Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2: Em làm được những gì? (Tiết 1, Sách học sinh trang 21)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2: Em làm được những gì? (Tiết 1, Sách học sinh trang 21)

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức, kĩ năng:

 1.Kiến thức

- Ôn tập: tên gọi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ.

- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ: Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép cộng, phép trừ.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng sơ đồ tách - gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

 -Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).

 - Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS năng lực học toán, tính toán cẩn thận, chính xác.

4. Năng lực chú trọng

 *Năng lực chung

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

 *Năng lực riêng

 Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

 5.Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập

 6 .Tích hợp: Toán học và cuộc sống; TN & XH

II. Chuẩn bị:

 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập

 Máy tính, máy chiếu (nếu có).

 - HS: SGK

 Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 4061
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2: Em làm được những gì? (Tiết 1, Sách học sinh trang 21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học ............................................ Lớp 2/.... 
TUẦN 2
Thứ ngày tháng năm 2021
TOÁN
1.ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
 Em làm được những gì? ( Tiết 1, SHS trang 21)
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức, kĩ năng: 
 1.Kiến thức
Ôn tập: tên gọi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ.
Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ: Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép cộng, phép trừ.
Kĩ năng:
Sử dụng sơ đồ tách - gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 -Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).
 - Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS năng lực học toán, tính toán cẩn thận, chính xác. 
4. Năng lực chú trọng
 *Năng lực chung
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 *Năng lực riêng
 Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
 5.Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập
 6 .Tích hợp: Toán học và cuộc sống; TN & XH
II. Chuẩn bị:
 - GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập
 Máy tính, máy chiếu (nếu có).
 - HS: SGK
 Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’
Hoạt động khởi động (3-5 phút):
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi,....
Cách tiến hành:
Giáo viên cho cả lớp chơi “ĐỐ BẠN”
- GV tổ chức cho các em chơi theo nhóm đôi : HS hỏi – đáp nhau
Đội nào thực hiện nhanh nhất và đúng, được cả lớp vỗ tay khen trước lớp.
- GV nhận xét 
HS 1:Tám mươi bảy gồm mấy chục và mấy đơn vị?
HS 2: 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị 
HS1: Gộp 80 và 7 được số nào?
HS 2: Gộp 80 và 7 được 87.
- HS chơi
-Học sinh nhận xét
 22’ Hoạt động: Luyện tập
* Mục tiêu: Thực hiện được các bài tập 1, 2, 3, 4, trang 21 & 22 (SGK) 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thực hành.
* Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh).
a. Bài 1: Số?
- Giáo viên giúp học sinh xác định và nhận biết được cách tìm quy luật dãy số. 
- Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.
Em đếm thêm 1.
Em đếm thêm 2.
Em đếm thêm 10.
 - GV nhận xét, chốt lại
a. Bài 1/21:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh thực hiện nêu miệng lại trước lớp
- HS trả lời
- Học sinh nhận xét cách trình bày
b. Bài 2. Làm theo mẫu: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 2.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu
Phân tích cấu tạo số: 73 gồm 70 và 3.
Viết bổn phép tính với ba số: 73; 70 và 3.
 70 + 3 = 73
 3 + 70 = 73
 73 - 3 = 70
 73 - 70 = 3
- GV nhận xét, sửa bài học sinh.
- Sửa bài, khuyến khích HS phân tích cấu tạo số.
 Mở rộng: Với ba số mà ta có thể viết thành phép cộng hay phép trừ, người ta gọi đó là các số gia đình.
- GV nhận xét 
b. Bài 2/21: 
- Học sinh làm việc nhóm đôi.
- Học sinh sửa bài qua trò chơi : Đố bạn
+HS 1: Đố bạn, đố bạn
+HS cả lớp: Đố ai, đố ai
+HS 1: Mình đố bạn Lan: 36 gồm ? và 6.
+ Nêu 2 phép tính cộng và 2 phép tính trừ
 ... + ..... = ? vv......
- HS nêu
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
c. Bài 3. Gọi tên thành phần của phép tính 
- Yêu cầu HS gọi tên thành phần của phép tính
a) - Hướng dẫn HS thực hiện
 a) 34 + 52 = 86 b) 86 - 52 = 34
 34 là số hạng	86 là số bị trừ
 52 là số hạng	52 là số trừ
 86 là tổng	34 là hiệu
-HS nhóm đôi che từng số trong sơ đồ tách- gộp rồi đọc phép tính để tìm số bị che.
b) Yêu cầu HS thay dấu ? bằng phép tính thích hợp ( + ; - )
- GV nhận xét , bổ sunga) 34 + 52 = 86 HS trả lời
c. Bài 3/22: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
HS (nhóm đôi) sử dụng SGK gọi tên các thành phần của các phép trừ (theo mẫu).
- HS nhóm đôi che từng số trong sơ đồ tách- gộp rồi đọc phép tính để tìm số bị che.
-HS làm bài 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
d .Bài 4:Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài, nhận biết: đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS thực hiện (bảng con).
- Yêu cầu sửa bài.
* HS làm trên bảng lớp (Mỗi HS làm một phép tính).
* Lưu ý HS đặt đúng phép tính 8 + 41	
-GV nhận xét ,bổ sung
d. Bài 4/22: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào bảng con
-HS khác nhận xét, bổ sung.
5’
3. Củng cố 
-HS trả lời, thực hiện
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận biết và đọc số cho đúng
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu HS: 
 Đọc các số từ 63 đến 70( thêm 1)
 Đọc các số từ 82, 84 đến 92(thêm 2)
	 Đọc các số từ 16, 26 đến 86( thêm 10)
- HS thực hiện
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu gọi tên các thành phần của phép cộng và phép trừ cho cha mẹ nghe.
- HS nêu cho cha mẹ nghe
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
 .. 
 .. ....

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2_em_lam_duo.docx