụng ( 2’) - GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, chơi trò chơi tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS biết trân trọng tình bạn và yêu thương quý mến giúp đỡ bạn bè. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. - HS thực hiện - HS lắng nghe - HS trả lời - HS nghe kết hợp vỗ tay. - HS nghe và nhẩm theo - HS hát - HS nghe, quan sát - HS theo dõi GV làm mẫu, thực hiện theo HD - HS chơi trò chơi - Cả lớp chơi trò chơi - Các nhóm lên bảng tham gia trò chơi. - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhớ Điều chỉnh: DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_am_nhac_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2022_2023_hoang_an.docx