Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6

BÀI 10: LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)

LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Củng cố bảng cộng (qua 10), vận dụng vào giải bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; đặc biệt là thực hành, vận dụng vào trò chơi, gây hứng thú học tập cho HS.

2. Năng lực

- Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giải các bài toán thực tế có “tình huống”, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Thông qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS, gây hứng thú học tập, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, . Bộ đồ dùng học Toán 2.

- Bộ trò chơi, xúc xắc, hình vẽ.

- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.

 

doc 20 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 2493
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 10: LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)
LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố bảng cộng (qua 10), vận dụng vào giải bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; đặc biệt là thực hành, vận dụng vào trò chơi, gây hứng thú học tập cho HS.
2. Năng lực
- Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giải các bài toán thực tế có “tình huống”, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Thông qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS, gây hứng thú học tập, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: 
+ Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- Bộ trò chơi, xúc xắc, hình vẽ. 
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em Củng cố bảng cộng (qua 10), vận dụng vào giải bài toán về thêm, bớt một số đơn vị.
- GV ghi tên bài: Luyện tập.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV yêu cầu dựa vào bảng cộng (qua 10) tính nhẩm được tổng hai số ở mỗi cột rồi ghi kết quả vào các ô có dấu ?.
- GV cho HS làm phiếu, 5 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn phân tích, tóm tắt đề và cách thực hiện: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tìm được tất cả số bạn chơi bóng rổ ta làm như thế nào?
- GV cho 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Bài toán giúp các em vận dụng bảng cộng vào giải bài toán thêm một số đơn vị.
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn phân tích, tóm tắt đề và cách thực hiện: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tìm được số con cá sấu còn lại ở dưới hồ nước ta làm như thế nào?
- GV cho 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Bài toán giúp các em vận dụng bảng cộng vào giải bài toán bớt một số đơn vị.
HĐ 2: Trò chơi
- GV nêu mục tiêu của trò chơi, luật chơi: Để củng cố kiến thức về phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20, giúp các bạn vui hơn, gắn kết với nhau chúng ta cùng thực hiện trò chơi “Bắt vịt”.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Trò chơi được thực hiện theo nhóm đôi, người chơi bắt đầu từ ô Xuất phát, Oẳn tù tì để chọn người gieo xúc xắc đầu tiên. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm đó. Nêu phép tính, tính nhanh kết quả rồi bắt một con vịt ghi số bằng kết quả đó.
+ Người thắng cuộc trò chơi là người bắt được 5 con vịt.
- GV quan sát quá trình chơi.
- GV nhận xét trò chơi, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện với các bài giải toán thêm hoặc bớt một số đơn vị.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS hát
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS tính nhẩm, ghi tổng hai số ở mỗi cột.
- HS làm phiếu, 5 HS nối tiếp lên bảng.
- HS trình bày bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Có 6 bạn đang chơi bóng rổ, sau đó thêm 3 bạn chạy đến cùng chơi.
+ Hỏi lúc đó có tất cả bao nhiêu bạn chơi bóng rổ?
+ Ta lấy số bạn đang chơi cộng thêm 3 bạn chạy đến cùng chơi ( 6+ 3=9)
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài
Bài giải
Số bạn chơi bóng rổ có tất cả là:
6 + 3 = 9 (bạn)
Đáp số: 9 bạn.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Có 15 con cá sấu dưới hồ nước, sau đó có 3 con lên bờ.
+ Hỏi còn lại bao nhiêu con cá sấu ở dưới hồ nước?
+ Ta lấy số con cá sấu lúc đầu dưới hồ nước trừ đi 3 con lên bờ ( 15 - 3= 12)
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài
Bài giải
Số cá sấu còn lại dưới hồ nước là:
15 - 3 = 12 (con)
Đáp số: 12 con cá sấu.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe luật chơi, chuẩn bị xúc xắc.
- HS thực hiện chơi theo nhóm đôi, tìm ra người thắng cuộc.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 11: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (5 TIẾT)
TIẾT 1: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ý nghĩa của phép trừ và biết cách tìm kết quả phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20: 11, 12, , 18 trừ đi một số. 
- Thực hiện được các phép trừ 11, 12, , 18 trừ đi một số.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
2. Năng lực:
- Qua tìm hiểu kiến thức mới, thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Qua giải bài toán thực tiễn sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: + Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
+ Hình phóng to câu a của phần Khám phá. 
+ Hình phóng to trò chơi “Tìm chuồng cho thỏ”.
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em nhận biết được ý nghĩa của phép trừ; biết cách tính nhẩm phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20; thực hiện được các phép trừ dạng: 11 trừ đi một số.
- GV ghi tên bài: Phép trừ (qua 10 trong phạm vi 20
2. Khám phá
- Cách tiếp cận:
Bước 1: Bài toán thực tế
Bước 2: Phép trừ (qua 10)
Bước 3: Cách tính (đếm lùi, tách số)
- GV cho HS quan sát tranh và nêu bài toán cần giải quyết. 
- GV đặt câu hỏi để chọn phép tính tìm số bi còn lại của Việt: 
+ Để tìm số bi còn lại của Việt ta làm thế nào? Thực hiện phép tính nào?
- Để tìm được kết quả phép tính 11 – 5 chúng ta có thể thực hiện những cách nào? GV cho HS đọc lời thoại của bạn Việt và bạn Mai 
- GV cho HS quan sát, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi khám phá bài học:
+ Bạn Việt làm cách nào để tìm được số viên bi còn lại?
+ Cách làm đó theo bạn Mai có dễ thực hiện không? Và em có ý kiến gì về cách làm của bạn Việt?
+ Bạn Mai có cách làm khác như thế nào?
+ Để kiểm tra phép tính của bạn Mai, các nhóm hãy quan sát hình và đếm số viên bi không bị gạch hay số viên bi còn lại và nêu kết quả.
- GV có thể cho HS hoạt động trên que tính để hiểu hơn về cách làm của 2 bạn và tìm kết quả phép tính 11 – 5 
+ Lấy 11 que tính.
+ Cách 1: Bớt đi 5 que tính, mỗi lần bớt thực hiện đếm lùi.
+ Cách 2: Thực hiện tách 11 que tính thành 10 và 1, sau đó bớt 5 que tính ở bên 10 que tính và nhìn nhanh số que còn lại.
- GV chốt lại: Có 2 cách để tìm số viên bi còn lại là đếm lùi và tách số. Tuy nhiên đếm lùi sẽ khó thực hiện hơn, để giúp các bạn tính nhẩm nhanh kết quả chúng ta thực hành tách số ví dụ 11 các em tách thành 10 và 1.
- GV cho HS thực hiện 1 số phép tính để củng cố: 11 – 6 = ?; 12 – 4 =?
3. Luyện tập
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS làm phép tính đầu tiên.
- GV cho cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV hỏi HS về cách tính.
- GV cho HS tương tự thực hiện phép tính còn lại.
- GV gọi HS trả lời, nêu cách làm, nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 2
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn HS cách làm một phép tính mẫu: Nhẩm như trong phần khám phá để tìm kết quả phép tính, khi trình bày bài thì viết kết quả phép tính.
- GV hướng dẫn HS viết phép tính, kết quả vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn, chữa bài tại chỗ.
- GV gọi HS nối tiếp đọc phép tính, kết quả.
- GV nhận xét, chốt: Bài tập giúp các em củng cố, vận dụng cách tính nhẩm để tìm kết quả của các phép trừ dạng 11 trừ đi một số.
Bài 3:
- GV dẫn vào bài, nêu yêu cầu : Để giúp các em củng cố các phép trừ đã học chúng ta sẽ cùng chơi trò chơi ‘‘Tìm chuồng cho các chú thỏ’’.
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Trên người mỗi chú thỏ em thấy gì?
+ Trên mỗi chuồng có ghi các số, đó chính là kết quả của phép tính trên mình mỗi chú thỏ. 
- GV lựa chọn 3 đội chơi đại diện cho mỗi tổ và phổ biến luật chơi : mỗi HS nối một chú thỏ với một chuồng. Đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.
- GV kết thúc trò chơi, nhận xét, khen ngợi, chúc mừng đội nhanh nhất, chốt lại bài học.
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nhắc lại cách tính nhẩm phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20; thực hiện được các phép trừ dạng: 11 trừ đi một số.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS ghi tên bài.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh nêu bài toán: “Việt có 11 viên bi, Việt cho Mai 5 viên bi. Việt còn lại mấy viên bi?.”
- HS trả lời: 
+Để tìm số viên bi còn lại của Việt ta lấy số bi ban đầu bớt đi (trừ) số bi Việt cho Mai.
+ Thực hiện phép tính trừ: 11 – 5 
- HS lắng nghe, đọc lời thoại.
- HS theo dõi, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Việt dùng cách đếm lùi.
+ Cách làm đó khó thực hiện vì phải nhớ số lần đếm.
+ Bạn Mai thực hiện tách 11 = 10 + 1. Sau đó lấy 10 – 5 = 5 và lấy 5 + 1 = 6. Bạn Mai tính được 11-5 = 6
+ HS đếm và báo kết quả: Còn lại 6 viên bi
- HS lấy bộ đồ dùng và thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời kết quả đúng.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- 1 HS thực hiện phép tính đầu tiên: 
11 – 6 = 5.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS trả lời thực hiện tách 11 = 10 + 1, sau đó lấy 10 – 6 = 4; lấy 4 + 1 = 5
- HS làm bài cá nhân.
- HS trả lời, nêu cách làm, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- 1 HS thực hiện nhẩm, trả lời kết quả.
1 HS nêu cách tính nhẩm.VD: Tách 11=10+1, lấy 10 – 2 = 8, 8+1 = 9. Vậy 11 – 2 = 9.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày, nhận xét
12 - 3 = 9
12 - 4 = 8
12 - 5 = 7
12 - 6 = 6
12 - 7 = 5
12 - 8 = 4
