Giáo án Toán Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Em làm được những gì? (Tiết 3)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức, kĩ năng:
* Luyện tập:
- Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10).
- Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự.
- Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân.
- Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.
- Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn).
- Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian.
- Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể.
2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán hộc, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội.
Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
II/ Thiết bị dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS : SGK, vở, bảng con, bút, thước.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN Tuần 33: BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (SGK trang 146-147) TIẾT 3 I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức, kĩ năng: * Luyện tập: - Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10). - Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. - Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. - Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. - Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn). - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. - Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. 2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán hộc, giao tiếp toán học. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội. Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). II/ Thiết bị dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - HS : SGK, vở, bảng con, bút, thước. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể. - Hát. 2. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 5: *Mục tiêu: - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. - Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc tên bài. - GV dẫn dắt câu chuyện: Chủ nhật tuần trước, bố mẹ đưa em về quê chơi. Để biết được chuyến đi này thú vị như thế nào chúng ta sẽ cũng tìm hiểu ở bài tập này nhé. a. – Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và trả lời câu hỏi: - Em đi từ nhà lúc mấy giờ? - Em về tới quê lúc mấy giờ? - GV nhận xét, tuyên dương. b. - Về tới quê! Em thấy ở quê có những gì? - Yêu cầu HS quan sát đàn chó ở trang 146 và hỏi: + Có mấy con chó đang chơi? + Thêm mấy con chó chạy tới? + Có tất cả bao nhiêu con chó? - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập b. c. - Yêu HS quan sát đàn chó trang 146 và trang 147, hỏi: + Lúc đầu (trang 146) có mấy con chó? + Sau đó ( trang 147) có mấy con chạy đi? + Vậy còn lại mấy con chó? - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập c. d. - Mời 1 HS đọc bài toán. - Mời một số HS nêu cách xác định số đo của quả mướp bằng xăng-ti-mét. - Mời 3 HS nêu kết quả và cách thực hiện. - GV nhận xét, tuyên dương. * Mở rộng: - Quê em ở đâu? - Em có cảm xúc gì khi về quê? - Dặn dò HS: Khi về quê, chúng ta nên tìm hiểu về cây cối, con vật, mọi thứ xung quanh để biết kích cỡ, màu sắc, hình dạng, số lượng, của chúng. - HS đọc: Quê em - Lắng nghe. - Thực hiện - Em đi từ nhà lúc 6 giờ. - Em về tới quê lúc 10 giờ. - Có cây dừa, đàn chó,cây xoài, dàn mướp, hoa, + Có 4 con chó đang chơi. + Thêm 2 con chó chạy tới. + Có tất cả 6 con chó. - Thực hiện + Lúc đầu có 6 con chó. + Sau đó có 3 con chạy đi. + Vậy còn lại 3 con chó. - Thực hiện - HS đọc. + Đánh dấu ở mép bàn rồi đo 3 gang tay liên tiếp rồi lại đánh dấu vào. Dùng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét đo theo mép bàn đã làm dấu. + Đo gang tay của em dài bao nhiêu xăng-ti-mét, rồi cộng số đo đó 3 lần - HS nêu. - 3 HS trả lời - Em thấy về quê rất vui; Em rất yêu quê hương; Em được đi thăm ông bà - Lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp. GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà đo một số đồ vật bằng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. Hs lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM: ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_em_lam_duoc.doc