Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Vì một cuộc sống an toàn

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Vì một cuộc sống an toàn

Mục tiêu:

- Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp về an toàn giao thông.

Tuần 5

SHDC: Tham gia Chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”

- Lắng nghe và chia sẻ các nội dung của chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”.

 

docx 5 trang Huy Toàn 23/06/2023 13092
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Vì một cuộc sống an toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 2: Vì một cuộc sống an toàn
Mục tiêu:
Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.
Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp về an toàn giao thông.
Tuần 5
SHDC: Tham gia Chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”
Lắng nghe và chia sẻ các nội dung của chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”.
SHTCĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc.
* PP: Sắm vai
- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm 4
Điều gì đã xãy ra với bạn nhỏ trong câu chuyện.
Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ xử lý thế nào?
*Lưu ý: các bạn có thể sắm vai để trả lời câu hỏi thứ 2
- GV chốt ý và nhận xét
- 2 Nhóm HS sắm vai lên diễn lại tình huống:
+ Bị lạc
+ Bị bắt cóc 
- Thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày bằng lời hoặc sắm vai.
- Các nhóm lắng nghe và nhận xét
HĐ2: Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc
* PP: Mảnh ghép
- GV tổ chức cho HS xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
Chỉ ra những địa điểm dễ bị lạc trong các tranh sau.
Trao đổi với bạn vì sao dễ bị lạc ở những địa điểm đó.
- GV lắng nghe và nhận xét
- Chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh trong vòng 2’ rồi di chuyển thành nhóm mới có đủ mỗi thành viên trong 6 nhóm trước để chia sẻ về bức tranh của mình.
- 2 nhóm trình bày
- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét
HĐ3: Nhận diện những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc
Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc
* PP: Trò chơi “Rung chuông vàng”
- GV tổ chức trò chơi:
+ Đưa từng tranh cho hs xem và chọn đáp án Nên / Không nên với từng trường hợp trong tranh.
+ Tổng kết trò chơi (Vòng 1)
+ Cho HS trình bày lí do tại sao lại chọn đáp án ấy 
+ GV chốt đáp án
+ Tổng kết trò chơi (Vòng 2) – Phát thưởng
- HS tham gia trò chơi
- HS trình bày lý do lựa chọn đáp án đúng
- HS lắng nghe – bổ sung – nhận xét
SHL: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân.
Tuần 6
SHDC: Nghe nói chuyện về an toàn giao thông
Nghe Đ/c Cảnh sát giao thông kể chuyện việc tham gia giao thông có liên quan đến Luật Giao thông.
Ghi nhớ những quy định để tham gia giao thông an toàn.
SHTCĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ4: Tìm hiểu về cách phòng tránh bị lạc.
* PP: Thảo luận nhóm 4.
- GV yêu cầu HS: Trao đổi về cách phòng tránh bị lạc theo từng tình huống:
+ Khi đi siêu thị cùng người thân
+ Khi tham gia hoạt động ngoại khoá cùng lớp
 - GV nhận xét và cho HS xem thêm gợi ý ở các tranh rút ra bài học. (Kỹ thuật khăn trải bàn)
- GV chốt kết luận:
+ Luôn nắm tay, đi theo sát người thân nơi đông người
+ Hãy học thuộc thông tin cá nhân của mình và người thân ( số điện thoại, tên, số nhà, )
+ Hãy tìm người giúp đỡ khi bị lạc ( công an, bác bảo vệ, )
- HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ (trình bày bằng lời):
+ Luôn đi theo người thân, nắm tay bố mẹ, không chạy lung tung,..
+ Luôn đi theo cô giáo và các bạn, không tự ý tách hàng, 
- HS xem tranh và nêu nội dung của tranh.
- Kết luận – rút ra bài học chung và chia sẻ trên bảng thảo luận nhóm.
- HS đọc lại kết luận
HĐ5: Tìm hiểu về cách phòng tránh bị bắt cóc
* PP: sắm vai
- GV phân cho mỗi nhóm sắm vai theo 1 bức tranh
- GV nhận xét, tuyên dương khen thưởng nhóm sắm vai xử lý tốt tình huống
- GV rút kết luận bài học:
+ Không nói chuyện với người lạ
+ Không nhận quà của người lạ
+ Không đi theo người lạ
+ Không đi một mình
+ Không la cà, đi đến nơi về đến chốn
+ Đi nhanh hoặc bỏ chạy đến nơi đông người khi cảm thấy nguy hiểm
+ Hãy hô to khi cần người giúp đỡ
- HS thảo luận nội dung bức tranh và phân công sắm vai
- Từng nhóm lên trình bày
- Cả lớp nhận xét 
- HS đọc lại kết luận bài học
SHL: Thực hành: Em tham gia giao thông an toàn.
Tuần 7
SHDC: Văn nghệ theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”.
SHTCĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ6: Chơi trò chơi “Bingo”
* PP: trò chơi
- GV phát tranh cho hs tìm người có thể giúp đỡ khi bản thân bị lạc
- GV chốt kết quả và khen thưởng cho HS đã hoàn thành tốt trò chơi
- HS tham gia trò chơi tìm người giúp đỡ khi bị lạc
HĐ7: Xác định các bước xử trí khi bị lạc.
* PP: Thảo luận nhóm 4
* Hình thức: Trò chơi xếp tranh
- GV phổ biến trò chơi
Nam đi siêu thị cùng bố mẹ mãi ngắm đồ chơi nên bị lạc
Hãy sắp xếp các tranh cho phù hợp để giúp Nam tìm thấy bố mẹ.
Trao đổi về cách mà em đã sắp xếp.
- GV nhận xét – chốt trình tự - kết luận
- HS thảo luận sắp xếp tranh và giải thích cách xếp đó
- HS trình bày – lớp nhận xét.
SHL: Thực hành những cách bảo vệ bản thân.
Sắm vai những cách bảo vệ bản thân:
Từ chối nhận quà của người lạ.
Hét thật lớn khi có nguy cơ bị bắt cóc.
Về nhà trao đổi với bố mẹ về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
Tuần 8
SHDC: Tham gia tổng kết hoạt động theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”
Tham gia tổng kết việc thực hiện những quy định để tham gia giao thông an toàn
SHTCĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ8: Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
* PP: Thảo luận
* Hình thức: Hội thi Tuyên truyền
- GV tổ chức thảo luận nhóm 6 “Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc”.
- Tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên nhí
- Phổ biến luật thi, các tiêu chí đánh giá bình chọn đội tuyên truyền xuất sắc
- GV chốt – khen thưởng.
- HS thảo luận xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc
- Đại diện nhóm lên tuyên truyền các biện pháp để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Lớp nhận xét – bình chọn
HĐ9: Sắm vai thực hành cách xử lí tình huống khi bị lạc
*PP: Sắm vai
- GV tổ chức sắm vai theo tình huống
+ Tình huống 1: Nam đi lễ hội cùng bố mẹ, ở lễ hội rất đông người. Đến ngã ba, có nhiều người chen lấn, xô đẩy khiến cho Nam bị lạc.
Nếu là Nam, em xử lí tình huống này như thế nào?
+ Tình huống 2: Ba mẹ con Mai xếp hàng mua vé tàu về quê, lần đầu tiên đến ga tàu, em trai Mai tò mò chạy khắp nơi. Mai vội chạy theo để giữ em nên hai chị em bị lạc mẹ.
Nếu là Mai, em xử lí tình huống này như thế nào?
- GV nhận xét – chốt cách giải quyết
- HS thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Đại diện nhóm lên sắm vai tình huống.
- Lớp nhận xét
SHL: Chia sẻ những hiểu biêt của em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
Kể lại những điều đã trao đổi với bố mẹ về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
Chia sẻ những điều mà bố mẹ đã hướng dẫn thêm cho em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
Đánh giá
Em đã làm được
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nêu được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bặt cóc
Chia sẻ được các bước xử trí khi bị lạc
Nhớ được số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và địa chỉ nhà mình
Không nhận quà, nhận tiền của người lạ
Không tự ý đi chơi một mình

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_chan_troi.docx