Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2

BÀI 3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (3 tiết)

Tiết 1: SỐ HẠNG, TỔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được số hạng, tổng trong phép cộng.

- Tính được tổng khi biết các số hạng.

2. Năng lực:

- Thông qua hoạt động khám phá, quan sát tranh, nêu được bài toán và cách giải, tự chiếm lĩnh kiến thức mới (có sự hướng dẫn của GV), IIS được phát triển năng lực giải quyết vấn để toán học.

- Qua hoạt động vận dụng các “quy tắc” (tìm tổng khi biết các số hạng), HS được phát triển năng lực mô hình hoá toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào

thực tiễn.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Bộ đồ dùng học Toán 2.

- Tranh sgk, PBT

2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.

 

doc 25 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (3 tiết)
Tiết 1: SỐ HẠNG, TỔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được số hạng, tổng trong phép cộng.
- Tính được tổng khi biết các số hạng. 
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, quan sát tranh, nêu được bài toán và cách giải, tự chiếm lĩnh kiến thức mới (có sự hướng dẫn của GV), IIS được phát triển năng lực giải quyết vấn để toán học.
- Qua hoạt động vận dụng các “quy tắc” (tìm tổng khi biết các số hạng), HS được phát triển năng lực mô hình hoá toán học.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- Tranh sgk, PBT
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Giải đáp nhanh
+ Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình (chẳng hạn thỏ Trắng - thỏ Nâu ). Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho đội mình.
+ Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm. Đại diện 2 nhóm oẳn tù tì xem bên nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu một số đã học. Nhóm thứ hai Nêu số liền sau của số nhóm thứ nhất vừa nêu.
Ÿ Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một số khác yêu cầu nhóm thứ nhất nêu số liền trước của số nhóm thứ hai vừa nêu..Tiến hành tương tự sau khoảng 5 phút thì dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
- Gv nhận xét, kết nối vào bài mới. Gv ghi tên bài: Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 1) “Số hạng. Tổng”
2. Khám phá:
- Yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong bể cá hình chữ nhật có mấy con cá?
+ Bể tròn có mấy con cá?
+ Cả hai bể có mấy con cá?
+ Làm thế nào em biết cả hai bể có 9 con cá?
+ Bạn nào nêu được bài toán?
+ Để biết được cả hai bể có bao nhiêu con cá ta làm phép tính gì?
+ Nêu phép cộng tương ứng?
- Gv giới thiệu: Trong phép cộng trên:
+ 6 được gọi là số hạng, 3 cũng là số hạng.
+ 9 (kết quả phép cộng trên) được gọi là tổng 
- Lưu ý HS: Trong phép cộng trên 9 gọi là tổng của 6 và 3 nên 6 + 3 cũng gọi là tổng và có giá trị bằng 9.
- Yêu cầu hs nêu lại
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép cộng, chỉ rõ các thành phần của phép cộng.
- Gv lấy ví dụ: Cho hai số hạng: 13 và 15. Tính tổng hai số đó.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài yêu cầu làm gì?
+ Để tính tổng khi biết số hạng, ta làm như thế nào?
Ø Trong phép cộng có các thành phần là các số hạng và tổng. Muốn tìm tổng ta lấy các số hạng cộng lại với nhau.
- Yêu cầu hs nhắc lại
3. Luyện tập:
Bài 1: Số?
- Bài yêu cầu gì?
- Gv giới thiệu về bảng: gồm 3 hàng: hàng thứ nhất và hàng thứ hai là số hạng, hàng thứ ba là tổng.
- Gv hướng dẫn mẫu: 7 + 3 
+ Số 7 được gọi là gì?
+ 3 được gọi là gì?
+ Số cần tìm là gì?
+ Vậy muốn tìm tổng ta làm thế nào?
+ Yêu cầu hs nêu kết quả phép tính
- Yêu cầu hs làm bài vào PBT
- Yêu cầu hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét, chốt kết quả
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài
- Gv hướng dẫn mẫu: a) 42 và 35
+ Yêu cầu hs nêu cách đặt tính
+ Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính.
+ Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính, gv ghi bảng
- Yêu cầu hs làm bài
- Gv nhận xét, chốt kết quả
- Yêu cầu hs nêu các thành phần của phép tính
+ Muốn tìm tổng ta làm thế nào?
