Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 35 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 35 - Năm học 2021-2022

Tiết thứ 171: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng nhận dạng:xem đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3,số 6.

- Vận dụng kiến thức kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán ,ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học, kích thích trí tò mò của hs về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,

 

docx 14 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 35 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 35
Ngày tháng năm 2021
Tiết thứ 171: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố kĩ năng nhận dạng:xem đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3,số 6.
Vận dụng kiến thức kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán ,ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học, kích thích trí tò mò của hs về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- Cả lớp hát bài :Mấy giờ rồi. 
-Bài hát nói về sau đó GV giớt thiệu bài 
-HS tham gia hát và kết hợp động tác phụ hoạ.
25’
3.Thực hành, luyện tập
Bài 4 (trang 93)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận. đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3 ,số 6.
-Yêu cầu HS đọc thầm yc.
- Bài 4 yêu cầu gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
+ Việc 1: Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ? Đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ? 
+ Việc 2:Bạn Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ? 
-GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả.
- Nhận xét đánh giá và kết luận:
-Đồng hồ 1 chỉ 8 giờ 15 phút. -Đồng hồ 2 chỉ 8 giờ 30 phút.
-Vậy Nam nhảy dây từ 8 giờ 15 phút đến 8 giờ 30 phút .
GV mở rộng thêm về thời:gian 8h15phút , 20 giờ 15 phút. 8h30 phút hay 8 rưỡi. 
- HS đọc thầm 
- HS nêu
-Cá nhân HS qs nói cho bạn nghe 
-HS nêu nhóm khác nhận xét,chia sẻ.
Bài 5 (trang 93)
Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. 
-Yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ trả lời các câu hỏi vào bảng phụ theo nhóm 4.(5phút ) 
-Câu hỏi 1: Thang máy đó đã chở được bao nhiêu kg? 
-Câu hỏi 2: Nếu bạn Lan vào trong thang máy nữa thì tổng số cân nặng trong thang máy là bao nhiêu kg? 
-Câu hỏi 3:Theo với quy định chở của thang máy thì bạn Lan có thể vào trong thang máy được không? Vì sao? 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt nhóm làm đúng.
-HS thảo luận 
-HS chia sẻ 
-Nhóm khác nhận xét 
6’
4. Vận dụng 
Bài 6 (trang 93)
Mục tiêu: HS vận dụng các đơn vị đo độ dài để ước lượng giải quyết vấn đề.
-HS tham gia trò chơi .Ai nhanh hơn. GV nêu câu hỏi hs trả lời.
- Em ước lượng phòng học của lớp mình cao mấy m? 
-Em hãy so sánh cột cờ và lớp học?( Cao , thấp ) 
-Cột cờ cao hơn lớp học khoảng mấy m? 
-Vậy cột cờ của trường cao khoảng bao nhiêu m? 
-GV nhận xét. 
-HS
-HS
-HS
-HS
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
------------------------------------------------------------
Tiết thứ 172: ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố kĩ năng kiểm, đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn” “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi.
Vận dụng kiến thức kĩ năng về thống kê và xác suất vào đời sống.
2.Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học, kích thích trí tò mò của hs về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
-Cho lớp chơi trò chơi “Nhiệm vụ bí mật”
+Nêu luật chơi:
 Cô có các câu hỏi bí mật nằm trong bông hoa
C1: Khi kiểm đếm số lượng chúng ta thường dùng cách nào để ghi lại kết quả? Em có nghĩ rằng kiểm đếm cần thiết cho cuộc sống con người không?
C2:Biểu đồ tranh cho chúng ta biết điều gì?
C3:Kể lại một trò chơi trong đó có sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn” “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động nào đó trong trò chơi đó?
-HS truyền hoa cho nhau, hoa dừng ở bạn nào thì bạn đó nhận được nhiệm vụ bí mật- bạn đó mở nhiệm vụ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. 
Nếu bạn nào không trả lời được sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp.
Giới thiệu bài.
-HS thực hiện trò chơi.
25’
2.Thực hành, luyện tập
Bài 1 (trang 94)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng kiểm, đếm số lượng và ghi lại kết quả.
