Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 13 đến Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 13 đến Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cách thực hiện đặt tính rồi tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Xếp được các thẻ số để tạo được các phép tính đúng.

- Cộng, trừ được các phép tính có 2 dấu tính.

- Chọn được kết quả đúng ứng với mỗi phép tính.

- Làm BT1, 2, 3 (T 74)

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Các thẻ số và phép tính trong bài tập 3.

2. HS: SGK, bảng con, vở.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 45 trang Huy Toàn 23/06/2023 3542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 13 đến Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiết 1: TOÁN (61)
LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cách thực hiện đặt tính rồi tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Xếp được các thẻ số để tạo được các phép tính đúng.
- Cộng, trừ được các phép tính có 2 dấu tính. 
- Chọn được kết quả đúng ứng với mỗi phép tính.
- Làm BT1, 2, 3 (T 74)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Các thẻ số và phép tính trong bài tập 3.
2. HS: SGK, bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
trò chơi “Ðố bạn”: Ý nào đúng, ý nào sai? Vì sao ?
-
100
 7 
30
-
100
5
95
- Cho HS lên bảng làm bài - giải thích 
- Nhận xét - tuyên dương
- Giới thiệu bài.
- Chơi
- 2 HS lên bảng
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Nêu yêu cầu
- Bài 1 yêu cầu em làm gì
- Khi đặt tính em cần chú ý gì ?
- Em tính từ đâu
- HS làm bảng con, bảng lớp 
- Nhận xét, đánh giá.
- Bài 1 củng cố kiến thức gì
- Khi trình bày em cần lýu ý gì
- 2HS nêu
- Các hàng phải thẳng cột với nhau
- Tính từ phải sang trái
- Làm bài
-
58
17 
75
-
85
68
17
+
49
9
58
+
31
69 
100
-
100
24
76
-
72
6
66
- Trả lời
Bài 2: Xếp các thẻ số vào ô thích hợp để tạo thành các phép tính đúng.
- Đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ai nhanh hơn.
- Nhận xét - tuyên dương nhóm nhanh, đúng
Ðại diện nhóm chơi trò chơi: "Ai nhanh hơn"
- 2 tổ mỗi tổ 2 HS lên chơi trò chơi
- Ðọc lại kết quả đúng đã ghép
Bài 3a: Tính
- Bài 3 yêu cầu em làm gì ?
- Em có nhận xét gì về mỗi dãy tính của bài
- Em cần thực hiện như thế nào
- Nhận xét chữa bài, kết luận.
- Đọc yêu cầu BT
- Nêu
- Nhận xét.
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
- Làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài
100 – 30 – 40 = 30
44 + 6 + 50 = 100 
73 – 14 + 20 = 79
3. Vận dụng:
Bài 3b: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc 
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- Nêu Bài toán có phép tính trừ có nhớ.
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Nêu yêu cầu.
- Trao đổi theo nhóm 4. 
- Chia làm 2 đội, mỗi đội 4 em lên tham gia thi.
- Nêu ý kiến.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
Chiều Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: TOÁN (62)
LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt.
- Củng cố phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về cộng, trờ đã học vào giải bài toán về nhiều hơn có 1 phép tính.
- Vận dụng trò chơi được để tìm phép cộng có kết quả bằng 100,
- Làm BT4, 5 (Tr 75)
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: Các thẻ số và phép tính trong bài tập 3.
2. HS: SGK, bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh chơi trò chơi Đoán số nhanh
- Dẫn dắt và giới thiệu bài.
- Chơi
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài 4.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán và hỏi gì? 
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.
- Đánh giá HS làm bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Bài toán cho biết Sơn có 26 quả bóng, Hương có nhiều hơn Sơn 14 quả. 
- Hỏi Hương có bao nhiêu quả bóng ?
- Suy nghĩ và thực hiện bài giải.
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét bài của bạn.