Bài 3: Từ các số hạng và tổng, em hãy lập các phép cộng thích hợp.
- Bài yêu cầu gì?
- Gv cho hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh 3 gồm mấy cột?
+ Đó là những cột nào?
+ Bức tranh cho em biết điều gì?
+ Yêu cầu hs đọc các số đã cho
+ Em sẽ làm cách nào để tìm ra phép cộng đúng?
- Yêu cầu hs hoạt động nhóm làm bài vào PBT
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, chốt kết quả
4. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em đã học những nội dung gì?
+ Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.
+ Muốn tìm tổng, ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên hs.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Tia số. Số liền trước, số liền sau (Tiết 2)
- Hs tham gia chơi
+ Lớp chọn ra 2 đội chơi ( 1 đội 5 em)
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bể cá hình chữ nhật có 6 con cá.
+ Bể cá tròn có 3 con cá.
+ Cả hai bể có 9 con cá.
+ Em lấy 6 con cá của bể thứ nhất cộng với 3 con cá của bể thứ hai được 9 con cá.
+ Hs nêu: Trong bể hình chữ nhật có 6 con cá. Trong bể tròn có 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
+ Hs nêu: Ta làm phép tính cộng. Lấy 6 cộng với 3.
+ 6 + 3 = 9
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Cá nhân, đồng thanh
- Hs thực hiện yêu cầu
- 1 hs đọc
+ Cho hai số hạng: 13 và 15.
+ Tính tổng hai số đó.
+ Để tính tổng khi biết số hạng, ta lấy 2 số hạng cộng lại với nhau.
- Cá nhân, đồng thanh
- Số?
- Theo dõi
+ Số hạng
+ Số hạng
+ Tổng
+ Muốn tìm tổng ta lấy các số hạng cộng lại với nhau.
+ 10
- Hs làm bài vào PBT
- 1 hs trình bày kết quả, lớp nhận xét, góp ý
- 1 hs nêu, lớp đọc thầm
- 1 hs nêu phép tính: 42 + 35
+ Viết 42 rồi viết 35 dưới 42 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu + ở giữa 2 số, kẻ vạch ngang.
- Ta thực hiện tính từ trái sang phải bắt đầu từ hàng đơn vị.
+ Hs nêu
- 3 hs làm bảng, lớp làm bảng con
- Lắng nghe
- Hs nêu
- Muốn tìm Tổng ta lấy các số hạng cộng lại với nhau.
- Từ các số hạng và tổng, em hãy lập các phép cộng thích hợp.
- Quan sát tranh và trả lời:
+ 3 cột
+ số hạng, số hạng, tổng
+ Đây chính là các thành phần của phép cộng.
+ 3 hs đọc to, lớp đọc thầm
+ Làm bằng cách “thử chọn”.
- Hoạt động nhóm 4 làm bài vào PBT
- Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
32 + 4 = 36; 23 + 21 = 44
- Quan sát
- Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 1) “Số hạng. Tổng”
- Hs nêu
+ 2 – 3 hs thực hiện
+ Muốn tính tổng, ta lấy các số hạng cộng lại với nhau.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
.	
.	
	..	
.	
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ 
Tiết 2: SỐ BỊ TRỪ, SỐ TRỪ, HIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ.
- Tính được hiệu khi biết số bị trừ, số trừ. 
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, quan sát tranh, nêu được bài toán và cách giải, tự chiếm lĩnh kiến thức mới (có sự hướng dẫn của GV), IIS được phát triển năng lực giải quyết vấn để toán học.
- Qua hoạt động vận dụng các “quy tắc” (tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ), HS được phát triển năng lực mô hình hoá toán học.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- Tranh sgk, PBT
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”
+ Câu 1: Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.
+ Câu 2: Muốn tìm tổng, ta làm thế nào?
+ Câu 3: 23 + 4 = ?
+ Câu 4: 34 + 22 = ?
+ Câu 5: 42 + 10 = ?
- Gv nhận xét, kết nối bài mới: Gv ghi tên bài: Bài 3: Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 2) “Số bị trừ, số trừ, hiệu”
2.Khám phá
- Yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Nêu bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết trên cành còn lại bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép tính gì?