-Yêu cầu HS đọc thầm yc.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS QS mẫu và nêu em hiểu mẫu ntn?
-> Khi kiểm đếm, mỗi đối tượng kiểm đếm được ghi bằng một vạch(vạch đơn), được 5 vạch ta nhóm thành một nhóm(vạch 5), cứ như vậy cho đến khi kiểm đếm xong. Đếm số vạch để có số lượng đã kiểm đếm.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu số lượng các loại con vật có trong tranh.
- Nhận xét đánh giá và kết luận.
Để kiểm đếm chính xác các loại con vật trong tranh cần QS kĩ và đếm đến con vật nào ta lại vạch một vạch vào nháp để tránh nhầm lẫn, sau đó đếm lại số vạch ta được tổng số con vật mỗi loại.
- HS đọc thầm 
- HS nêu
- HS nêu 
- Quan sát tranh, kiểm đếm số lượng từng loại con vật, ghi lại kết quả.
-Dựa vào kết quả đã kiểm đếm nêu nhận xét về số lượng từng loại con vật.
-HS đối chiếu, nhận xét
Bài 2 (trang 94)
Mục tiêu: Củng cố kĩ đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh 
-Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu.
- Bài 2 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đặt và trả lời các câu hỏi sau:
a. Biểu đồ tranh trên cho ta biết điều gì?
b.Bạn Khôi uống mấy cốc nước trong một ngày?
c. Bạn nào uống nhiều nước nhất? Bạn nào uống ít nước nhất?
-Mời các nhóm trình bày.
-GV nhận xét, đánh giá .
* Để trả lời được các câu hỏi trên em đã làm gì?( Kiểm, đếm số lượng cốc nước của mỗi bạn trong một ngày trên biểu đồ)
- Nêu số cốc nước uống trong một ngày của em?(GV minh họa)
- Vậy trong một ngày bạn nào uống nhiều nước nhất, bạn nào uống ít nước nhất?
-> Nước rất cần thiết cho cơ thể ..
- HS nêu 
- HS quan sát, thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày- các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
-HS nêu..
Bài 3 (trang 95)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn” “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi.
*Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi”Bịt mắt chọn hoa”
- Chuẩn bị sẵn lọ hoa giấy, gồm các bông hoa màu xanh, đỏ, vàng.
- Mỗi lần chơi sẽ mời 2 bạn.
- Mời một số nhóm lên chơi và HS sẽ trình bày theo ngôn ngữ của mình.
-GV yêu cầu HS chọn chữ đặt trước câu mô tả đúng khả năng xảy ra ở mỗi lần bịt mắt rút hoa.
-Lớp QS nhận xét 
- HS sẽ sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn” “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng lấy được một bông hoa màu gì đó sau mỗi lần chơi.
6’
3. Vận dụng.
Bài 4 (trang 95)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức kĩ năng về thống kê và xác suất vào đời sống.
-GV yêu cầu hs thực hiện bài 4 theo nhóm 6: rút một thẻ bất kì đọc số ghi trên thẻ. 
-Gv QS theo dõi các nhóm 
- Cho một nhóm thực hành trước lớp.
+ Vì sao “Không thể”rút được thẻ số 0?
->GV nhận xét và kết luận:
 a. Không thể rút ra được một thẻ ghi số 0 . 
b.Có thể rút ra được một thẻ ghi số 1 . 
c. Chắc chắn thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10.
*Trong cuộc sống những thuật 
“chắc chắn, “ có thể ”, “không thể” rất cần thiết vì ..
- Các nhóm thực hành chơi; rút một thẻ bất kì đọc số ghi trên thẻ.
Sau khi chơi, HS sử dụng các thuật ngữ “ chắc chắn, 
“ có thể ”, “ không thể ” để mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần rút thẻ.
-Lớp nhận xét, bổ sung
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
-----------------------------------------------------------------
Tiết thứ 173: ÔN TẬP CHUNG(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000, nhận biết ý nghĩa của phép nhân, phép chia và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tế.
Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học, kích thích trí tò mò của hs về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
-Cho lớp chơi trò chơi Đố bạn 
*VD: Đếm từ 107-126
Đếm các số tròn trăm
Đếm cách 5 bắt đầu từ 10, đếm cách 2 bắt đầu từ 4, GV giới thiệu bài 
-HS nêu yêu cầu và mời bạn đến theo yêu cầu.
25’
3.Thực hành, luyện tập
Bài 1 (trang 96)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 1000.
-Yêu cầu HS đọc thầm yc.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV cho HS làm việc cá nhân.
-GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu số.
- Nhận xét đánh giá và kết luận số điền được 213.
+ Dựa vào đâu em điền được số 213?
+ Số 213 là số có mấy chữ số? Số có ba chữ số gồm những hàng nào? Nêu cách đọc, viết số có ba chữ số?
- HS đọc thầm 
- HS nêu( điền số)
- HS làm bài vào VBT
- HS nói cho bạn nghe vì sao bạn chọn số đó.
-HS đối chiếu, nhận xét
Bài 2 (trang 96)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 1000.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 3’
-Mời các nhóm trình bày.
-GV nhận xét, đánh giá .
* Làm thế nào em có thể chọn được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong dãy số cho trước?
Muốn sắp xếp được dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn em làm ntn?
- HS quan sát thảo luận và ghi vở
- Đại diện các nhóm trình bày- các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
6’
Bài 3 (trang 96)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000, nhận biết ý nghĩa của phép nhân, phép chia và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tế.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
-Mời HS trình bày phần a.
* Em có nhận xét gì về 2 phép tính cộng và phép tính trừ vừa làm?
+ Để tính được kết quả đúng em cần thực hiện ntn?
+ Khi thực hiện cộng, trừ các số có ba chữ số( có nhớ) em cần lưu ý gì?
+ Dựa vào đâu em điền được kết quả của phép tính nhân và phép tính chia?
- Mời HS trình bày phần b.
* Vì sao em điền phép tính 
5 x 5 = 25? 12 :2 = 6, .?
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT
- HS đổi chéo vở KT, bổ sung cho nhau.
- Lớp lắng nghe, đối chiếu và nhận xét, 
-Lớp nhận xét, bổ sung, 
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết thứ 174: ÔN TẬP CHUNG( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác, khối trụ, khối cầu.
Vận dụng vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng.
Biết kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản.
Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học, kích thích trí tò mò của hs về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
-Cho lớp hát bài “Quả bóng” hoặc bài “ Cộc Cách tùng cheng’
-Bài hát nói về sau đó GV giớt thiệu bài 
-Lớp hát và kết hợp động tác .
25’
3.Thực hành, luyện tập
Bài 4 (trang 97)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác, khối trụ, khối cầu.
-Yêu cầu HS đọc thầm yc.
- Bài 4 yêu cầu gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
-GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a và b.
- Nhận xét đánh giá và kết luận:
a) Có 3 hình tứ giác.
 Có 4 hình tam giác.
b) Có 8 khối trụ và 4 khối cầu
- HS đọc thầm 
- HS nêu( điền số)
-Cá nhân HS qs nói cho bạn nghe bức tranh được ghép thành từ những loại hình nào? Có bao nhiêu hình mỗi loại? 
-HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân. 
-HS đối chiếu, nhận xét
Bài 5 (trang 97)
Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng.
-Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài vào vở.
- Mời HS đọc to đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm em làm ntn?-> YC HS qs bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
-HS lên trình bày bài làm.
 Bài giải
150 + 75 = 225(l)
Trả lời: Ngày thứ hai bán được 225l nước mắm
-Lớp chia sẻ:
Dự kiến chia sẻ:
+ Vì sao bạn làm phép tính cộng?
+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?
6’
4. Vận dụng 
Bài 6 (trang 97)
Mục tiêu: Biết kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản.
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu .
- Nhận xét, đánh giá, khen, .chốt bài.
- HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận: qs tranh, kiểm đếm số lượng mỗi loại nhạc cụ mà các bạn đang cầm trên tay rồi ghi lại kết quả.
