Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Lời ru yêu thương (3 tiết) - Năm học 2021-2022 - Văn Hồng Hạnh

Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Lời ru yêu thương (3 tiết) - Năm học 2021-2022 - Văn Hồng Hạnh

Các hoạt động trong chủ đề:

1. Khám phá, Nghe nhạc: Mẹ ơi có biết (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung)

2. Hát: Chúc ngủ ngon (Nhạc: Johannes Brahms, lời Việt: Phạm Tuyên)

Nhạc cụ Triangle, song loan Thực hành đệm cho bài hát Chúc ngủ ngon

3. Đọc nhạc: Giới thiệu nốt Đố (thang âm Đô - Rê - Mi – Pha - Son - La - Đố)

 Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc Khúc hát ru trên lưng mẹ

Nhà ga âm nhạc.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

- Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc mẹ thông qua các nội dung khám phá, nghe nhạc, học hát và câu chuyện âm nhạc (PC1);

- Ham học hỏi, thích đọc sách để hiểu biết (PC2).

2. Năng lực chung

- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động nghe nhạc. (NLC1);

- Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động học (NLC2);

- Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ (NLC3).

3. Năng lực âm nhạc

- Bước đầu phân biệt và mô phỏng được âm thanh nhanh chậm (NLAN1);

- Hát bài hát Chúc ngủ ngon với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được tên bài hát và tên tác giả (NLAN2);

- Đọc đúng tên nốt của thang âm và bài đọc nhạc; bước đầu thể hiện dùng cao độ và trường độ các mẫu âm (NLAN3);

- Bước đầu chơi nhạc cụ dùng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Chúc ngủ ngon (NLAN4);

- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu (NLAN5).

- Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện Khúc hát ru trên lưng mẹ (NLAN6)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng tương tác, tranh minh hoạ, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, và các học liệu điện tử, sổ ghi chép

 HS: Sách giáo khoa, thanh phách

2. Học liệu: SGK

 

docx 11 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 15104
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Lời ru yêu thương (3 tiết) - Năm học 2021-2022 - Văn Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Phú An Hòa
Họ và tên giáo viên:
Tổ: Âm Nhạc
Văn Hồng Hạnh
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: ÂM NHẠC - Lớp 2
Chủ đề 6: LỜI RU YÊU THƯƠNG (3 tiết)
Thời gian: Từ /2021 đến /2021
Các hoạt động trong chủ đề:
1. Khám phá, Nghe nhạc: Mẹ ơi có biết (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung)
2. Hát: Chúc ngủ ngon (Nhạc: Johannes Brahms, lời Việt: Phạm Tuyên)
Nhạc cụ Triangle, song loan Thực hành đệm cho bài hát Chúc ngủ ngon
3. Đọc nhạc: Giới thiệu nốt Đố (thang âm Đô - Rê - Mi – Pha - Son - La - Đố)
 Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc Khúc hát ru trên lưng mẹ
Nhà ga âm nhạc.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc mẹ thông qua các nội dung khám phá, nghe nhạc, học hát và câu chuyện âm nhạc (PC1);
- Ham học hỏi, thích đọc sách để hiểu biết (PC2).
2. Năng lực chung
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động nghe nhạc. (NLC1);
- Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động học (NLC2);
- Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ (NLC3).
3. Năng lực âm nhạc
- Bước đầu phân biệt và mô phỏng được âm thanh nhanh chậm (NLAN1);
- Hát bài hát Chúc ngủ ngon với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được tên bài hát và tên tác giả (NLAN2);
- Đọc đúng tên nốt của thang âm và bài đọc nhạc; bước đầu thể hiện dùng cao độ và trường độ các mẫu âm (NLAN3);
- Bước đầu chơi nhạc cụ dùng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Chúc ngủ ngon (NLAN4);
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu (NLAN5).
- Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện Khúc hát ru trên lưng mẹ (NLAN6)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Bảng tương tác, tranh minh hoạ, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, và các học liệu điện tử, sổ ghi chép 
 	HS: Sách giáo khoa, thanh phách 
2. Học liệu: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG 1
 KHỞI HÀNH
KHÁM PHÁ NHỊP ĐIỆU NHANH - CHẬM:
BỨC TRANH MÔ TẢ CẢNH MẸ RU EM NGỦ DƯỚI ÁNH TRĂNG.
 HÀNH TRÌNH
2. NGHE NHẠC: MẸ ƠI CÓ BIẾT
 Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung
Ngữ liệu:
Nguồn (SGK): Bộ sách Chân trời sáng tạo
HOẠT ĐỘNG HỌC (THỜI GIAN)
MỤC TIÊU
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỌNG TÂM
PP/KTDH
PP/CCĐG
HĐ1.
Mở đầu:
Khởi
động
(10’)
- NLAN1.
- Giới thiệu nhanh chủ đề, tên chủ đề, các hoạt động có trong chủ đề.
- GV tạo trò chơi hoà tấu chuông, trống giúp HS nhận biết nhịp điệu nhanh chậm: GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội sẽ bắt chước cách phát âm của một nhạc cụ theo tiết tấu sau:
- Chơi thử, sau đó cho HS thực hiện trò chơi theo nhóm (lắng nghe và phát âm giống tiếng chuông, trống).
- Nhận xét đánh giá qua trò chơi.
- Dalcroze
- Trò chơi
- Chia nhóm
- Quan sát.
HĐ2.
Hình thành kiến thức mới
 Khám phá
(7’)
- NLC2
- GV tạo tình huống và đặt câu hỏi để HS tự giải quyết vấn đề
a. Qua âm thanh trong trò chơi, em thấy giữa chuông và trống, nhạc cụ nào có nhịp điệu nhanh?
b. Em hãy quan sát và cho biết: giữa kim phút và kim giây của đồng hồ, kim nào tạo ra nhịp điệu chậm?
c. Em hãy tìm trong sinh hoạt hàng ngày, sự vật nào có thể tạo ra nhịp điệu. Theo em, nhịp điệu đó nhanh hay chậm? 
- GV có thể tổ chức cho HS thi đua theo nhóm
- GV tổ chức cho HS nghe và vận động theo nhạc bài Mẹ ơi có biết.
Dalcroze
Chia nhóm
- Vấn đáp, quan sát
HĐ3. Luyện
tập/
Thực
hành
(10’)
- NLAN5
- GV giới thiệu bài hát Mẹ ơi có biết, sau đó mở nhạc
- GV sáng tạo mẫu vận động thể hiện sự nhịp nhàng, êm đềm (nhịp đưa nôi ru con, nhịp lắc lư hát ru,...).
Động tác vận động:
Thân người đung đưa theo nhịp.
+ Câu hát 1 “Mẹ ơi ... cười thật to”: hai tay bắt chéo trước ngực.
+ Câu hát 2 “Mẹ ơi ... có mẹ kế bên”: lòng bàn tay phải ôm má bên phải, đầu hơi nghiêng qua bên phải; tay trái khoanh trước ngực, lưng bàn tay đặt dưới cùi chỏ tay phải.
+ Câu hát 3 “Mái tóc mẹ... con sẽ ngủ yên" hai tay khoanh lại, cánh tay nâng cao ngang ngực. 
+ Câu hát 4 “Đến lúc con lớn, hứa sẽ chăm ngoan" hai tay đưa về phía trước, lòng bàn tay hướng lên trên và mở ra; "Cố gắng... được vui”: hai tay bắt chéo trước ngực.
Dalcroze,
Chuyên gia
Sản phẩm của HS
HĐ4.
Vận dụng/
Trải nghiệm
(8’)
- NLAN2
- GV gọi từng nhóm HS lên bảng trình bày.
- Biểu diễn nhóm theo nhạc nền kết hợp vận động phụ họa.
- Chia nhóm
-Sản phẩm của HS.
-Bảng đánh giá năng lực.
NỘI DUNG 2:
1. HÁT: CHÚC NGỦ NGON 
Nhạc: Johannes Brahms, lời Việt: Phạm Tuyên
2. NHẠC CỤ: TRIANGLE, SONG LOAN 
Thực hành đệm cho bài hát Chúc ngủ ngon
Ngữ liệu:
Nguồn (SGK): Bộ sách Chân trời sáng tạo
HOẠT ĐỘNG HỌC (THỜI GIAN)
MỤC TIÊU
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỌNG TÂM
PP/KTDH
PP/CCĐG
HĐ1.
Mở đầu:
Khởi
động
(10’)
- PC1
- NLAN2
- NLAN5
- GV giới thiệu một số hình ảnh về mái ấm gia đình vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- HS chia sẻ về những việc được bố mẹ làm trước khi đi ngủ.
- Liên hệ một số bài hát ru. Vừa giới thiệu vừa cho HS mô phỏng theo.
- Quan sát
-PP Dalcroze.
Vấn đáp
-Quan sát 
HĐ2.
Hình thành kiến thức mới
 Khám phá
(Dạy hát)
(10’)
-NLAN2
- NLAN5
- GV dạy bài hát theo lối móc xích, tuỳ năng lực thực tế của HS mà GV thực hiện các bước dạy hát phù hợp:
+ GV giới thiệu sơ lược về bài hát: Lời Việt: Nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc Johannes Brahms, hát với nhịp điệu thong thả, nhẹ nhàng.
+ GV hát mẫu hoặc mở bài hát để HS cảm nhận được giai điệu.
+ GV cho HS đọc lời bài hát, yêu cầu HS chia lời (bài hát có 2 lời ca và 1 điệp khúc).
+ GV hát từng câu, HS hát lại, lần lượt hết bài.
+ Hát kết hợp bộ gõ cơ thể.
- PP Dalcroze
HĐ3. Luyện
tập/
Thực
hành
(Nhạc cụ)
(8’)
- NLAN5
- Giới thiệu nhạc cụ, hướng dẫn cách sử dụng song loan và triangle.
- GV tổ chức HS luyện tập hát kết hợp với nhạc cụ gõ đơn giản (tambourine, song loan, triangle,...) theo mẫu:
- PP thực hành
-Sản phẩm thực hành của HS
HĐ4. 
Vận dụng/
Trải nghiệm
(7’)
-NLC1
-NLAN2
-NLAN4
-NLAN5
- Thực hành hát “Chúc ngủ ngon” với giọng hát tự nhiên, truyền cảm, tư thế phù hợp.
- Biểu diễn nhóm theo nhạc nền kết hợp vận động tự do theo cá nhân. 
-HS hát kết hợp gõ đệm.
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện.
- Hướng dẫn HS tự thực hiện 2 hình thức hát song ca, tốp ca tại nhà (gia đình cùng hỗ trợ).
- PP Orff,
- Nhóm
-Sản phẩm của HS.
- Bảng đánh giá năng lực.
NỘI DUNG 3
1. ĐỌC NHẠC: GIỚI THIỆU NỐT ĐỐ
 (Thang âm Đô - Rê - Mi – Pha - Son - La - Đố) 
2. THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC:
 Câu chuyện âm nhạc KHÚC HÁT RU TRÊN LƯNG MẸ
 NHÀ GA ÂM NHẠC
Ngữ liệu:
Nguồn (SGK): Bộ sách Chân trời sáng tạo
HOẠT ĐỘNG HỌC (THỜI GIAN)
MỤC TIÊU
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỌNG TÂM
PP/KTDH
PP/CCĐG
HĐ1.
Mở đầu:
Khởi
động
(10’)
- NLC3
- Tổ chức học sinh đọc bài Vè nốt nhạc 
- GV giới thiệu thêm nốt Đố, học sinh nhận diện 
- GV tổ chức trò chơi vận động theo các nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Đố nhằm giúp HS ghi nhận tên và cao độ các nốt có trong bài học. 
- Quan sát
PP Dalcroze.
Vấn đáp
-Quan sát 
HĐ2.
Hình thành kiến thức mới
 Khám phá
(5’)
- NLAN3
- GV cho HS đọc ghi nhớ cao độ của nốt nhạc theo cách riêng của các em.
- GV tổ chức luyện tập các mẫu âm
- PP Dalcroze
- PP trò chơi
-Sản phẩm thực hành của HS
HĐ3. Luyện tập/
Thực
hành
 (10’)
- NLAN3
- NLAN 6
1. Đọc nhạc:
GV tổ chức luyện tập các mẫu âm và thực hành đọc nhạc theo mẫu cho HS.
2. Thường thức âm nhạc câu chuyện âm nhạc: KHÚC HÁT RU TRÊN LƯNG MẸ
Không dạy chỉ hướng dẫn học sinh tự học tại nhà (với sự giúp đỡ của phụ huynh và người thân):
- Nhờ phụ huynh đọc cho HS nghe câu chuyện Khúc hát ru trên lưng mẹ và đặt một số câu hỏi để các em tìm hiểu nội dung:
+ Qua câu chuyện, hãy nói về tình cảm của em đối với mẹ.
+ Tác giả ví vai mẹ, lưng mẹ với hình ảnh nào?
Nếu có điều kiện nhờ phụ huynh mở nhạc bài Ru em cho HS nghe và vận động theo nhạc.
- PP thực hành
-Sản phẩm thực hành của HS
HĐ4. 
Vận dụng/
Trải nghiệm
(Nhà ga âm nhạc)
(10’)
PC1
PC2
- GV cho HS thực hiện theo từng cá nhân, thông qua các câu hỏi trong SGK, GV có thể đánh giá được năng lực của HS sau khi học xong một chủ đề:
1. Tạo âm thanh có nhịp điệu nhanh - chậm bằng các nhạc cụ gõ mà em biết
2. Đọc tiết tấu, sau đó gõ song loan theo các mẫu sau:
3. Đọc tiết tấu và thực hiện mẫu vận động cơ thể sau:
4. Tạo hai mẫu 6 âm dựa trên các kí hiệu nốt nhạc bàn tay sau:
5. Em thích các hoạt động âm nhạc nào trong chủ đề này?
a. Khám phá nhịp điệu nhanh chậm 
b. Nghe và vận động nhạc theo bài Mẹ ơi có biết
c. Hát bài Chúc ngủ ngon
a Nghe câu chuyện âm nhạc Khúc hát ru trên lưng mẹ 
- GV đặt thêm một số câu hỏi khác về các vấn đề có trong chủ đề: Chú ý nên hỏi câu hỏi dạng gợi mở như: Em thích nội dung nào trong bài học? Em có thể làm được hay không?
- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất sau khi học xong chủ đề thông qua nội dung Khám phá, Hát...
- PP Orff,
- Nhóm
-Sản phẩm của HS.
- Bảng đánh giá năng lực.
BẢNG KIỂM 
STT
TIÊU CHÍ
CÓ
KHÔNG
1
Biết tên bài hát Chúc ngủ ngon
2
Biết biết xuất xứ bài Chúc ngủ ngon Nhạc: Johannes Brahms, lời Việt: Phạm Tuyên
3
Học sinh biết hát với giọng hát tự nhiên
4
Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm nhạc cụ
5
Biết tạo ra các động tác vận động phụ họa theo bài hát
6
Nhận diện được nốt Đố, đọc được tên các nốt nhạc
7
Học sinh đọc được nhạc theo kí hiệu bàn tay
8
Học sinh nêu được cảm nhận sau khi nghe bài hát Mẹ ơi có biết
9
Học sinh hiểu được nội dung câu chuyện âm nhạc
Thang đo ·
Dưới 50% là chưa hoàn thành · 
Từ 50% đến dưới 90% là hoàn thành · 
Từ 90% trở lên là hoàn thành tốt.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC THEO NỘI DUNG CỐT LÕI
Mức độ
Tiêu chí
Chưa hoàn thành 
(dưới 50%)
Hoàn thành 
(từ 50%- dưới 90%)
Hoàn thành tốt (Trên 90%)
Phương pháp và thiết kế công cụ đánh giá
Biết tên bài hát và xuất xứ bài hát
Biêt tên bài hát nhưng chưa biết xuất xứ bài hát
Biết tên bài hát và xuất xứ bài hát
Nhớ chính xác tên bài hát và xuất xứ bài hát
-PP: Vấn đáp 
-CC: Câu hỏi. Bài hát có tên gì?
Biết hát đúng cao độ và tiết tấu
Biết hát đúng cao độ nhưng đôi khi còn sai tiết tấu
Biết hát đúng cao độ, tiết tấu
Hát chính xác cao độ và tiết tấu bài hát
-PP: Vấn đáp 
-CC: Câu hỏi. Bài hát có tên gì?
Biêt hát kết hợp vận động phụ họa
Hát đúng lời ca nhưng chưa vận động phụ họa nhịp nhàng.
Hát đúng lời ca nhưng và vận động phụ họa nhịp nhàng.
Hát đúng lời ca và vận động phụ họa nhịp nhàng có sáng tạo.
- PP quan sát
- Sản phẩm học tập 
-Bảng kiểm 
- Số ghi chép
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (Thực hiện theo KHDH của tổ bộ môn)
Tiết
Nội dung
1
Nội dung 1: 
Khám phá, Nghe nhạc: Mẹ ơi có biết (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung)
2
Nội dung 2: 
Hát: Chúc ngủ ngon (Nhạc: Johannes Brahms, lời Việt: Phạm Tuyên)
Nhạc cụ Triangle, song loan Thực hành đệm cho bài hát Chúc ngủ ngon
3
Nội dung 3: 
Đọc nhạc: Giới thiệu nốt Đố (thang âm Đô - Rê - Mi – Pha - Son - La - Đố)
Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc Khúc hát ru trên lưng mẹ
Nhà ga âm nhạc.
V.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_6_loi_r.docx