35 đề ôn luyện môn Tiếng Việt Lớp 2

35 đề ôn luyện môn Tiếng Việt Lớp 2

HÒN ĐÁ NHẴN

 Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ rầy la vì chỉ thích chơi không chịu học, không chịu vào “Khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi”. Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

 Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội, Biết chuyện buồn của tôi, bà không nói gì mà chỉ đi bên cạnh tôi và cùng tôi ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Buổi chiều, bà đưa tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kỹ lưỡng, mong có được một viên thật tròn. Tôi lội xuống nước và mò được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

 - Nó tuyệt đẹp, phải không nội ?

- ừ, đẹp thật.Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm kiếm dưới nước ?

 - Vì đá ở trên bờ đều thô ráp.

 - Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

 Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

 - Nhờ nước ạ.

 - Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau, hết lần này tới lần khác, hết năm này tới năm khác. Cho đến khi những chỗ ghồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy.

 Tôi nhìn thẳng vào mắt bà nội và kinh ngạc vì bỗng nhiên hiểu được ý nghĩa lời nói của bà.

 - Hãy nghĩ ba mẹ giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế - Bà nội nói tiếp.

 Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

 (Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)

 

doc 91 trang thuychi 1554915
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "35 đề ôn luyện môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
( BDHSG – KHỐI LỚP 2 )
Đề 1
* Đọc hiểu
Đọc thầm bài văn sau:
Hòn đá nhẵn
	Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ rầy la vì chỉ thích chơi không chịu học, không chịu vào “Khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi”. Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.
	Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội, Biết chuyện buồn của tôi, bà không nói gì mà chỉ đi bên cạnh tôi và cùng tôi ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Buổi chiều, bà đưa tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kỹ lưỡng, mong có được một viên thật tròn. Tôi lội xuống nước và mò được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.
	- Nó tuyệt đẹp, phải không nội ?
- ừ, đẹp thật.Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm kiếm dưới nước ?
	- Vì đá ở trên bờ đều thô ráp.
	- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?
	Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:
	- Nhờ nước ạ.
	- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau, hết lần này tới lần khác, hết năm này tới năm khác. Cho đến khi những chỗ ghồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy.
	Tôi nhìn thẳng vào mắt bà nội và kinh ngạc vì bỗng nhiên hiểu được ý nghĩa lời nói của bà.
	- Hãy nghĩ ba mẹ giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế - Bà nội nói tiếp.
	Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.
	 (Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khi bị ba mẹ rầy la vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
	a. Bạn cảm thấy rất hối hận
	b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn
	c. Bạn cảm thấy hài lòng vì được ba mẹ giáo dục một cách nghiêm khắc.
2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì ?
	a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.
	b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.
	c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi chơi.
3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?
	a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.
b. Bạn tìm những viên đá to
	c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.
4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?
	a. Vì những viên đá đó được bảo vệ không bị bụi bẩn
	b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.
	c. Vì những viên đá nằm sâu dưới lòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.
5. Câu nói của bà nội đã giúp bạn nhỏ hiểu rõ điều gì?
	a. Muốn tìm những viên đá đẹp phải lội xuống nước.
	b. Con người phải được tôi luyện mới trưởng thành.
	c. Đá muốn trở nên đẹp phải cần nhiều thời gian.
* Luyện từ và câu
1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
	a) Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, bà cháu, con người.
	b) Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, làm bài, tắm biển, ra chơi, đi học.
	c) Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, ngoan ngoãn, ham chơi, lễ phép, thật thà.
2. Hãy sắp xếp các từ sau thành nhóm:
	tròn, tìm, chọn, nhẵn bóng, tuyệt đẹp, nhặt.
Từ chỉ việc làm của bạn nhỏ ..................................................................................
Từ chỉ đặc điểm của viên đá ..............................................................................
3. Những dòng nào đã thành câu ?
	a) Bạn nhỏ
	b) Hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành
	c) Bạn nhỏ hiểu ra rằng
	d) Bạn nhỏ hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành.
4. Cho 3 từ: bạn nhỏ, bà, hiểu. Hãy sắp xếp 3 từ trên thành hai câu khác nhau và ghi lại:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Dựa vào câu chuyện Hòn đá nhẵn, hãy viết một câu:
	a) Nói về hòn đá
..............................................................................................................................................
	b) Nói về người bà
................................................................................................................................................
	c) Nói về bạn nhỏ
...............................................................................................................................................	
* Luyện nói - viết
1. Đặt tên cho bạn nhỏ trong câu chuyện Hòn đá nhẵn ở trên là Nam.
Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để kể lại câu chuyện.
	Bị ba mẹ rầy la, Nam rất ........................và ................................................Bà dẫn Nam............................................................................................................................Nam tìm thấy .........................................................................................................................................
................................................................ Viên đá nhẵn bóng vì ..........................................
.................................................................................Bà giúp Nam hiểu ra rằng .................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hồi học lớp một, em cũng đã từng mắc lỗi khiến ba mẹ phải phiền lòng (Chưa học xong bài đã bỏ đi chơi, cãi lời ba mẹ, trêu chọc em bé nhà hàng xóm,....). Sau đó em đã rất hối hận. Em hãy kể lại câu chuyện đó.
Bài làm
 ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề 2
* Đọc hiểu
Đọc thầm bài văn sau:
Bé và chim chích bông
	Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
	Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.
	Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn.
	Bé hỏi:
	- Chích bông ơi, chích bông làm gì thế ?
	Chim trả lời:
	- Chúng em bắt sâu.
	Chim hỏi lại Bé:
	- Chị Bé làm gì thế?
	Bé ngẩn ra rồi nói:
	- À , Bé học bài.
	 (Tô Hoài)
	Khoanh vào những chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bé dậy sớm để làm gì?
	a. Bé dậy sớm để học bài.
	b. Bé dậy sớm để tập thể dục.
	c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.
2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé ?
	a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
	b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
	c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?
	a. Chim sâu xuống vườn cải để dạo chơi.
	b. Chim sâu xuống vườn cải để bắt sâu.
	c. Chim sâu xuống vườn cải để trò chuyện với Bé.
4. Đánh số thứ tự 1,2,3 cho ba dòng sau theo đúng trật tự nội dung của bài:
	a. 	Đàn chim sâu và vườn cải.
	b. 	Cuộc trò chuyện giữa Bé và chim chích bông
	c. 	Bé dậy sớm học bài 
5. Những tên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
	a. Chích bông và vườn cải
	b. Cô bé chăm học
	c. Bé học bài
6. Viết 3 câu nói rõ trong bài Bé và chim chích bông, những ai đáng khen? Vì sao đáng khen?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Luyện từ và câu
1. Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “học” để tạo thành từ ngữ?
	a. bài	b. tập	c. thuộc	d. toán
	e. biết	g. hành	h. vẽ
2. Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “tập” để nói về hoạt động học tập ?
	a. đọc	b. vở	c. trận	d. hát
	e. vẽ	g. tễnh	h. viết 
3. Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:
a) Bé/quý/chích bông/rất.
b) chăm chỉ/đều/và/chích bông/Bé.
 .
4. Trong bài Bé và chim chích bông có mấy câu hỏi?
a. 1 câu hỏi	b. 2 câu hỏi	c. 3 câu hỏi
5. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống:
	a) Bé là một người chăm học
	b) Bé dậy sớm để làm gì
	c) Chích bông có chăm chỉ không
	d) Chích bông rất chăm chỉ	
Đề 3
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài văn sau:
Xe Lu và xe ca
Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:
	- Cậu đi chậm như rùa ấy ! Xem tớ đây này !
	Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
	Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bờy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường.
	Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.
	(Phong Thu)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?
	a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi
	b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.
	c. Quay lại hỏi chuyện gì đã sảy ra với xe lu.
2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe xa ?
	a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.
	b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.
	c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.
3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường ?
	a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.
	b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.
	c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.
4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì?
	a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.
	b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.
	c.Không nên xem thường người khác
5. Thay lời xe ca, em hãy chọn từ ngữ điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
	Mình thật đáng trách vì đã .................... xe lu. Bạn ấy là một người bạn đã .....................mình vượt qua khó khăn.
* Luyện từ và câu
1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong hai câu văn sau:
	Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau.
xe ca, xe lu, đôi bạn, thân
xe ca, đôi bạn, đi, đường
xe ca,xe lu , đôi bạn, đường
2. Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì ?
	a. xe ca và xe lu là đôi bạn thân.
	b. Xe lu đi rất chậm.
	c. Xe ca không chế giễu xe lu nữa.
	d. Công việc của xe lu là như vậy.
3. Viết tiếp để có câu them mẫu Ai là gì ?
	a) Xe ca là ...................................................................................
	b) Xe lu là .
	c) Đoạn đường này là ..
* Luyện nói - viết
1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu chuyện Xe lu và xe ca:
	Thấy xe lu , xe ca Đến quãng đường hỏng, nhờ xe lu . nên xe ca mới Xe ca hiểu ra rằng không nên .., mỗi xe đều có .của mình và đều 
2. Đặt mình vào vai xe ca, em hãy kể lại câu chuyện trên.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề 4
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài văn sau:
Chim sẻ
	Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.
	Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.
	Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.
	 ( Theo Nguyễn Tấn Phát)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ ?
	a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.
	b. Vì Sẻ tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.
	c. Vì Sẻ thích sống một mình.
2. Khi Sẻ bị thương, ai giúp đỡ Sẻ ?
	a. Quạ giúp đỡ Sẻ.
	b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.
	c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.
3. Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ ?
	a. Vì Sẻ không cẩn thận nên trúng đạn.
	b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.
	c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.
4. Em hãy viết từ 1 đến 2 câu nói về suy nghĩ của Sẻ khi được các bạn giúp đỡ.
* Luyện từ và câu
1. Từ nào có thể thay cho từ xấu hổ trong câu “Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn”?
a. ngượng ngùng	b. lúng túng	c. e thẹn
2. Chim Sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì ?
	a. cây cối	b. con vật	c. đồ vật	d. người
3. Nhóm từ nào dưới đây là những từ chỉ sự vật ?
	a. Quạ, chim sẻ, chim sâu, ong.
	b. Quạ, chuồn chuồn, kiến, tốt bụng.
	c. Cô đơn, trống trải, quạ, chim sẻ.
4. Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về các nhân vật trong câu chuyện Chim Sẻ.
	a) Sẻ 
	b) Quạ .
	c) Chuồn Chuồn, Chim Sâu, Ong, Bướm, Kiến ...................................
* Luyện nói - viết
1. Đặt mình vào vai Chim Sẻ, nói từ 1 đến 2 câu cảm ơn, xin lỗi các bạn trong khu vườn.
2. Ai cũng có những người bạn thân. Hãy viết từ 4 đến 5 câu để giới thiệu một người bạn thân của em và nêu sự gắn bó giữa em và bạn.
Bài làm
 ........................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề 5
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài thơ sau: Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi ! Sao thiết tha
Ngày đầu như thế đó
Cô giáo như mẹ hiền
Em bây giờ cứ ngỡ
Cô giáo là cô tiên
Em bây giờ khôn lớn
Bỗng nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ cô cùng vỗ về .
	 (Viễn Phương)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Hình ảnh bạn nhỏ ngày đầu tiên đi học được tả như thế nào?
	a. Tươi vui, phấn khởi.
	b. Vừa đi vừa khóc
	c. Rụt rè nép sau lưng mẹ.
2. Hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy tình cảm của cô giáo với bạn nhỏ?
	a. Dỗ dành yêu thương.
	b. Dắt tay đến trường
	c. Vỗ về an ủi.
3. Cô giáo được bạn nhỏ so sánh với những ai ?
	a. Cô giáo như mẹ hiền.
	b. Cô giáo hiền như cô Tấm.
	c. Cô giáo là cô tiên
4. Có thể dùng hai từ nào để nói về tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo ?
	a. Kính yêu, biết ơn.
	b. Lễ phép, ngoan ngoãn.
	c. Quan tâm, lo lắng.
5. Viết tiếp để có câu nhận xét về nội dung bài thơ:
	Bài thơ cho ta thấy ......
* Luyện từ và câu
1. Trong các từ sau, những từ nào chỉ người, sự vật ?
	a. ngày	b. đi học	c. mẹ	d. trường
	e. yêu thương	g. cô	h. an ủi	i. thiết tha
2. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai là gì ?
	a. Thật là có chí thì nên.
	b. Cô giáo là cô tiên
	c. Thế là mùa xuân mong ước đã đến
3. Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để cho biết :
	a) Ngày đầu tiên đi học của em là ngày nào.
	b) Tên trường em
	c) Trường em là ngôi trường như thế nào.
	d) Tên cô giáo lớp Một của em.
	e) Môn học em yêu thích.
* Luyện nói - viết
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn nói về hình ảnh cô giáo trong tâm trí bạn nhỏ.
	Hình ảnh cô giáo đọng lại trong tâm trí bạn nhỏ thật đẹp. Khi bạn khóc, cô đã ................bạn. Cô . ............................bạn vào lớp. Với bạn nhỏ, cô giáo là ............................................................
2. Bạn nhỏ trong bài thơ Đi học vẫn nhớ ngày đầu tiên đi học, đặc biệt là nhớ cô giáo đã dỗ dành mình như thế nào. Còn cô giáo lớp Một của em là ai ? Cô đón em vào lớp ra sao ? Tình cảm của em với cô giáo như thế nào ? Hãy viết từ 3 đến 4 câu nói về cô giáo.
Đề 6
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài thơ sau:
Chùm hoa giẻ
Bây giờ chen chúc lá
Chùm giẻ treo nơi nào?
Gió về đưa hương lạ
Cứ thơm hoài, xôn xao !
Bạn trai vin cành hái
Bạn gái lượm đầy tay
Bạn trai, túi áo đầy
Bạn gái, cài sau nón.
Chùm này hoa vàng rộm
Rủ nhau dành tặng cô
Lớp học chưa đến giờ
Đã thơm bàn cô giáo.
	 (Xuân Hoài)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ Gió về đưa hương lạ?
	a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.
	b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.
	c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen
2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?
	a. chen chúc	b. hương (thơm)lạ	c. ngào ngạt
	d. thơm hoài	e. xôn xao	g. sực nức
3. Những từ bại trai, bạn gái được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì ?
	a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.
	b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.
	c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoá giẻ.
4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?
	a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.
	b. Hoa giẻ có mầu vàng rộm sẽ thơm.
	c. Hoa giẻ là thứ hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.
5. Từ xôn xao trong bài gợi tả điều gì ?
	a. Tiếng gió làm cành cây va đập vào nhau.
	b. Tiếng cười nói của các bạn nhỏ.
	c. Mùi hương hoa giẻ thơm đến mức như biết nói khiến ta thấy xúc động, xao xuyến trong lòng.
6. Tình cảm của các bạn học sinh trong bài thơ đối với cô giáo như thế nào? Hãy viết thêm 2 câu để có đoạn văn với câu mở đầu sau:
	Tình cảm của các bạn học sinh với cô giáo thật đáng quý
* Luyện từ và câu
1. Những từ ngữ nào chỉ người, đồ vật thuộc chủ đề trường học có trong bài thơ trên ?
	a. cô giáo	b. lớp học	c. bàn	d. bạn trai
	e. hiệu trưởng	g. bạn gái	ch. hoa giẻ
2. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì ? trong câu sau đây:
	Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.
Mùi hương
Mùi hương đặc biệt
Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ
3. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi Là gì ? trong câu sau đây:
	Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo.
dành tặng cô giáo
là chùm hoa được dành tặng cô giáo
chùm hoa được dành tặng cô giáo
4. Những câu nào khẳng định hoa giẻ có mùi thơm ?
	a. Hoa giẻ đâu có thơm	b. Đâu phải hoa giẻ không thơm
	c. Hoa giẻ có thơm đâu	d. Ai bảo hoa giẻ không thơm
5. Những câu nào cùng nghĩa với câu Các bạn không quên tặng hoa cho cô giáo?
	a. Các bạn có quên tặng hoa cho cô giáo đâu.
	b. Các bạn đâu có quên tặng hoa cho cô giáo.
	c. Các bạn quên tặng hoa cho cô giáo rồi.
	d. Các bạn đâu quên tặng hoa cho cô giáo.
* Luyện nói - viết
1. Dựa vào bài thơ Chùm hoa giẻ, em hãy tưởng tượng và kể lại việc các bạn nhỏ hái hoa giẻ tặng cô giáo.
2. Các bạn nhỏ trong bài thơ đã tặng cô giáo chùm hoa giẻ đẹp nhất để tỏ lòng yêu mến, kính trọng cô giáo của mình. Em (hoặc em cùng các bạn) cũng có những việc làm thể hiện tình cảm yêu mến của mình đối với thầy, cô giáo. Hãy kể lại một trong những việc làm đó.
 ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề 7
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài thơ sau:
Tháng ba đến lớp
Năm học đi qua tháng ba
Tháng ba, những ngày giáp hạt(1)
Sáng ra, tôi đứng cửa trường
Đón từng em tới lớp
Miệng nhẩm tính: bốn mươi, bốn mốt .
Những ngày này thấy quý các em hơn
Ăn bữa sáng một phần tư độn củ(2)
Nhưng hành trang đến trường lúc nào cũng đủ
Bài học trong đầu, sách vở gọn trong tay.
Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng ba còn đi qua năm học
Mỗi khoảng trống trên bàn - có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi.
	(Thanh Ưng)
(1) Giáp hạt: Khoảng thời gian lương thực đã cạn nhưng chưa đến vụ thu hoạch mới.