Bài giải:
Hương có số quả bóng là:
26 + 14 = 40 (quả)
 Đáp số: 40 quả bóng
- Kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
3. Vận dụng:
Bài 5: Trò chơi “Tìm phép cộng có kết quả bằng 100” (trang 75) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- Nêu bài toán có phép tính trừ có nhớ.
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 4.
- Chia làm 2 đội, mỗi đội 4 em lên tham gia thi.
- Nêu ý kiến.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
Sáng Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2022
Tiết 3: 
TOÁN (63)
KI - LÔ - GAM (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt.
- Có được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng. 
- Biết cái cân đĩa và một số loại cân khác là dụng cụ dùng để đo đại lượng khối lương. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.
- Đọc, viết tên và kí hiệu của Kg (ki-lô-gam). 
- Xác định được nặng hơn, nhẹ hơn giữa 2 vật thông thường.
- Thực hiện được phép tính cộng, trừ với đơn vị Kg 
- Làm BT1, 2 (Tr76, 77)
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: Cân đĩa (cân đồng hồ).
2. HS: SGK, bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cầm trên tay 1 quyển sách và 1 quyển vở và hỏi vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn
- Gọi 1 HS lên bảng, tay cầm quả cân 1kg để có cảm nhận trực quan về “cân nặng” 1kg.
- Giới thiệu bài.
- Trả lời
- Thực hiện
2. Hình thành kiến thức:
a) Giới thiệu ki-lô-gam
- Tay phải cầm 1quyển sách toán, tay trái cầm 1 quyển vở.
? Quyển nào nặng hơn quyển nào nhẹ hơn?
- Nhấc quả cân 1kg và 1 quyển vở
? Vật nào nặng hơn? vật nào nhẹ hơn?
- Tương tự Quan sát quả đu đủ và quả na đặt trên 1 cái cân
? Quả đu đủ nặng hơn hay quả na nặng hơn
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- KL: Trong thực tế có vật nặng hơn hoặc nhẹ hơn vật khác. Muốn biết vật nào nặng nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.- Giới thiệu quả cân 1kg
- Để biết được vật đó cân nặng bao nhiêu, người ta dùng đơn vị ki-lô-gam.
- Cho HS quan sát quả cân 1kg
- Ki-lô-gam viết là kg
- Viết bảng 1kg
- Lắng nghe
- Quan sát - nghe
- Quan sát 
- Đọc nối tiếp
- Viết bảng con - đọc
b) Giới thiệu cái cân 2 đĩa
- Quan sát Cân đường và 1 quả cân 1kg em thấy thế nào
- Quan sát hình SGK và đồ dùng
? Đĩa cân 1 cô có vật gì
? Đĩa cân 2 cô có vật gì
- Đây là cân 2 đĩa
- Em hãy quan sát kim của cân chỉ ở vạch nào
- Cân ở trạng thái nào
- Vậy ta nói cân nặng của gói đường bằng cân nặng của quả cân và bằng 1kg
- Có thể cho HS quan sát cân 1 vật khác để phân biệt vật nhẹ hơn, nặng hơn
- Hướng dẫn viết đầy đủ ki-lô-gam và viết tắt kg.
- Trả lời
- Quan sát - nhận xét
- Gói đường
- 1 quả cân 1kg
- Chỉ vạch giữa
- Trạng thái cân thăng bằng
- Nghe - quan sát
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Số ?
- Nêu yêu cầu bài 1
- Bài 1 yêu cầu gì
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK
? Con cá cân nặng bao nhiêu kg
? Vì sao em biết
- Nhận xét- đánh giá
- Đây là cân 2 đĩa 
- Quan sát hình 2
? quả dưa cân nặng bao nhiêu kg
? Vì sao em biết
- Nhận xét - đánh giá
? Em có nhận xét gì về 2 loại cân của bài 1
- Nhận xét - chốt
Bài 2: (Tr.77)
- Nêu yêu cầu bài
- Bài yêu cầu em làm gì
- HD mẫu: 36kg – 9kg = 27kg
- Mẫu làm như thế nào
- Nhận xét kết luận
- Bài 2 củng cố kiến thức gì
- 2 HS nêu
- 2 HS trả lời
- Quan sát
- 2kg
- Vì kim chỉ vào giữa, đĩa cân có 2 quả cân 1kg
- Lớp quan sát.
