Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022

Bài 73: Các số trong phạm vi 1000 (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000

- Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: các bảng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bó que tính và que tính rời, ) để đếm; các thẻ số từ 100, 200, ., 900, 1000 và các thẻ chữ: một trăm, hai trăm, . chín trăm, một nghìn.

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,

 

docx 18 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 8170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 26
Ngày tháng năm 2021
CHỦ ĐỀ 4:	 CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000.
 PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000.
Bài 73: Các số trong phạm vi 1000 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng:
Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000
Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: các bảng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bó que tính và que tính rời, ) để đếm; các thẻ số từ 100, 200, ., 900, 1000 và các thẻ chữ: một trăm, hai trăm, . chín trăm, một nghìn.
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1: Đếm theo trăm
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3ph
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Đố bạn:
+ Nội dung chơi: TBHT viết lên bảng các số tròn trăm để học sinh đọc số.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng. 
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
15ph
2. Hình thành kiến thức:
*Giới thiệu số tròn trăm
Mục tiêu: Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc các số tròn trăm
- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
- Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.
- Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400,...
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
- Những số này được gọi là những số tròn trăm.
- Có 1 trăm.
- 1, 2 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh viết vào bảng con: 200.
- Đọc và viết các số từ 300 đến 900.
- Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng.
- Học sinh nghe.
*Giới thiệu 1000
Mục tiêu: biết đơn vị nghìn
- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?
- Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
- Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.
- Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.
- Học sinh đọc và viết số 1000.
- 1 trăm bằng mấy chục?
- 1 nghìn bằng mấy trăm?
- Học sinh trả lời
- Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.
-1 trăm bằng 10 chục.
-1 nghìn bằng 10 trăm.
14ph
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: Viết các số
Mục tiêu: viết các số tròn trăm 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu
?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét chung
- HS đọc yêu cầu
?. viết các số tròn trăm
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con
- HS chia sẻ
Bốn trăm: 400; Năm trăm: 500; Sáu trăm: 600; Bảy trăm: 700; Tám trăm: 800; Chín trăm: 900; Một nghìn: 1000
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 2: Số?
Mục tiêu: biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số
- Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi
- Chia sẻ kết quả
Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết số thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
- Điền số còn thiếu vào ô
- HS làm theo cặp đôi
- HS chia sẻ kết quả:
300, 400, 600, 700, 900
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Học sinh lắng nghe.
Bài 3: Chị Mai muốn mua 800 ống hút làm bằng tre. Chị Mai cần mấy hộp ống hút?
Mục tiêu: Thực hành vận dụng cách sử dụng số tròn trăm trong giải quyết tình huống
- Gọi HS đọc đề toán
- Cho HS xem tranh (như sách giáo khoa)
- Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp: cách làm và câu trả lời
- GV đánh giá phần chia sẻ của HS
- HS đọc đề suy nghĩ bài làm
- Thảo luận cặp đôi theo dự kiến nội dung câu hỏi
?. Bài toán cho biết gì?
?. Bài toán hỏi gì?
?. Vậy muốn biết chị Mai cần lấy bao nhiêu hộp bút, ta làm thế nào?
- Trao đổi, đưa câu trả lời: Chị Mai cần lấy 8 hộp ống hút.
- Báo cáo kết quả trước lớp
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
2ph
4. Vận dụng
Bài tập
Mục tiêu: Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
Bài toán: Chị Mai muốn mua 500 ống hút thì chị Mai cần lấy mấy hộp?
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS báo cáo kết quả
- HS lắng nghe
1ph
5. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
?. Khi phải đếm số theo trăm, em nhắc bạn chú ý điều gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 26
Ngày tháng năm 2021
CHỦ ĐỀ 4:	 CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000.
 PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000.
Bài 73: Các số trong phạm vi 1000 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng:
Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000
Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: các bảng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bó que tính và que tính rời, ) để đếm; các thẻ số từ 100, 200, ., 900, 1000 và các thẻ chữ: một trăm, hai trăm, . chín trăm, một nghìn.
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 2: Đếm theo chục
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3ph
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới
- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức cho học sinh thi đua viết số tròn chục mà mình biết lên bảng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng
- Học sinh chủ động tham gia.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
15ph
2. Hình thành kiến thức
Mục tiêu: nhận biết và biết cách đếm theo chục
?. Hãy nêu các số tròn chục?
- Gắn lên bảng 1 tấm 1 trăm khối lập phương và hỏi: Có mấy trăm?
- Lấy thêm một thanh 1 chục khối lập phương và yêu cầu HS đếm thêm, suy nghĩ cách viết.
