Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Tiết 32+33: Em làm được những gì? - Trường TH An Phước B

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Tiết 32+33: Em làm được những gì? - Trường TH An Phước B

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20.Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.Tính toán với các số đo độ dài đã học.

- Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan tới độ dài và thời gian.Vận dụng ba điểm thẳng hàng, giải quyết vấn đề đơn giản.

2. Năng lực: Giao tiếp toán học, Tư duy và lập luận toán học, Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; que tính, sợi dây,

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5841
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Tiết 32+33: Em làm được những gì? - Trường TH An Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20
TUẦN 7 - TIẾT 32 -BÀI 20 : Em làm được những gì? (TIẾT 1)
Thời gian thực hiện : ngày tháng năm ..
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20.Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.Tính toán với các số đo độ dài đã học. 
- Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan tới độ dài và thời gian.Vận dụng ba điểm thẳng hàng, giải quyết vấn đề đơn giản.
2. Năng lực: Giao tiếp toán học, Tư duy và lập luận toán học, Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; que tính, sợi dây, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* PP:Trò chơi
* HTTC: Cả lớp
- Cả lớp hát.
-Tổ chức cho HS hát vui.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Mục tiêu: Ôn tập phép cộng qua 10, trong phạm vi 20, làm phép tính có 2 phép cộng và có đơn vị đã học, nhận biết mẫu, để tìm được số trong hình tròn giữa.
* Phương pháp: Trò chơi, hỏi đáp,thảo luận nhóm
*Hình thức: Cá nhân, nhóm
* Bài 1
- Hs đọc đề
- Hs chơi
- Hs quan sát
- Ôn lại bảng cộng qua 10, trong phạm vi 20
- Gv đưa bài 1
- Gv tổ chức cho hs chơi trò “ Đố bạn?” 
- Gv chốt đáp án
 9+4=13 8+6=14 5+6=11 7+5=12
 2+9=11 7+8= 13 8+9=17 4+7=11
- Gv hỏi: Bài 1 chúng ta vừa ôn lại gì?
* Bài 2
- Hs đọc bài 2
- Các nhóm thảo luận, mỗi thành viên làm 1 bài, nhóm trưởng tổng hợp vào bảng nhóm
- 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác dò bảng của nhóm mình
- 2 phép tính cộng
- làm từ trái sang phải
- có đơn vị đo độ dài cm, dm
- kết quả có đơn vị giống với phép tính
- Gv chốt đáp án
4cm+6cm+10cm=20cm;7dm+7dm+5dm=19dm
8cm+9cm+2cm=19cm ;11dm+3dm+2dm=16dm
- Gv hỏi: các bài tính này có mấy phép tính cộng?
 Khi có 2 phép tính cộng thì chúng ta làm như thế nào?
 Trong phép tính cộng còn có gì đặc biệt?
 Vậy khi trong phép tính có đơn vị đo độ dài thì kết quả sao?
Bài 3
- Hs đọc bài mẫu
- Số ở giữa lớn hơn các số xung quanh
- Phép tính cộng
- 3 số xung quanh cộng lại với nhau
- Hs thảo luận nhóm đôi
- 2-3 nhóm trình bài các nhóm sẽ thay đổi vị trí các số hạng nhưng tổng không đổi
- Giống kết quả, khác thứ tự giữa các số
- Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi
- Gv đưa bài 3, và bài mẫu
- Gv hỏi: số ở giữa như thế nào với các số ở xung quanh?
- Vậy chúng ta sẽ làm phép tính gì để được số ở giữa?
- Cộng như thế nào?
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi hoàn thành các bài còn lại
- Gv hỏi: Các nhóm trình bày có gì giống và khác nhau?
- Các em có nhận xét gì?
- Gv chốt đáp án: 8+2+4=14 6+7+4=17
 9+5+5=19 0+1+9=10
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
*Mục tiêu: Tổng hợp các kiến thức học trong bài. Dặn dò ôn tập và chuẩn bị bài sau
