Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 54: Bảng nhân 5 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Thành lập bảng nhân 5
- Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5
2. Kĩ năng: Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 50 khối lập phương.
2. Học sinh: 10 khối lập phương, sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
Ngày soạn: ......... / / 20 Ngày dạy: ......... / / 20 Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 20 4. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA BÀI 54: BẢNG NHÂN 5 (tiết 1, sách học sinh, trang 16) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Thành lập bảng nhân 5 - Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5 2. Kĩ năng: Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm 3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác. 4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: 50 khối lập phương. 2. Học sinh: 10 khối lập phương, sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3-5 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi,.. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho cả lớp chơi “Ai nhanh nhất?” - GV đọc phép tính: 5 x 5 = ? yêu cầu HS làm trên bảng con -Ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp. -GV nhận xét - Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi. 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25 vậy 5 x 5 = 25 -Học sinh nhận xét 2. Bài học và thực hành (23-25 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh thành lập được bảng nhân 5, học thuộc bảng nhân 5 * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: 2.1. Thành lập bảng nhân 5 a) Nhu cầu thành lập bảng nhân 5 - GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng nhân và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quả, không cần đếm, không cần tính tổng. b) Thành lập bảng nhân 5 - GV gắn lên bảng lớp bảng nhân 5 chưa hoàn chỉnh 5 x 1 = 5 x 6 = 5 x 2 = 5 x 7 = 5 x 3 = 5 x 8 = 5 x 4 = 5 x 9 = 5 x 5 = 5 x 10 = - Cả lớp cùng thực hiện một trường hợp trong bảng, chẳng hạn: 5 x 4 = ? GV chỉ vào phép tính và hỏi: Mấy lần mấy ? - GV yêu cầu HS thể hiện 5 lần 4 GV hỏi: Vậy 5 nhân 4 bằng mấy ? (Lưu ý: HS có thể tìm kết quả bằng cách đếm hay thực hiện phép cộng). - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 tìm kết quả các phép nhân trong bảng - GV mời đại diện các nhóm nêu lần lượt kết quả các phép nhân trong bảng - GV hoàn thiện bảng nhân. - Nhận xét, sửa sai (nếu có) - Học sinh lắng nghe. - HS quan sát - HS thực hiện theo hướng dẫn - 5 lần 4 - HS có nhiều cách thể hiện, chẳng hạn - 5 x 4 = 20 - HS thảo luận nhóm 4 tìm kết quả - Các nhóm thông báo kết quả - Cả lớp đọc lại bảng nhân đã hoàn thiện - Cả lớp lắng nghe, nhận xét 2.2. Học thuộc bảng nhân 5 (HS không sử dụng SGK) GV hướng dẫn HS nhận xét bảng nhân 5 bằng cách trả lời các câu hỏi sau: + Thừa số thứ nhất là mấy ? + Các thừa số thứ hai trong bảng nhân 5 có gì đặc biệt ? + Các tích trong bảng nhân 5 có gì đặc biệt ? - GV tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 5 * Học thuộc các tích 5x 1 = 5, 5 X 5 = 25, 5 X 10 = 50. - GV giới thiệu cách thức dựa vào ba tích trên để có kết quả Ví dụ: 5 x 7 = ? 25 + 5 + 5 = 35 5 X 7 = 35 - GV che một số tích rồi che một số thừa số thứ lại, HS đọc để khôi phục bảng. - GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự. - GV mời HS đọc lại toàn bảng nhân -GV nhận xét, tuyên dương + Thừa số thứ nhất đều là 5 + Thừa số thứ hai: các số lần lượt từ 1 đến 10 + Tích: các số đêm thêm 5, từ 5 đến 50 HS học thuộc các tích trong bảng nhân 5 (Mỗi HS đọc một vài số). 5, 10,15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50. 25,30,35,40,45,50. 50, 45, 40, 35, 30, 25, 20,15,10, 5. 40,35,30,25,20. - HS thực hành với một số trường hợp khác. - HS đọc để khôi phục bảng. - HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự. - HS đọc lại bảng nhân ( cá nhân, đồng thanh) 3. Củng cố (3-5 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân 5 * Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thực hành với bảng nhân. - GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi Mỗi lượt chơi: + Một vài bạn đứng trước lớp + Các bạn dưới lớp đọc đồng thanh các kết quả ở bảng nhân 5: 5, 10, 15, 20, + Các bạn dưới lớp ngừng đọc theo hiệu lệnh của giáo viên. + Các bạn đứng trước lớp viết phép nhân có kết quả là số đọc cuối cùng - GV nhận xét, tuyên dương - HS chơi theo hướng dẫn của GV 4. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học. * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/17 cho cha mẹ xem. - Học sinh thực hiện ở nhà. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .. .. .. .. Ngày soạn: ......... / / 20 Ngày dạy: ......... / / 20 Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 20 4. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA BÀI 54: BẢNG NHÂN 5 (tiết 1, sách học sinh, trang 17) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Thành lập bảng nhân 5 - Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5 2. Kĩ năng: Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm 3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác. 4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: 50 khối lập phương. 2. Học sinh: 10 khối lập phương, sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3-5 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để ôn lại bảng nhân 5 - Học sinh tham gia trò chơi Đố bạn. - 1 HS đọc phép tính bất kì trong bảng nhân 5 mời 1 HS khác trả lời 2. Luyện tập (23-25 phút): * Mục tiêu: thực hiện được các bài tập 1, 2, 3/17 (SGK) * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh). a. Bài 1. Tính nhẩm - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại bảng nhân 5 để tìm kết quả - Giáo viên tổ chức cho HS đọc tiếp sức các phép tính ở bài 1 để kiểm tra kết quả - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét. a. Bài 1/17: - Học sinh tự làm bài cá nhân - Học sinh nêu miệng nối tiếp các phép tính trong bài 1 5 x 1 = 5 5 x 5 = 25 5 x 10 = 50 5 x 3 = 15 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45 5 x 2 = 10 5 x 4 = 20 5 x 8 = 40 b. Bài 2. Số: - Tìm hiểu bài: + Yêu cầu của bài là gì ? (Số?). - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 2. - Giáo viên tổ chức học sinh sửa bài qua trò chơi Đố bạn -GV nhận xét, sửa bài học sinh. b. Bài 2/17: - Yêu cầu của bài là tìm số. - Học sinh làm việc nhóm đôi. -Học sinh sửa bài qua trò chơi : Đố bạn +HS 1: Đố bạn, đố bạn +HS cả lớp: Đố ai, đố ai +HS 1: Mình đố bạn Mai: 5 x .?. = 15 . c. Bài 3. Tìm hiểu bài + Yêu cầu của bài là gì ? + Bài toán cho biết gì ? + “Mỗi” là mấy ? + 5 bông hoa, 5 bông hoa, 5 bông hoa,... Cái gì lặp lại ? + 5 bông hoa được lấy mấy lần? + 5 bông hoa được lấy 4 lần ta làm phép tính gì ? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - GV tổ chức cho HS đổi vở kiểm tra, nhận xét bài làm của bạn c. Bài 3/18: - 4 chậu cây có bao nhiêu bông hoa ? - Mỗi chậu cây có 5 bông hoa - “Mỗi” là 1 - 5 bông hoa - 5 bông hoa được lấy 4 lần - 5 x 4 = 20 - HS thực hiện bài giải. 1 HS lên làm trên bảng lớp. Bài giải Số bông hoa của 4 chậu cây là: 5 x 4 = 20 (bông hoa) Đáp số: 20 bông hoa - HS đổi vở kiểm tra, nhận xét bài làm của bạn d. Vui học - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề + Yêu cầu của bài là gì ? (Số?). Lưu ý: HS có nhiều cách để làm bài (đếm, cộng, nhân). HS chỉ cần trả lời: Có ... cái bút chì Khi sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách làm. GV lưu ý HS: Khi có nhóm cùng số lượng lặp lại: các em hãy nghĩ đến phép nhân. + Phép nhân: nghĩ đến cái gì được lấy mấy lần ? - GV đại diện một số nhóm trình bày bài làm - GV nhận xét phần trình bày của học sinh - Quan sát hình vẽ sau Có .?. cái bút chì - HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi - HS nêu câu trả lời, giải thích cách làm bài (Mỗi ô có 5 cái bút chì, có 9 ô như thế, em thực hiện phép tính: 5 x 9 = 45 cái bút chì) 3. Củng cố (3-5 phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” về các tích trong bảng nhân 5 - Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi. Lưu ý: HS có thể hỏi xuôi: 5x3 = ? hay hỏi ngược: 25 = ? X 5 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Học sinh lắng nghe - Học sinh tham gia chơi theo hướng dẫn 4. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân 5 ở nhà và đọc cho ba mẹ nghe: + Đọc từ trên xuống + Đọc từ dưới lên + Đọc không theo thứ tự + Nếu quên, dựa vào ba phép nhân màu đỏ trong bảng Mỗi học sinh về nhà tự học lại bảng nhân 5. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_54_bang_nhan.docx