(2) Độn: trộn, thêm vào (đồ ăn)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khoảng thời gian nào được nhắc đến trong bài thơ ?
	a. Những ngày mùa bội thu.
	b. Những ngày đói kém, không còn lương thực để ăn.
	c. Những ngày chuẩn bị nghỉ hè.
2. Vì sao trong những ngày này, thầy giáo thấy quý các em học sinh hơn?
	a. Vì thầy sắp phải chia tay các em.
	b. Vì trải qua thời gian dài thầy trò đã gắn bó với nhau hơn, quý nhau hơn.
	c. Vì thầy hiểu mặc dầu bị đói, các em đã rất cố gắng để đến trường.
3. Những hỡnh ảnh nào cho thấy cái đói không làm thay đổi quyết tâm học tập của các em?
	a. Bữa sáng một phần tư độn củ.
	b. Hành trang đến trường vẫn đủ.
	c. Bài học trong đầu.
	d. Sách vở gọn gàng.
4. Hình ảnh hai câu cuối bài thơ nói lên điều gì ?
	a. Mỗi một em học sinh vắng mặt được ghi vào một chỗ trống trong sổ của thầy giáo.
	b. Thầy giáo nhớ rõ những bạn nào nghỉ học.
	c. Mỗi một em học sinh vắng tạo nên biết bao nhiêu nỗi băn khoăn, niềm thương cảm, sự đau xót trong lòng người thầy giáo.
5. Khi thấy có khoảng trống trên bàn do có học sinh nghỉ học vì đói, tâm trạng của thầy giáo như thế nào? Em hãy viết 2 câu để trả lời.
 .................................................................................................................................
* Luyện từ và câu
1. Những từ nào chỉ hoạt động trong dãy từ sau:
	a. năm học	b. đến lớp	c. đi qua	d. đứng
	e. đón	g. nhẩm tính	h. các em	i. ăn
2. Điền tên môn học thích hợp vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau:
	a) ..là môn học dạy em biết dùng và yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình.
	b) Môn học dạy em làm phép tính, tính toán là môn ...
	c) Nhờ môn .mà giúp em hiểu biết thật nhiều về thế giới tự nhiên.
	d) Môn .......giúp em thể hiện được sự vật bằng nét vẽ và màu sắc.
3. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống tro
 (nghỉ học, buồn, mong, học thuộc, đồ dùng học tập, đến trường)
	Bài thơ Tháng ba đến lớp cho ta thấy dù đói, các bạn học sinh vẫn cố gắng ......... Các bạn vẫn mang theo đầy đủ ...và .bài. Thầy giáo luôn .các bạn đi học. Mỗi bạn .làm thầy giáo rất .
	* Luyện nói - viết
1. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho thích hợp để có đoạn văn nói về tình cảm của cô giáo đối với học sinh: (khuyến khích, tận tình giảng giải, nhẹ nhàng khuyên bảo, người mẹ thứ hai, ánh mắt trìu mến và nụ cười tươi tắn).
	Cô giáo em luôn nhìn chúng em với một .................. .Cô luôn .chúng em học hành chăm chỉ. Khi chúng em mắc lỗi cô Khi chúng em không hiểu bài, cô ..cho đến khi chúng em hiểu mới thôi. Cô là .của chúng em.
	2. Người thầy trong bài thơ rất yêu thương, thông cảm với học sinh. Các thầy (cô) giáo khác cũng vậy. Hãy kể về lòng thương yêu, thông cảm với học sinh của một thầy (cô) giáo mà em biết.
Đề 8
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài văn sau:
Một chuyện cảm động
	Cô Tôm-xơn dạy lớp Năm tại trường tiểu học ở một thị trấn nhỏ. Vào ngày khai giảng, cô đặc biệt chú ý tới cậu học sinh Tét -đi ngồi ngay bàn đầu, quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn bè.
	Sau ngày khai giảng, cô Tôm -xơn mới có thì giờ đọc học bạ của Tét-đi. Cô hết sức ngạc nhiên khi biết hồi học lớp 1, lớp 2, Tét-đi là một học sinh xuất sắc, sau khi mẹ mất, do thiếu sự quan tâm chăm sóc trở nên lãnh đạm và không thích học.
	Lễ Giáng sinh năm ấy, học sinh trong lớp tặng cô những món quà gắn nơ rất đẹp. Riêng Tét-đi tặng cô gói quà bọc vụng về bằng giấy gói hàng cũ màu nâu xỉn. Khi cô mở món qùa của Tét-đi, các bạn trong lớp cười ồ lên vì thấy đó là chiếc vòng giả kim cương cũ đã mất vài hột đá và lọ nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo bằng cách đeo chiếc vòng vào tay và xức một ít nước hoa lên cổ tay. Cuối giờ, Tét-đi nán lại nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa” Sau khi Tét-đi về, cô Tôm -xơn đã khóc. Từ đó, cô lưu tâm chăm sóc Tét-đi hơn trước. Cô càng động viên, em càng tiến bộ nhanh và trở thành học sinh giỏi nhất lớp.
	Thời gian trôi đi. Năm nào cô Tôm-xơn cũng nhận được thư của Tét-đi. Tét -đi viết: “Cô mãi mãi là cô giáo tuyệt vời nhất của em”.
	Dù hoàn cảnh khó khăn, Tét-đi vẫn quyết tâm tốt nghiệp đại học loại ưu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Đến ngày cưới của mình, Tét-đi mời cô Tôm-xơn đến dự. Tét-đi cảm động nói với cô.
	- Cảm ơn cô đã tin tưởng em. Cô đã làm cho em thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ.
	 (Theo Đàm Thư)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao lúc đầu cô Tôm-xơn lo ngại về Tét-đi?
	a. Vì sao Tét-đi lãnh đạm và khó gần.
	b. Vì Tét-đi mặc quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn.
	c. Vì Tét-đi không thích học và hay ngủ gật trong lớp.
2. Vì sao cô Tôm-xơn thay đổi suy nghĩ về Tét-đi ?
	a. Vì cô tâm sự với Tét-đi.
	b. Vì cô đã trao đổi với các bạn trong lớp.
	c. Vì cô đã đọc học bạ để hiểu về quá trình học tập và cuộc sống gia đình của Tét-đi.
3. Vì sao Tét-đi tặng cô giáo một món quà đã cũ mà cô vẫn trân trọng ?
	a. Vì cô không để ý đến giá trị của mòn quà mà yêu thương, trân trọng những tình cảm của học sinh dành cho mình.
	b. Vì món quà hợp sở thích của cô.
	c. Vì đó là món quà lạ, hiếm thấy.
4. Nhờ đâu mà Tét-đi ngày càng tiến bộ?
	a. Nhờ bạn bè trong lớp động viên, giúp đỡ Tét-đi.
	b. Nhờ tình yêu thương, sự động viên, quan tâm, chăm sóc của cô Tôm-xơn.
	c. Nhờ sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình em.
5. Vì sao trước mỗi sự tiến bộ của mình. Tét-đi lại nhớ và viết thư cho cô Tôm-xơn?
	a. Vì cô Tôm-xơn dặn Tét-đi phải viết thư mỗi khi có sự thay đổi.
	b. Vì cô Tôm-xơn đang sống cô đơn, buồn dầu.
	c. Vì Tét-đi luôn nhớ và biết ơn cô Tôm-xơn, người đầu tiên đã tin tưởng, yêu thương giúp đỡ và động viên Tét-đi.
6. Đặt mình vào vai Tét-đi, em hãy viết tiếp từ 2 đến 3 câu để thể hiện sự biết ơn của mình với cô giáo Tôm-xơn.
	Cô ơi ! Cô mãi mãi là cô giáo tuyệt vời nhất của em! .
* Luyện từ và câu
1. Dòng nào nêu đúng những từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong hai câu văn sau:
	Cô Tôm-xơn dạy lớp Năm tại trường tiểu học ở một thị trấn nhỏ. Vào ngày khai giảng, cô đặc biệt chú ý tới cậu học sinh Tét -đi ngồi ngay bàn đầu, quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn bè.
đặc biệt, ngồi, quần áo.
khai giảng, dạy, chú ý, ngồi, gây gổ.
khai giảng, nhỏ, bẩn thỉu, ngồi, gây gổ.
2. Từ nào không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
	a) Cô giao, thầy giáo, đi học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô tổng phụ trách.
	b) Xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, ngoan ngoãn, ghi, đọc, viết.
3. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong mỗi câu sau:
	a) Hôm khai giảng cô Tôm-xơn nhìn thấy Tét-đi bẩn thỉu ăn mặc lôi thôi 
	b) Tét-đi nói: “ Thưa cô hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa ”
	c) Tét-đi cố gắng học hành siêng năng chăm chỉ để đền đáp công lao của cô Tôm-xơn 
4. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho phù hợp:
 (yêu thương, giúp đỡ, dạy)
	Tét-đi nhớ mãi hình ảnh cô giáo lớp Năm của em. Cô là người rất ..................................và quý mến học sinh. Nhờ sự chăm sóc, .của cô, Tét-đi đã trở thành học sinh giỏi của lớp.
	* Luyện nói-viết
1. Viết những câu nói dùng để nhờ, mời, yêu cầu, đề nghị trong những tình huống sau:
	a) Cô Tôm-xơn thấy Tét-đi ăn mặc lôi thôi và người ngợm bẩn thỉu.
	b) Cô Tôm-xơn nói lời động viên Tét-đi học tập.
	c) Cô Tôm-xơn đề nghị các bạn có thái độ thân ái với Tét-đi.
	d) Tét-đi mời cô Tôm-xơn đến dự đám cưới của mình.
Đề 9
* Đọc hiểu
	Đọc thầm bài văn sau:
Ngọt ngào tình bạn
	“Một bông hoa dù đẹp đến mấy, trước sau rồi cũng phải tàn. Giá như sau đó kết thành quả ngọt thì tốt quá nhỉ !” Hoa nghĩ như 

Tài liệu đính kèm:

  • doc35_de_on_luyen_mon_tieng_viet_lop_2.doc