Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Có thể, chắc chắn, không thể

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Có thể, chắc chắn, không thể

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.

- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan đến thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.

2. Năng lực trú trọng:

- Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

3. Tích hợp:

- Toán học vào cuộc sống, Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt

- Phẩm chất: yêu nước.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2

- Bộ thiết bị dạy toán.

2. Học sinh:

- Sách học sinh

- Bộ thiết bị học toán.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 33480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Có thể, chắc chắn, không thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN 
TUẦN: 15
BÀI : CÓ THỂ, CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ 
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.
Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan đến thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.
Năng lực trú trọng: 
Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
Tích hợp: 
Toán học vào cuộc sống, Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt
Phẩm chất: yêu nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2
- Bộ thiết bị dạy toán.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh
- Bộ thiết bị học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi Tôi bảo
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Tôi bảo
- GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn làm trọng tài.
- GV nêu luật chơi, bạn nào sai nhóm trưởng đếm và ghi lên bảng.
- Cách tính: nhóm nào sai ít trong tất cả các lần chơi là thắng. 
- GV chốt: Qua trò chơi này các em biết thêm về cách thể hiện biểu đồ qua việc thắng thua của nhóm. 
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài học mới: Có thể, chắc chắn, không thể.
- HS tham gia chơi.
Hoạt động 2: Bài học và thực hành 
* Mục tiêu: Làm quen với các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua các bài tập vận dụng
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- G V treo tranh và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các yêu cầu sau:
+ Bạn Vinh lấy được bao nhiêu khối lập phương đỏ? Giải thích?
+ Bạn Bích lấy được bao nhiêu khối lập phương đỏ? Giải thích?
+ Bạn Hùng lấy được bao nhiêu khối lập phương đỏ? Giải thích?
- GV nhận xét và chốt:
+ Dùng từ “không thể” khi biết rằng bạn Vinh không lấy được khối màu đỏ.
+ Dùng từ “có thể” khi biết rằng bạn Bích có thể lấy được nhưng không chắc chắn.
+ Dùng từ “chắc chắn” khi biết rằng bạn Hùng chắc sẽ lấy được khối màu đỏ.
- Để nắm rõ cách dùng các từ này trong cuộc sống hằng ngày, GV yêu cầu các em cho một vài VD.
- GV nhận xét.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.
+ Bạn Vinh không lấy được khối lập phương đỏ. Vì trong hộp của bạn toàn khối màu xanh.
+ Bạn Bích có thể lấy được khối lập phương đỏ nhưng cũng có thể không lấy được khối lập phương đỏ. Vì trong hộp của bạn có khối màu xanh, khối màu đỏ.
+ Bạn Hùng lấy được khối lập phương đỏ. Vì trong hộp của bạn có khối màu đỏ.
- HS bổ sung và nhận xét.
- HS nhắc lại các từ: Có thể, không thể, chắc chắn.
- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp:
+ Hôm nay chắc chắn là ngày thứ , tháng , năm 
+ Mẹ có thể đón em chiều nay. Trưa nay, trời có thể mưa. Đội bóng đá Việt Nam có thể thắng Thái Lan. Dịch Covid 19 có thể hết.
+ Chim cánh cụt không thể bay. Nước không thể ngừng chảy. Em không thể bay được như chim ..
Hoạt động 3: Thực hành 
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để vận dụng vào việc suy đoán vấn đề một cách chính xác.
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm
BÀI 1:
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc yêu cầu Bài 1/105
- GV treo tranh minh họa:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và ghi vào phiếu.
- GV nhận xét và hỏi cá nhân:
+ Tại sao em điền từ “chắc chắn” vào câu a?
+ Tại sao em điền từ “không thể” vào câu b?
+ Tại sao em điền từ “có thể ” vào câu c?
- GV nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận và ghi vào phiếu.
- Đại diện 2 nhóm chia sẻ.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời:
+ Em điền từ “chắc chắn” vào câu a vì các thẻ đều là số tròn chục.
+ Em điền từ “không thể” vào câu b vì không có số 70.
+ Em điền từ “có thể ” vào câu c vì trong 3 thẻ, có 1 thẻ là số 50.
- HS khác nhận xét.
BÀI 2
- GV cho HS chơi trò chơi: Tập tầm vông
- GV treo bài hát lên.
- GV dạy HS hát.
- GV phổ biến HS chơi:
+ Người đố giấu trong lòng một bàn tay và nắm lại rồi hát: 
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay nào có, tay nào không?
+ Người còn lại đoán, chỉ tay vào tay có giấu đồ của bạn
- GV lưu ý nếu đóan đúng, người đoán sẽ trở thành người đố, trò chơi lại tiếp tục. 
- Trò chơi được diễn ra trong vòng 3 phút.
- GV quan sát và tuyên bố người thắng cuộc trong nhóm chơi.
- GV nhận xét: Qua trò chơi này giúp em sử dụng từ không thể và có thể để dự đoán xem bạn giấu đồ ở tay nào.
- HS bắt đầu chơi. HS đếm số lần thắng của mình để báo cáo kết quả với cô.
Hoạt động 4: Củng cố 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách sử dụng từ để phán đoán có thể, chắc chắn, không thể
* Phương pháp: Đàm thoại 
* Hình thức: Cá nhân
- GV yêu cầu các em dung các từ có thể, chắc chắn, không thể để nói về tiết học ngày hôm nay.
+ Hôm nay có thể mình không học vẽ.
+ Tiết này chắc chắn mình học toán.
+ Hôm nay không thể nghỉ học được. v..v 
- Gv nhận xét. 
- HS sử dụng các từ có thể, chắc chắn, không thể khi nói chuyện với các bạn trong lớp.
Hoạt động thực tế: 
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- GV yêu cầu HS tập dung các từ: có thể, chắc chắn, không thể khi nói chuyện với người thân trong nhà.
- HS thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_co_the_chac_c.docx