-Dựa vào kết quả đã kt đếm nêu nhận xét về số lượng từng loại nhạc cụ mà các bạn đang cầm.
-Lớp QS, nhận xét .
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
---------------------------------------------------------
Tiết thứ 175: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
I. TRẮC NGHIỆM:(6điểm)
 Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
Câu 1. (M1-1đ ) 
a.Trong các số: 10, 119, 108, 888. Số tròn chục là:
 A.10 B.119 C.108 D.888
b.Số nhỏ nhất có ba chữ số là: 
 A. 998 B. 100 C. 999
Câu 2. (M2-1đ) 
 a. Kết quả của phép tính 0 : 2 x 1 là: 
 	A. 100 B.1000 C .0 D.10
 b. Các số 356; 523 và 242 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
 A. 356; 523; 242 C. 242; 523; 356
 B. 523; 356; 242 D. 242; 356; 523
Câu 3. (1đ-M1) 
a. 708 viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị là: 
A. 700 + 80 + 0 B. 700 + 8 C. 700 + 80 + 8 D. 70 + 8
b. Trong phép tính 45 : 5 = 9, số 5 là : 
 A.Tích B. Số chia C. Số bị chia D. Thương 
Câu 4: 
a) (M1-0,5đ)Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống 
2000 m = 2km	100 cm > 2m 	10mm = 1cm 
b) (M2-0,5) 3 giờ chiều còn gọi là: 
	A. 14 giờ	B.15 giờ 	C. 16 giờ	D. 17 giờ
Câu 5.( 1đ) 
a. (M1- 0,5đ)Chu vi hình tam giác biết độ dài mỗi cạnh của hình tam giác đó đều bằng 3 cm: 
 A. 15cm B. 9cm C. 25 cm 
b.(M2- 0,5đ) Số hình tứ giác trong hình bên là:
3	B. 5	 C.6 
Câu 6. ( M3-1đ) 
Tìm y biết: 3 x y = 20 + 1
y = 6 	B. y = 7 	C. y = 8 
II. TỰ LUẬN.(4điểm)
Câu 7. (M2- 1đ)Đặt tính rồi tính: 
135 + 232 65 - 37 964 – 243 48 + 37
Câu 8: (M3 – 1đ) Một bác thợ may dùng 12m vải để may 4 quần áo như nhau. Hỏi để may 1 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải? 
Câu 9: (M3 – 1đ) 
 Can thứ nhất đựng được 238 lít nước mắm, can thứ nhất đựng được nhiều hơn can thứ hai 9 lít nước mắm. Hỏi can thứ hai đựng được bao nhiêu lít nước mắm ? 
Câu 10: (M4 – 1đ): Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 4 thì được hiệu của số lớn nhất có một chữ số với 2? 
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
Câu1
a. A. 10 b. B. 100
1 điểm
Câu 2
a. C. 0 D. 242; 356; 523
1 điểm
Câu 3
a. B. 700 + 8 b. B. Số chia 
1 điểm
Câu 4
a. Đ, S, Đ b. C. 15 giờ
1 điểm
Câu 5
a. B. 9cm b. C. 6 
1 điểm
Câu 6
B. y = 7
1 điểm
Câu 7
+ _ - +
 135 65 964 48
 232 37 243 37
 367 28 721 85
(Mỗi phép tính đúng 0,25đ)1 điểm
Câu 8
 Bài giải
 May một bộ quần áo hết là: 0,5điểm
 12 : 4 = 3(m) 0,25điểm
 Đáp số: 3m. 0,25điểm
1 điểm
Câu 9
 Bài giải
 Can thứ hai đựng được là: 0,5điểm
 238 - 9 = 229(l) 0,25điểm
 Đáp số: 229(l) 0,25điểm
1 điểm
Câu 10
 Số lớn nhất có một chữ số là 9 
 - Gọi số phải tìm là x
Ta có: x x 4 = 9 - 2
 X x 4 = 7
 X = 7 x 4
 X = 28
Vậy số phải tìm là 28
 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_35_nam_hoc_2021_2022.docx