*Phương pháp:trò chơi
*Hình thức: cá nhân
- Hs tham gia chơi. Đội A đưa 1 phép tính trong bảng cộng đã học , Đội B đưa kết quả và đổi ngược lại. Đội nào trả lời chưa đúng sẽ thua
- Chú ý lắng nghe.
- Gv tổ chức trò chơi “ Đố bạn?” 
- Gv chia lớp 2 đội A và B. 
- Gv công bố kết quả, tuyên dương đội thắng
- Gv dặn dò về ôn lại bảng cộng và chuẩn bị bài tiếp theo
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20
TUẦN 7 - TIẾT 32 -BÀI 20 : Em làm được những gì? (TIẾT 2)
Thời gian thực hiện : ngày tháng năm ..
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20.Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.Tính toán với các số đo độ dài đã học. 
- Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan tới độ dài và thời gian.Vận dụng ba điểm thẳng hàng, giải quyết vấn đề đơn giản.
2. Năng lực: Giao tiếp toán học, Tư duy và lập luận toán học, Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; que tính, sợi dây, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
1.Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* PP:Trò chơi
* HTTC: Cả lớp
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Mục tiêu: Hs biết đo độ dài đoạn thẳng, sử dụng số đo để làm phép tính cộng, biết tìm các số hạng khi biết tổng, biết tạo đường thẳng từ hình cho trước, biết xem đồng hồ
* Phương pháp: trực quan , hỏi đáp,thảo luận nhóm
*Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp
Bài 4
- Hs đọc đề
- Đo và tính quãng đường của ốc sên
- Hs làm bài
- 1 hs sửa bài trên bảng
- đường gấp khúc
- tính tổng các đoạn thẳng của đường gấp khúc
Bài 5
- hs đọc yêu cầu
- Hs thảo luận nhóm 6 điền số vào dấu ?
- 2 nhóm lên trình bày
- Hs nêu 5+6=11, 14-11=3
- làm phép tính ?+8+2=14 trước, sau đó mới làm phép tính kia
- Biết tìm số hạng khi đã biết tổng
- Gv đưa bài 4
- Gv hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- Gv yêu cầu hs làm bài vào VBT
- Gv chốt đáp án
GV hỏi: quãng đường mà chú ốc sên bò là đường gì chúng ta đã học?
Vậy muốn tính độ dài đường gấp khúc thì làm sao?
- Gv đưa bài 5
- Gv cho hs thảo luận nhóm 6 
- Gv hỏi: 5+6+?=14 các em làm như thế nào?
- 3+?+?=14 các em làm thế nào?
- Tương tự các phép tính còn lại gv hỏi để hs nêu cách làm
- Gv chốt đáp án
- Vậy ở bài này các em học được gì?
Bài 6
- Hs đọc đề 
- Hs thực hiện
- 3 khối lập phương thẳng hàng với nhau
- Gv đưa bài 
- Gv chia nhóm 6, cho các nhóm lấy các khối trong đò dùng học tập và xếp theo yêu cầu
- Gv chốt
- Gv hỏi: các em quan sát khi xếp thành 1 đường thẳng thì 3 khối lập phương như thế nào?
- Gv chốt
Bài 7
- Hs đọc đề
- Hs làm bài
- 3-4 hs sửa bài
- Sên đỏ
- Vì sên đỏ đến nơi lúc 8 giờ còn sên xanh đến nơi lúc 9 giờ
- Sên đỏ đi đường thẳng, sên xanh đi đường gấp khúc
- Đường thẳng
- Gv đưa bài 
- Gv cho hs làm vào VBT
- Gv chốt đáp án: 
 Sên đỏ đi từ nhà lúc 7 giờ, đến nơi lúc 8 giờ
 Sên xanh đi từ nhà lúc 7 giờ đến nơi lúc 9 giờ
- Gv hỏi: Vậy sên đỏ và sên xanh con nào đi nhanh hơn
 Vì sao em biết?
 Các em quan sát quãng đường đi của sên đỏ và sên xanh và cho cô biết khác nhau như thế nào?
 Vậy đường thẳng hay đường gấp khúc ngắn hơn?
- Gv chốt
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
*Mục tiêu: Tổng hợp các kiến thức học trong bài. Dặn dò ôn tập và chuẩn bị bài sau
*Phương pháp:trò chơi
*Hình thức: cá nhân
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo dặn dò của giáo viên.
- Gv chốt, nhận xét tiết học 
- Gv dặn dò về ôn lại bảng cộng và chuẩn bị bài tiếp theo
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_tiet_3233.docx