Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11

BÀI 20: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (4 tiết)

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo

2. Năng lực:

- Phát triển năng lực tính toán

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, . Bộ đồ dùng học Toán 2.

- HS: SGK - HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.

 

doc 19 trang Hà Duy Kiên 216912
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 20: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (4 tiết)
TIẾT 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tính toán
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- HS: SGK - HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Khởi động:(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em luyện tập phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- GV ghi tên bài: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số. (tiết 2)
2. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- GV cho HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 2: Con tàu nào ghi phép tính đúng:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày
+ Những con tàu còn lại có phép tính sai hãy sửa lại cho đúng.
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 3: Tính rồi tìm thùng hoặc bao hàng thích hợp
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
+ Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu: Cô có 4 máy flycam, mỗi máy đều có 1 phép tính, nhiệm vụ của các em là thực hiện phép tính của từng máy sau đó chọn thùng hoặc bao có kết quả giống phép tính rồi nối lại.
VD: Máy Flycam có phép tính:
 15kg + 35kg = 60 kg 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu học tập, 1 nhóm làm vào phiếu lớn A0
- Gọi nhóm làm phiếu A0 lên bảng trình bày.
- Gọi các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 4: Ngày thứ nhất, Mai làm được 29 tấm bưu thiếp. Ngày thứ hai, Mai làm được 31 tấm bưu thiếp. Hỏi cả hai ngày Mai làm được bao nhiêu tấm bưu thiếp?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai ngày Mai làm được bao nhiêu tấm bưu thiếp ta làm như thế nào? Hãy nêu phép tính?
- Gv yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV thu 1 số vở nhận xét.
Bài 5: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
+ Làm cách nào để biết Kiến đỏ phải bò qua bao nhiêu cm để kéo cái kẹo?
+ Vậy kết quả của phép tính là bao nhiêu?
+ Kiến đỏ phải bò qua bao nhiêu xăng-ti-mét để kéo cái kẹo?
3.Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV gọi 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- HS trình bày bài:
36
73
28
25
+
+
+
+
36
17
53
25
72
90
81
50
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận và trình bày:
Con tàu ghi phép tính đúng là con tàu có phép tính: 23 + 18 = 41
- 2 nhóm lên bảng trình bày:
65 + 5 = 70
5 + 41 = 47
- Các nhóm khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu đề bài
+ Bài toán yêu cầu tìm thùng hoặc bao hàng thích hợp.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu học tập, 1 nhóm làm vào phiếu lớn A0
- HS trình bày:
-Nhóm nhận xét
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
+ Bài toán cho biết ngày thứ nhất, Mai làm được 29 tấm bưu thiếp. Ngày thứ hai, Mai làm được 31 tấm bưu thiếp
+ Hỏi cả hai ngày Mai làm được bao nhiêu tấm bưu thiếp?
+ Ta thực hiện phép tính cộng
Phép tính: 29 + 31
- HS làm bài vào vở:
Bài giải
Số tấm bưu thiếp cả hai ngày Mai làm được là:
29 + 31 = 60 (tấm)
Đáp số: 60 tấm
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
+ Ta làm phép tính cộng. Ta lấy: 
37 + 54
+ Kết quả của phép tính 37 + 54 là 91
+ 91 cm
- HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 20: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ(4 tiết)
TIẾT 3: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tính toán
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- HS: SGK - HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em luyện tập phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- GV ghi tên bài: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số. (tiết 3)
2. Bài mới
a.Luyện tập: 
Bài 1:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- GV cho HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- Hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính 47 + 43 và 43 + 47?
- Giảng: Khi thay đổi vị trí của 2 số hạng thì kết quả của chúng không thay đổi.
- GV nhận xét, chốt
Bài 2: Nêu tên các tàu ngầm theo thứ tự kết quả của phép tính từ bé đến lớn.
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Để làm được bài này các em cần làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thời gian 2 phút làm vào phiếu học tập. 1 nhóm làm bảng phụ.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 3: Chọn câu trả lời đúng:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn: 
+ Bài yêu cầu điều gì?
+ Quan sát tranh và cho biết kiến vàng có thể bò đến hạt gạo bằng mấy con đường? Hãy chỉ cho các bạn quan sát.
+ Làm cách nào để tìm ra con đường ngắn nhất?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
* GDKNS:Nếu chúng ta lựa chọn được con đường ngắn nhất để đi sẽ rút ngắn dược thời gian di chuyển.
Bài 4: Tính
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm vào vở
- GV thu vở nhận xét.
3 .Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV gọi 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- HS trình bày bài:
47
43
65
28
+
+
+
+
43
47
28
65
90
90
93
93
- HS lắng nghe.
+ Kết quả của 2 phép tính bằng nhau.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
+ Nêu tên các tàu ngầm theo thứ tự kết quả của phép tính từ bé đến lớn.
+ Để làm được bài này cần tính các phép tính của chiếc tàu ngầm sau đó sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS thảo luận nhóm 4 thời gian 2 phút làm vào phiếu học tập. 1 nhóm làm bảng phụ.
- HS trình bày bài:
 Các tàu ngầm theo thứ tự kết quả của phép tính từ bé đến lớn: 40 + 50; 34 + 57; 6 + 90; 15 + 82
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS lắng nghe
+ Tìm con đường gần nhất để kiến vàng bò đến hạt gạo.
+ Có 3 con đường: Đường màu đỏ, màu xanh và màu đen..
+ Tính độ dài từng con đường sau đó so sánh.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS lên bảng trình bày.
 Độ dài từng con đường kiến vàng đi:
+ Con đường màu đỏ: 48 + 32 = 80 cm
+ Con đường màu xanh: 34 + 34 = 68 cm
+ Con đường màu đen: 32 + 48 = 80 cm
Vậy con đường gần nhất để kiến vàng bò đến hạt gạo là con đường màu xanh
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm vào vở
23 + 27 + 1 = 51
45 + 45 + 2 = 92
58 + 12 + 3 = 72
69 + 11 + 4 = 84
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 20: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ(4 tiết)
TIẾT 4: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
- Áp dụng cộng có nhớ trong bài toán có lời văn.
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án, máy tính, SGK, phiếu học tập, bảng phụ, .
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em luyện tập phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- GV ghi tên bài: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số. (tiết 4)
2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- GV cho HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
Bài 2: Đ, S?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Đề bài cho gì?
+ Đề bài hỏi gì?
+ Để biết quả bóng đó đúng hay sai chúng ta phải làm gì?
- GV hướng dẫn bài mẫu: Quả bóng màu cam có phép tính 60 + 10. Cô thực hiện tính được kết quả 70. Vậy sợi dây của quả bóng đã nối đúng vị trí. Cô điền Đ vào ô trống. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 3: Số?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV cho HS thảo luận theo bàn 1 phút sau đó chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn tham gia chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng?”
- Gv hướng dẫn luật chơi
- Gv tổ chức cho HS chơi
- Nhận xét kết quả của 2 đội, tuyên dương.
Bài 4: Nam có 57 viên bi. Mai cho Nam thêm 15 viên bi. Hỏi lúc này Nam có bao nhiêu viên bi?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện:
+ Nam có bao nhiêu viên bi?
+ Nam được thêm bao nhiêu viên bi?
+ Để biết Nam có bao nhiêu viên bi ta làm như thế nào?
- GV cho 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
3 .Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV gọi 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- HS trình bày bài:
38
15
67
72
+
+
+
+
52
15
17
19
90
30
84
91
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ 4 quả bong bóng bay có ghi phép tính và sợi dây được nối vào kết quả 
+ Điền Đúng hoặc Sai vào ô đặt dấu ?
+ Thực hiện phép tính
- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập.
- GV cho HS trình bày bài
Quả bóng xanh lá: 67 + 14 S
Quả bóng xanh dương: 58 + 19 S
Quả bóng hồng: 49 + 48 Đ
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo bàn 1 phút sau đó chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn tham gia chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng?”
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi
45
+ 27
72
+ 19
91
45
+ 19
64
+ 27
91
- HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và HS nghe hướng dẫn cách thực hiện.
+ 57 viên bi
+ Thêm 15 viên bi
+ Ta thực hiện phép tính cộng: 57 + 15
-1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài
Bài giải
Số viên bi Nam có là
 57 + 15 = 72 (viên bi)
 	Đáp số: 72 viên bi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 21: LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
TIẾT 1: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với sổ có một hoặc hai chữ số.
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học. Phát triển năng lực
2. Năng lực:
- Thông qua phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển nảng lực giải quyết vấn để toán học
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV cho HS thực hiện 2 phép tính cộng : 26 + 15 và 54 + 8
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn lại phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV ghi tên bài: Luyện tập chung (Tiết 1)
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV cho HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
Bài 2: Con bê cân nặng 47kg. Con nghe nặng hơn con bê 18kg. Hỏi con nghé cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn:
+ Con bê cân nặng bao nhiêu?
+ Con nghe nặng như thế nào?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết con nghé nặng bao nhiêu ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- GV cho HS lên trình bày
- GV gọi HS nhận xét
- GV thu vở nhận xét, chốt
Bài 3: Con lợn cân nặng bao nhiêu kg?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Hai bên cân như thế nào với nhau?
+ Vậy cân nặng của con lợn như thế nào so với cân nặng của vịt và dê?
+ Đề biết được con lợn cân nặng bao nhiêu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi các nhóm trình bày
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 4: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn: 
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Để tìm xem mỗi bạn xách bao nhiêu lít nước ta làm như thế nào?
- GV làm mẫu: bạn ếch đỏ xách 2 xô nước mỗi xô nặng 26 lít. Như vậy bạn ếch đỏ đã xách tổng cộng 26 + 26 = 52 lít nước. 
- Gv gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
3.Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Khi thực hiện phép tính cộng có nhớ cần lưu ý điều gì?
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát
- HS thực hiện 
26
54
+
+
15
 8
41
62
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nhắc lại 
- HS làm bảng con, 1 HS lên bảng.
- HS trình bày bài
45
81
26
+
+
+
 6
 9
66
51
90
92
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS trả lời:
+ 47kg
+ Nặng hơn con bê 18kg
+ Hỏi con nghé cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam
+ Để biết con nghé nặng bao nhiêu ta thực hiện phép tính cộng: 47 + 18
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở
- HS trình bày bài
Bài giải
Số kg con nghé cân nặng là:
47 + 18 = 65 (kg)
Đáp số: 65 kg
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và trả lời:
+ Tranh vẽ chiếc cân, 1 bên cân là con lợn và 1 bên cân là con dê và con vịt.
+ Hai bên cân bằng nhau.
+ Cân nặng của con lợn bằng cân nặng của vịt và dê
+ Ta cộng số cân nặng của vịt và dê
- HS thảo luận
- HS trình bày
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời:
+ Bài toán hổi mỗi bạn xách bao nhiêu lít nước.
- Ta thực hiện phép cộng
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
+ Bạn Gấu xách 56 lít
+ Bạn người xách 54 lít
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- Luyện tập chung
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 21: LUYỆN TẬP CHUNG(2 tiết)
TIẾT 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng số có hai chữ số với số có một hoặc hai chữ số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế. 
2. Năng lực:
- Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- Tranh sgk, PBT
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Hộp số may mắn
+ 25 + 58 = ? 
+ 36 + 46 = ? 
- Gv nhận xét, kết nối vào bài mới. Gv ghi tên bài: Luyện tập chung (Tiết 2)
2.Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Bài yêu cầu gì?
- Gv yêu cầu hs nêu kết quả phép tính
- Gv nhận xét, chốt kết quả:
41 + 19 = 60
67 + 3 = 70
76 + 14 = 90
- Yêu cầu hs đọc lại bài
- Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính?
Bài 2: Đường bay của bạn nào dài nhất?
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài
- Gv treo tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nêu phép tính độ dài đường bay của ong?
Ÿ Gv nhận xét, chốt kết quả, yêu cầu hs dùng bút chì viết kết quả vào sgk.
+ Nêu phép tính độ dài đường bay của chuồn chuồn?
Ÿ Gv nhận xét, chốt kết quả, yêu cầu hs dùng bút chì viết kết quả vào sgk.
+ Nêu độ dài đường bay của cào cào?
+ Hãy so sánh các đường bay và tìm ra đường bay của ai dài nhất.
- Gv nhận xét, chốt kết quả
Bài 3: Nam có 38 viên bi. Rô – bốt có 34 viên bi. Hỏi Nam và Rô – bốt có tất cả bao nhiêu viên bi?
- Gọi hs đọc đề bài
- Gv cho hs quan sát và hướng dẫn giải:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết được Nam và Rô – bốt có tất cả bao nhiêu viên bi, ta làm phép tính gì?
- Cho hs làm bài vào vở
- Yêu cầu hs trình bày
- Gv nhận xét, tuyên dương
Bài 4: Ba bể cá A, B, C có mực nước khác nhau như hình vẽ dưới đây:
- Gọi hs đọc yêu cầu đề
- Gv treo tranh, yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a) Mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng – ti – mét?
b) Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng – ti – mét?
c) Sau khi bạn Nam bỏ thêm đá cảnh vào bể B thì mực nước ở bể B tăng thêm 5cm. Hỏi lúc này mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A bao nhiêu xăng – ti – mét?
- Yeu cầu các nhóm trình bày.
- Gv nhạn xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em đã học những nội dung gì?
- Gv tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên hs.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Luyện tập chung (Tiết 1)
- Hs tham gia chơi
+ 25 + 58 = 83
+ 57 + 35 = 92
+ 36 + 36 = 72
+ 5 + 36 = 41
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Tính
- 3 hs nêu, lớp lắng nghe, nhận xét.
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc
- Đều là số tròn chục
- 1 hs nêu, lớp đọc thầm
- Quan sát tranh và trả lời:
23 + 38 = 61 cm 
Độ dài đường bay của ong 61 cm.
Ÿ Hs thực hiện yêu cầu
39 + 24 = 63 cm 
Độ dài đường bay của ong 63 cm.
Ÿ Hs thực hiện yêu cầu
+ Độ dài đường bay của cào cào 51 cm.
+ Hs so sánh và nêu: Đường bay của chuồn chuồn dài nhất.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
- Quan sát, lắng nghe
+ Nam có 38 viên bi. Rô – bốt có 34 viên bi.
+ Hỏi Nam và Rô – bốt có tất cả bao nhiêu viên bi?
+ Phép cộng: 38 + 34
- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vở
- 1 Hs trình bày, lớp nhận xét, góp ý
Bài giải
Nam và Rô–bốt có tất cả số viên bi là:
38 + 34 = 72 (viên bi)
	Đáp số: 72 viên bi
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
a) Mực nước ở bể B cao hơn mực nước ở bể A: 6 cm.
b) Mực nước ở bể C cao hơn mực nước ở bể A: 22 cm.
c) Sau khi bạn Nam bỏ thêm đá, mực nước ở bể B cao hơn ở bể A: 11 cm.
- Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Luyện tập chung (Tiết 2)
- Hs nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc