Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 16: Đề -xi- Mét (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 16: Đề -xi- Mét (Tiết 1)

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).

- So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vi 100).

- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ đài đã học.

2. Năng lực:

- Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đơn vị đo dm.

- Tư duy lập luận toán học: Sử dung gang tay để ước lượng một số đồ vật.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng thước để đo các đồ vật phù hợp với đơn vị dm.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 7250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Tiết 16: Đề -xi- Mét (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn: Toán 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Tuần 4 – Tiết 16 - Bài: Đề -xi- mét ( Tiết 1)
Thời gian thực hiện: ngày tháng . năm .
I.Yêu cầu cần đạt: 	
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn. 
- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm). 
- So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm. 
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vi 100). 
- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo. 
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ đài đã học. 
2. Năng lực:
- Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đơn vị đo dm.
- Tư duy lập luận toán học: Sử dung gang tay để ước lượng một số đồ vật.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng thước để đo các đồ vật phù hợp với đơn vị dm.
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Ham học(thích đọc sách), có trách nhiệm( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
1. Giáo viên: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có), thước thẳng có vạch chia thành từng xăng –ti-mét, băng giấy.
2. Học sinh: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV,thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động .
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
-HS thực hiện.
-Lớp trưởng điều khiển( lớp trưởng đọc câu đố,nhận xét đúng- sai) 
+ Đề-xi-mét là đơn vị đo dùng đo cái gì?
+ Chiều rộng quyển sách Toán 2 khoảng bao nhiêu đề-xi-mét?
+ Chiều dài quyển sách Toán 2 khoảng bao nhiêu đề-xi-mét?
+ Chiều dài cây bút chì của mình khoảng bao nhiêu đề-xi-mét?
- Lắng nghe, nêu lại tựa bài.
-GV cho học sinh tham gia trò chơi Đố bạn.
-Nhận xét tổng kết trò chơi, giới thiệu bài mới.Ghi tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu:Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn. 
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
-HS nêu yêu cầu bài tập 
-HS thực hiện 
-Kẹp giấy dài 2 xăng-ti-mét
-HS thực hiện phép cộng với đơn vị đo xăng-ti-mét để trả lời câu hỏi. 
-Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ đó dài 4 xăng-ti-mét 
-Với cây bút chì có độ đài gồm 3 kẹp giấy như thế thì bút chì dài 6 xăng-ti-mét 
Bài 1: 
- GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ thước có vạch xăng-ti-mét trong SGK để xác định kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét. 
- Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét? 
- Với cây bút chì có độ đài gồm 3 kẹp giấy như thế thì bút chì dài bao nhiêu xăng-ti-mét? 
- GV nhận xét, củng cố 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
*Mục tiêu:Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng hoc tập (phạm vi 100 cm). 
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi.
a. 6cm + 3cm = 9cm
10dm – 4dm = 6dm
b. 3cm +7cm – 9cm = 1cm
8dm – 6dm + 8dm = 10dm
-HS góp ý. 
Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi. 
-GV nhận xét
- Học sinh đọc đề bài.
- HS nêu:
• Cách 1 : Đo độ dài từng đoạn của mỗi băng giấy rồi cộng lại. 
• Cách 2 : Băng giấy đầu tiên lấy 10 cm - 1 cm; băng giấy thứ ba lấy 10 cm - 2 cm. 
• Cách 3: Đếm tùng xăng-ti-mét trên mỗi băng giấy. 
• Cách 4: “Nối” từng băng giấy lại với nliau bằng một sợi dây rồi đo sợi đây đó. 
-HS khác nhận xét
Bài 3: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài và giới thiệu: đây là ba băng giấy màu xanh, đỏ, vàng đã bị cắt ra thành từng đoạn và yêu cầu tính xem trước khi cắt mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét. Qua đó sẽ so sánh được băng giấy nào dài nhất và băng giấy nào ngắn nhất. 
- GV yêu cầu HS dựa trên hình ảnh minh hoạ trong SGK, suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề. 
-GV nhận xét 
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc: 1dm = 10cm, 10cm = 1dm.
- Học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi. 
a. 1dm = 10cm b.10cm =1dm
 2dm = 20cm 20cm= 2dm
 7dm = 70cm 50cm = 5dm
Bài 4: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh đọc: 1dm = 10cm, 10cm = 1dm.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi. 
- Khi sửa bài, GV cho HS nêu rõ mối quan hệ giữa hai đơn vị cần đổi. 
- Học sinh đọc đề bài.
-Các nhóm thực hiện rồi báo cáo kết quả. 
• Anh cao hơn em 3 dm. 
• Em thấp hơn anh 3 dm. 
-HS khác nhận xét
Bài 5: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Tìm hiểu bài 
+Bài cho biết gì? (Anh cao 15 dm; em cao 12 dm) 
+Bài hỏi gì? (Anh cao hơn em bao nhiêu đề-xi-mét và em thấp hơn anh bao nhiêu đề-xi-mét?) 
+Hãy suy nghĩ cách làm để trả lời câu hỏi của bài. 
-HD HS làm nhóm đôi. 
-GV nhận xét
-HS chơi
-HS trả lời, thực hiện
Bài 6: 
GV tổ chức hai bạn chơi cùng nhau: một bạn nêu ước lượng; bạn còn lại dùng thước đo để kiểm tra.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại 
* Hình thức Cá nhân, nhóm.
-HS thực hiện
- Học sinh thực hiện ở nhà.
- Tổ chức cho HS chơi T/C Ước lượng
+ Nội dung chơi: Chọn đồ vật và ước lượng độ dài của nó
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy
- Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “ước lượng” với người thân trong nhà.
- GV yêu cầu HS về nhà tập ước lượng bằng mắt một số đồ đùng gia đình theo đơn vị đề-xi-mét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_tiet_16_de.docx