Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9: Bài toán nhiều hơn (Sách học sinh, Trang 73) - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
Nhận biết ý nghĩa bài toán nhiều hơn: Nếu thêm phần nhiều hơn vào số bé sẽ được số lớn.
- 2. Kĩ năng: Vận dụng GQVĐ liên quan: Giải bài toán nhiều hơn.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS năng lực học toán, tính toán cẩn thận, chính xác.
4. Năng lực chú trọng:Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6.Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 20 khối lập phương.
2. Học sinh: 10 khối lập phương. Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
Trường Tiểu học ............................................ Lớp 2/.... TUẦN 9 Thứ ngày tháng năm 2021 TOÁN 2. PHÉP CỘNG , PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20 BÀI : BÀI TOÁN NHIỀU HƠN (SHS trang 73) MỤC TIÊU: 1.Kiến thức Nhận biết ý nghĩa bài toán nhiều hơn: Nếu thêm phần nhiều hơn vào số bé sẽ được số lớn. 2. Kĩ năng: Vận dụng GQVĐ liên quan: Giải bài toán nhiều hơn. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS năng lực học toán, tính toán cẩn thận, chính xác. 4. Năng lực chú trọng:Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 6.Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: 20 khối lập phương. 2. Học sinh: 10 khối lập phương. Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi. 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi “Ai tinh mắt thế” * Hình thức: Cả lớp * Cách tiến hành: - Giáo viên cho cả lớp chơi “Ai tinh mắt thế” - Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng kiểm tra xem tổ em có bao nhiêu bạn nữ, bao nhiêu bạn nam. Sau đó kiểm tra xem bạn nữ nhiều hơn bạn nam hay bạn nam nhiều hơn bạn nữ. - Nhận xét, tuyên dương. -> Giới thiệu bài học mới: Bài toán nhiều hơn. - Cả lớp thực hiện yêu cầu. - HS đọc lại tên đề bài. 10’ 2. Bài học và thực hành * Mục tiêu: Nhận biết được bài toán nhiều hơn và cách giải bài toán nhiều hơn. * Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. 2.1 Giới thiệu bài toán nhiều hơn và cách giải bài toán nhiều hơn - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh trong SGK (trang 73) để nhận biết câu hỏi và những điều đề bài cho biết. - GV: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV hỏi: +Tờ giấy che mấy cái bút chì? +Tín nhiều hơn Hà bao nhiêu bút chì? + Nếu thêm 1 bút chì vào số của Hà số bút chì của Hà và Tín như thế nào? -Yêu cầu HS giải bài toán - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tự thực hiện phép tính và viết câu trả lời Kiểm tra: Hà có 4 bút, Tín có 5 bút, có đúng là Tín nhiều hơn Hà 1 bút? (5 - 1 = 4). - GV cho HS đọc kết quả, GV nhận xét và tuyên dương. - HS quan sát hình ảnh trong SGK trang 73 - HS: Bài toán cho biết + Hà : 4 bút chì + Tín nhiều hơn Hà : 1 bút chì + Hỏi: Tín : .bút chì ? - HS nêu: + 4 cái bút chì + 1 cái bút chì + Bằng nhau - HS thảo luận nhóm đôi Số bút chì của Tín có là: 4 + 1 = 5 ( bút chì) Đáp số : 5 bút chì - HS thực hiện. 13’ 2.2 Thực hành * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học giải bài toán nhiều hơn. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: Cá nhân, cả lớp. a.Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài. - GV HD học sinh nhận biết bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì? - GV HD HS làm bài Lưu ý HS nhận biết: nếu thêm 3 vào số sách ngăn trên sẽ được số sách ngăn dưới - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. b.Bài 2: - GV gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt để nhận biết bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì? - GV HD HS làm bài, giải thích dài hơn tức là nhiều hơn. - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. a. Bài 1/73 - 1 vài HS đọc bài, HS còn lại đọc nhẩm theo. - HS nêu : + Ngăn trên: 9 quyển sách + Ngăn dưới: nhiều hơn ngăn trên 3 quyển sách. + Ngăn dưới: quyển sách? - HS làm bài cá nhân - HS lắng nghe. Bài 2/73 - 1 vài HS đọc bài, HS còn lại đọc nhẩm theo. - HS nêu : + Xe ben dài: 8 cm + Xe cứu hỏa: dài hơn xe ben 5 cm. + Xe cứu hỏa dài : xăng - ti-mét? - HS làm bài cá nhân - HS lắng nghe. 5’ 3. Củng cố * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Ôn tập, trò chơi. * Hình thức:Cả lớp GV có thể giúp HS tạo tình huống xuất hiện bài toán nhiều hơn để cả lớp cùng giải. Ví dụ: HS A: Tôi có 8 quyển truyện. HS B . Tôi có nhiều hơn bạn 5 quyển truyện. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp cùng lắng nghe, thực hiện 4. Hoạt động ở nhà: * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học. * Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh số cái chén và số cái đĩa trên bàn ăn nhà mình, suy nghĩ xem số quyển chén nhiều hơn số đĩa vở hay số cái đĩa nhiều hơn số cái chén.( có thể chọn đồ vật khác) - Học sinh thực hiện và nói cho cha mẹ nghe V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_9_bai_toan_n.docx