+ Yêu cầu hs nêu kết quả phép tính
- Gv giới thiệu: Trong phép trừ trên:
+ 12là số đứng đầu tiên, trước dấu trừ, được gọi là Số bị trừ
+ 2 là số đứng ở vị trí thứ hai, sau dấu trừ, được gọi là số trừ
+ 10 (kết quả phép trừ trên) được gọi là hiệu. 
- Lưu ý HS: Trong phép trừ trên 10 gọi là hiệu của 12 và 2 nên 12 - 2 cũng gọi là hiệu và có giá trị bằng 10.
- Yêu cầu hs nêu lại
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép trừ, chỉ rõ các thành phần của phép trừ.
- Gv lấy ví dụ: Cho số bị trừ 28, số trừ là 7. Tính hiệu của hai số đó.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài yêu cầu làm gì?
+ Để tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ, ta làm như thế nào?
Ø Trong phép trừ có các thành phần là số bị trừ, số trừ và hiệu. Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Yêu cầu hs nhắc lại
3. Luyện tập
Bài 1: Số?
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs làm bài
- Gọi hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét, chốt kết quả
- Yêu cầu hs lấy ví dụ về phép trừ và nêu các thành phần của phép trừ.
Bài 2: Số?
- Bài yêu cầu gì?
- Gv giới thiệu về bảng: gồm 3 hàng: hàng thứ nhất là số bị trừ, hàng thứ hai là số trừ, hàng thứ ba là hiệu.
- Gv hướng dẫn mẫu: 57 – 24 
+ Số 57 được gọi là gì?
+ 24 được gọi là gì?
+ Số cần tìm là gì?
+ Vậy muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
+ Yêu cầu hs nêu kết quả phép tính
- Yêu cầu hs làm bài vào PBT
- Yêu cầu hs trình bày kết quả
- Gv nhận xét, chốt kết quả
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết:
a) Số bị trừ là 49, số trừ là 16
b) Số bị trừ là 85, số trừ là 52
c) Số bị trừ là 76, số trừ là 34
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- Gv hướng dẫn mẫu: Số bị trừ là 68, số trừ là 25
+ Yêu cầu hs nêu cách đặt tính
+ Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính.
+ Yêu cầu hs nêu cách thực hiện tính, gv ghi bảng
- Yêu cầu hs làm bài
- Gv nhận xét, chốt kết quả
- Yêu cầu hs nêu các thành phần của phép tính
+ Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Bài 4: Một bến xe có 15 ô tô, sau đó có 3 xe rời bến. Hỏi bến xe còn lại bao nhiêu ô tô?
- Gọi hs đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết bến xe còn lại bao nhiêu ô tô, ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán
- Gv nhận xét, sửa bài
4. Vận dụng
 Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Qua bài học, em biết thêm điều gì?
- Yêu cầu hs lấy ví dụ về phép trừ và nêu thành phần của phép trừ.
- Muốn tìm hiệu, ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 1) “ Số hạng. Tổng”
- Hs tam gia chơi
+ Hs nêu
+ Muốn tính tổng, ta lấy các số hạng cộng lại với nhau.
+ 23 + 4 = 27
+ 34 + 22 = 56
+ 42 + 10 = 52
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ có một số con chim đang đậu trên cành cây và có hai con chim đang bay đi. Rô - bốt hỏi: Còn lại bao nhiêu con chim?
+ Trên cành có 12 con chim. Có hai con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
+ Trên cành có 12 con chim. Có hai con chim bay đi.
+ Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
+ Phép trừ: 12 – 2
+ 12 – 2 = 10
- Theo dõi
- Cá nhân, đồng thanh
- Hs thực hiện
+ Cho số bị trừ 28, số trừ là 7 .
+ Tính hiệu của hai số đó.
+ Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Cá nhân, đồng thanh
- Số?
- Hs làm bài vào PBT
- 1 hs trình bày, lớp nhận xét, góp ý.
a) 86 – 32 = 54
số bị trừ: 86
số trừ: 32
hiệu: 54
a) 47 – 20 = 27
số bị trừ: 47
số trừ: 20
hiệu: 27
- Theo dõi
- Hs thực hiện
- Số?
