Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 31: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000;
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 trên các khối lập phương.
- Giải quyết vấn đề toán học: Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+); bước đầu làm quen cách tính nhanh.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
- Yêu nước
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán: 3 thẻ trăm, 11 thẻ chục và 14 khối lập phương.
2. Học sinh:
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán: 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục và 10 khối lập phương.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 TUẦN 31 BÀI : PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (TIẾT 3) ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 89 - 91 ) MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng. - Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000; - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 trên các khối lập phương. - Giải quyết vấn đề toán học: Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+); bước đầu làm quen cách tính nhanh. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. - Yêu nước II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán: 3 thẻ trăm, 11 thẻ chục và 14 khối lập phương. 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán: 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục và 10 khối lập phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TG Hoạt động giáo viên Mong đợi của HS 5’ 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. b. Phương pháp: Trò chơi c. Hình thức: Cả lớp Trò chơi: Hát chuyền đồ vật - GV cho HS hát một bài hát bất kì và chuyển 1 đồ vật trong lớp. Khi nhạc dừng đến đâu thì GV cho HS 1 phép tính. HS không làm được sẽ hát múa 1 bài hát, làm đúng có thưởng. - Nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài học mới: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 3) - HS tham gia - HS lắng nghe 20’ 2. Hoạt động 2: Luyện tập a. Mục tiêu: - Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000. - Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng. b. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành. c. Hình thức: Cá nhân – nhóm – lớp, kĩ thuật Các mảnh ghép. Bài 5: - Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì? - Bài toán yêu cầu gì? - Để tìm tổng số trứng gà theo yêu cầu ta thực hiện phép tính gì? - Yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài. - Sửa bài: GV khuyến khích HS giải thích cách làm. - Yêu cầu HS nhận xét, GV tuyên dương. Bài 6: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép: nhóm chẵn thực hiện câu a, nhóm lẻ thực hiện câu b. - Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Xác định đề bài cho gì? + Xác định đề bài hỏi gì? + Thực hiện giải bài toán và giải thích vì sao chọn phép tính như vậy. - Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, GV tuyên dương. - Có 3 con gà, mỗi con gà có gắn một số, đó là số trứng của mình. - Điền số vào chỗ trống. - Thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài. a) Tìm tổng số trứng của gà nâu và gà trắng là lấy số trứng của gà nâu cộng với số trứng của gà trắng. b) Tìm tổng số trứng của ba con gà là lấy số trứng của cả ba con gà cộng lại. Hoặc lấy kết quả câu a cộng với số trứng của gà xám. - HS thực hiện. Bài giải Trang trại nuôi tất cả số con gà: 387 + 550 = 937 (con gà) Đáp số: 937 con gà b) Bài giải Cả hai loại gà ăn hết số ki – lô – gam thức ăn: 409 + 231 = 640 (kg) Đáp số: 640 kg 5’ 3. Hoạt động: Thử thách a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng. b. Phương pháp: Thực hành c. Hình thức: Trò chơi - GV giới thiệu sơ lược về quá trình sinh trưởng của gà (link tham khảo: - GV đưa tranh, yêu cầu HS tìm hiểu đề bài: - 1 con gà mái cân nặng bằng 2 con gà giò. - 1 con gà trống cân nặng bằng 3 con gà giò. - Cả ba con gà: 1 con gà trống, 1 con gà mái và 1 con gà giò cân nặng 6 kg. - GV hướng dẫn: Thay thế gà trống và gà mái bằng số gà giò tương đương. Như vậy, 6 con gà giò nặng 6 kg. - Yêu cầu HS thảo luận cách tìm số cân nặng của mỗi loại gà. - Yêu cầu HS nhận xét, kiểm tra theo dữ liệu đề bài để kiểm chứng kết quả. - Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, GV tuyên dương. - GV yêu cầu HS nói đặc điểm của gà trống, gà mái. - Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, GV tuyên dương. - HS quan sát, lắng nghe. - HS nêu suy nghĩ đề bài cho. - HS thảo luận cách tìm số cân nặng của mỗi loại gà: + 1 con gà giò cân nặng 1 kg; + 1 con gà mái cân nặng 2 kg, + 1 con gà trống cân nặng 3 kg. Cả 3 con cân nặng 6 kg, vì 5 kg + 1 kg = 6 kg. - HS nêu đặc điểm của gà trống, gà mái. 5’ 3. Hoạt động: Hoạt động nối tiếp a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. b. Phương pháp: Thực hành c. Hình thức: Trò chơi - GV đọc cho HS vài phép tính cho HS làm bảng con: 224 + 192; 338 + 429; , yêu cầu 1 HS nêu cách làm - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện - HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_31_phep_cong.docx