Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Bài đọc) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Xuân Phong (Có đáp án)

docx 6 trang Mạnh Bích 22/04/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Bài đọc) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Xuân Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2023 – 2024
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
 SỐ BÁO DANH Trường tiểu học : SỐ PHÁCH
 Lớp 2: .... 
 Họ và tên: . 
 Giám thị: ..............
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
 ĐIỂM SỐ PHÁCH
 (Thời gian làm bài 40 phút không kể phát đề)
 Giám khảo: .. 
 KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC HIỂU(6 điểm)
1. Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
 Cây đa quê hương
 Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ 
kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành 
cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những 
hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên 
những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
 Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh 
đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo 
dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. 
 Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ)
 Bài văn tả cái gì?
 A. Tuổi thơ của tác giả.
 B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
 C. Tả cây đa. Câu 2. (0,5 đ)Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?
 A. Lững thững - nặng nề 
 B . Yên lặng - ồn ào
 C. Chăm chỉ - siêng năng
Câu 3. (0,5 đ) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
 A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về
 B. Bầu trời xanh biếc
 C. Đàn trâu vàng đang gặm cỏ
Câu 4. (0,5 đ)Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
 A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
 B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót 
 giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
 C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
Câu 5: (0,5 đ) Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
 A. Cành cây lớn hơn cột đình. 
 B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. 
 C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. 
Câu 6. Nối với đáp án đúng (1đ)
Hãy tìm câu hỏi cho những từ gạch chân trong 2 câu bên dưới.
 a) Rễ cây như con rắn hổ mang giận dữ Ai làm gì?
 b) Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì Như thế nào? Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
Câu 8. Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật: (0,5đ )
1. Ngôi trường này là ..
2. Cái bút này là 
Câu 9: Hai dòng thơ dưới đây có mấy từ chỉ sự vật.(0,5đ)
 Mặt trời xuống núi ngủ
 Tre nâng vầng trăng lên
A. 3 từ chỉ sự vật
B. 4 từ chỉ sự vật
C. 5 từ chỉ sự vật
Câu 10. Bài văn nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? (1 đ)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 4 điểm 
 Học sinh đọc một đoạn văn (hoặc thơ) ở các bài tập đọc đã học từ bài 1 đến bài 30 
(Tiếng Việt - Tập 2). HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM
 Năm học 2023 - 2024
 Môn Tiếng việt - Lớp 2 (Bài đọc)
I. ĐỌC HIỂU ( 6 điểm).
 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
 1 C 0,5đ
 2 B 0,5đ
 3 A 0,5đ
 4 B 0,5đ
 5 C 0,5đ
 6 a, Như thế nào: b, Ai làm gì? 1đ 
 (một ý đúng được 0,5 đ)
 7 Hs đặt dấu phẩy, chấm đúng theo yêu cầu 0,5 đ
 cho điểm
 8 Điền đúng mỗi chỗ chấm cho 0,25 đ 0,5đ
 9 B 0,5đ 
 10 Hs nêu được ý tác giả yêu quê hương 1đ
 của mình vì quê hương có cây đa gắn 
 với tuổi thơ của tác giả hoặc các 
 câu trả lời tương tự 
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 4 điểm).
 Gọi từng HS đọc một đoạn bài bất kỳ trong SGK Tiếng Việt Kỳ II sau đó trả lời 1 
câu hỏi đơn giản về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. 
 * Cách đánh giá và cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 60 - 70 tiếng /1 phút): cho 1đ
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): cho 1đ
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
 Chấm xong cộng điểm toàn bài rồi làm tròn: 5,25 -> 5; 5,5 -> 6 Ma trận đề KTĐK cuối năm học lớp 2 - Môn Tiếng Việt
 Số 
Mạch kiến câu và 
 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
thức,kĩ năng số 
 điểm
 TN HT TN HT TN HT TN HT 
 TL TL TL TL
 KQ khácKQ khácKQ khác KQ khác
1. a) Đọc thành 
 Số câu 1 1
Đọc tiếng 
 Số 
 4,0 4,0
 điểm
 1 1 
 4( câu 2(câu 1(câu 
 b) Đọc hiểu Số câu (câu (câu 5 4 
 1,2,3,4) 5,8) 6)
 9) 7)
 Số 
 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 3,0 3,0 
 điểm
 Tổng Số câu 4 1 1 1 2 1 5 4 1
 Số 
 2,0 1,0 4,0 1,0 1,0 1,0 3,0 3,0 4,0
 điểm
2. a) Chính tả 
 Số câu 1 1
Viết nghe - viết 
 Số 
 4,0 4,0
 điểm
 b) Tập làm 
 Số câu 1 1 
 văn
 Số 
 6,0 6,0 
 điểm
 Tổng Số câu 1 1 1 1
 Số 
 4,0 6,0 6,0 4,0
 điểm Cái trống trường em
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2023.docx