Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 32

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 32

Bài 65: BIỂU ĐỒ TRANH (TIẾT 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố nhận biết, đọc, mô tả, nhận xét số liệu của biểu đồ tranh. Biết biểu thị các con vật, đồ vật theo đơn vị khác khái quát hơn như chấm tròn, bó que tính, .khi kiểm đếm số liệu dựa vào biểu đồ tranh.

2. Năng lực chung:

-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.

 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.

 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.

 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

 

doc 20 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 21284
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
TIẾT 155
Bài 65: BIỂU ĐỒ TRANH (TIẾT 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố nhận biết, đọc, mô tả, nhận xét số liệu của biểu đồ tranh. Biết biểu thị các con vật, đồ vật theo đơn vị khác khái quát hơn như chấm tròn, bó que tính, .khi kiểm đếm số liệu dựa vào biểu đồ tranh.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Luyện tập:
a.Mục tiêu: 
- Củng cố nhận biết, đọc, mô tả, nhận xét số liệu của biểu đồ tranh. Biết biểu thị các con vật, đồ vật theo đơn vị khác khái quát hơn như chấm tròn, bó que tính, .khi kiểm đếm số liệu dựa vào biểu đồ tranh.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hỏi: Có bao nhiêu con búp bê? Gấu bông và sóc bông?
- Số búp bê như thế nào với số sóc bông?
- Phải thêm mấy gấu bông để số búp bê và số gấu bông bằng nhau?
- Số thú bông nhiều hơn số búp bê là bao nhiêu con? 
- Nhận xét, tuyên dương.
Đáp án:
Búp bê: 6, gấu bông: 6; sóc bông: 6
Búp bê bằng sóc bông
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV giới thiệu điểm mới trong biểu đồ tranh là mỗi con vật ( gà, ngỗng, vịt) được biểu thị là một chấm tròn. 
- GV yêu cầu HS đếm số chấm tròn ở mỗi cột, mô tả, nhận xét các chấm tròn trong biểu đồ. 
- HS làm việc nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời.
+ Con vật nào nhiều nhất? Con vật nào ít nhất?
+ Mỗi loại có bao nhiêu con?
+ Số gà nhiều hơn số ngỗng mấy con?
+ Số ngỗng ít hơn số vịt mấy con? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Đáp án:
+ Con gà trống nhiều nhất. Con ngỗng ít nhất.
+ gà trống: 8 con; ngỗng:5 con; vịt: 6 con
+ Số gà nhiều hơn số ngỗng 3 con
+ Số ngỗng ít hơn số vịt 1 con
Bài 3:	
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hỏi? Mỗi bó que tính là bao nhiêu que tính rời?
- Yêu cầu HS quan sát làm việc cá nhân .
- Mỗi hộp có bao hiêu que tính?
- Hộp nào có nhiều que tính nhất? Hộp nào có ít que tính nhất? 
- HS nhận xét- HS nhắc lại .
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Đáp án:
Hộp A: 4 que; hộp B: 8 que; hộp C: 6 que
Hộp B nhiều que nhất. Hộp A ít que nhất 
- 2-3 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại. 
- HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi SHS.
- Đại diện các nhóm trả lời. 
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
3.Tổng kết : (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Toán
TIẾT 156 
BÀI 66: CHẮC CHẮN, CÓ THỂ, KHÔNG THỂ (tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: chắc chắn, có thể, không thể thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Khám phá:
a.Mục tiêu: 
- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: chắc chắn, có thể, không thể thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.106:
+ Trong tranh có những bạn nào?
+ Phía trước mỗi bạn đặt một hộp bóng có những quả bóng nào?
+ Các bạn đang làm gì?
- GV nêu: Mỗi bạn lấy một quả bóng trong hộp và tặng Rô- bốt. Biết Rô- bốt thích bóng xanh. Hãy quan sát và cho biết khả năng lấy được bóng xanh của mỗi bạn Mai, Việt và Nam.
- GV hướng dẫn dung từ: chắc chắn, có thể, không thể để mô tả những khả năng đó.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương- chốt.
+ Chắc chắn: nghĩa là sẽ lấy được bóng xanh. Trong hộp của Mai chỉ có bóng xanh nên Mai chắc chắn lấy được bóng xanh.
+ Có thể: nghĩa là sẽ lấy được hoặc không lấy được. Trong hộp của Việt có cả bóng đỏ và bóng xanh nên Việt có thể lấy được bóng xanh.
+ Không thể: nghĩa là sẽ không lấy được bóng xanh. Trong hộp của Nam chỉ có bóng đỏ và vàng, không có bóng xanh nghĩa là Nam không thể lấy được bóng xanh.
- GV có thể nêu thêm 1 vài tình huống để HS phân tích. ( chiếu hình ảnh cho HS quan sát ) 
- HS trả lời.
- Gv nhận xét- tuyên dương.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
2.2. Luyện tập – Vận dụng 
a.Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức vào giải toán
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm việc cá nhân với SHS quan sát và mô tả khả năng xảy ra ở các câu a,b,c.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân mô tả các hiện tượng quan sát được từ hình ảnh đã cho.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân mô tả các hiện tượng quan sát được từ hình ảnh đã cho.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
- 1-2 HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
a. Bóng không thể vào khung thành.
b. Bóng chắn chắn vào khung thành.
c. Bóng có thể vào khung thành.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- HS chia sẻ trước lớp.
a. Có thể ( vì Mai có thể nhận được các mặt)
b. Chắc chắn ( vì mai có thể nhận được các mặt từ 1 đến 6 nên mặt nào cũng có ít hơn 7 chấm)
c. Không thể. 
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Bạn nào cũng nhận được táo: chắc chắn.
+ Trong giỏ còn lại 2 quả táo: Không thể.
+ Trong giỏ còn lại 1 quả táo: Có thể.
+ Mi nhận được 4 quả táo: Không thể.
3. Tổng kết : (3 phút)
 - Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
TIẾT 157
Bài 67: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM THU THẬP, PHÂN LOẠI, KIỂM ĐẾM SỐ LIỆU (tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hành thu thập, phân loại, ghu chép, kiểm đếm được một số đối tượng thống kê trong trường, lớp 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Luyện tập – Vận dụng : 
a.Mục tiêu: 
- Thực hành thu thập, phân loại, ghu chép, kiểm đếm được một số đối tượng thống kê trong trường, lớp 
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm việc nhóm quan sát tranh, phân loại, và kiểm đếm một số sự vật cho trước.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Đáp án: 
5 cà chua
3 tỏi
10 trứng
2 cá
3 dưa leo
2 gia vị
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thực hành, quan sát xung quanh lớp học, kiểm đếm và ghi chép một số loại đồ vật.
- Cho HS làm việc nhóm 6.
- Đại diện các nhóm báo cáo và nêu nhận xét khi nhóm em quan sát.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS đọc, tìm hiểu thời lượng cho mỗi môn học trên thời khóa biểu.
- Cho HS làm việc nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thực hành và trải nghiệm phân loại và kiểm đếm số liệu.
- Cho HS làm việc nhóm 6.
- Đại diện các nhóm báo cáo và nêu nhận xét khi nhóm em quan sát.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs làm việc nhóm 6.
- Chia sẻ nội dung làm việc nhóm.
- HS trả lời- 1-2 HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Hs trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs làm việc nhóm 6.
- Chia sẻ nội dung làm việc nhóm.
3. Tổng kết : (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
TIẾT 158
Bài 68: ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (tiết 1) 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù:
-Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 1000.
- Viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé ( có không quá 4 số).
- Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong 4 số đã cho.
- Thực hiện được việc viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Luyện tập:
a.Mục tiêu: 
-Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 1000.
- Viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé ( có không quá 4 số).
- Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong 4 số đã cho.
- Thực hiện được việc viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS quan sát SHS.
- Gọi HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Đáp án
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gv yêu cầu HS làm miệng tìm thêm số trong dãy số đã cho.
- HS trả lời.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Đáp án:
251; 252; 253; 254; 255; 256; 257; 258; 259
992; 993; 994; 995; 996; 997; 998; 999; 1000
590, 592, 594, 596, 598, 600, 602, 604, 606
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu làm vở điền dấu lớn, bé, bằng.
- GV chấm vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đáp án
438 < 483
524 > 519
756 < 802
178 > 99
672 < 675
960 > 899
308 > 300
218 < 222
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu làm vở ghi thứ tự từ bé đến lớn.( câu a) và câu b. 
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đáp án: 
435; 490; 527; 618
618 lớn nhất, 435 bé nhất
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Để thực hiện tìm số trong bài em làm như thế nào?
- HS làm vở- Chấm chéo.
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đáp án:
209 < 210
890 < 990
459 > 458
701 >100
- 2-3 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại. 
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm vở.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm vở.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- So sánh hai chữ số tương ứng trong từng cặp số, rồi chọn chữ số theo yêu cầu.
3. Tổng kết : (3 phút )
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
TIẾT 159
Bài 68: ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (tiết 2) 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 1000.
- Viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé ( có không quá 4 số).
- Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong 4 số đã cho.
- Thực hiện được việc viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Luyên tập – Vận dụng: 
a.Mục tiêu: 
- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 1000.
- Viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé ( có không quá 4 số).
- Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong 4 số đã cho.
- Thực hiện được việc viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu Hs quan sát SHS.
- Gọi HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Đáp án:
Trường Đoàn Kết có nhiều học sinh nhất. Trường Thành Công có ít học sinh nhất
Thành Công; Chiến Thắng; Hòa Bình; Đoàn Kết
Bài 2+ 3
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gv yêu cầu HS làm vở củng cố cách viết số thành tổng trăm, chục, đơn vị.
- HS trao đổi chấm chéo.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Đáp án bài 2: 
525=500+20+5
106=100+6
810=800+10
433=400+30+3
777=700+70+7
Đáp án bài 3
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn cộng nhẩm các trăm, chục, đơn vị rồi so sánh với số đã cho ở bên phải.
- HS làm vở
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đáp án
100+6=106
600+30+4=634
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Câu a: Gv yêu cầu HS lấy 3 tấm thẻ số trong bộ dồ dung. Hướng dẫn HS ghép: Lấy một trong hai tấm thẻ 4,5 làm số trăm ( chữ số 0 không làm số trăm được) rồi lần lượt ghép hai tấm thẻ còn lại vào làm số chục và đơn vị. 
- HS làm cá nhân. 
- Chia sẻ trước lớp. 
- HS nhận xét.
- Gv nhận xét- tuyên dương. 
Đáp án:
405; 450; 504; 540
405 bé nhất, 540 lớn nhất
2-3 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại. 
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm vở. 
- HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm vở.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thực hiện trên bộ đồ dùng, làm việc cá nhân. 
- HS nêu kết quả.
3. Tổng kết : (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Luyện viết đoạn (Tiết 9 )
VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 	
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Luyện viết đoạn văn.
a) Mục tiêu: - Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Nói 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Gọi tên từng đồ vật trong tranh. Mỗi đồ vật làm bằng chất liệu gì?
+ Từng đồ vật dùng để làm gì?
- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về sản phẩm.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
Bài 2:Viết 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS hỏi đáp theo gợi ý.
- Cho HS làm nhóm
- YC HS thực hành viết vào VBT 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
 (Tiết 10) Đọc mở rộng
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
	- Tự tìm đọc một bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. 
 - Đọc cho các bạn nghe đoạn thơ hoặc đoạn truyện em thích. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách khám phá tri thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách Tiếng Việt 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2 .Tự tìm đọc một câu chuyện, bài thơ viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. 
a) Mục tiêu: Khuyến khích học sinh đọc sách và rèn thói quen đọc sách.
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2.
- GV giới thiệu một số câu chuyện về Bác Hồ 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về cảnh đẹp trên các miền đất nước. 
- 1-2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ theo nhóm 4, trước lớp 
Hoạt động 3. Đọc cho bạn nghe đoạn thơ hoặc đoạn truyện em thích.
a) Mục tiêu: Rèn cho HS thói quen chia sẻ cảm nhận sau khi đọc sách.
b) Cách tiến hành: 
- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.
- GV cho HS chia sẻ cảm nhận theo nhóm
- GV nhận xét.
KL: Các em cần biết chia sẻ cảm nhận , nắm thông tin , nội dung về quyển sách sau khi đọc.
- HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc cho bạn nghe, chia sẻ với các bạn cảm xúc về đoạn thơ, đoạn truyện em đã đọc.
-HS có thể trao đổi với nhau về nội dung 
- Đại diện vài em chia sẻ trước lớp. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung bài học.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv234.doc