Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tiếp theo) (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tiếp theo) (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) dạng 42 – 5 trong phạm vi 100.

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển các năng lực Toán học.

 3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với toán học, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, SGK,SGV, KHDH, BGĐT.

- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 5810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tiếp theo) (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠC BÀI DẠY
MÔN TOÁN
PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (tiếp theo)
trang 68 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) dạng 42 – 5 trong phạm vi 100.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển các năng lực Toán học.
 3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với toán học, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên: Máy tính, SGK,SGV, KHDH, BGĐT.
- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động
Mục tiêu: Tổ chức cho HS ôn lại kiến thức các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100
- GV cho HS thực hiện phép tính : 53 – 17
+ Yêu cầu nêu kết quả.
+ Yêu cầu nêu cách thực hiện.
*GV dẫn dắt vào bài mới:
Đưa ra bài toán: Trong cửa hàng có 42 cái kẹo, bán 5 cái kẹo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái kẹo?
- GV đặt câu hỏi: Muốn tìm số kẹo còn lại chúng ta phải thực hiện phép tính gì? 
- GV giới thiệu: phép tính 42 – 5 là dạng phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
-GV nói: Vậy để biết cách thực hiện phép tính trừ (có nhớ) số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số trong tiết toán ngày hôm nay như thế nào thì cô và các em cùng tìm hiểu nội dung Tiết 56: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (tiếp theo) (Tiết 1)
- GV ghi bảng tên đầu bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc bài toán, phân tích và đưa ra dạng bài toán. 
- HSTL: chúng ta phải thực hiện phép tính trừ lấy 42 – 5.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.
2. HĐ Khám phá kiến thức.
Mục tiêu:
2.1.Hình thành phép trừ trên đồ dùng trực quan bằng các khối hộp lập phương để tìm kết quả phép tính 42 - 5
* Giới thiệu phép tính 42 - 5 và thao tác tìm kết quả bằng đồ dùng
+ Cho hs phân tích số 42; 5
-GV HD HS thao tác trên khối lập phương: 2 không trừ được 5, mượn 1 chục ở hàng chục thành 12, 12 – 5 = 7.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét sau khi trừ đi 7 khối lập phương thì còn lại mấy chục, mấy đơn vị?
- GV chốt và khen ngợi học sinh 
2.2: HDHS cách đặt tính và tính theo cột dọc phép tính 42 - 5
- Để thực hiện phép tính theo cột dọc 
thì các em sẽ làm mấy bước?
-Nêu cách đặt tính chung
- Nêu tên gọi các thành phần có trong phép tính 42 – 5
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính.
- Gọi HS nêu cách tính.
- Gọi HS nối tiếp nêu lại cách tính.
- GV chốt : Phép tính 42 - 5: Đây là phép trừ dạng số có 2 chữ số trừ cho số có 1 chữ số có nhớ trong phạm vi 100.
- GV chốt và khen HS.
So sánh: 
 52 42
 5
 28 37
TL nhóm 4 :Nêu điểm giống và khác nhau giữa 2 phép tính?
- GV chốt và khen HS.
-Các con lưu ý, khi đặt tính phép tính số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số , số trừ luôn luôn thẳng với chữ số hàng đơn vị.
- Y/C học sinh nêu vài ví dụ về phép tính dạng 42 - 5. 
- GV yêu cầu cả lớp dùng bảng con thực hiện 1 trong số các ví dụ vừa tìm đc
- HS làm bảng con.
- GV chuyển ý vào bài 1.
- HS trả lời
Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị. 
Số 5 gồm 5 đơn vị
- HS theo dõi
-Còn 3 chục, 7 đơn vị.
-2 bước: đặt tính và tính
-HS TL
- 42 là số bị trừ, 5 là số trừ.
- 42 là số bị trừ viết ở dòng thứ nhất, 5 là số trừ viết ở dòng thứ 2, thẳng với số 2, dấu trừ ở giữa 2 số, đường kẻ ngang thay cho dấu bằng.
- 2 không trừ được 5, mượn 1 là 12, 12 trừ 5 bằng 7 viết 7 nhớ 1. 4 trừ 1 bằng 3, viết 3.
 Vậy 42 – 5 = 37
- HS TL
-Giống:
+ Đều là phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Cách đặt tính, tính tương tự nhau
Khác: 
+ (1) Số có 2 chữ số trừ đi số có 2 chữ số.
+ (2) Số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số
- 1 số HS nêu ví dụ
- HS nhắc lại:
+ B1: Đặt tính thẳng cột, viết dấu trừ và dấu gạch ngang.
+ B2: tính từ phải sang trái, lưu ý lấy 1chục đơn vi từ hàng chục của số bị trừ và sau đó thêm 1 vào hàng chục của số trừ để tìm ra kết quả đúng.
HS làm bảng con 1 phép tính.
3.Thực hành, luyện tập.
* Bài tập 1: Tính ( V)
-Y/c hs mở SGK trang 68 để đọc thầm bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc đầu bài 
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Các phép tính này được viết như thế nào?
- Y/C HS làm bài tập số 1 vào vở.
- GV chữa bài.
- Gọi 4 HS chia sẻ, mỗi hs một phép tính.
- Y/C HS nêu ý kiến về bài làm của các bạn.
- GV chốt kết quả đúng
- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ nhất. (52 - 4)
- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ hai. (43 - 7)
- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ ba. (94 – 8)
- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ tư. (64 – 6)
-
52
-
43
-
94
-
64
 4
 7
 8
 6
48
36
86
58
- Vậy qua bài tập 1, các em cần chú ý gì khi thực hiện các phép tính này?
- GV chốt kiến thức chung:
+ Thực hiện phép tính trừ từ phải sang trái, thực hiện trừ từ hàng đơn vị đến hàng chục, lấy 1 chục đơn vi từ hàng chục của số bị trừ và sau đó thêm 1 vào hàng chục của số trừ để tìm ra kết quả đúng.
+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau
- HS mở Sách giáo khoa đọc thầm Bài 1: Tính.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- HS TL.
- HSTL.
- HS làm vở.
- HS chữa bài.
- 4 HS trình bày như ở vở.
- HS nêu ý kiến đánh giá bài của bạn
- HS nêu cách tính của phép thứ nhất. (52 – 4)
- HS nêu cách tính của phép thứ hai. (43 - 7)
- HS nêu cách tính của phép thứ ba. (94 – 8)
- HS nêu cách tính của phép thứ tư. (64 – 6)
- HS TL
- Cách đặt tính, biết cách lấy 1chục đơn vi từ hàng chục của số bị trừ và sau đó thêm 1 vào hàng chục của số trừ để tìm ra kết quả đúng.
- HS lắng nghe
4. Củng cố và mở rộng.
*Tổ chức trò chơi“Blooket” 
- Em hãy cho cô biết hôm nay các em đã làm quen với dạng phép tính nào?
 GV giới thiệu tên trò chơi: “Boocket” 
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết trò chơi.
- GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Dựa vào kiến thức của tiết học này, các em hãy về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 để học tốt hơn tiết học sau.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hiện chơi
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_phep_tru_co_n.docx