Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Phép cộng có tổng bằng 10

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Phép cộng có tổng bằng 10

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn tập Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10, thực hiện các phép cộng trong bảng.

 2.kĩ năng:

-Thực hiện các phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20.

- Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân).

3. Thái độ: Yêu thích môn toán, biết ứng dụng toán học vào cược sống.

4. Năng lực:

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập

6. Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). 10 khối lập phương

 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 17093
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Phép cộng có tổng bằng 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán tuần 5
Bài 12: Phép cộng có tổng bằng 10 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10, thực hiện các phép cộng trong bảng.
 2.kĩ năng: 
-Thực hiện các phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20.
- Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân).
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, biết ứng dụng toán học vào cược sống.
4. Năng lực:
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
6. Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). 10 khối lập phương
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
 III. Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
3’
A.KHỞI ĐỘNG :
- Hát: “1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4, 4 với 1 là 5, 5 với 5 là 10”.
- GV: 5 + 5 = 10, còn các phép cộng nào có tổng là 10? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm qua bài học hôm nay.
- HS hát
-HS lắng nghe
 B.LUYỆN TẬP:
10’
Hoạt động 1. Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10
- GV hướng dẫn HS tái hiện các phép cộng trong bảng.
 + HS hoạt động nhóm 3, yêu cầu HS thực hiện trên mô hình ( khối lập phương, hình tròn, hình vuông )
GV: tách 10 khối lập phương thành hai nhóm bất kì (có thể dùng ngón tay thay khối lập phương).
-GV cho các nhóm trình bày kết quả và tổng hợp rồi viết các phép tính có tổng bằng 10 lên bảng.
-GV che kết quả, số hạng, yêu cầu Hs khôi phục bảng cộng bằng cách thi đua nhóm 
-HS đọc bảng cộng ( cá nhân, nhóm, tập thể)
-HS làm việc theo nhóm
HS 1: Thực hiện tách nhóm mẫu vật bằng tay.
HS 2 viết sơ đồ tách gộp số theo cách tách mẫu vật của HS 1
HS 3: Viết 2 phép cộng theo sơ đồ tách gộp số.
- HS quan sát
- 2 nhóm thực hiện
-HS đọc bảng cộng
19’
Hoạt động 2:Luyện tập: Các phép cộng có tổng bằng 10 và phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20
Bài 1:
PP: thực hành cá nhân, 
- Yêu cầu HS nêu đề bài
- GV: Nhận xét về số ô vuông trong bảng và số chấm tròn?
- Cần làm thế nào để số chấm tròn bằng số ô vuông?
- Số chấm tròn thêm vào như thế nào với số ô còn trống?
- GV yêu cầu HS thực hiện bài
- Cho 4 HS thực hiện sửa bài
- Gọi nhận xét
-GV khuyến khích HS nói theo mẫu câu: “Đã có... chấm tròn, cần thêm ... chấm tròn nữa để đủ 10 chấm tròn”.
- HS nêu yêu cầu “Thêm mấy để được 10?”
- Mỗi bảng đều có 10 ô vuông
- Số chấm tròn ít hơn số ô vuông.
- Vẽ thêm số chấm tròn.
- Số chấm tròn thêm vào chính là số ô còn trống.
- HS làm 
- Hs thực hiện
-HS nói theo mẫu 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
PP: thi đua tiếp sức
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Hs làm bài trong 2 phút
- GV sửa bài bằng hình thức thi đua tiếp sức (mỗi đội 4 em)
- Yêu cầu HS nhận xét	
- Làm cách nào để ra được kết quả?
- GV chốt: Để làm tốt dạng bài này có thể dựa vào bảng cộng đã học hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, cũng có thể dùng ngón tay để tính.
-Nêu yêu cầu bài tập
- Hs thực hiện
- HS nhận xét kết quả
-HS dựa vào bảng hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- Hs lắng nghe
Bài 3:
PP: nhóm 4
- Yêu cầu Hs nêu đề bài
- Đây là dạng bài có mấy phép tính?
- GV ghi phép tính 9 + 1 + 8 lên bảng, gọi HS cho kết quả.
- GV: Con tính bằng cách nào?
- 9 + 1 = 10, 10 còn gọi là gì?
- 1 chục cộng 8 đơn vị, ta có số mấy?
- Ngoài cách này còn bạn nào có cách tính khác?
- Cách nào tính nhanh hơn?
- Để tính nhanh bài tập này ta phải làm sao?
- Hai số có tổng bằng 10 đứng bên nào của dạng toán có 2 phép tính.
- Để thực hiện bài này, ta tính từ bên nào sang bên nào?
- Yêu cầu HS làm bài và tập nói trong nhóm theo 2 cách
- Cho HS sửa bài, nhận xét
-HS Nêu yêu cầu bài tập
- dạng bài có 2 phép tính.
-HS thực hiện 
- 9 + 1 = 10, 10 + 8 = 18 
- 10 còn gọi là 1 chục
- 1 chục cộng 8 đơn vị có số 18
- HS có thể nêu nhiều cách tính khác nhau.
- 9 +1 =10, 10 + 8=18
- Cộng 2 số có bằng 10 trước, rồi cộng số kia
- Bên trái.
- Từ trái qua phải.
- HS thực hiện
- HS sửa bài
- HS nói: 9 + 1 + 7
C1: 9 + 1 = 10, 10 + 7 = 17
C2: 9 + 1 =10 , 1 chục cộng 7 đơn vị được 17
Bài 4:
PP: thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu Hs nêu đề bài 
- HS nhóm đôi tự tìm hiểu bài và thực hiện.
- GV khuyến khích HS giải thích cách làm (có thể trình bày bằng nhiều cách)
- Yêu cầu HS nhận xét, sửa bài
HS Nêu yêu cầu bài tập
-HS thực hiện
-HS trình bày.
Hàng trên hình A có 4 con chó
Hàng dưới hình B có 6 con chó.
4 + 6 = 10 con chó
- HS thực hiện
3’
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
PP: trò chơi “Hỏi nhanh đáp gọn”
GV có thể ra các câu hỏi, chẳng hạn:
6 thêm mấy được 10?
Có 1 chục và 7 đơn vị, ta được số mấy?
-HS trả lời, thực hiện
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể, 
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_12_phep_cong.docx