- Đây là một số tròn chục
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: tìm ra cách đọc và viết của các số: 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200
- 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
 - Quan sát và trả lời: 1 trăm
- HS quan sát và đếm thêm: 
Đọc: một trăm mười
Viết: 110
- HS thao tác lần lượt lấy các khối lập phương, đếm, đọc, viết các số
- HS lên bảng: 1 bạn đọc số, 1 bạn viết số. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc
14ph
3. Thực hành, luyện tập
Bài 4: Chọn số tương ứng với cách đọc
Mục tiêu: nhận biết và đọc các số tròn chục từ 110 - 200
?. Bài tập yêu cầu gì?
- Đưa ra hình biểu diễn để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
- Yêu cầu chia sẻ kết quả
- Yêu cầu HS nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
?. Chọn số tương ứng với cách đọc.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi
- HS chia sẻ kết quả: đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 5: Số?
Mục tiêu: biết điền các số tròn chục vào các vạch trên tia số
- Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi
- Chia sẻ kết quả
Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết số thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
- Điền số còn thiếu vào ô
- HS làm theo cặp đôi
- HS chia sẻ kết quả:
130, 150, 160, 180, 190
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Học sinh lắng nghe.
Bài 6: Chọn chữ trước đáp án đúng
Mục tiêu: Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
- Gọi HS đọc đề toán
- Cho HS xem tranh (như sách giáo khoa)
- Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp: cách làm và câu trả lời
- GV đánh giá phần chia sẻ của HS
- HS đọc đề suy nghĩ bài làm
- Thảo luận cặp đôi theo dự kiến nội dung câu hỏi
?. Bài toán cho biết gì?
?. Bài toán hỏi gì?
?. Vậy muốn biết có bao nhiêu cúc áo ta làm thế nào?
- Trao đổi, đưa câu trả lời: 170 cúc áo
- Báo cáo kết quả trước lớp
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
2ph
4. Vận dụng: câu hỏi
Mục tiêu: ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
?. Số tròn chục là những số như thế nào?
?. Là những số có hàng đơn vị bằng 0
1ph
5. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
?. Khi phải đếm số theo chục, em nhắc bạn chú ý điều gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 26
Ngày tháng năm 2021
CHỦ ĐỀ 4:	 CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000.
 PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000.
Bài 73: Các số trong phạm vi 1000 (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng:
Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000
Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: các bảng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bó que tính và que tính rời, ) để đếm; các thẻ số từ 100, 200, ., 900, 1000 và các thẻ chữ: một trăm, hai trăm, . chín trăm, một nghìn.
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 3: Đếm theo đơn vị
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3ph
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Đố bạn:
+ Nội dung chơi: TBHT viết lên bảng các số tròn chục từ 110 đến 200
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng. 
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
15ph
2. Hình thành kiến thức
Mục tiêu: đếm số lượng theo đơn vị; cách đọc “linh”
- Gắn lên bảng 1 tấm 1 trăm khối lập phương và hỏi: Có mấy trăm?
- Lấy thêm một 1 khối lập phương và giới thiệu: Trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: tìm ra cách đọc và viết của các số: 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc các số từ 101 đến 110
- Quan sát và trả lời: 1 trăm
- HS quan sát và lắng nghe
- HS viết và đọc số 101
- HS thao tác lần lượt lấy các khối lập phương, đếm, đọc, viết các số
- HS lên bảng: 1 bạn đọc số, 1 bạn viết số. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc
14ph
3. Thực hành, luyện tập
Bài 7: Chọn số tương ứng với cách đọc
Mục tiêu: nhận biết và đọc các số theo đơn vị
?. Bài tập yêu cầu gì?
- Đưa ra hình biểu diễn để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
- Yêu cầu chia sẻ kết quả
- Yêu cầu HS nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
?. Chọn số tương ứng với cách đọc.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi
- HS chia sẻ kết quả: đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 8: Số?
Mục tiêu: biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số
- Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi
- Chia sẻ kết quả
Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết số thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
- Điền số còn thiếu vào ô
- HS làm theo cặp đôi
- HS chia sẻ kết quả:
103, 104, 106, 107, 108
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Học sinh lắng nghe.
Bài 9: Trò chơi: Lấy cho đủ số lượng
Mục tiêu: Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-
 Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 4 lấy ra đủ số quả theo yêu cầu của bạn.
- Chia 2 đội để học sinh thi
- Cả lớp và giáo viên nhận xét đội thắng cuộc.
- Bài tập yêu cầu chúng ta lấy cho đủ số lượng
- Học sinh tham gia chơi.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2ph
4. Vận dụng: 
Mục tiêu: thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
- GV đưa ra một số hình ảnh về số lượng lớn để HS quan sát.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi: xem trang sách 100; 107; 120 trong SGK Tiếng Việt 2
- HS quan sát
- HS làm theo yêu cầu
1ph
5. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
?. Khi phải đếm số theo đơn vị, em nhắc bạn chú ý điều gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 26
Ngày tháng năm 2021
CHỦ ĐỀ 4:	 CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000.
 PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000.
Bài 74: Các số có 3 chữ số 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng:
Đếm, đọc, viết các số có ba chữ số
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: các bảng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời để đếm
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4ph
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Ai nhanh – Ai đúng:
+ Nội dung chơi: TBHT yêu cầu các bạn lấy SGK Tiếng Việt 2 và thực hiện theo yêu cầu:
?. Tìm đến trang sách 100
?. Tìm đến trang sách 101
?. Trang sách tiếp theo của trang sách 109 là trang bao nhiêu?
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng. 
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
20ph
2. Hình thành kiến thức
1. Hình thành các số có ba chữ số
Mục tiêu: nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng
* GV giao nhiệm vụ HS thao tác theo yêu cầu: 
+ Lấy 110 khối lập phương
- Có mấy khối lập phương?
- Lấy thêm từng khối lập phương và đếm thêm 
+ Lấy 200 khối lập phương
- Có mấy khối lập phương?
- Lấy thêm từng khối lập phương và đếm thêm 
+ Lấy 350 khối lập phương
- Có mấy khối lập phương?
- Lấy thêm từng khối lập phương và đếm thêm 
+ Lấy 430 khối lập phương
- Có mấy khối lập phương?
- Lấy thêm từng thanh chục khối lập phương và đếm thêm 
- HS thao tác trên các khối lập phương theo nhóm 4.
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Có 110 khối lập phương.
- HS thao tác theo yêu cầu của GV: lấy thêm khối lập phương đếm tiếp 112, 113, 114, 
- Có 200 khối lập phương
- HS thao tác theo yêu cầu của GV: lấy thêm khối lập phương đếm tiếp 201, 202, 203, 204, ..
- Có 350 khối lập phương
- HS thao tác theo yêu cầu của GV: lấy thêm khối lập phương đếm tiếp 351, 352, 353, ..
- Có 430 khối lập phương
- HS thao tác theo yêu cầu của GV: lấy thêm và đếm tiếp 440, 450, 460, ..
*GV hướng dẫn HS cách đọc, viết số có ba chữ số
- GV gắn lên bảng mô hình số 11 như SGK.
- Gọi HS nêu cách đọc, viết số 111
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con
- GV hướng dẫn cho tương tự cho HS làm với số 208, 352, 430
- HS quan sát
- HS nêu cách đọc: một trăm mười một; viết: 111
- Nhiều HS đọc
- HS viết vào bảng con
- HS đọc và viết vào bảng con
2. Trò chơi: Lấy đủ số lượng
Mục tiêu: thực hành nhận biết các số có ba chữ số
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 4 lấy ra đủ số khối lập phương theo yêu cầu của bạn.
- Chia 2 đội để học sinh thi
- Cả lớp và giáo viên nhận xét đội thắng cuộc.
- HS lắng nghe yêu cầu
- Học sinh tham gia chơi.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
10ph
3. Thực hành, luyện tập
Bài 1: Số?
Mục tiêu: nhận biết các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng
- GV giao nhiệm vụ
- YC: HS tự thực hành bài tập
- TBHT điều hành chia sẻ
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả
- Tổ chức cho HS nhận xét bài làm
- GV nhận xét chung
- HS nhận nhiệm vụ
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài
- HS làm bài: 132, 350
- HS chia sẻ
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 2: Chọn cách đọc tương ứng với số
Mục tiêu: nhận biết các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng
?. Bài tập yêu cầu gì?
- Đưa ra hình biểu diễn để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
- Yêu cầu chia sẻ kết quả
*Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua chọn cách đọc tương ứng với số. Đội nào đúng và xong trước sẽ thắng cuộc.
- Yêu cầu HS nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
?. Chọn số tương ứng với cách đọc.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi
- HS chia sẻ kết quả: đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện.
- HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng GV làm ban giám khảo
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
5ph
4. Vận dụng
Mục tiêu: HS có cảm nhận về số lượng, củng cố kĩ năng đọc, viết số và vận dụng được vào thực tế
- GV cho HS quan sát hình có thông tin về số lượng đến 100 trong thực tế: sơ đồ chỗ ngồi trên máy bay, hình ảnh sân vận động đông người
- HS quan sát và chia sẻ thông tin em biết về hình ảnh GV cho quan sát
1ph
5. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
?. Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 26
Ngày tháng năm 2021
CHỦ ĐỀ 4:	 CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000.