12 - 9 = 3
12 - 2 = 10
- HS lắng nghe
- HS theo dõi.
- HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Mỗi chú thỏ đều có các phép tính.
+ HS lắng nghe.
- HS tiến hành chơi.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS nhắc lại : Tách 11 = 10 + 1, sau đó lấy 10 trừ số đã cho, lấy kết quả tính được cộng với 1.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 11: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (5 TIẾT)
TIẾT 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách tính nhẩm phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được các phép trừ 12, 13 trừ đi một số.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: + Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
+ Hình phóng to trò chơi “Ong tìm hoa”.
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em Thực hiện được các phép trừ 12, 13 trừ đi một số; Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
2. Luyện tập: (4p)
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn cả lớp cùng làm phần a) Tính 12 – 4 
+ Trong bài toán tách 12 thành mấy cộng mấy?
+ Tương tự như ở tiết trước, em sẽ làm gì?
+ Vậy 12 – 4 = ?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm phần b ra nháp.
- GV cho đại diện HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Bài 1 củng cố cách tính nhẩm để tìm kết quả phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
Bài 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn HS cách làm một phép tính mẫu: Nhẩm như trong phần khám phá để tìm kết quả phép tính, khi trình bày bài thì viết kết quả phép tính.
- GV hướng dẫn HS viết phép tính, kết quả vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn, chữa bài tại chỗ.
- GV gọi HS nối tiếp đọc phép tính, kết quả.
- GV nhận xét, chốt: Bài tập giúp các em củng cố, vận dụng cách tính nhẩm để tìm kết quả của các phép trừ dạng 11 trừ đi một số.
Bài 3: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nêu cách làm trường hợp 13 – 4 
- GV yêu cầu dựa vào cách tính nhẩm đã học thực hiện phép tính rồi ghi kết quả vào các ô có dấu ?.
- GV cho HS làm phiếu, 5 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 4: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện:
+ Trên mỗi chú ong có gì?
+ Trên mỗi bông hoa chính là kết quả của các phép tính đó.
+ Hãy tìm kết quả của các phép trừ sau đó nối với bông hoa ghi số tương ứng. Bông hoa ghi số là kết quả của nhiều phép tính nhất là bông hoa có nhiều ong đậu nhất.
- GV cho HS hoạt động nhóm 4.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 5: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn phân tích, tóm tắt đề và cách thực hiện: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tìm số tờ giấy màu Mai còn lại ta làm thế nào?
- GV cho 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Bài toán giúp các em củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ dạng 11, 12, 13 trừ đi một số.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi:
+ Tách 12 = 10 + 2
+ Lấy 10 trừ 4 bằng 6, sau đó lấy 6 cộng 2 = 8
+ 12 – 4 = 8
- HS hoạt động nhóm đôi, làm nháp.
- HS trình bày bài.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- 1 HS thực hiện nhẩm, trả lời kết quả.
1 HS nêu cách tính nhẩm.VD: Tách 11=10+1, lấy 10 – 2 = 8, 8+1 = 9. Vậy 11 – 2 = 9.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nêu cách tính nhẩm.
- HS làm phiếu, 5 HS nối tiếp lên bảng.
- HS trình bày bài
 8	 7 6 5 4
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và HS nghe hướng dẫn cách thực hiện.
+ Các phép tính trừ
+ HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm 4.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- 
+ Bông hoa số 6 có nhiều ong đậu nhất.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Mai có 13 tờ giấy màu. Mai đã dùng 5 tờ giấy màu để cắt dán bức tranh.
+ Hỏi Mai còn lại bao nhiêu tờ giấy màu?
+ Ta lấy số tờ giấy màu Mai có trừ đi số giấy màu đã dùng.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài
Bài giải
Số tờ giấy màu Mai còn lại là:
13 - 5 = 8 (tờ)
Đáp số: 8 tờ giấy màu.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS nhắc lại cách thực hiện .
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 11: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (5 TIẾT)
TIẾT 3: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách tính nhẩm phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được các phép trừ 14, 15 trừ đi một số.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: + Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em Thực hiện được các phép trừ 14, 15 trừ đi một số; Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
2. Luyện tập: (4p)
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn cả lớp cùng làm phần a) Tính 14 – 5 
+ Trong bài toán tách 14 thành mấy cộng mấy?
+ Tương tự như ở tiết trước, em sẽ làm gì?
+ Vậy 14 – 5 = ?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm phần b ra nháp.