3kg
- Kim đồng hồ chỉ vào số 3
- Nêu nhận xét
- 2 HS nêu
- 2 HS 
- Quan sát - nhận xét mẫu
- Nêu cách làm: tính có kèm đơn vị
- Làm bảng con - bảng lớp
18 kg + 6 kg = 24 kg 10 kg + 3 kg – 5 kg = 8 kg
24 kg – 5 kg = 19 kg 58 kg – 9 kg – 20 kg = 29 kg
- Nhận xét, chữa bài.
4. Vận dụng:
- Cho học sinh thực hành cân.
- Bài học hôm nay, con đã học thêm được điều gì? 
- Nhận xét giờ học.
- Thực hành cân.
- Trả lời. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_________________________________________________
Sáng Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2022
Tiết 4: TOÁN (64) 
 KI-LÔ-GAM (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt.
- Củng cố về đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam.
- Thực hiện được giải toán với các số kèm theo đơn vị kg.
- Thực hành cân một số đồ vật trong thực tế.
- Kể được tên 1 số loại cân trong thực tế cuộc sống.
- Làm được BT 3, 4, 5 (Tr77)
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: Cân đĩa (cân đồng hồ)
2.HS: 1 số đô vật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Bật nhạc và cùng thống nhất động tác phụ họa trên nền nhạc bài Thật là hay.
- Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. Biết đọc, viết kg. Tiết học ngày hôm nay cô cùng cả lớp sẽ tiếp tục làm các bài tập liên quan đến ki-lô-gam, sau đó sẽ cùng tìm hiểu về một số loại cân thường dùng trong cuộc sống cũng như thực hành cân các đồ vật nhé. 
- Giới thiệu bài.
- Vừa hát vừa nhảy múa trên nền nhạc bài hát”Thật là hay”.
- Lắng nghe.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 3: (Tr.77)
- Gọi HS đọc bài toán. 
- YC HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung sau
• Bài toán cho biết gì? 
• Bài toán và hỏi gì? 
• Muốn biết bạn Huy cân nặng bao nhiêu kg, ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và hỏi thêm:
• Em hiểu nặng hơn có nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 4: (Tr.77) Thực hành cân đồ vật.
- Yêu cầu HS lấy các đồ vật đã chuẩn bị trước đặt lên bàn.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4: thực hành ước lượng rồi cân đồ vật với cân đồng hồ.
- Quan sát, HD các nhóm thực hành
- Gọi đại diện các nhóm lên thực hành ước lượng sau đó cân một số đồ vật mà GV đã chuẩn bị trước.
- Nhận xét, khen ngợi HS đã ước lượng khá chính xác và thực hành cân thành thạo, đọc đúng số cân của mỗi đồ vật.
3. Vận dụng:
Bài 5: Kể tên một số loại cân trong thực tế cuộc sống.
GV đưa ra câu hỏi:
• Trong cuộc sống, các em đã thấy những loại cân nào?
- Cho HS quan sát một số loại cân thường gặp trong cuộc sống (vật thật + tranh minh hoạ)
Giới thiệu:
 - Cân y tế: Dùng để đo cân nặng của con người.
- Cân đồng hồ: Dùng để đo khối lượng của vật.
- Cân đòn: Dùng để đo khối lượng của vật
- Cân điện tử: Dùng để đo khối lượng của vật.
- Ngày nay để thuận tiên cho việc cân hàng hóa hay các vật dụng phục vụ cho việc buôn bán hay sinh hoạt thì loại cân được sử dụng nhiều nhất là cân đồng hồ (hay còn gọi là cân bàn). Loại cân này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, loại nhỏ nhất cân những đồ vật từ 5kg trở xuống.