Bài 75: Các số có ba chữ số (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng:
Thực hiện được việc phân tích số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị (345 gồm 3 trăm, 4 chục, 5 đơn vị)
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: các tấm 1 trăm khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4ph
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Đố bạn
+ Nội dung chơi: TBHT yêu cầu các bạn lấy bảng con. Sau đó, TBHT đọc một số và các bạn viết số đó vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối với nội dung bài mới
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi:
?. Bức tranh vẽ gì?
?. Hai bạn trong tranh đang làm gì? Vẽ gì?
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài, ghi tên bài.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi
- HS chia sẻ câu trả lời
- HS nhận xét
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
10ph
2. Hình thành kiến thức
1. Hình thành các số có ba chữ số
Mục tiêu: nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng; nhận biết số có ba chữ số gồm trăm, chục, đơn vị
* GV hướng dẫn HS thao tác chuẩn bị
- Chuẩn bị khối lập phương (GV gắn trên bảng)
?. Có bao nhiêu khối lập phương?
- GV yêu cầu HS đọc và viết số
- Lấy 345 khối lập phương đặt trước mặt
- Có 345 khối lập phương
- HS nêu:
Đọc: Ba trăm bốn mươi lắm
Viết: 345
*GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
?. Có mấy tấm 1 trăm khối lập phương?
?. Có mấy thanh lập phương chục?
?. Có mấy khối lập phương rời?
- GV nhận xét: Như vậy, trong số 345, số 3 cho ta biết có 3 trăm khối lập phương, số 4 cho ta biết có 4 chục khối lập phương và số 5 cho ta biết có 5 khối lập phương rời. Ta có thể viết vào bảng trăm, chục, đơn vị tương ứng như sau:
Trăm
Chục
Đơn vị
3
4
5
?. Số 345 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- 1 tấm 1 trăm
- 4 thanh chục
- 5 khối lập phương rời
- HS lắng nghe
- Số 345 gồm 3 trăm, 4 chục, 5 đơn vị.
20ph
3. Thực hành, luyện tập
Bài 1: Số?
Mục tiêu: nhận biết các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng; nhận biết số có ba chữ số gồm trăm, chục, đơn vị
- GV giao nhiệm vụ
- YC: HS tự thực hành bài tập
- TBHT điều hành chia sẻ
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả
- Tổ chức cho HS nhận xét bài làm
- GV nhận xét chung
- HS nhận nhiệm vụ
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài
- HS làm bài
Trăm
Chục
Đơn vị
263
2
6
3
620
6
2
0
- HS chia sẻ
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 2: Thực hiện theo mẫu
Mục tiêu: nhận biết các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng; nhận biết số có ba chữ số gồm trăm, chục, đơn vị
?. Bài tập yêu cầu gì?
- Đưa ra hình biểu diễn để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
- Yêu cầu chia sẻ kết quả
*Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua lên thực hiện hoàn thành bảng. Đội nào đúng và xong trước sẽ thắng cuộc.
- Yêu cầu HS nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
?. Thực hiện theo mẫu
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi
- HS chia sẻ kết quả: đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện.
- HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng GV làm ban giám khảo
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 3: Nói (theo mẫu)
Mục tiêu: phân tích số có ba chữ số thành trăm, chục, đơn vị
- GV giao nhiệm vụ
- YC: HS tự thực hành bài tập
- TBHT điều hành chia sẻ
- Yêu cầu một vài nhóm lên bảng chia sẻ kết quả
- Tổ chức cho HS nhận xét bài làm
- GV nhận xét chung
- HS nhận nhiệm vụ
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài
- HS làm bài
- HS chia sẻ
?. Số 127 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
(127 gồm 1 trăm, 2 chục, 7 đơn vị)
?. Số 360 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
(360 gồm 3 trăm, 6 chục, 0 đơn vị)
?. Số 802 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
(802 gồm 8 trăm, 0 chục, 2 đơn vị)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
5ph
4. Vận dụng: Chọn chữ từ đáp án đúng
Mục tiêu: nhận biết số có ba chữ số từ trăm, chục, đơn vị
- Gọi HS đọc đề toán
- Cho HS xem tranh (như sách giáo khoa)
- Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp: cách làm và câu trả lời
- GV đánh giá phần chia sẻ của HS
- HS đọc đề suy nghĩ bài làm
- Thảo luận cặp đôi theo dự kiến nội dung câu hỏi
?. Bài toán cho biết gì?
?. Bài toán hỏi gì?
?. Vậy muốn biết hộ gia đình đó nuôi được tất cả số con gà, vịt, ngỗng ta làm thế nào?
- Trao đổi, đưa câu trả lời: 3 trăm, 9 chục, 8 đơn vị. Vậy có 398 con. Chọn đáp án B.
- Báo cáo kết quả trước lớp
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
1ph
5. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
?. Từ ngữ toán học nào em cần nhớ.
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_26_nam_hoc_2021_2022.docx