- Lắng nghe, theo dõi
+ Số bị trừ
+ Số trừ
+ Hiệu
+ Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
+ 33
- Hs làm bài vào PBT
- 1 hs trình bày. Lớp nhận xét, góp ý.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- 1 hs đọc đề
- 1 hs nêu phép tính: 68 – 25
+ Viết 68 rồi viết 25 dưới 68 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu - ở giữa 2 số, kẻ vạch ngang.
- Ta thực hiện tính từ trái sang phải bắt đầu từ hàng đơn vị.
+ Hs nêu
- 3 hs làm bảng, lớp làm bảng con 
- Lắng nghe
- Hs nêu
- Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 1 hs đọc đề
+ Một bến xe có 15 ô tô, sau đó có 3 xe rời bến.
+ Hỏi bến xe còn lại bao nhiêu ô tô?
+ Phép trừ: 15 – 3
- 1 ha làm bảng phụ, lớp làm vở
Tóm tắt:
Có : 15 ô tô
Rời bến: 3 ô tô
Còn lại : ô tô?
Bài giải:
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- 1 – 2 hs nhắc lại
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
.	
.	
	..	
.	
.	
Thứ ngày tháng năm 
CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
Tiết 3: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Thông qua một số bài tập vận đụng, HS củng có kiến thức đẵ học về nhận biết số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu; về tìm tổng hoặc hiệu trong bài toán ở mức độ bổ sung, nâng cao hơn, liên quan đến nội đung so sánh số đã học. 
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, quan sát tranh, nêu được bài toán và cách giải, tự chiếm lĩnh kiến thức mới (có sự hướng dẫn của GV), IIS được phát triển năng lực giải quyết vấn để toán học.
- Qua hoạt động vận dụng các “quy tắc” (tìm tổng khi biết các số hạng, tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ), HS được phát triển năng lực mô hình hoá toán học.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- Tranh sgk, PBT
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Ai nhiều điểm nhất?”
+ Chia lớp làm 3 đội lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, trả lời nhanh câu hỏi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
Cách tính điểm:
Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét kết nối bài mới: Gv ghi đề bài: Bài 3: Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 3)
2.Luyện tập:
Bài 1: Viết mỗi số 75, 64, 87, 46 thành tổng (theo mẫu)
- Bài yêu cầu gì?
- Gv hướng dẫn mẫu: 75 = 70 + 5
+ Tính tổng là thực hiện phép tính gì?
+ Dựa theo mẫu bài tập thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu hs làm bài
- Gv nhận xét, chốt kết quả
Bài 2: 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu hs quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
a) Yêu cầu hs đếm được số ngôi sao theo mỗi màu (đỏ, vàng, xanh), rồi ghi số ngôi sao đếm được vào bảng.
b) Tính tổng của số ngôi sao màu đỏ và số ngôi sao màu vàng.
c) Tính hiệu của số ngôi sao màu xanh và số ngôi sao màu vàng.
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi làm bài vào PBT
- Yêu cầu các nhóm trình bày bài
- Gv nhận xét, chốt kết quả
Bài 3: Trên mỗi toa tàu ghi một số: 
a) Đổi chỗ hai toa tàu nào của đoàn tàu A để được các số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé?
b) Tính hiệu của số lớn nhất và số bé nhất trong các số ở đoàn tàu B
a) - Gọi hs đọc đề bài
- Gv hướng dẫn: quan sát tranh để chọn số trên hai toa đổi chỗ phù hợp để được để được các số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm thực hiện
- Gọi các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, chốt kết quả
b) - Gọi hs đọc đề bài
- Gv hướng dẫn: 
+ Để tìm hiệu ta thực hiện phép tính nào?
+ Số nào là lớn nhất , Số nào là bé nhất trong các số trên toa tàu?
+ Ta lập được phép tính nào? Tìm kết quả?
- Yêu cầu hs làm bài tập vảo vở
- Gv nhận xét, chốt kết quả
Bài 4: Từ các số bị trừ, số trừ và hiệu, em hãy lập các phép trừ thích hợp.
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- Gv cho hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh 3 gồm mấy cột?
+ Đó là những cột nào?
+ Bức tranh cho em biết điều gì?
+ Yêu cầu hs đọc các số đã cho
+ Em sẽ làm cách nào để tìm ra phép trừ đúng?
- Yêu cầu hs hoạt động nhóm làm bài vào PBT
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, chốt kết quả
3. Vận dụng
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Yêu cầu hs nêu ví dụ về phép cộng và nêu tên các thành phần của phép cộng.
- Yêu cầu hs nêu ví dụ về phép trừ và nêu tên các thành phần của phép trừ.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 2) “Số bị trừ, số trừ, hiệu”
- Hs tham gia chơi trò chơi
- Hs chia đội
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Viết mỗi số 75, 64, 87, 46 thành tổng (theo mẫu)
- Theo dõi
+ Phép cộng
+ Tách số theo tổng các hàng chục và đơn vị
- 3 hs làm bảng, lớp làm vở
64 = 60 + 4; 87 = 80 + 7; 46 = 40 + 6
- 3 hs đọc, lớp đọc thầm
- Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
a)
b) Tổng của số ngôi sao màu đỏ và số ngôi sao màu vàng là:
11 + 8 = 19
c) Hiệu của số ngôi sao màu xanh và số ngôi sao màu vàng là:
10 – 2 = 8
- Hoạt động nhóm đôi, làm bài vào PBT
- 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý.
- 1 hs đọc đề
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý.
- 1 hs đọc đề
+ Phép trừ
+ Số lớn nhất: 41; số bé nhất: 30
+ 41 – 30 = 11
- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vở
Hiệu của số lớn nhất và số bé nhất trong các số ở đoàn tàu B là:
41 – 30 = 11.
- 1 hs đọc
- Quan sát tranh và trả lời
- Lắng nghe
+ 3 cột
+ số bị trừ, số trừ, hiệu
+ Đây chính là các thành phần của phép trừ.
+ 3 hs đọc to, lớp đọc thầm
+ Làm bằng cách “thử chọn”.
- Hoạt động nhóm 4 làm bài vào PBT
- Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
45 – 2 = 43 và 54 – 32 = 22
- Quan sát
- Hs trả lời
- Hs nêu
- Hs nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
.	
.	
	..	
.	
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 4: HƠN, KÉM NHAU BAO NHIÊU (2 tiết )
Tiết 1: HƠN, KÉM NHAU BAO NHIÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết được bài toán cho biết gì, hỏi gì?; từ đó tìm được phép tính thích hợp liên quan đến hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị; biết cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn (một bước tính). 
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động giải bài toán có lời văn (một bưỏc tính) gắn với thực tế, hs được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Thông qua hoạt động diễn đạt (nói, viết) khi trình bày cách giải bài toán, hs được phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng học Toán 2, tranh sgk.
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Kéo co”. 
Cách chơi: Các em học sinh sẽ trả lời câu hỏi để giúp đội mình kéo thắng đội bạn. Mỗi câu trả lời đúng trong thời gian quy định sẽ giúp đội mình thắng 1 hiệp. Trường hợp cả hai đội không trả lời đúng sẽ coi như hòa. Hiệp đó không tính vào số hiệp thắng. Kết thúc trò chơi đội nào có số hiệp thắng nhiều hơn (tương đương với trả lời đúng nhiều câu hỏi hơn) sẽ là đội chiến thắng.
Câu 1: Hãy lấy ví dụ về phép cộng và nêu tên các thành phần của phép cộng.
Câu 2: Hãy lấy ví dụ về phép trừ và nêu tên các thành phần của phép trừ.
Câu 3: Muốn tìm tổng ta làm thế nào?
Câu 4: Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Gv nhận xét kết nối vào bài: Gv ghi tên bài: Hơn kém nhau bao nhiêu (Tiết 1)
2. Khám phá:
- Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
=> Đây chính là dạng toán hơn nhau bao nhiêu đơn vị.
- Yêu cầu hs nêu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết được số gà hơn số vịt bao nhiêu con ta thực hiện phép tính gì?
+ Nêu phép tính thích hợp.
- Quan sát từ bức tranh này và ta có thể ghi tóm tắt bằng lời như sau: 
a) Gà: 10 con
 Vịt: 7 con 
 Gà hơn vịt: ... con? 
