Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 5: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (2 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 5: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (2 tiết)

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn.

- Vận dụng giải quyết vấn đề liên quan nhiều hơn ít hơn.

- Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học về nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu để ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. Đồ dùng dạy học :

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; kẹo,

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 5200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 5: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn: Toán 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Tuần 2 – Tiết 8 - BÀI 5 : NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU (tiết 1)
Thời gian thực hiện: ngày tháng . năm .
I.Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn.
- Vận dụng giải quyết vấn đề liên quan nhiều hơn ít hơn.
- Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
2. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học về nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu để ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; kẹo,
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- HS lắng nghe 
- Lớp trưởng điều hành 
- HS tham gia chơi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe 
-HS nghe và nhắc lại đề bài
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn
- Yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi:
Lớp Trưởng cho đại diện tổ lên đếm số bông hoa được khen thưởng do cô giáo tặng trong tuần của tổ mình và viết lên thẻ sau đó nêu nhận xét tổ mình nhiều hơn hay ít hơn tổ bạn
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu và ghi đầu bài lên bảng 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Bước đầu biết quan sát so sánh đồ vật , biết dùng từ “ nhiều hơn, ít hơn”
* Phương pháp: Trực quan, Đặt và giải quyết vấn đề.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
-HS quan sát hình ảnh mô hình kẹo của hai bạn, trả lời:
+ Bạn trai có 6 cái kẹo
+ Bạn gái có 9 cái kẹo
+ Bạn trai có ít hơn bạn gái 3 cái kẹo.
+ Bạn gái nhiều hơn bạn trai 3 cái kẹo
-HS theo dõi và 
Số bé (6).
Số lớn (9)
- Số kẹo bạn gái nhiều hơn bạn trai cũng chính là số kẹo bạn trai ít hơn bạn gái
- HS viết ra bảng con
 9 - 6 = 3 (cái)
-HS nêu (3-4 em) phần SGK
-HS lắng nghe
* Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn
- GV sử đụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) thể hiện số kẹo của bạn trai, bạn gái.
+Bạn trai có bao nhiêu cái kẹo?
+Bạn gái có bao nhiêu cái kẹo?
+Bạn trai có ít hơn bạn gái mấy cái kẹo?
+ Bạn gái nhiều hơn bạn trai mấy cái kẹo?
- GV dùng đồ dùng dạy học (ĐDDH) khái quát quan hệ nhiều hơn, ít hơn:
Số kẹo bạn trai là số gì?
Sổ kẹo bạn gái là số gì?
- Số kẹo bạn gái nhiều hơn bạn trai như thế nào so với số kẹo bạn trai ít hơn bạn gái.
- GV chốt ý: Số kẹo bạn gái nhiều hơn bạn trai cũng chính là số kẹo bạn trai ít hơn bạn gái đây chính là phần chênh lệch.
-GV hỏi: Nếu không có đồ dùng thay thế số kẹo, ta sẽ làm phép tính như thế nào để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu?
- GV chỉ vào từng thành phần của phép tính trên để HS nói:
Bạn gái có nhiều hơn bạn trai 3 cái kẹo.
Bạn trai có ít hơn bạn gái 3 cái kẹo.
- Rút ra kết luận: Để tìm phần chênh lệch ta lấy số lớn trừ đi số bé
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Mục tiêu: Vận dụng GQVĐ liên quan:Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
* Phương pháp: Thực hành, quan sát. 
* Hình thức: nhóm, lớp
- 1HS đọc to yêu cầu
- HS thao tác với đồ dùng của mình theo nhóm đôi và trình bày vài nhóm trước lớp: nêu số lớn, số bé, chỉ phần chênh lệch 
*Bài 1: Dùng đồ dùng học tập thể hiện bạn trai có nhiều hơn bạn gái 2 cái kẹo 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu
- GV cho hs làm trong nhóm đôi và trình bày trước lớp
- GV theo dõi, nhận xét 
- HS quan sát.
- Nêu số lớn, số bé, chỉ phần chênh lệch.
- HS viết phép tính vào vở, trao đổi kiểm tra trong nhóm sau đó báo cáo trước lớp.
- HS thực hiện
- HS nhận xét, bổ sung. 
- Chú ý lắng nghe, sửa bài.
*Bài 2: Viết phép tính và nối theo mẫu:
- GV hướng dẫn mẫu 
- Số lớn? số bé? Phần chênh lệch?
-Thực hiện phép tính để tìm phần chênh lệch.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học.
* Phương pháp: Đàm thoại 
* Hình thức tổ chức: Cá nhân.
- HS tự nêu, nhận xét nhau.
- HS lắng nghe
- Cho HS nhắc lại cách tìm nhiều hơn hay ít hơn? Cho ví dụ?
- GV dặn HS xem lại bài và chuẩn bị 1 đồ dùng tiết 2: 2 băng giấy, thước đo cm
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
 ................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn: Toán 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Tuần 2 – Tiết 9 - BÀI 5 : NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU (tiết 2)
Thời gian thực hiện: ngày tháng . năm .
I.Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn.
- Vận dụng giải quyết vấn đề liên quan nhiều hơn ít hơn.
- Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
2. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học về nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu để ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; kẹo,
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
	- HS nghe trả lời , chẳng hạn: 3 cái bút
+ HS trả lời theo câu hỏi của cô và nhận xét.
- HS nghe 
-HS đọc lại đề bài .
- GV gọi 1 HS bất kì hỏi: Hôm nay con đem đến lớp mấy cái bút?
+ GV nói tiếp cô có 5 cái bút. Vậy ai có nhiều (ít) bút hơn ? nhiều (ít) hơn bao nhiêu cái?
- GV giới thiệu bài: Để nắm vững hơn về nhiều hơn hay ít hơn và được vận dụng trong cuộc sống các em như thế nào hôm nay chúng ta sang tiết 2
- GV ghi đề bài.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Mục tiêu: Vận dụng GQVĐ liên quan:Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm.
-HS nêu yêu cầu bài tập
-HS làm việc theo nhóm
- Lắng nghe.
- HS báo cáo, giải thích từng bước làm.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
*Bài 1:
-Nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào VBT .
- Gợi ý cho HS nhận biết đây là bài toán tìm phần chênh lệch.
- Gọi HS báo cáo kết quả. 
- GV nhận xét.
- Mở rộng: cách nói về tuổi, có thể dùng từ “lớn hơn... tuổi” hoặc “nhỏ / bé hơn ... tuổi”. 
- HS đo và nhận biết các nhiệm vụ cần làm: cách phổ biến nhất là đo từng băng giấy rồi làm tính trừ 
(10 cm - 6 cm = 4 cm).
-1 vài HS nêu cách làm và kết quả trước lớp
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- Bài 2: Số?
+ GV nêu yêu cầu và cho HS thao tác đồ dùng dạy học đã chuẩn bị: đo chiều dài băng giấy? và cho biết băng giấy nào ngắn hơn và ngắn hơn bao nhiêm cm?
+ GV theo dõi hs và giúp đỡ
-Nhận xét, chốt ý: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu chính là bài toán tìm phần chênh lệch.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh chơi theo hướng dẫn giáo viên
-Trả lời câu hỏi
-HS theo dõi cùng GV bình chọn bạn chơi tốt
-HS lắng nghe
- GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn”.
Ví dụ:
GV nói: 8 cái bánh, 1 cái kẹo.
HS nhóm đôi: viết phép tính trừ vào bảng con, nhóm nào viết xong trước nhất thì chạy lên trước lớp đứng, giơ bảng cho cả lớp xem và nói:
HS 1. Bánh nhiều hơn kẹo 7 cái.
HS 2: Kẹo ít hơn bánh 7 cái
- GV tổng kết trò chơi tuyên dương bạn chơi tốt
- Xem lại bài và tập tìm nhiều hơn ít hơn khi có 2 số hay 2 đồ vật, 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
 ................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai_5_nhie.doc