Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 9: Những người sống quanh em

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 9: Những người sống quanh em

I.Mục tiêu:

- Tìm hiểu được công việc của bố, mẹ hoặc người thân.

- Nêu được một số đức tính của bố, mẹ hoặc người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

- Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.

- Kể được việc làm tốt với ngững người xung quanh.

1.Phẩm chất:

 - Phẩm chất trách nhiệm : Thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm đến người thân trong gia đình và thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

2.Năng lực

 

docx 9 trang Huy Toàn 23/06/2023 5001
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 9: Những người sống quanh em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – LỚP 2
CHỦ ĐỀ 9 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM
I.Mục tiêu:
Tìm hiểu được công việc của bố, mẹ hoặc người thân.
Nêu được một số đức tính của bố, mẹ hoặc người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.
Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.
Kể được việc làm tốt với ngững người xung quanh.
1.Phẩm chất:
 - Phẩm chất trách nhiệm : Thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm đến người thân trong gia đình và thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
2.Năng lực
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện được với bố, mẹ, người thân và bạn bè khi tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ.
-Năng lực định hướng nghề nghiệp: Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ hoặc người thân; Chia sẻ về đức tính cần có trong nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân; Bày tỏ cảm xúc về nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.
Tuần 31
Tiết 1
Sinh Hoạt Dưới Cờ - Tuần 31
Chủ đề/Chủ điểm: KỂ CHUYỆN GƯƠNG TỐT , VIỆC TỐT
I.Mục tiêu :
Nghe kể về tấm gương người tốt, việc tốt.
Biết rút ra bài học cho bản thân thông qua nội dung câu chuyện
Biết đề ra kế hoạch vận dụng bài học từ tấm gương người tốt , việc tốt để rèn luyện bản thân.
II. Các hoạt động chủ yếu:
TT
Hoạt động
Thời gian
Yêu cầu cần đạt 
cho mỗi hoạt động
Phân công
Chuẩn bị
1
Ổn định – Khởi động:
VD: Trò chơi Toả sáng giữa đời thường, .
Bài hát tập thể 
[Nếu có thể, trò chơi/bài hát khởi động nên kết nối với chủ đề ]
10’
- Thi nêu gương toả sáng giữa đời thường mà em biết
-Nghe kể chuyện về tấm gương người tốt , việc tốt.
GV khối lớp 2
Quà tặng HS khi HS phát biểu đúng
2
Nghi lễ
Chào cờ
5’
-Thể hiện được nghi thức theo quy định
Tổng phụ trách Đội, HS trong Đội nghi thức
Trống , kèn , cờ
3
Đánh giá hoạt động 
5’
-Nhận định về việc thực hiện nội quy trường lớp, phong trào trong tuần qua
Tổng phụ trách Đội
Nội dung
4
Thông báo mới
5’
-Phổ biến những hoạt động mới trong tuần tới
Đại diện Ban lãnh đạo nhà trường
Nội dung
5
Kết nối với SH theo chủ đề
Những người xung quanh em
2’
-Biết được nội dung cần tìm hiểu trong tiết sinh hoạt theo chủ đề .
GV khối lớp 2 + Tổng phụ trách
Nội dung
Tổng kết
Tiết 2
Sinh hoạt theo chủ đề
EM TÌM HIỂU VỀ NGHỀ NGHIỆP
I.Mục tiêu
- Tìm hiểu được công việc của bố mẹ hoạc người thân.
- Nêu được một số đức tính của bố mẹ, người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.
- Sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc.
1.Phẩm chất:
 - Phẩm chất trách nhiệm : Thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm đến người thân trong gia đình và thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
2.Năng lực
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện được với bố, mẹ, người thân và bạn bè khi tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ.
-Năng lực định hướng nghề nghiệp: Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ hoặc người thân; Chia sẻ về đức tính cần có trong nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân; Bày tỏ cảm xúc về nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.
II. Chuẩn bị:
GV: + Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen một số nghề nghiệp khác nhau. 
 + Quy trình may áo được vẽ trước trên tờ giấy A0 ( Theo hình sơ đồ tư duy, chiếc áo ở giữa, xung quanh là các nhánh: Vải, kéo, kim chỉ, thước kẻ ) thẻ chữ: THỢ LÀNH NGHỀ
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Chơi trò chơi “Nhìn hành động đoán nghề nghiệp”.
Mục tiêu: HS biết cách quan sát, nhận biết một số nghê nghiệp thông qua những nét đặc trưng của nghề ấy
Tổ chức trò chơi: 
+Phổ biến luật chơi
- GV: mời mỗi tổ cử một HS lên bốc thăm. Ở mỗi tờ thăm có ghi tên một nghề nghiệp: bác sĩ, bộ đội , giáo viên HS có nhiệm vụ dung lời miêu tả về công việc, đặc điểm của người làm nghề ấy nhưng không được nhắc đến tên nghề nghiệp hoặc bất kì từ nào trong tờ thăm của mình. Các thành viên còn lại của tổ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp mà bạn mình nhắc tới.
-Lưu ý: Trong quá trình chơi, nếu HS gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý, GV cí thể đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS trả lời:
-VD: + Nghề nghiệp đó mặc trang phục đặc trưng gì? ( TL: Bác sĩ: Áo trắng , đeo ống nghe .)
+ Những người đó làm nghề này thường là những người có tính cách như thế nào?(TL: Bộ đội : kỉ luật , dung cảm .)
GV nhận xét
GV Kết luận : Mỗi một nghề sẽ có nét đặc trưng riêng, những nét riêng ấy phần nào được thể hiện qua tính cách của người làm công việc đó.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Kể tên nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.
Mục tiêu: HS tự hào về đức tính của bố mẹ liên quan đến nghề nghiệp
Tổ chức hoạt động:
-GV cho HS chia sẻ theo nhóm. Gợi ý để HS nhớ lại và chia sẻ cùng các bạn về nghề nghiệp của bố mẹ .
- Câu hỏi gợi ý: 
+Theo em, trong công việc bố, mẹ em là người như thế nào?
+Em quan sát thấy bố , mẹ cần có thói quen nào, hay làm những việc gì để hoàn thành công việc của mình?
-GV lắng nghe để có thể hỗ trợ , giúp đỡ HS khi các em diễn đạt còn vấp, ấp a , ấp úng 
GV Kết luận: Nghề nghiệp nào cũng có những đặc trưng riêng, đưc tính riêng của người làm làm công việc ấy.
-Lắng nghe luật chơi
-Đại diện tổ lên bốc thăm, dung lời miêu tả công việc, đặc điểm của người làm nghề trong thăm mà em bốc được
-HS trong nhóm đoán nghề nghiệp mà bạn nhắc tới.
- Nhóm khác có thể nhận xét , bổ sung
HS chia sẻ với các bạn trong nhóm
Chia sẻ với lớp
Hoạt động 2: Kể thêm một số nghề nghiệp của những người xung quanh mà em biết.
Mục tiêu: Ngoài nghề nghiệp của bố , mẹ , HS biết nêu nghề nghiệp khác của những người xung quanh, nơi em sinh sống, 
Tổ chức hoạt động:
-GV: Tổ chức cho HS kể theo nhóm, thi đua nhóm nào kể được nhiều tên nghế nghiệp khác
-GV kết luận: Trân trọng nghề nghiệp của người người cũng như sản phẩm của nghề nghiệp mà họ mang lại phục vụ cho con người.
3.Mở rộng và tổng kết chủ đề :
Nêu những đức tính em muốn học tập ở bố mẹ, người thân
Mục tiêu: Nhấn mạnh những đức tính tốt đẹp liên quan đến nghề nghiệp
Tổ chức hoạt động:
-GV đề nghị HS viết vào giấy cắt hình bông hoa một từ nói về đức tính của người thân mà em muốn học tập.
-VD: Chăm chỉ , cẩn thận, cần cù, đúng giờ, có trách nhiệm, trung thực, vui tính mạnh mẽ, kỉ luật .Đây là bài tập cá nhân- các từ khoá HS lựa chọn được phép trùng nhau.
-YC HS dán bông hoa của mình lên góc NGHỀ NGHIỆP
-GV quan sát hỗ trợ, giúp đỡ HS chậm tiến
Kết luận: Mỗi nghề có đức tính khác biệt nhưng vẫn có điểm chung là yêu nghề của mình , có trách nhiệm,cần cù.
4.Đánh giá – Kết nối
- GV đánh giá tiết học
- Dặn dò HS về nhà xin ý kiến nhận xét của bố mẹ, người thân về những hoạt động trải nghiệm ở nhà của mình theo cây trải nghiệm. Dựa trên ý kiến của bố mẹ, các em sẽ nhận được những chiếc lá, bông hoa tương ứng, HS có thể tự cắt hoặc tự vẽ lá, hoa vào phiếu thu hoạch trải nghiệm.
-Thảo luận nhóm, ghi nhận trên giấy, đại điện nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét bổ sung những nghề khác mà nhóm trình bày chưa nêu.
-HS lắng nghe giáo viên đề nghị
- HS thực hiện
- HS trình bày lên góc NGHỀ NGHIỆP
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
-Về nhà hoàn thành phiếu trải nghiệm
Tiết 3
SINH HOẠT LỚP
Nghe hướng dẫn tìm hiểu nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.
Tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau.
I.Mục tiêu
- Kể được thêm công việc của bố mẹ và người thân. 
- Đọc thêm để có góc nhìn vui tươi, tình cảm của các nghề trong xã hội.
- Tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau.
II.Chuẩn bị:
GV: xếp bàn ghế học sinh theo nhóm, một số tranh ảnh về các nghề quen thuộc mà học sinh thường gặp. Phim ảnh liên quan đến nội dung cần hướng dẫn HS tìm hiểu. Nội dung tổng kết hoạt động trong tuần và nội dung dự kiến hoạt động tuần sau
HS: Sưu tầm tranh ảnh về một số nghề nghiệp của bố , mẹ, người thân của em và những người xung quanh mà em biết.
III.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Nghe hướng dẫn tìm hiểu nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.
1.Khởi động
-GV tổ chức cho HS lớp hát bài: Ba em là công nhân lái xe- nhạc và lời của nhạc sĩ Lê Văn Lộc
-GV hỏi: Em hãy nêu nội dung bài hát, cảm nghĩ của em về nghề của ba bạn nhỏ trong bài hát.
-GV chuyển ý
2.Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước
a.Chia sẻ thêm những điều em mới biết về nghề nghiệp của người thân
Mục tiêu: Những bài thu hoạch sau trải nghiệm ở tiết trước và việc từ việc trò chuyện với người thân ở nhà.
Tổ chức hoạt động
-GV yêu cầu HS chia sẻ nhanh với bạn bên cạnh theo mẫu câu chuyện: “ Công việc hằng ngày của bố mẹ mình là: Nghề này khó nhất là khi ..”
-GV tổng kết : Nghề nào cũng có niềm vui và khó khăn của nghề ấy.
3.Phân vai thể hiện laị tình huống
-GV mời 2 HS đóng vai bố và con như gợi ý trong SGK /83 và yêu cầu 2 HS đọc phân vai như lời trong bóng nói
-GV mời tiếp 2 cặp HS khác đọc phân vai lại theo bóng nói như trong SGK và nhận xét về bạn nhỏ trong tranh theo gợi ý:
+ Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì?
+ Bạn nhỏ hỏi về công việc của bố vào lúc nào?
4.Nghe hướng dẫn cách tìm hiểu về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân
a. GV nêu câu hỏi với cả lớp:
- Theo em, để tìm hiểu về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân chúng ta có thể hỏi bố, mẹ hoặc người thân những câu hỏi nào?
- Em nghĩ thời điểm nào trong ngày sẽ thuận lợi nhất để em tìm hiểu về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân?
b. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi 
c. Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.
d. GV giải thích:
Đây là nhiệm vụ mà các em cần về nhà
thực hiện để chuẩn bị cho hoạt động của tuần tiếp theo. Các em cần phỏng vấn bố, mẹ hoặc người thân về:
+ Tên nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân;
+Công việc chính mà bố, mẹ hoặc người thân đang làm trong nghề của mình;
+Bố, mẹ hoặc người thân thường làm công việc đó với ai?
+Bố , mẹ hoặc người thân có thích công việc của mình không ? Vì sao ?
e. GV dặn dò HS
- Trong thời gian 1 tuần các em phải hoàn thành “Phiếu phỏng vấn nghề” của bố, mẹ hoặc người thân để tham gia vào hoạt động trong tuần tiếp theo.
-Tuần sau các em nhớ mang theo “Phiếu phỏng vấn nghề” để chia sẻ với bạn bè
- Nghe nhạc hát theo lời bài hát
Ba Em Là Công Nhân Lái Xe
Ba em là công nhân lái xe
Đưa khách đi qua bao đường phố
Dù trời mưa, hay trời nắng
Xe ba vẫn ngược xuôi trên đường.
Tinh sương là xe ba đã đi
Đưa chú công nhân qua nhà máy
Đưa bác thợ xây đến với công trường
Đưa anh bộ đội đi thăm phố phường.
Em mong sao mỗi khi ba về
Đèn giăng lung linh sáng trên con đường
Mà sao vai áo ba đẫm mồ hôi.
Em mong sao gió trên con đường
Để khi xe qua sẽ theo nhau làm
Mát lòng người công nhân lái xe.
HS nêu
-HS chia sẻ nhóm đôi
-2 HS thể hiện
-2 cặp HS thể hiện – nêu nhận xét
- HS khác có thể bổ sung
Cả lớp lắng nghe câu hỏi
HS thảo luận nhóm đôi 
Chia sẻ câu trả lời trước lớp
HS lắng nghe
B. Tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_chan_troi.docx