- GV cho đại diện HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Bài 1 củng cố cách tính nhẩm để tìm kết quả phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
Bài 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn HS cách làm một phép tính mẫu: Nhẩm như trong phần khám phá để tìm kết quả phép tính, khi trình bày bài thì viết kết quả phép tính.
- GV hướng dẫn HS viết phép tính, kết quả vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn, chữa bài tại chỗ.
- GV gọi HS nối tiếp đọc phép tính, kết quả.
- GV nhận xét, chốt: Bài tập giúp các em củng cố, vận dụng cách tính nhẩm để tìm kết quả của các phép trừ dạng 15 trừ đi một số.
Bài 3: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nêu cách làm trường hợp 14 – 5 
- GV yêu cầu dựa vào cách tính nhẩm đã học thực hiện phép tính rồi ghi kết quả vào các ô có dấu ?.
- GV cho HS làm phiếu, 5 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 4: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện:
+ Trên mỗi chiếc máy bay có gì?
+ Hãy tìm kết quả của các phép trừ ghi trên các máy bay, từ đó xác định xem những máy bay nào ghi phép trừ có hiệu bằng 7; những máy bay nào ghi phép trừ có hiệu bằng 9.
- GV cho HS hoạt động nhóm 4.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 5: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn phân tích, tóm tắt đề và cách thực hiện: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tìm số quả ổi bà còn lại ta làm thế nào?
- GV cho 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Bài toán giúp các em củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV liên hệ cho HS lời xin khi nhận quà.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ dạng 14, 15 trừ đi một số.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi:
+ Tách 14 = 10 + 4
+ Lấy 10 trừ 5 bằng 5, sau đó lấy 5 cộng 4 = 9
+ 14 – 5 = 9
- HS hoạt động nhóm đôi, làm nháp.
- HS trình bày bài.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- 1 HS thực hiện nhẩm, trả lời kết quả.
1 HS nêu cách tính nhẩm.VD: Tách 15=10+5, lấy 10 – 5 = 5, 5+5 = 10. Vậy 15 – 5 = 10.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nêu cách tính nhẩm.
- HS làm phiếu, 5 HS nối tiếp lên bảng.
- HS trình bày bài
 – 
14
14
14
14
14
5
6
7
8
9
9
8
7
6
5
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và HS nghe hướng dẫn cách thực hiện.
+ Các phép tính trừ
+ HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm 4.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
+ Những máy bay ghi phép trừ 15 – 8, 14 – 7, 12 – 5 có hiệu bằng 7.
+ Những máy bay ghi phép trừ 14 – 5, 13 – 4, 15 – 6 có hiệu bằng 9.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ Bà có 14 quả ổi, bà cho cháu 6 quả.
+ Hỏi bà còn lại bao nhiêu quả ổi?
+ Ta lấy số ổi bà có ban đầu trừ đi số quả ổi bà cho cháu.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài
Bài giải
Bà còn lại số quả ổi là:
14 - 6 = 8 (quả)
Đáp số: 8 quả ổi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS theo dõi, có thể thực hiện một số tình huống nếu còn thời gian.
- HS trả lời
- HS nhắc lại cách thực hiện .
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 11: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (5 TIẾT)
TIẾT 4: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tính nhẩm phép trừ qua 10 trong phạm vi 20.
- Thực hiện được các phép trừ dạng 12,13 trừ đi một số.
- Trình bày được các bài toán có lời giải.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài học, các dụng cụ trò chơi Ong đi tìm hoa.
- HS: SGK, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em Thực hiện được các phép trừ 14, 15 trừ đi một số; Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm 1 phép tính trước.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV làm mẫu 1 phép tính.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài yêu cầu làm gì?
- GV mời một HS lên tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào?
- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. HS kiểm tra chéo vở cho nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.2. Trò chơi “Ong đi tìm hoa”: Bài 4:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ Trò chơi: Ong đi tìm hoa.
+ Cách chơi: Sẽ có 2 đội, mỗi đội sẽ có 6 thành viên, từng thành viên sẽ nối chú ong nối bông hoa sao cho đúng kết quả của phép tính. Khoang tròn vào bông hoa có nhiều ong đậu nhất. Đội nào nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc. 
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét, tuyên bố kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp kết quả.
- HS lắng nghe.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trình bày.
- HS trả lời bài theo cặp đôi, một HS đọc phép tính, một bạn nói kết quả.
- HS lắng nghe.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lên bảng.
- HS trả lời.
Bài giải:
Số tờ giấy màu của Mai còn lại là:
13 – 5 = 8 ( tờ )
 Đáp số: 8 tờ giấy màu.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi tích cực, vui vẻ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc