Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 31 đến 35 - Năm học 2021-2022 - Trường TH & THCS Phú Thịnh

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 31 đến 35 - Năm học 2021-2022 - Trường TH & THCS Phú Thịnh

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ (qua 10) đã học.

- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.

- Thực hành, vận dụng vào trò chơi, gây hứng thú học tập cho HS.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng để HS có cơ hội phát huy năng lực giải quyết vấn đề.

- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán để HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

b. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, . Bộ đồ dùng học Toán 2;

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 25/05/2022 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 31 đến 35 - Năm học 2021-2022 - Trường TH & THCS Phú Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
TIẾT 31: LUYỆN TẬP (trang 46)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ (qua 10) đã học.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. 
- Thực hành, vận dụng vào trò chơi, gây hứng thú học tập cho HS.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng để HS có cơ hội phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán để HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
b. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy học
Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng cách thực hiện các bài toán có liên quan về thêm, bớt một số đơn vị.
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
3. Củng cố, dặn dò
Bài 1: 
Số?
- GV nêu BT1.
- GV yêu cầu HS dựa vào trừ (qua 10) để tính nhẩm (nêu ngay kết quả) các phép tính đã cho. 
- GV cho HS nối tiếp báo cáo kq. 
- GV chốt ý: Củng cố về phép trừ (qua 10)
Bài 2. Tính
- GV nêu BT2.
- GV cho HS làm bài theo từng cột. 
- GV cho HS kiểm tra, chữa bài cho nhau. 
- GV chốt ý: Củng cố “tính chất giao hoán” của phép cộng; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Tính nhẩm
- GV nêu BT3.
- GV giúp HS nhận ra đây là một cách tính nhẩm khác với cách tính nhẩm đã học đối với phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. 
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài theo từng phần.
 - GV hướng dẫn để HS nhận ra, chẳng hạn 13 – 3 – 4= 13 – 7 (cùng bằng 6). Vậy ta có thể tính nhẩm 13 – 3 – 4 để tìm kết quả của 13 – 7. 
Bài 4. Số?
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.. 
- GV hướng dẫn HS cách làm: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải. 
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt ý.
Bài 5. Bài toán có lời văn
- GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán.
- Yêu cầu HS phân tích đề toán.:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV bao quát lớp làm bài vào vở ô li.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét.
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bày bài trong vở.
- HS đọc kết quả.
- Lớp nhận xét, đối chiếu.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân
- HS nối tiếp nêu kết quả.
- HS kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS làm bài trong vở ô li.
- HS chữa bài theo từng phần.
- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm số thích hợp với dấu “?” trong ô.
- HS làm bài rồi chữa bài
- Kết quả: 18->9 ->15-> 8
- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh, đọc đề toán.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài.
- HS trao đổi trong nhóm đôi để tìm ra câu trả lời và phép tính cho bài toán.
- Lớp làm bài vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình
Bài giải
Số vận động viên chưa qua cầu là:
15 – 6 = 9 (vận động viên)
Đáp số: 9 vận động viên.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe.
Toán
TIẾT 32: BẢNG TRỪ (qua 10)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20. Biết cách tìm kết quả phép trừ dựa vào bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được các phép tính 11, 12, 13, .18 trừ đi một số.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các hoạt động dạy học
Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
2.2. Hoạt động:
3. Củng cố, dặn dò:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho lớp vận động theo nhạc bài hát.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.47:
+ Gọi 1 HS đọc lại hộp thoại?
+ YC Hs hoạt động nhóm 2 ( đóng vai Minh Và Robot), chia sẻ kết quả
+ Em hãy so sánh các số bị trừ trong các phép tính trên với 10?
- GV nêu: Các phép tính có số bị trừ lớn hơn 10 ta gọi là phép trừ (qua 10)
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép trừ có số bị trừ lớn hơn 10
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho hs thi đua lấy ví dụ và nêu kết quả 
- GV: Để thực hiện được tất cả các phép tính qua 10 chúng ta cùng bạn Minh và Robot hoàn thành bảng trừ ( qua 10) dưới đây.
+ GV hướng dẫn HS đọc bảng trừ và tìm số thích hợp điền vào dấu “?”
+ Gv cho hs làm việc cá nhân
+ Cho hs nêu SBT ở từng cột
+ Cho hs đọc lại bảng trừ theo cột
- Gv chốt: Lớp mình đã cùng 2 bạn nhỏ hoàn thành bảng trừ (qua 10), để vận dụng bảng trừ chúng ta vào hoạt động tiếp theo nhé.
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho hs làm bài cá nhân
+ Gọi hs nêu kq bài làm ( mỗi hs nêu kết quả 1 cột)
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV gợi ý: Để tìm được ông sao có kết quả nhỏ nhất chúng ta phải làm gì?
- YC HS làm bài cá nhân.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Em hiểu yc của bài như thế nào?
- GV cho hs làm bài theo nhóm 4: Phát cho mỗi nhóm 5 phong bì để điền số. Sau đó lên chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về phép trừ qua 10 và nêu kq của phép trừ đó.
- Nhận xét giờ học.
- Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán.
- 2-3 HS trả lời.
+ HS hoạt động N2 và chia sẻ trước lớp (1 bạn sẽ đọc phép tính, 1 bạn nêu kết quả của phép tính) 
 11 – 4 = 7 13 – 5 = 8
 12 – 3 = 9 14 – 8= 6
 + Lớn hơn 10
- 1- 2 HS nhắc lại
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- 2 nhóm: 1 nhóm nêu phép tính, 1 nhóm nêu kq. Nếu nêu đúng kq thì đc hỏi lại nhóm bạn.
- HS lắng nghe
- HS tự điền vào bảng- chia sẻ trước lớp
- SBT cột 1 là 11; cột 2 là 12; cột 3 là 13; cột 4 là 14; 
- HS nối tiếp đọc
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
+ HS nêu kết quả 
- 2-3 HS đọc
- HS nêu.
+ Tìm kết quả của các phép trừ ghi trên mỗi ông sao
+ Đánh dấu vào ông sao có kq bé nhất ( 11 – 5)
- 2 -3 HS đọc
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát và TLCH: Tìm số điền vào dấu “ ? ” để phép trừ có kq là 7
- HS thực hiện làm bài theo N4.
- HS chia sẻ, trao đổi cách làm bài.
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu
Toán
TIẾT 33: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được các phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20
- Củng cố so sánh số. 
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận; năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu chiếu nội dung 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các hoạt động dạy học
Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
Luyện tập
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS nối tiếp đọc bảng trừ (qua 10) đã học ở tiết trước.
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gv cho hs làm bài cá nhân sau đó đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
+ Gọi 3 hs chia sẻ trước lớp kết quả và cách nhẩm.
- GV nêu: 
+ Để nhẩm được kq của các phép trừ trên em dựa vào đâu?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:Tính nhẩm
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS nêu cách nhẩm trường hợp: 14-4-3
+ GV hướng dẫn thêm cách nhẩm: trong phép tính nếu chỉ có phép trừ như trường hợp trên ta có thể làm như sau: lấy 4 + 3 = 7; rồi lấy 14 – 7 = 7
- YC HS làm bài cá nhân
+ Chia sẻ với bạn về cách nhẩm và kết quả mình vừa tìm được. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- YC HS nhận xét về kq của 2 phép tính trong mỗi phần
VD: 14 -4 -3 = 14 -7
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HDHS tìm hiểu đề bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- YCHS làm bài vào vở; đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: >, <, = ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
HDHS nhận xét để so sánh
a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.
b) Cả hai vế đều là phép tính.
=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- Nhận xét giờ học.
- HS nối tiếp đọc bảng trừ (qua 10).
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 1 HS lên bảng chữa bài
Bài giải 
Số bạn không lấy được bóng là:
12 – 9 = 3 (bạn)
Đáp số: 3 bạn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện chia sẻ.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
-----------------------------------------------------------------
Toán
TIẾT 34: GIẢI BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN MỘT SỐ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
- Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
- Vận dụng giải các bài toán về nhiều hơn một số đơn vị liên quan đến ý nghĩa thực hiện của phép tính.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bộ đồ dùng Toán 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các hoạt động dạy học
Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
1. Ôn tập và khởi động
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV kết nối vào bài mới: Giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị
- HS hát và vận động theo bài hát: Vào rừng hái hoa.
- HS viết tên bài vào vở.
2. Khám phá
- GV cho HS quan sát tranh.
- Qua đề bài, hình vẽ, GV HDHS phân tích bài toán (cho biết gì, hỏi gì?). 
- GV hướng dẫn HS ghi tóm tắt bài toán.
- Từ đó GV cho HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải. 
- GV cho HS đọc bài giải.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS quan sát tranh, đọc đề toán.
- HS phân tích đề toán.
- HS ghi tóm tắt vào vở nháp.
Tóm tắt
Hoa đỏ: 6 bông Hoa vàng nhiều hơn hoa đỏ: 3 bông
Hoa vàng: ... bông? 
- HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải.
Bài giải
Số bông hoa màu vàng là:
6 + 3 = 9 (bông)
Đáp số: 9 bông hoa.
- HS đọc bài giải.
3. Hoạt động
Bài 1: Bài toán có lời văn
- GV yêu cầu HS phân tích, tóm tắt được đề bài rồi tìm được cách giải và trình bày được bài giải. 
- GV chốt lại: Giải bài toán theo các bước:
+ Tìm hiểu, phân tích đề bài (cho biết gì, hỏi gì?), tóm tắt bài toán; 
+ Tìm cách giải bài toán;
+ Trình bày bài giải của bài toán (theo mẫu).
- GV cho HS đọc bài làm của mình.
Bài 2: Bài toán có lời văn
- GVHDHS thực hiện tương tự như bài 1 nhưng mức độ cao hơn (nêu, viết số và dấu phép tính thích hợp với ô có dấu “”),.
- HS đọc đề toán.
- HS xác định yêu cầu bài toán.
- HS trình bày bài giải vào vở ô li. 
Bài giải
Số bạn nữ của lớp học bơi là:
9 +2 = 11 (ban)
Đáp số: 11 bạn.
- HS đọc bài làm của mình.
- HS cùng GV nhận xét.
- HS đọc đề toán.
- HS xác định yêu cầu bài toán.
- HS trình bày bài giải vào vở ô li. 
Bài giải
Số con vịt trên sân là:
14 + 5 = 19 (con)
Đáp số: 19 con vịt.
- HS đọc bài làm của mình.
- HS cùng GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- GV nêu ND bài đã học.
- GV tiếp nhận ý kiến của HS.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến phản hồi sau tiết học.
Toán
TIẾT 35: GIẢI BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN MỘT SỐ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được bài toán về ít hơn một số đơn vị.
- Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
- Củng cố thêm về bài toán nhiều hơn một số đơn vị .
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các hoạt động dạy học
Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
1. Ôn tập và khởi động
- GV cho HS vận động theo bài hát.
- GV cho HS nêu lại các bước giải toán có lời văn.
- GV cùng HS nhận xét,kết nối vào bài mới: Luyện tập.
- HS nêu
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
- GV cho HS quan sát tranh.
- Qua đề bài, hình vẽ, GV HDHS phân tích bài toán (cho biết gì, hỏi gì?). 
- GV hướng dẫn HS ghi tóm tắt bài toán.
- Từ đó GV cho HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải. 
- GV cho HS đọc bài giải.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS quan sát tranh, đọc đề toán.
- HS phân tích đề toán.
- HS ghi tóm tắt vào vở nháp.
- HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải.
Bài giải
Số thuyền Nam gấp được là:
8 – 2 = 6 (cái thuyền)
Đáp số: 6 cái thuyền.
3. Hoạt động
- GV yêu cầu HS tìm hiểu, phân tích bài toán (cho biết gì, hỏi gì?), sau đó dựa vào tóm tắt để hoàn thiện bài giải (trong SGK). 
- HD tương tự như phần khám phá.
- GV cho HS đọc bài giải.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS quan sát tranh, đọc đề toán.
- HS phân tích đề toán.
- HS ghi tóm tắt vào vở nháp.
- HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải.
Bài giải
Số tiết mục thôn Hạ tham gia là:
9 – 3 = 6 (tiết mục)
Đáp số: 6 tiết mục.
4. Luyện tập
4. Củng cố, dặn dò
Bài 1. Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- GV yêu cầu HS đặt đề bài toán theo tóm tắt rồi giải (tương tự theo các bước ở phần khám phá).
- GV yêu cầu HS giải và trình bày bài giải (tương tự theo các bước ở phần khám phá). 
Bài 2:
- GV cho HS đọc bài giải.
- GV nhận xét, chốt ý.
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS quan sát tranh, đọc tóm tắt rồi đặt đề toán.
- HS phân tích đề toán.
- HS ghi tóm tắt vào vở nháp.
- HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải.
Bài giải
Tàu thứ hai chở được số thùng hàng là:
20 + 8 = 28 (thùng)
Đáp số: 28 thùng hàng.
- HS quan sát tranh, đọc đề toán.
- HS phân tích đề toán.
- HS ghi tóm tắt vào vở nháp.
- HS nêu được phép tính giải, câu trả lời và trình bày bài giải.
Bài giải
Số người đội Hai tham gia ngày hội là:
11 – 4 = 7 (người)
Đáp số: 7 người.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nêu ND bài.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet.doc