Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

Đọc hiểu: (6 điểm) (35 phút)

Đọc bài sau:

Có những mùa đông

 Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

 Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

 

doc 23 trang Đồng Thiên 04/06/2024 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Năm học: 2018 - 2019
Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019 
A/ Kiểm tra đọc(10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
 GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
Kho báu ( Trang 83- TV2/ Tập 2)
 Những quả đào ( Trang 91 - TV2/ Tập 2)
Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)
 Ai ngoan sẽ được thưởng ( Trang 100 - TV2/ Tập 2)
 Chuyện quả bầu ( Trang 107 - TV2/ Tập 2)
Bóp nát quả ( Trang 124 - TV2/ Tập 2)
 Người làm đồ chơi ( Trang 133 - TV2/ Tập 2)
 Đàn Bê của anh Hồ Giáo ( Trang 136 - TV2/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu: (6 điểm) (35 phút)
Đọc bài sau:
Có những mùa đông
 Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. 
 Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
 (Trần Dân Tiên)
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. (1đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
 A. Cào tuyết trong một trường học.
 B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
 C. Viết báo.
 D. Nhặt than.
Câu 2 (0.5đ) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Bác làm việc rất mệt.
B. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Bác vừa mệt, vừa đói.
 C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.
 D. Bác rất mệt
Câu 3.(1đ) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét? 
Câu 4.(0.5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
 A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
 B. Để theo học đại học.
 C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
 D. Để được ở bên nước ngoài
Câu 5.(1đ) Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ?
Câu 6.(0.5đ) Câu chuyện “Có những mùa đông” em rút ra được bài học gì?
Câu 7.(0.5đ) Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. mệt - mỏi 
B. sáng - trưa
 C. mồ hôi - lạnh cóng 
 D. nóng - lạnh
Câu 8. (0.5đ) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với dân? 
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A.Yêu nước, thương dân 
B. giản dị 
C. sáng suốt
D. thông minh
Câu 9.(0.5đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
 Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.
B2/ Kiểm tra viết: (10 điểm)
1/ Chính tả: (Nghe viết) ( 4 điểm) (Thời gian: 15 phút)
GV đọc cho học sinh – nghe viết .
Sông Hương
	Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
	Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
-----------------***-----------------
2/ Tập làm văn: (6 điểm ) (Thời gian: 25 phút)
Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu ) kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau:
 - Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì?
 - Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì?
 - Công việc ấy có ích lợi như thế nào?
 - Tình cảm của em đối với bố (hoặc mẹ) em như thế nào?
- Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019 
A/Kiểm tra đọc (10 điểm)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
 - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
 - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
 - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2/Đọc hiểu: (6 điểm)
 Đáp án:
Câu 1: Khoanh ý A (1đ) 
Câu 2: Khoanh ý B (0.5đ) 
Câu 3: Dùng viên gạch nướng lên để sưởi. (1đ) 
Câu 4: Khoanh ý C (0,5 điểm)
Câu 5:(0.5 điểm) 
 HS viết được 1 hoặc 2 câu nói về Bác Hồ (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)
VD: Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. 
Câu 6: (1 điểm ) (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)
 Bác Hồ quyết tâm chịu đựng sự gian khổ để tìm đường cứu nước cứu, cứu dân.
Câu 7: Khoanh ý D (0,5 điểm)
Câu 8: Khoanh ý A (0,5 điểm) 
 Câu 9: (0.5 điểm)
 Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì?
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/Chính tả: ( nghe viết) (4 điểm )
 - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
 - Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
 - Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm
2/ Tập làm văn: (6 điểm)
 + Nội dung (ý): 3 điểm 
 HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, kể được nghề nghiệp của bố hoặc mẹ.
 + Kỹ năng:
 - Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
 - Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
 - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
MA TRẬN ĐỀ CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 2
MÔN: TIẾNG VIỆT
Năm học: 2018 – 2019
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
HT khác
TN

TL
HT khác
TN
TL
HT khác
TN
TL
HT khác
TN
TL
HT khác
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học

Số câu
1
Câu1


1
câu 4





1
câu 5


3


Số điểm
0,5


0,5





1,0


2,0


2. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu


1


1








2
Số điểm


1,0


1,0








2,0
b) Đọc hiểu
Số câu
1
Câu 2


1
câu 3








2


Số điểm
0,5


0,5








1,0


3. Viết
a) Chính tả
Số câu




1








1

Số điểm




2,0








2,0

b) Đoạn, bài
Số câu







1





1

Số điểm







3,0





3,0

4. Nghe – nói
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)

Tổng
Số câu

2

1
2
1
1

1

1



5

2

2
Số điểm

1,0

1,0
1,5
2,0
1,0

3,0

1,0



3,0

5,0

2,0

Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019 - Đề 2
A. Kiểm tra đọc:
 I/ Đọc thành tiếng: (2đ)
 - Học sinh bốc thăm 1 trong 3 bài (đọc 1 đoạn 50- 60 tiếng trong các bài sau) và trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu:
 1/ sự tích cây vú sữa (tr 30 )
 2/ Bông hoa niềm vui (tr 44 )
 3/ Câu chuyện bó đũa (tr 57 ) 
 II/ Đọc thầm và làm bài tập: (3đ) 
Bông hoa Niềm Vui
 Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.
 Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa. 
 Khoanh vào chữ cái trước ý đúng .
1/ Sáng sớm tinh mơ, Chi vào vườn hoa để làm gì?(M1 =0,5đ)
a. Ngắm hoa.
b. Hái hoa.
c. Tưới hoa.
2/ Chi muốn tặng bông hoa Niềm Vui cho ai?(M1 = 0,5đ)
a.Tặng cho bố.
b.Tặng cho mẹ.
c.Tặng cho cô.
3/ Trong câu “Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn” .Từ nào là từ chỉ hoạt động?(M2 = 0,5đ)
a. Định hái.
b. Chần chừ.
c. Giơ tay .
4/ Từ “ màu xanh” là từ chỉ sự vật, hoạt động hay đặc điểm ?(M2 = 0,5đ)
a. Chỉ sự vật. b. Chỉ đặc điểm. c. Chỉ hoạt động.
Câu 5. Đặt một câu theo mẫu Ai là gì?(M4 = 1đ)
 .
B. Tự luận.
 6. Chính tả (Nghe – viết): Câu chuyện bó đũa (trang 57) (M2 = 2đ)
 (Người cha liền bảo đến hết.) 
 7. Tập làm văn: (M3 = 3đ)
Viết 1 đoạn văn ( từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình em theo gợi ý sau:
a/ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
b/ Nói về từng người trong gia đình em?
c/ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019 - Đề 2
A/ Kiểm tra đọc:
I/ Đọc thành tiếng: (2đ)
 - Học sinh bốc thăm đọc trôi trảy, ngắt nghỉ hơi đúng 1 đoạn (1,5đ), trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu ra (0,5đ).
 - Học sinh đọc sai hoặc chậm thì tùy vào trường hợp mà giáo viên cho điểm.
II/ Đọc thầm và làm bài tập:(3đ)
 Khoanh vào chữ cái trước ý đúng.
 1/ b ; 2/ a ; 3/ c ; 4/ b
B/ Kiểm tra viết:
I/ Chính tả: ( Nghe – viết) (2đ)
Học sinh viết đúng đạt 2đ, sai 1 lỗi trừ 0,25điểm. 
II/ Tập làm văn: (3đ)
 Học sinh viết đúng đoạn văn từ 3 đến 5 câu theo gợi ý của đề bài, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (3điểm).
Phần còn lại tùy vào mức độ sai sót mà giáo viên chấm điểm. 
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Lượm (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 130)
– Đọc 2 khổ thơ đầu.
– Trả lời câu hỏi:
Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo (SGK Tiếng Việt Lớp 2, tập 2, trang 137)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d);
1. Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?
a. Không khí trong lành và rất ngọt ngào.
b. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.
c. Cả hai ý trên.
d. Không có ý nào đúng.
2. Từ ngữ nào miêu tả đàn bê rất đáng yêu?
a. Quấn quýt, đùa nghịch.
b. Nhảy quẩng lên, chạy đuổi nhau.
c. Rụt rè, chăm bẵm, nhỏ nhẹ, từ tốn, nũng nịu.
d. Tất cả các ý trên.
3. Hình ảnh nào thể hiện tình cảm của đàn bê con đối với anh Hồ Giáo?
a. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.
b. Đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo.
c. Dụi mõm vào người anh nũng nịu.
d. Tất cả các ý trên.
4. “Từ tốn” có nghĩa là gì?
a. Nhút nhát, sợ sệt.
b. Chậm rãi, nhẹ nhàng,
c. Mạnh dạn, tự tin.
d. Nũng nịu, rụt rè.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Người làm đổ chơi (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 135)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.
Hướng dẫn làm bài
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: c 
Câu 2: d 
Câu 3: d 
Câu 4: b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.
Gợi ý làm bài tập làm văn:
– Cảnh biển em tả có gì đẹp?
– Sóng biển như thế nào?
– Trên mặt biển có những gì?
– Bầu trời trên biển ra sao?
– Cảnh vật nào ở biển làm em yêu thích nhất?
Bài tham khảo:
Quê hương em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cảnh đẹp ở biển.
Biển rộng mênh mông, tít tắp chân trời. Nước biển trong xanh, từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ. Xa xa, những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. Từng đàn chim hải âu chao lượn trên mặt biển, chúng như muốn hòa chung niểm vui cùng con người đang hoạt động ngoài biển khơi. Có lẽ biển rất đẹp và bầu trời trên biển cũng rất đẹp.
Em mong cho “trời thuận biển hòa” để mọi người được no ấm, đem về những mùa thu hoạch đầy tôm cá.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 4
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Chuyện quả bầu (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 116)
– Đọc đoạn 1.
– Trả lời câu hỏi:
Con dúi mách bảo hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):
1. Tác giả nghe thấy tiếng chổi tre vào lúc nào?
a. Buổi sáng.
b. Buổi trưa,
c. Buổi tối.
d. Buổi chiều.
2. Hình ảnh nào thê hiện sự vất vả của chị lao công?
a. Chị lao công như sắt, như đồng.
b. Chị lao công đêm đông quét rác.
c. Tiếng chổi tre sớm tối đi về.
d. Tất cả các ý trên.
3. Tìm một từ nói lên sự yên tĩnh của cảnh vật.
a. Xao xác.
b. Lặng ngắt,
c. Gió rét.
d. Lạnh ngắt.
4. Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ?
a. Chị lao công làm việc rất vất vả.
b. Ca ngợi chị lao công đã làm sạch đẹp đường phố.
c. Nhớ ơn chị lao công, em hãy giữ gìn đường phố thật đẹp.
d. Tất cả các ý trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Cây và hoa bên lăng Bác (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 111)
Đoạn viết: Từ: Sau lăng đến ngào ngạt.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn vãn ngắn tả cây bàng ở sân trường em.
Hướng dẫn làm bài
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: c Câu 2: d Câu 3: b Câu 4: d
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn tả cây bàng ở sân trường em.
Gợi ý làm bài tập làm văn:
– Cây bàng có những đặc điểm gì?
– Thân cây ra sao?
– Tán lá như thế nào?
– Hoa bàng nở vào mùa nào? Hoa có đặc điểm gì?
– Cây bàng gắn bó với em như thế nào?
Bài tham khảo
Sân trường em có hai cây bàng xanh, mỗi cây có một vẻ đẹp khác nhau. Cây nào cũng có nhiệm vụ che mát cho chúng em, nhưng em thích nhất vẫn là cây bàng ở góc sân trường.
Cây bàng đã có từ lâu lắm, thân cây to bằng cột đình, cành toả ra xung quanh, tán lá không dày lắm nhưng cũng đủ che 
mát cho chúng em vui chơi. Cây bàng thay lá vào mùa đông, trổ hoa ở mùa xuân. Lá bàng to nhưng hoa bàng lại bé tí. Từng chùm hoa màu xanh non chen lẫn trong vòm lá trông thật khiêm nhường. Cây bàng đã gắn bó với em. Gắn bó với các bạn. Chúng em mong cây bàng mãi mãi xanh tươi để làm đẹp cho cảnh trường.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 5
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Tôm Càng và Cá Con (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 68)
– Đọc đoạn 1.
– Trả lời câu hỏi: Khi tập bơi, Tôm Càng gặp chuyện gì?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Sông Hương (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 72)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):
1. Bao trùm lên bức tranh của sông Hương là màu sắc gì?
a. Màu đỏ ối của hoa phượng.
b. Màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau.
c. Màu vàng của nắng.
d. Màu tím của bóng núi.
2. Vào mùa hè, màu sắc ở bên bờ sông Hương là màu gì?
a. Màu xanh non của lá.
b. Màu đỏ rực của hoa phượng.
c. Màu xanh đậm của bãi ngô.
d. Màu vàng của ánh trăng lung linh.
3. Sông Hương đã đem lại lợi ích gì cho thành phố Huế?
a. Làm cho không khí thành phố trở nên trong lành.
b. Làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa.
c. Tạo cho thành phố một vẻ êm đềm và nên thơ.
d. Tất cả các ý trên. 
4. Những từ nào chỉ màu sắc cảnh vật ở sông Hương?
a. Xanh thẳm, xanh biếc.
b. Đỏ rực, ửng hồng,
c. Xanh, xanh non.
d. Tất cả các ý trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Con Vện
Mỗi khi nó chạy
Cái đuôi cong lên
Đuôi như bánh lái
Định hướng cho thuyền
Rời nhà xa ngõ
Đuôi quắp dọc đường
Đuôi buông ủ rũ
Là khi nó buồn
Nhưng mà ngộ nhất
Là lúc nó vui
Chẳng hề nhếch mép
Nó cười bằng đuôi
Nguyễn Hoàng Sơn
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn tả một con vật gần gũi với em nhất.
Hướng dẫn làm bài:
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu1: b Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: d
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn tả một con vật gần gũi với em nhất.
Gợi ý làm bài tập làm văn:
– Con vật nuôi em tả là con gì?
– Hình dáng của nó ra sao? Có đặc điểm gì nổi bật?
Bài tham khảo:
Nhà em có nuôi một số con vật, nhưng chú mèo Mun là con vật gần gũi với em nhất. Mèo Mun thân hình nhỏ nhắn, bộ lông mịn như nhung, đen tuyền. Cái đuôi dài đuồn đuột. Em thích nhất là cặp mắt sáng trong và tròn xoe của chú. Cặp mắt ấy như sáng rực hơn mỗi khi chú tìm thấy chuột. Chú thường quấn quýt bên chân em, chú thích được vuốt ve, được cho ăn ngon, được cho nằm vào bếp tro ấm áp. Chú thật đáng yêu!
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 - Đề 6
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Quả tim khỉ (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 50)
– Đọc đoạn 1 và 2.
– Trả lời câu hỏi: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Gấu trắng là chúa tò mò (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 53)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):
1. Hình dáng của gấu trắng như thế nào?
a. Nhỏ, thấp.
b. To, khỏe,
c. Nhanh nhẹn.
d. Hung dữ.
2. Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
a. Rất tò mò.
b. Rất chậm chạp,
c. Rất khôn.
d. Tất cả các ý trên.
3. Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ?
a. Chạy thật nhanh.
b. Sử dụng vũ khí.
c. Lần lượt ném mũ, găng tay, khăn, áo choàng để gấu dừng lại, tò mò xem xét và không đuổi kịp người thủy thủ.
d. Trốn trên cây cao.
4. Dòng nào nêu đúng nghĩa từ “khiếp đảm”?
a. Rất nhanh nhẹn.
b. Rất dũng cảm.
c. Rất khôn ngoan.
d. Rất sợ hãi.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Voi nhà (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 57)
(Đoạn viết: Từ: Con voi lúc lắc vòi đến hướng bản Tun).
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về một loài cá mà em biết.
Hướng dẫn làm bài
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu1: b Câu 2: a Câu 3: c Câu 4: d
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về một loài cá mà em biết.
Gợi ý làm bài tập làm văn:
– Em tả loài cá gì?
– Hình dáng, màu sắc của chúng ra sao?
– Chúng có đặc điểm gì nổi bật nhất.
Bài tham khảo:
Cá chép là loài cá nước ngọt mà em thích nhất. Cá chép mình dài, toàn thân có lớp vẩy sáng lóng lánh. Đôi mắt chúng tròn xoe, trong xanh. Nhìn chú cá chép lượn lờ dưới làn nước trong vắt thì không gì đẹp bằng. Bởi thế, cá chép đã đi vào các tác phẩm của các nhà hội họa. Ước gì em có một chú cá chép để nuôi làm cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_co_dap_an_nam_hoc_20.doc