Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Tiết 24+25: 7 cộng với một số, 6 cộng với 1 số - Đoàn Hoàng Thắm

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Tiết 24+25: 7 cộng với một số, 6 cộng với 1 số - Đoàn Hoàng Thắm

I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được phép tính 7 + 5, 6 + 5. Khái quát hoá được cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.

- Vận dụng: Thực hiện tính nhầm 7 cộng với một số, 6 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20). Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.

2. Năng lực: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ học tập.

*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 30 khối lập phương.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Tiết 24+25: 7 cộng với một số, 6 cộng với 1 số - Đoàn Hoàng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Toán 2
TUẦN 5. TIẾT 24- BÀI : 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ, 6 CỘNG VỚI 1 SỐ (TIẾT 1)
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ... 
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép tính 7 + 5, 6 + 5. Khái quát hoá được cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.
- Vận dụng: Thực hiện tính nhầm 7 cộng với một số, 6 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20). Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.
2. Năng lực: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ học tập.
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 30 khối lập phương.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- HS tham gia chơi.
- Chú ý lắng nghe.
- Nêu lại tựa bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: GỌI THUYỀN 
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
-> Giới thiệu bài học mới: 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Làm được các phép tính dạng 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
-HS thảo luận tìm hiểu vấn đề
-HS thảo luận tìm cách tính
7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 12
6 + 5 = 6 + 4 + 1 = 11
-HS viết phép tính vào bảng con
-HS trình bày cách tính
-HS kiểm tra kết quả
7 + 5 = 12, 6 + 5 = 11
-HS thi đua trả lời
-HS nghe và nhắc lại
Thực hiện phép tính: 7 + 5, 6 + 5
- GV cho HS hoạt động nhóm bốn, mỗi nửa lớp thực hiện một phép tính.
 Bước 1: Tìm hiểu vấn đề
 HS nhận biết được vấn đề cần giải quyết: 
 7 + 5 = ?
 (6 + 5 = ?)
 Bước 2: Lập kế hoạch
 -HS thảo luận cách tính (hướng các em áp dụng Làm cho đủ chục rồi cộng vói số còn lại, có thể không cần dụng cụ hỗ trợ).
 Bước 3: Tiến hành kế hoạch
- Các nhóm thực hiện, viết phép tính ra bảng con, một vài nhóm trinh bày ngắn gọn cách làm.
 Bước 4: Kiểm tra lại.
 -GV giúp HS kiểm tra: Kết quả. Phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết 
 7 + 5 = ? 6 + 5 = ?
b) Khái quát hoá cách cộng qua 10 tròn
+ GV có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Chia lớp thành hai đội, một đội nêu yêu cầu, đội còn lại trả lời. 
 9 cộng với một số, 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại.
 8 cộng với một số, 8 cộng 2 rồi cộng số còn lại.
 7 cộng với một số, 7 cộng 3 rồi cộng số còn lại.
 6 cộng với một số, 6 cộng 4 rồi cộng số còn lại.
- Kết luận: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại .
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Mục tiêu: Luyện tập cách tính 7, 6 cộng với một số
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
Bài 1:
-Nêu yêu cầu bài tập
HS tự tìm hiểu, nhận biết cách cộng và thực hiện vào bảng con.
-HS nhận xét
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
GV gợi ý, hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét
Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài tập
-HS thực hiện, trình bày.
-Lớp nhận xét
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nhận biết các phép tính trong bài đều là 7 hoặc 6 cộng với một số.
-Nhận xét, sửa bài, thường xuyên cho HS nhắc lại cách cộng 7 hoặc 6 với một số.
Bài 3:
HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tìm hiểu bài, nhận biết: Làm sao để biết mèo con nào của mèo mẹ?
-HS hoạt động nhóm bổn.
-HS trình bày
-HS nhận xét
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận, nhận biết tổng của hai số ở mỗi mèo mẹ là số của mèo con (ví dụ: tổng của 9 và 6 là 15, mèo con mang số 15 là con của mèo mẹ màu cam 9 + 6).
- GV nhận xét
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức: Cá nhân
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Toán 2
TUẦN 5. TIẾT 25- BÀI : 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ, 6 CỘNG VỚI 1 SỐ (TIẾT 2)
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ... 
I . YÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện tính nhầm 7 cộng với một số, 6 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20). Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.
- Phân biệt cách tinh 9,8, 7,6 cộng với một số. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua 10 trong phạm vi 20 qua các trường hợp cụ thể, vận dụng so sánh kết quả các phép cộng.
2. Năng lực: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ học tập.
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 30 khối lập phương.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi “Hộp quà bí mật”
* Hình thức: cả lớp 
- HS thực hiện
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn hộp quà và trả lời câu hỏi. 
- Yêu cầu HS làm một số dạng bài tập 7, 6 cộng với một số
- GV nhận xét 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Luyện tập cách tính 7, 6 cộng với một số
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
Bài 4. Viết phép tính (theo mẫu)
-HS nghe hướng dẫn
-HS làm vào VBT
-HS sửa bài
- GV phân tích mẫu
-Tại sao có phép tính 9 + 5 (9 hình tròn xanh và 5 hình tròn vàng)
-Tại sao có phép tính 5 + 9 ( 5 hình tròn vàng và 9 hình tròn xanh)
-So sánh kết quả hai phép tính( 9 + 5 = 5 + 9)
 -Để tính 5 + 9, thường người ta tính 9 + 5
 Khi sửa bài lưu ý HS:
 7 + 6 = 6 + 7, 6 + 5 = 5 + 6
Bài 5. Tính nhẩm
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp chơi trò chơi Gọi thuyền.
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Gọi thuyền.
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
Bài 6. ( >, =, <)
-HS đọc yêu cầu
-HS làm bài vào VBT
-HS giải thích
-11 < 12 nên 9 + 2 < 3 + 9
- Hoặc hai tổng cùng có số hạng là 9, số hạng còn lại 2 < 3 
nên 9 + 2 < 3 + 9
 Khi sửa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm
 VD: 9 + 2 và 3 + 9
 9 + 2 = 11, 3 + 9 = 9 + 3 = 12, 
Bài 7. Hai đĩa nào có tổng số quả chuối là 12?
-HS đọc yêu cầu của bài.
-Tìm hiểu bài và tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
 -Đếm số quả chuối ở một đĩa ( Có thể lấy đĩa A làm mẫu)
 -Đĩa A có 8 quả chuối, 8 cộng mấy bằng 12?
( 8 + 4 = 12)
 -Ta phải tìm đĩa có 4 quả chuối ( đĩa G)
 -Đĩa A và đĩa G có tổng số quả chuối là 12
 - Đáp án: A và G, B và E, C và D
4.Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- Giống nhau: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại. Khác nhau:Tách 1, 2, 3, hoặc 4 ở số sau.
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Yêu cầu HS phân biệt 9, 8, 7 hoặc 6 cộng với 1 số.
- Giáo viên yêu học sinh về ôn lại bài và làm lại các bài tập trong VBT.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_tiet_2425.docx