- Gv nhấn mạnh lưu ý: chữ “hơn” trong bài toán ta thường dẫn ra phép tính trừ. 
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi viết ra nháp bài giải sau đó chia sẻ.
- Gv nhận xét chốt kết quả
Tóm tắt:
Gà: 10 con
Vịt: 7 con 
Gà hơn vịt: ... con?
Bài giải:
Số gà hơn số vịt là:
10 – 7 = 3 (con)
Đáp số: 3 con gà
b) HD tương tự như câu a.
- Gv lưu ý chữ “hơn”, “kém” trong bài toán (thường là dẫn ra phép trừ).
- Gv cho hs thảo luận nhóm 4 tìm cách giải bài toán bài toán có lời văn sau đó ghi ra phiếu của nhóm mình.
- Gv tổ chức cho hs chia sẻ kết quả nhóm.
- Gv và hs cùng thống nhất các bước: Để giải bài toán hơn kém nhau bao nhiêu, ta thực hiện 3 bước:
+ Bước 1: Phân tích, tìm hiểu đề bài (Cho biết gì? Hỏi gì?).
+ Bước 2: Tìm phép tính giải bài toán.
+ Bước 3: Trình bày (viết) bài giải.
- Gv yêu cầu hs nối tiếp nhắc lại
- Gv nhắc thêm sau khi viết bài giải các em cần kiểm tra lại đáp án bằng cách thử lại kết quả so với dữ kiệu đề bài.
- Gv lưu ý hs: Khi trình bày bài toán có lời văn: 
+ Bài giải (lùi vào 5 ô).
+ Câu trả lời lùi vào lề 2 ô, đầu dòng viết hoa, cuối câu có dấu hai chấm.
+ Phép tính lùi vào lề 3 ô, chú ý danh số để trong ngoặc đơn và cuối cùng đáp số lùi vào 5 ô để cho phần trình bày cân đối, sạch đẹp. (Gv chiếu bài giải mẫu)
Bài giải
Số gà hơn số vịt là:
10 – 7 = 3 con
Đáp số: 3 con
Bài giải
Số ngỗng kém số vịt là:
7 – 5 = 2 con
Đáp số: 2 con
Ø Thông qua phần a, b chúng ta đã được học cách giải và trình bày dạng toán “Hơn kém nhau bao nhiêu”. Các em lưu ý trong bài toán có chữ hơn hoặc kém thường là dẫn ra phép tính trừ.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu hs quan sát tranh và đọc đề toán và trả lời câu hỏi:
+ Số chim ở mỗi cành có bao nhiêu con?
+ Số chim cành trên hơn số chim cành dưới mấy con?
+ Để biết được số chim cành trên hơn số chim cành dưới mấy con làm phép tính gì?
- Yêu cầu hs làm bài vào PBT
- Gv tổ chức nhận xét, chốt kết quả
Bài 2: Việt đã tô màu 6 bông hoa, còn 4 bông hoa chưa tô màu. Hỏi số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu mấy bông hoa?
- Gọi hs đọc đề bài
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Vậy để biết được số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs làm bài vào PBT
- Gv tổ chức nhận xét, chốt kết quả
Bài 3: Mai 7 tuổi, bố 38 tuổi. Hỏi bố hơn Mai bao nhiêu tuổi?
- Gọi hs đọc đề bài
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán
- Gv nhận xét, chốt kết quả
Bài 4: Một trường học có 5 thùng rác tái chế và 10 thùng đựng rác khác. Hỏi số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế mấy thùng?
- Gọi hs đọc đề bài
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt:
Thùng rác tái chế: 5 thùng
Thùng rác khác : 10 thùng
Thùng rác khác hơn thùng rác tái chế: thùng?
Bài giải:
Số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế là:
10 – 5 = 5 (thùng)
Đáp số: 5 thùng.
- Gv nhận xét, chốt kết quả
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta đã học dạng toán gì?
- Yêu cầu hs nhắc lại các bước giải bài toán dạng hơn kém nhau bao nhiêu.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Các thành phần của phép cộng, phép trừ (Tiết 3)
- Hs tham gia chơi
- Chia thành 2 đội, mỗi đội 5 hs
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Quan sát tranh và nêu nội dung: Tranh gồm 10 con gà và 7 con vịt. Gà hơn vịt 3 con.