- YC HS về nhà hãy tìm hiểu thêm một số loại cân khác. Lưu ý với HS cách giữ gìn, bảo quản các loại cân đó như thế nào.
- Qua bài học hôm nay em biết thêm về điều gì ?
- Dặn HS về nhà tiếp tục thực hành cân một số đồ vật nhỏ trong gia đình mình.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm đôi.
- Bài toán cho biết Thảo cân nặng 29kg, Huy nặng hơn Thảo 3kg.
- Hỏi Huy cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến
• Nghĩa là nhiều hơn.
- Làm bài
Bài giải
Huy cân nặng số ki- lô- gam là:
 29 + 3 = 32 ( kg)
 Đáp số: 32 kg.
- Thực hiện, đồ vật có thể là: đường, sữa, bánh, kẹo, cặp, hộp bút, sách .
- Trong nhóm luân phiên nhau thực hành cân, nói lên dự đoán của mình về khối lượng của vật cần cân, sau đó thực hiện việc cân đồ vật của mình.
- Nhiều HS lên thực hành. Cả lớp qs.
- Hoạt động theo nhóm 4: thực hành ước lượng rồi cân đồ vật với cân đồng hồ.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến: cân đồng hồ, cân đĩa, cân điện tử .
- Quan sát.
- Lắng nghe
- Về nhà hãy tìm hiểu thêm một số loại cân khác. Lưu ý với HS cách giữ gìn, bảo quản các loại cân đó.
• Biết được kg là đơn vị đo khối lượng
• Biết ước lượng một số đồ vật.
• Biết cân một số đồ vật và đọc được số cân của mỗi đồ vật đó.
- Nhận xét giờ học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________________
Sáng Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: 
TOÁN (65)
LÍT (2tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết lít là đơn vị đo dung tích; đọc, viết tên và kí hiệu của nó (l).
- Biết sử dụng được ca để đong, đo nước.
- Thực hiện được tính cộng, trừ các số theo đơn vị l (lít)
- Làm BT1, 2 (Tr78, 79)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước, .
 2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- TC trò chơi
- Trò chơi Con số may mắn
1
3
5
2
4
6
- Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Các đội bốc thăm giành quyền chọn số trước. Mỗi lần các đội chọn 1 số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với con số đã chọn ấy. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội kia, đội trả lời sau trả lời đúng cũng được 10 điểm. Nội dung 6 câu hỏi ứng với 6 con số:
1. Nêu cách đặt tính 68 + 32?
2. 26 + 74 bằng bao nhiêu?
3. Số liền trước của kết quả phép tính 63 + 37 là bao nhiêu?
4. Có 58 lá cờ, thêm 42 lá cờ nữa là bao nhiêu lá cờ?
5. Nêu cách tính 45 + 55?
6. Bạn Hưng nói 76 + 24 lớn hơn 69 + 31, đúng hay sai?
- Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Lít
- Chủ động tham gia chơi
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
2. Khám phá
a) Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- Cho HS quan sát các vật dụng đựng nước.
- Rót đầy nước vào 2 cái cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau.
 - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?
- Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
b) Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.
- Giới thiệu: Ca 1 lít. Nếu rót nước vào đầy ca, ta được 1 lít nước.
- Để đo sức chứa của 1 cái ca,1 cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là: l.
- Gọi học sinh đọc: 1 lít, 5 lít, 4 lít, 
- Yêu cầu học sinh viết: 2 lít, 3 lít, 7 lít, 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát.
- Trải nghiệm trên thí nghiệm, học sinh quan sát.
- Cốc to.
- Cốc bé.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Vài học sinh đọc.
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
3. Luyện tập,thực hành:
Bài 1
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
a. HS quan sát kĩ hình ảnh các ca đựng nước, GV lưu ý cho HS nhận thấy các vạch số chỉ lít nước trên mỗi ca. 
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
b. Cho HS đọc kĩ đề bài tập, kết hợp quan sát hình minh hoạ (có thể tạo điều kiện cho HS quan sát được tình huống rót nước từ bình vào đầy 3 cái ca). 
- Cho học sinh nhận xét.
- Nhận xét, sửa bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Nhận ra lượng nước trong mỗi ca ứng với vạch chỉ mấy lít, đọc được số đo lượng nước có trong mỗi ca.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc kĩ đề bài tập , quan sát nhận biết được số lít nước rót đầy được 3 ca, mỗi ca 1 lít. 
- Xác định được số lít nước lúc đầu trong bình là 3 lít.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Vận dụng
Bài 2 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Mẫu: 9l + 8l = 17l
- Tương tự gọi học sinh lên bảng làm, lớp bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu yêu cầu: Tính (theo mẫu)
- Chú ý, theo dõi.
- 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con-> chia sẻ
 15 l+5 l = 20l 
 7l + 3l+8 l = 18 l
 22l - 20l = 2l 
 37l-2l-2l = 33l
- Lắng nghe.
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Nêu ý kiến 
- Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
___________________________________________________________
TUẦN 14
Sáng Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2022
Tiết 4: 
TOÁN (66)
 LÍT (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố đơn vị đo dung tích lít (l)
- Thực hiện được giải bài toán với các số kèm theo đơn vị lít.
- Chọn được thẻ ghi số lít ứng với mỗi đồ vật.
- Vận dụng thực hành vào tình huống thực tế.
- Làm BT3, 4, 5 (Tr79)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Một số ca 1 lít, một vài cốc nhỏ hơn 1 lít, ca lớn hơn 1 lít.
2. HS: SGK, vở ô li, nháp, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Nêu luật chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Giáo viên phát cho mỗi đội 6 tấm thẻ. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải tính nhanh kết quả ở mỗi ô trong bảng phụ và tìm tấm thẻ có ghi kết quả đúng đính vào ô đó. Mỗi lần làm đúng được 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc:
Câu hỏi, phép tính:
1) 15l + 6l = ?
2) 19l đọc là?
3) 16l + 8l = ?
4) 39l - 5l - 3l = ?
5) 12 lít viết là?
6) 8l + 3l + 5l = ?
Đáp án
1) 21l
2) 19lít
3) 24 l
4) 31l
5) 12l
6) 16l
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- Nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Lít
- Chủ động tham gia
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Luyện tập,thực hành
Bài 3 (T79)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?
- Muốn biết bình xăng của xe ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng các con làm thế nào? => Cả lớp làm bài vào vở.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học? 
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
- Chốt cách giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 4:
- Đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá.
- Chấm nhanh bài làm của một số học.
- Nhận xét chung.
- Đọc
- Trả lời
- Làm bài giải vào vở.
- Lên trình bày bài làm.
Dự kiến chia sẻ:
Bài giải
Số lít xăng còn lại của bình xăng xe ô tô là:
 52 + 30 = 12( lít)
 Đáp số: 12 lít 
- Đọc yêu cầu.
- Quan sát các vật dụng và các số đo theo đơn vị lít.
- Thảo luận: Kể tên một số đồ vật trong thực tế có thể chứa được 1 l, 23 l,10l, 50l.
- Lớp lắng nghe, nhận xét
3. Vận dụng.
- Cho học sinh thực hành đổ nước từ bình chứa 1 lít nước, sang các cốc nhỏ hơn.
- Lưu ý HS đổ đều vào các cốc và cẩn thận không làm đổ nước ra ngoài.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
- Chốt nhận xét, đánh giá.
- Thực hành.
- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét sức chứa của mỗi cốc so với bình đựng một lít.
- Lắng nghe
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Chiều Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: 
TOÁN (67)
LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, đơn vị đo dung tích lít.
- Điền được số thích hợp và Vận dụng làm được các bài toán liên quan đến đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, đơn vị đo dung tích lít.
- Làm BT1, 2 (Tr80)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Cận điện tử.
2. HS: SGK, vở ô li, nháp,
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS hát tập thể bài Vui đến trường.
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo đã biết.
- Hát và vận động theo bài hát Vui đến trường
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1 (T80)
a) Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- Cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
- Chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a 
- Nhận xét đánh giá và kết luận: Túi gạo cân nặng 5kg, bạn Lan cân nặng 25kg.
b) Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- HD HS tìm ra kết quả 
- Chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần b
- Nhận xét đánh giá và kết luận: Có tất cả 22l.
- Đọc 
- Nêu (điền số)
- Cá nhân HS quan sát nói cho bạn nghe cân nặng và sức chứa của người, vật có trong bài tập.
- Chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân. 
- Đối chiếu, nhận xét.
- Nêu (điền số)
- Cá nhân HS quan sát và tìm ra sức chứa của vật có trong bài tập.
- Chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân. 
- Đối chiếu, nhận xét
Bài 2 (T80)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?
- Muốn biết quả sầu riêng nặng bao nhiêu ki-lô-gam ở phần a và phải đổ thêm bao nhiêu lít nước vào can ở phần b con phải làm thế nào?
-> Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả.
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng. 
3. Vận dụng.
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Đọc
- Trả lời
- Thảo luận nhóm đôi.
- Lên trình bày bài làm.
Trả lời: a/ Quả sầu riêng cân nặng 3kg.
b/ Phải đổ thêm 5 lít nước nữa thì đầy can.
- Nêu ý kiến
- Lắng nghe 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Sáng Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2022
Tiết 3: 
TOÁN (68)
LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, đơn vị đo dung tích lít.
- Thực hiện giải được bài toán về ít hơn và nhiều hơn liên quan đến đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, đơn vị đo dung tích lít.
- Vận dụng vào thực tế kể tên được 1 số đồ vật chứa dung tích.
- Làm BT3, 4, 5 (Tr81)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Hình ảnh một số vật dụng chứa trong bài 5
2. HS: SGK, vở ô li, nháp,
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS hát tập thể bài Cả nhà thương nhau.
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo đã biết.
- Hát và vận động theo bài hát 
2. Luyện tập, thực hành
Bài 3 (81).
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài 3 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh
- Cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
- Mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả.
- Chốt bài làm đúng.
Bài 4 (81).
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?
- Muốn biết buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít sữa con làm thế nào? 
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
3. Vận dụng
Bài 5: Kể tên một số đồ vật trong thực tế có thể chứa đầy được 1l, 2l, 3l, 10l, 20l
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Cho HS quan sát một số hình ảnh vật dụng chứa chất lỏng bằng nhiều vật liệu và sức chứa khác nhau.
- Nhận xét, đánh giá
- Nhắc hỏi lại nội dung bài.
- Qua bài học hôm nay, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
? Hãy liên hệ thức tế tìm được một số vật dụng chứa nước với nhiều dung tích khác nhau.
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học.
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Đọc 
- Quan sát tranh nhận ra được chiếc bàn đang cân người mẹ và em bé. HS đọc được số cân nặng của mẹ và em bé.
- Thảo luận nhóm
- Chữa bài
- Đối chiếu, nhận xét
- Đọc
- Trả lời
- Làm bài giải vào vở.
- Lên trình bày bài làm.
Bài giải
 Buổi chiều cửa hàng bán được số sữa là:
 35 + 15 = 50 ( lít)
 Đáp số: 50 lít 
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận: 
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
Chai nước mắm có thể chứa được 1 l, 
Phích nước có thể chứa được 2 l,
Ấm siêu tốc có thể chứa được 3l, 
Bình ngâm có thể chứa được 10l, 
Bình đựng nước có thể chứa được 20l.
- Lớp lắng nghe, nhận xét 
- Trả lời:
- Vận dụng vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép trừ.
- Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng.
- Kể tên hoặc nêu các bài toán có lời văn liên quan đến vật dụng chứa nước với nhiều dung tích khác nhau trong nhà các em
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________________
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2022
Tiết 4: 
TOÁN (69)
HÌNH TỨ GIÁC 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Có biểu tượng về hình tứ giác. Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác.
- Vận dụng vào thực tế để tìm được các hình tứ giác.
- Làm BT1, 2, 3, 4, 5 (Tr82, 83)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh TH, một số tấm bìa có dạng hình tứ giác. Các mảnh bìa trong bài tập 3
2. HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS quan sát các mảnh bìa hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác màu sắc khác nhau để tùy ý không theo trật tự.
- Giới thiệu bài.
- Thực hành phân loại các mảnh bìa đó theo từng nhóm có cùng hình dạng: hình tròn, hình tam giác.
- Ghi vở
2. Khám phá:
- Giới thiệu nhóm các tấm bìa còn lại là hình tứ giác
- Yêu cầu HS nhận dạng đặc điểm của hình tứ giác
- Hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.
- Quan sát các tấm bìa và nhắc lại hình tứ giác.
- Giơ cao tấm bìa có dạng hình tứ giác 
- Nêu được đặc điểm hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: (82) Trong các hình sau, hình nào là hình tứ giác?
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS chỉ ra được hình tứ giác.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét
- Chốt bài làm đúng: Hình màu vàng là hình tứ giác.
- Đọc
- Trả lời
- Làm bài cá nhân
- Lên trình bày bài làm, giải thích lí do.
- Nhận xét.
Bài 2: (82) Chỉ ra những hình tứ giác mà em nhìn thấy trong mỗi hình sau:
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
 - Chốt bài làm đúng: 
- Đọc yêu cầu.
- Quan sát mỗi bức tranh, nhận dạng được các hình tứ giác có trong mỗi tranh đó trong nhóm đôi.
- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét
- Lớp chia sẻ:
Hình 1: Chiếc thuyền, lá cờ, cánh buồm đỏ.
Hình 2: Chậu hoa, lá cây.
Hình 3: Cánh máy bay.
Bài 3: (83)Hình vuông sau được ghép từ các mảnh bìa nào?
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HD: Muốn tìm được mảnh ghép phù hợp con phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả.
- Cho 2 nhóm chơi trò chơi để chữa bài
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
- Chốt bài đúng: Cần chọn mảnh ghép 1, 3, 5, 6. 
Bài 4: (83)
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu làm bài tập
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, chốt bài đúng.
Chốt: Cần tô màu 7 hình tứ giác.
4. Vận dụng:
Bài 5: (83)
- Chiếu bài lên bảng
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
- Cho HS nêu một số đồ vật có hình dạng tứ giác trong thực tiễn cuộc sống.
- Đọc
- Quan sát nhận ra được hình vuông được chia thành các mảnh hình tam giác và thấy các mảnh bìa rời dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, đối chiếu các mảnh bìa với miếng ghép trong hình vuông để tìm mảnh ghép phù hợp. 
- 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS chơi trò chơi.
- Thực hiện
- Quan sát hình, nhận ra được các mảnh ghép hình tứ giác và tô màu xanh vào các hình tứ giác đó.
- Chữa bài, nhận xét.
- QS và đọc yêu cầu.
- Thảo luận
- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.
- Tự liên hệ và nêu: Máng đèn, mặt bàn, ô cửa 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
___________________________________________________________
Sáng Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: 
TOÁN (70)
ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.
- Đếm được số đoạn thẳng và vẽ được đoạn thẳng.
- Biết vẽ và ghi tên đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li.
- Sử dụng các đoạn thẳng để tạo hình.
- Làm BT1, 2, 3, 4 (Tr84, 85)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Thước thẳng.
2. HS: Thước 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS hát tập thể bài Đường và chân là đôi bạn thân.
- Giới thiệu bài.
- Hát và vận động theo bài hát Đường và chân là đôi bạn thân.
- Nhắc lại tên bài
2. Khám phá.
a. Giới thiệu điểm
- Chấm một chấm lên bảng, giới thiệu với HS đây là một điểm, đặt điểm là A và giới thiệu với HS đây là điểm A. 
- Tiếp tục tương tự như vậy với điểm B. Lưu ý với HS, để đặt tên cho một điểm, người ta thường dùng chữ cái in hoa.
 - Nhắc lại. 
- Thực hành vẽ điểm C vào bảng con.
b. Giới thiệu đoạn thẳng 
- Chấm hai điểm A, B lên bảng, cho HS gọi tên hai điểm đó. 
- Dùng thước thẳng nối hai điểm A, B rồi giới thiệu với HS đây là đoạn thẳng AB, 
- Cho HS rút ra nhận xét đoạn thẳng AB đi qua hai điểm A và B.
- Gọi tên hai điểm A,B
- Nhắc lại tên gọi đoạn thẳng AB.
- Rút ra nhận xét đoạn thẳng AB đi qua hai điểm A và B.
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: (84) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng có trong hình sau:
- YC nêu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài
- Gọi HS chữa miệng
- Chốt lại cách gọi tên các điểm và đoạn thẳng.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Hoạt động cá nhân nhận ra và gọi được tên các điểm và đoạn thẳng có trong hình đã cho. 
- Nêu kết quả
- Nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ
Bài 2: (84) Đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình sau ( theo mẫu)
- Nêu BT2.
- Hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa miệng
- Chốt lại cách đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Quan sát và lắng nghe
- Quan sát mỗi hình, nhận ra và đếm được số đoạn thẳng có trong mỗi hình. 
- Nêu kết quả
H1: 3 đoạn thẳng
H2: 4 đoạn thẳng
H3: 6 đoạn thẳng
H4: 5 đoạn thẳng
- Nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li (theo mẫu).
a) HD vẽ đoạn thẳng MN.
b) HD vẽ đoạn thẳng PQ.
c) HD vẽ hình vào vở ô li theo mẫu.
- Quan sát nhận xét
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Quan sát và lắng nghe
- Làm bài vào vở
- Nhận xét bài của bạn
- Nêu cách vẽ
- Đổi chéo vở chữa bài 
4. Vận dụng.
Bài 4: Bạn Voi thích dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số. Em hãy dùng các đoạn thẳng để tạo thành tên của mình.
- Tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”
- Khen đội thắng cuộc.
- Hỏi: Qua các học hôm nay, chúng ta được biết thêm được điều gì?
- Dặn HS về nhà cùng gia đình dùng các đoạn thẳng để tạo thành tên của các thành viên trong nhà.
- Phân tích để tạo ra được những chữ cái, chữ số cần mấy đoạn thẳng
 - Chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng.
 - Nêu ý kiến 
- Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_____________________________________________
TUẦN 15
Sáng Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
 Tiết 4: TOÁN (71)
ĐƯỜNG THẲNG – ĐƯỜNG CONG – ĐƯỜNG GẤP KHÚC (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.
- Chỉ ra được các đường thẳng, đường cong.
- Làm BT1. (Tr86)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh minh họa phần khởi động
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu lên cảm nhận con đường thẳng tắp, con đường uốn cong
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
- Quan sát tranh và nêu lên cảm nhận con đường thẳng tắp, con đường uốn cong.
- Nhắc lại tên bài
a. Giới thiệu đường thẳng
- Gắn hình ảnh đường thẳng lên bảng và giới thiệu với HS: đây là đường thẳng. 
b. Giới thiệu ba điểm thẳng hàng 
- Cho HS quan sát và nhận ra đường thẳng.
- Chấm ba điểm A, B, C lên đường thẳng và cho
- Nhắc lại. 
- Quan sát và lắng nghe
- Cho HS nhận biệt được ba cùng nằm trên một đường thẳng. GV giới thiệu ba điểm A, B, C thẳng hàng
c. Giới thiệu đường cong
- Cho HS quan sát hình ảnh đường con

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_2_tuan_13_den_tuan_16_nam_hoc_2022_2023.docx