- Lắng nghe
- Trong vườn có 10 con gà và 7 con vịt. Hỏi số gà hơn số vịt bao nhiêu con?
+ Trong vườn có 10 con gà và 7 con vịt.
+ Hỏi số gà hơn số vịt bao nhiêu con?
+ Phép trừ
+ 10 – 7 
- Lắng nghe, theo dõi
- Hoạt động nhóm đôi giải bài tập vfa chia sẻ trước lớp
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4 ghi vào phiếu nhóm
- Đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
- Cùng gv thống nhất các bước giải toán
- Hs nhắc lại nối tiếp
- Lắng nghe
- Theo dõi, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Quan sát tranh, đọc đề toán và trả lời câu hỏi:
+ Cành trên có 6 con chim, cành dưới có 4 con chim.
+ 2 con.
+ Phép trừ: 6 – 4 = 2
- 1 hs làm bảng, lớp làm PBT cá nhân
Bài giải:
Số chim cành trên hơn số chim cành
dưới là:
6 – 4 = 2 ( con)
Đáp số: 2 con chim
- Theo dõi, nhận xét, sửa bài (nếu sai)
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
+ Việt đã tô màu 6 bông hoa, còn 4 bông hoa chưa tô màu.
+ Hỏi số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu mấy bông hoa?
+ Ta thực hiện phép trừ: 6 – 4 
- 1 hs làm bảng, lớp làm PBT cá nhân
Bài giải:
Số bông hoa chưa tô màu kém số
bông hoa đã tô màu là:
6 – 4 = 2 ( bông)
Đáp số: 2 bông hoa
- Nhận xét, sửa bài (nếu sai)
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
+ Mai 7 tuổi, bố 38 tuổi.
+ Hỏi bố hơn Mai bao nhiêu tuổi?
+ Dạng toán hơn kém nhau bao nhiêu
- 1 hs làm bảng, lớp làm vở
Tóm tắt:
Mai : 7 tuổi
Bố : 38 tuổi
Bố hơn Mai: tuổi?
Bài giải:
Bố hơn Mai số tuổi là:
38 – 7 = 31 (tuổi)
Đáp số: 31 tuổi
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
+ Một trường học có 5 thùng rác tái chế và 10 thùng đựng rác khác.
+ Hỏi số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế mấy thùng?
+ Dạng toán hơn kém nhau bao nhiêu
- 1 hs làm bảng, lớp làm vở
- Hs trả lời
- Hs nhắc lại: Để giải bài toán hơn kém nhau bao nhiêu, ta thực hiện 3 bước:
+ Bước 1: Phân tích, tìm hiểu đề bài (Cho biết gì? Hỏi gì?).
+ Bước 2: Tìm phép tính giải bài toán.
+ Bước 3: Trình bày (viết) bài giải.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
.	
.	
	..	
.	
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 4: HƠN KÉM NHAU BAO NHIÊU ( 2 tiết)
Tiết 2: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố giải bài toán về hơn, kém nhau bao nhiêu, qua đó bổ sung nội dung kiến thức về tính toán với số đo độ dài có đơn vị xăng-ti-mét. 
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động giải bài toán có lời văn (một bưỏc tính) gắn với thực tế, hs được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Thông qua hoạt động diễn đạt (nói, viết) khi trình bày cách giải bài toán, hs được phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng học Toán 2, tranh sgk.
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
+ Chia lớp làm hai đội, mỗi đội 3 em
+ Yêu cầu các đội sắp xếp các bước giải bài toán hơn kém nhau bao nhiêu theo thứ tự. 
+ Đội nào nhanh nhất và đúng nhiều nhất là đội thắng cuộc.
- Gv nhận xét kết nối vào bài: Gv ghi tên bài: Hơn kém nhau bao nhiêu (Tiết 2)
2.Luyện tập:
Bài 1: Số?
- Gv treo tranh yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nêu độ dài của các băng giấy
+ Băng giấy màu vàng ngắn hơn hơn băng giấy màu xanh bao nhiêu xăng – ti – mét?
a) Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu vàng mấy xăng – ti – mét?
b) Băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ mấy xăng – ti – mét?
- Gv nhận xét, ghi bảng
- Yêu cầu hs quan sát các phép tính và nêu nhận xét điểm khác của các phép so với những phép tính đã học.
Ø Khi làm phép tính trừ với đơn vị đo độ dài cm, cm viết sau số đo, cm được viết ở cả số bị trừ, số trừ và hiệu.
Bài 2: 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- YCHS quan sát hình trong sách sau đó thảo luận nhóm đôi, viết nhanh kết quả ra nháp.
a) Nêu độ dài của 3 chiếc bút.
+ Bút nào ngắn nhất. Vì sao?
b) Bút chì dài hơn bút mực bao nhiêu xăng – ti – mét?
+ Bút sáp ngắn hơn bút chì bao nhiêu xăng – ti – mét?
- Tổ chức cho hs chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Muốn giải bài toán hơn, kém nhau bao nhiêu em thực hiện phép tình gì?
Bài 3: Ba bạn Rô – bốt rủ nhau đo chiều cao
- Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát hình trong sách sau đó thảo luận nhóm đôi, viết nhanh kết quả vào PBT.
a) Rô – bốt nào cao nhất?
b) Số?
- Rô - bốt A cao hơn Rô -bốt B cm
- Rô - bốt B thấp hơn Rô -bốt C cm 
- Tổ chức cho hs chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Ø Từ bài 2 và 3, ta có thể hiểu “dài hơn, ngắn hơn bao nhiêu”, “cao hơn, thấp hơn bao nhiêu” tương tự như “hơn, kém nhau bao nhiêu.
Bài 4: Mai và Nam gấp được các thuyền giấy như hình dưới đây:
- Gọi hs đọc đề bài
- Yêu cầu hs dựa vào tranh và yêu cầu bài, nêu bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt:
Mai : 8 cái thuyền
Nam : 2 cái thuyền
Mai gấp hơn Nam: cái thuyền?
Nam gấp kém Mai: cái thuyền?
a)	 Bài giải:
Số thuyền Mai gấp được hơn Nam là: 8 – 6 = 2 (cái thuyền)
Đáp số: 2 cái thuyền.
b) Bài giải:
Số thuyền Nam gấp được kém Mai là: 8 – 6 = 2 (cái thuyền)
Đáp số: 2 cái thuyền.
- Gv nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Yêu cầu hs nhắc lại các bước giải bài toán dạng hơn kém nhau bao nhiêu.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hơn kém nhau bao nhiêu (Tiết 1)
- Hs tham gia chơi
+ Bước 1: Phân tích, tìm hiểu đề bài (Cho biết gì? Hỏi gì?).
+ Bước 2: Tìm phép tính giải bài toán.
+ Bước 3: Trình bày (viết) bài giải.
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Băng giấy màu đỏ dài 7cm, băng giấy màu vàng dài 4cm, băng giấy màu xanh dài 6cm.
+ 6 – 4 = 2 cm
+ 7 – 4 = 3 cm
+ 7 – 6 = 1 cm
- Theo dõi
- Hs quan sát và nêu nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
- Hoạt động nhóm đôi thực hiện yêu cầu
+ Bút chì dài 25cm, bút máy dài 20cm, bút sáp màu dài 10cm. 
+ Bút sáp màu ngắn nhất. 
Vì 25cm >20cm >10cm
- 5 cm
+ 15 cm
- Đại diện 1 nhóm chia sẻ, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Phép trừ: lấy số lớn trừ đi số bé
- Hoạt động nhóm đôi làm bài vào PBT
a) Rô – bốt C cao nhất
b) 
- Đại diện 1 nhóm chia sẻ, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
- Hs thực hiện: Mai gấp được 8 cái thuyền, Nam gấp được 6 cái thuyền. 
a) Mai gấp được hơn Nam mấy cái thuyền?
b) Nam gấp được kém Mai mấy cái thuyền?
+ Mai gấp được 8 cái thuyền, Nam gấp được 6 cái thuyền.
+ a) Mai gấp được hơn Nam mấy cái thuyền?
b) Nam gấp được kém Mai mấy cái thuyền?
+ Dạng toán hơn kém nhau bao nhiêu
- 2 hs lên bảng, lớp làm vở
- Hs

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc