Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

CHỦ ĐỀ 2: NHỊP ĐIỆU BẠN BÈ (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Khám phá, nhận biết được âm thanh dài hơn – âm thanh ngắn hơn

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát Ước mơ thần tiên

- Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua quan sát các hình ảnh trong hoạt động khám phá

- Biết thu thập thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề

*Năng lực âm nhạc:

- Bước đầu biết cảm nhận và phân biệt được âm thanh dài – ngắn qua phần khám phá.

- Hát bài hát Múa vui đúng cao độ, trường độ, hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca; hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản phủ hợp với bài hát.

- Biết lắng nghe và vận động cơ thể theo bài hát Ước mơ thần tiên. Biết gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài hát.

- Đọc đúng tên nốt trong thang âm và bài đọc nhạc; bước đấu thể hiện đúng cao độ và trưởng độ các mẫu âm.

- Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. Sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Mùa vui.

- Nhận biết và nếu được tên của sênh tiền

3. Phẩm chất:

- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè, với những người xung quanh.

- Yêu quý bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- SGV, đồ dùng, tranh ảnh. để tổ chức các hoạt động

- Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử

2. Học sinh: sgk, nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

docx 122 trang Hà Duy Kiên 20135
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 1: RỘN RÀNG NGÀY MỚI (4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung:
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng
- Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.
*Năng lực âm nhạc:
- Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.
- Hát bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được lên bài hát và tên tác giả.
- Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.
- Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Ngày mùa vui.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
3. Phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên
- Kính trọng, biết ơn người lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- SGV, đồ dùng, tranh ảnh... để tổ chức các hoạt động
- Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử
2. Học sinh: sgk, nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
KỂ CHUYỆN: CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC
HỌC HÁT: NGÀY MÙA VUI (LỜI 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cuộc thi tìm âm thanh quanh mình.
- Các thành viên hai nhóm, lần lượt kể tên các âm thanh xung quanh mình bắt gặp hằng ngày. 
- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia trò chơi của hai nhóm, tuyên bố đội chiến thắng.
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kể chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc
Mục tiêu: 
- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên
- Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc.
- GV kể chuyện theo tranh cho cả lớp cùng nghe
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS nêu tên và chỉ ra những sự vật có trong bức tranh, sự vật nào có thể phát ra âm thanh, hình dung và tạo ra âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của HS.
Câu hỏi gợi ý:
+ Nếu các em là chim sơn ca, các em sẽ thấy những gì khi đi xem hòa nhạc?
+ Các bạn (dế, ếch, ong...) và các nhạc cụ mà các bạn ấy chơi phát tra âm thanh như thế nào?
- GV gọi một số HS trình bày kết quả, gợi ý HS bắt chược lại các âm thanh trong câu chuyện.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
Mục tiêu: Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng
Cách tiến hành:
- Từ bản hòa tấu vui nhộn, GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một mẫu vận động:
+ Nhóm 1: kemfm trumpet
+ Nhóm 2: Triangle
+ Nhóm 3: Trống nhỏ
- Các nhóm thực hiện theo tiết tấu như trong sgk.
- GV cho các nhóm thực hiện hòa tấu với nhau, có thể hát theo dạng nối tiếp, móc xích,...
Hoạt động 3: Học hát – Ngày mùa vui
Mục tiêu: 
- Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui
- Hát bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được lên bài hát và tên tác giả.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: Em hãy mô tả một số cảnh sinh hoạt ngày mùa mà em biết?
- GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh về thu hoạch mùa màng, giảng giải: Những người nông dân rất vất vả, để có được những hạt gạo thơm ngon, các bác nông dân đã rất vất vả, do đó, chúng ta phải biết trân trọng sức lao động, yêu thương quê hương, đất nước.
- GV đàn và hát mẫu cho HS nghe một lượt.
- GV cùng HS chia câu hát lời 1 của bài hát:
+ Câu hát 1: Ngoài đồng... trong vườn
+ Câu hát 2: Nô nức ... mong chờ
+ Câu hát 3: Hội mùa ... yêu thương
+ Câu hát 4: Ngày mùa ... vui hơn
- GV dạy HS hát từng câu, nối câu. GV đánh chỗ lấy hơi và nhắc HS biết lấy hơi đúng chỗ đã đánh dấu.
- GV cho cả lớp hát lời 1 bài hát, có nhạc đệm. 
- GV hướng dẫn HS luyện hát lời 1 của bài hát.
- HS chia nhóm
- HS tham gia trò chơi hăng say, nhiệt tình.
- HS nghe nhận xét
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát tranh
- HS nghe kể chuyện
- HS lắng nghe gợi ý câu hỏi
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời
- HS trình bày kết quả.
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo nhạc cụ được phân công.
- HS luyện tập thực hành
- Các nhóm hòa tấu theo hướng dẫn của GV. 
- HS mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa.
- HS xem tranh, nghe GV trình bày.
- HS nghe GV hát
- HS cùng GV chia câu
- HS nắm rõ các câu
- HS học hát từng câu
- HS chú ý lấy hơi
- HS hát lời 1 của bài hát
- HS luyện tập.
TIẾT 2
HỌC HÁT: NGÀY MÙA VUI LỜI 2
NHẠC CỤ: LÀM QUEN GÕ THANH PHÁCH. LUYỆN TẬP MẪU ÂM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho HS các nhóm hát lời 1 bài hát “Ngày mùa vui”, khuyến khích HS hát và vận động theo nhịp (tự sáng tạo vận động)
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Học hát – Ngày mùa vui (lời 2)
Mục tiêu: 
- Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui
- Hát bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được lên bài hát và tên tác giả.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp cùng hát một lượt lời 1 của bài hát Ngày mùa vui
- GV đàn và hát mẫu cho HS nghe một lượt lời hai của bài hát 
- GV cùng HS chia câu hát lời 2 của bài hát:
+ Câu hát 1: Nhịp nhàng... reo cười
+ Câu hát 2: Ai gánh lúa ... màu thóc vàng
+ Câu hát 3: Hội mùa ... yêu thương
+ Câu hát 4: Ngày mùa ... vui hơn
- GV dạy HS hát từng câu, nối câu. GV đánh chỗ lấy hơi và nhắc HS biết lấy hơi đúng chỗ đã đánh dấu.
- GV cho cả lớp hát lời 2 bài hát, có nhạc đệm. 
- GV cho cả lớp hát 2 lời của bài hát kết hợp vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản (tambourine, thanh phách, .)
- GV hướng dẫn HS luyện hát cả bài theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
Hoạt động 2: Nhạc cụ
Mục tiêu: 
+ Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.
+ Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.
Cách tiến hành:
- GV dùng tiết tấu trong bài dạy để tạo trò chơi hỏi đáp kết hợp vận động nhằm giúp HS biết được tiết tấu. 
Ví dụ: tiết tấu: ta - ta - ta - um: Này bạn ơi; Có tôi đây; Có tiếng gì; Có tiếng chim.
- GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn HS thực hiện các mẫu luyện tập. 
Ví dụ: đen - lặng đen - đen - lặng đen đọc thành: ta - um - ta - um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng).
- GV làm mẫu trước các mẫu luyện tập thanh phách, tambourine và vận động cơ thể sau đó hướng dẫn cho HS; đổng thời quan sát và sửa lỗi. 
- GV tổ chức cho HS cùng hoà tấu nhạc cụ gõ, sau đó thay đổi nhạc cụ giữa các nhóm với nhau để các HS đều có thể trải nghiệm được tất cả các loại nhạc cụ; khích lệ các em tương tác, giao lưu và làm việc nhóm với nhau.
- HS hát bài hát theo nhóm
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS cả lớp hát lời 1 của bài hát
- HS nghe GV hát
- HS cùng GV chia câu
- HS nắm rõ các câu
- HS học hát từng câu
- HS chú ý lấy hơi
- HS hát lời 2 của bài hát
- HS học hát kết hợp với vận động 
- HS luyện tập hát bài hát
- HS tham gia trò chơi kết hợp với vận động để biết được tiết tấu.
- HS quan sát luyện tập theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành luyện tập thanh phách, tambourine và vận động cơ thể
- HS thực hiện hòa tấu các loại nhạc cụ
TIẾT 3 
TẬP MẪU VẬN ĐỘNG CƠ THỂ. VỖ ĐỆM CHO BÀI HÁT
ĐỌC NHẠC: LUYỆN TẬP MẪU ÂM VÀ THỰC HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài Ngày mùa vui kết hợp với vận động theo nhịp
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tập mẫu vận động cơ thể. Vỗ đệm cho bài hát
Mục tiêu: 
+ Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.
+ Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Ngày mùa vui.
Cách tiến hành:
 - GV tố chức theo nhóm để HS gõ đệm thanh phách, tambourine cho bài hát.
- GV cho các nhóm biểu diễn kết hợp hát và gõ đệm cho bài hát.
Hoạt động 2: Đọc nhạc
Mục tiêu: 
+ Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.
+ Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Ngày mùa vui.
Cách tiến hành:
- GV có thể khởi động bằng trò chơi nghe âm thanh và đoán tên nốt nhạc, hoặc nhóm nốt nhạc. 
- GV ôn lại các kí hiệu nốt nhạc bàn tay của các nốt Đô, Rê, Mi, Sơn, La cho HS; GV khuyến khích HS thể hiện các mẫu âm 
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo mẫu 5 âm, thực hành đọc nhạc theo trước các mẫu luyện tập sau đó hướng dẫn cho HS). 
- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo mẫu
- GV hướng dẫn HS thực hành đọc nhạc theo mẫu (như SGK)
- HS hát bài hát
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS thực hành theo nhóm gõ đệm cho bài hát
- HS các nhóm kết hợp hát và gõ đệm cho bài hát
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 2: NHỊP ĐIỆU BẠN BÈ (4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Khám phá, nhận biết được âm thanh dài hơn – âm thanh ngắn hơn
2. Năng lực: 
* Năng lực chung:
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát Ước mơ thần tiên
- Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua quan sát các hình ảnh trong hoạt động khám phá
- Biết thu thập thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề
*Năng lực âm nhạc:
- Bước đầu biết cảm nhận và phân biệt được âm thanh dài – ngắn qua phần khám phá.
- Hát bài hát Múa vui đúng cao độ, trường độ, hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca; hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản phủ hợp với bài hát.
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể theo bài hát Ước mơ thần tiên. Biết gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
- Đọc đúng tên nốt trong thang âm và bài đọc nhạc; bước đấu thể hiện đúng cao độ và trưởng độ các mẫu âm. 
- Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. Sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Mùa vui.
- Nhận biết và nếu được tên của sênh tiền
3. Phẩm chất:
- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè, với những người xung quanh.
- Yêu quý bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- SGV, đồ dùng, tranh ảnh... để tổ chức các hoạt động
- Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử
2. Học sinh: sgk, nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
KHÁM PHÁ ÂM THANH DÀI – NGẮN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ÂM NHẠC: CẢM THỤ ÂM THANH DÀI NGẮN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV cho 2 nhóm lên trình bày bài Ngày mùa vui theo nhịp và theo phách
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khám phá âm thanh dài hơn, ngắn hơn
Mục tiêu: 
- Biết trình bày ý tưởng của bản thân thông qua quan sát các hình ảnh trong hoạt động khám phá.
- Bước đầu biết cảm nhận và phân biệt được âm thanh dài – ngắn qua phần khám phá.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bức tranh chủ đề.
- GV tạo tình huống và đặt câu hỏi để tự giải quyết vấn đề.
- GV tạo trò chơi giúp HS nhận biết âm thanh dài hơn - ngắn hơn thông qua tiếng kêu của các sự vật xuất hiện trong đoạn âm thanh
Câu hỏi gợi ý:
a. Giữa các âm thanh: tiếng còi tàu và tiếng vô tay, âm thanh nào dài hơn? 
b. Em hãy bắt chước tiếng kêu của con bò và con gà trống, từ đó cho biết con vật kêu phát ra âm thanh ngắn hơn?
c. Lấy một vật (cây bút, cục tẩy,... ) rồi thực hiện 2 động tác: 
+ Đẩy vật trên mặt bàn
+ Gõ vật trên mặt bàn
Em hãy cho biết, trường hợp nào vật tạo ra âm thanh dài hơn?
- GV tổ chức cho HS hoạt động và thi đua theo nhóm, mỗi nhóm cùng nhau miêu tả và so sánh âm thanh dài hơn ngắn hơn giữa các sự vật. Nhóm nào tìm được nhiều và chính xác nhất thì sẽ thắng
- GV gọi một số HS trình bày kết quả, gợi ý HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện.
Hoạt động 2: Phát triển năng lực âm nhạc
Mục tiêu: Nghe, cảm thụ và vận động thể hiện sự dài hơn-ngắn hơn theo âm thanh qua âm thanh của các đoàn tàu
Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe và bắt chước tiếng kêu của tàu hỏa (có thể thay thế tàu thủy, xe ô tô ) với độ dài ngắn khác nhau. 
- GV gọi HS lên bắt chước âm thanh ngắn, âm thanh dài của tiếng còi tàu
- HS quan sát tranh
- HS lắng nghe âm thanh
- HS lắng nghe, quan sát và trả lời câu hỏi
- HS hoạt động theo nhóm
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết được độ dài-ngắn của âm thanh và so sánh sự dài hơn-ngắn hơn giữa các âm thanh khác nhau.
- HS luyện tập thực hành
TIẾT 2
HÁT: MÚA VUI
NGHE NHẠC: ƯỚC MƠ THẦN TIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho HS các nhóm nghe các âm thanh dài ngắn khác nhau, từ đó phân loại 
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hát bài “Múa vui”
Mục tiêu: 
- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè, với những người xung quanh.
- Hát bài hát Múa vui đúng cao độ, trường độ, hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca; hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản phù hợp với bài hát.
Cách tiến hành:
- Khởi động GV mở nhạc cho HS nghe và vận động nhẹ nhàng theo nhịp điệu của bài hát Múa vui. 
- GV nên kết hợp việc hát với vận động cơ thể 
- GV dạy bài hát theo lối móc xích, tùy năng lực thực tế của HS mà GV thực hiện các bước dạy hát phù hợp.
- GV hướng dẫn HS hát theo các hình thức đơn ca, song ca lớp ca
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm với cụ gõ đơn giản (tambourine, thanh phách,...).
Ví dụ:
- GV có thể hướng dẫn cho HS cùng múa tập thể với những động tác đơn giản (vỗ tay, lắc cổ tay, bắt tay, vỗ đùi,...) hoặc múa theo đôi bạn, nhóm bạn, múa vòng tròn. 
Hoạt động 2: Nghe nhạc bài hát “Ước mơ thần tiên”
Mục tiêu: 
- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè, với những người xung quanh.
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát Ước mơ thần tiên.
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể theo bài hát Ước mơ thần tiên. Biết gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
Cách tiến hành:
- GV mở nhạc Ước mơ thần tiên và vận động theo nhạc, HS nghe và bắt chước theo các vận động của GV.
- Sau khi trải nghiệm, HS có thể tự sáng tạo vận động theo ý thích.
- GV có thể tổ chức cho HS gõ đệm theo bài hát với một số mẫu tiết tấu đơn giản.
- HS phân loại âm thanh dài - ngắn
- HS nghe nhạc, cảm nhận nhịp điệu bài hát
- HS có thể tự sáng tạo vận động
- HS hát kết hợp gõ đệm với cụ gõ đơn giản
- HS cùng múa tập thể với những động tác đơn giản
- HS vận động cơ thể theo bài hát Ước mơ thần tiên. 
- HS gõ đệm theo bàt
TIẾT 3: 
ĐỌC NHẠC: LUYỆN TẬP MẪU ÂM VÀ THỰC HÀNH
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS hát bài Múa vui cùng bạn bè và kết hợp chuyển đồ vật (quả bóng, cục tẩy, ) theo nhịp 
- GV yêu cầu cả lớp đứng dậy và thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Đọc nhạc
Mục tiêu: 
- Biết thu thập thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề
- Đọc đúng tên nốt trong thang âm và bài đọc nhạc; bước đấu thể hiện đúng cao độ và trưởng độ các mẫu âm.
Cách tiến hành:
- GV có thể khởi động bằng trò chơi nghe âm thanh và đoán tên nốt nhạc, hoặc nhóm nốt nhạc 
- GV ôn lại các kí hiệu nốt nhạc bàn tay của các nốt Đô, Rê, Mi, Sơn, La cho HS GV khuyến khích HS thể hiện các mẫu âm
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo mẫu 5 âm, thực hành đọc nhạc theo mẫu (GV làm mẫu trước các mẫu luyện tập sau đó hướng dẫn cho HS).
- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo mẫu
- GV hướng dẫn HS thực hành đọc nhạc theo mẫu (như SGK).
Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ gõ Việt Nam
Mục tiêu: 
- Biết thu thập thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề
- Đọc đúng tên nốt trong thang âm và bài đọc nhạc; bước đấu thể hiện đúng cao độ và trưởng độ các mẫu âm.
Cách tiến hành:
- GV hát một bài hát và sử dụng sênh tiến để gõ đệm, hoặc cho HS xem clip nhạc có sử dụng sênh tiền. 
- GV gọi HS quan sát và rút ra các đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, cách sử dụng cơ bản của sênh tiền
- Sau đó GV giới thiệu về sênh tiền.
Sênh tiền: Là nhạc cụ gõ dân tộc, gồm 3 thanh gỗ. Thanh gỗ 1 và 2 nối với nhau bằng sợi dây da, ở đầu mỗi thành có gắn các đồng tiền. Thanh 3 có hình răng cưa bên mặt hông, tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào nhau.
- Sau khi giới thiệu, GV có thể yêu cầu HS giới thiệu lại cho các bạn cùng nghe 
- GV hỏi về cảm nghĩ của HS sau khi nghe và cảm nhận nhạc cụ sênh tiền 
- HS vừa hát vừa thực hiện động tác chuyển đồ
- HS thực hành đọc mẫu 5 âm 
- HS đọc tiết tấu theo mẫu
- HS lắng nghe GV giới thiệu, quan sát cách sử dụng sênh tiền
- HS dựa vào quan sát và gợi y của SGK, giới thiệu lại cho bạn nghe dụng cụ sênh tiền
TIẾT 4
THỰC HÀNH: SỬ DỤNG NHẠC CỤ
NHÀ GA ÂM NHẠC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu học sinh đánh dấu x vào bạn đang chơi sênh tiền
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng nhạc cụ để đệm 
Mục tiêu: 
- Biết thu thập thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề
- Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. Sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Múa vui.
Cách tiến hành:
- GV dùng tiết tấu trong bài dạy để tạo trò chơi đọc tiết tấu theo tranh hoặc sự vật xung quanh nhằm giúp HS biết được tiết tấu. 
Ví dụ: tiết tấu ta – ti ti – ta – um: Con cá đang bơi, Cô mặc áo đỏ... 
- GV cần làm mẫu cho HS quan sát trước khi hướng dẫn HS thực hiện các mẫu luyện tập. 
Ví dụ: đen – đơn đơn – đen – lặng đen đọc thành: ta – ti ti – ta – um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng).
- GV cho HS luyện tập từng nhạc cụ khích lệ các em tương tác, giao lưu và làm việc nhóm với nhau.
- GV tổ chức cho HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi
Hoạt động 2: Nhà ga âm nhạc 
Mục tiêu: Ôn tập, thực hành kiến thức
Cách tiến hành: 
- GV có thể thực hiện từng cá nhân, thông qua các câu hỏi trong SGK, GV có thể đánh giá được năng lực của HS sau khi học xong một chủ đề
- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi khác về các vấn đề có trong chủ đề: 
+ Em thích nội dung nào trong bài học? 
+ Em có thể làm được hay không
- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất sau khi học xong chủ đề thông qua Hát, Khám phá, 
- HS đánh dấu x vào ô bạn thỏ
- HS chú y lắng nghe
- HS quan sát GV làm mẫu
- HS thực hành gõ đệm theo bài hát
- HS tạo ra âm thanh dài-ngắn khác nhau bằng tiếng còi tàu
- Cá nhân HS vận động cơ thể theo nhịp đếm 1, 2, 3, 4 
- HS quan sát và đọc tiết tấu
- HS quan sát và điền vào dấu chấm hỏi
- HS chia sẻ
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 3: VUI BƯỚC ĐẾN TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Khám phá đường nét chuyến động của âm thanh.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung:
- Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn để thông qua các hoạt động học tập.
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng thông qua các hoạt động học.
- Nếu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
*Năng lực âm nhạc:
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. Bước đầu biết cảm nhận đường nét chuyển động của âm thanh thông qua hoạt động khám phá.
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát A ram sam sam.
- Hát được bài Trên con đường đến trường rõ lời và thuộc lời; duy trì tốc độ ổn định.
- Nhận biết và đọc được cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay
- Sử dụng được song loan, tambourine và vận động cơ thể, duy trì được tốc độ ổn định để gõ đệm cho bài hát Trên con đường đến trường
3. Phẩm chất: 
- Yêu quê hương, thiên nhiên, môi trường sống, tôn trọng các biểu trưng của đất nước thông qua hoạt động học hát bài Trên con đường đến trường.
- Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đổi dùng học tập. Có ý thức học tập thông qua hoạt động thực hành nhạc cụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- SGV, đồ dùng, tranh ảnh... để tổ chức các hoạt động
- Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử
2. Học sinh: sgk, nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
KHÁM PHÁ: CẢM NHẬN ĐƯỜNG NÉT CHUYỂN ĐỘNG CỦA ÂM THANH
VẬN DỤNG MÔ TẢ ĐƯỜNG NÉT CHUYỂN ĐỘNG CỦA ÂM THANH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cuộc thi gõ đệm cho bài háy Múa vui bằng tambourine, trống nhỏ với tiết tấu đã học
- Các thành viên hai nhóm, một nhóm biểu diễn bằng tambourine, một nhóm biểu diễn bằng trống
- GV gọi HS khác nhận xét hai nhóm và cho điểm
- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia trò chơi của hai nhóm, tuyên bố đội chiến thắng.
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khám phá đường nét của âm thanh
Mục tiêu: Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn để thông qua các hoạt động học tập.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu về bức tranh chủ đề cho HS tranh. quan sát
- GV yêu cầu HS quan sát và miêu tả bức tranh 
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu lên những đường nét chuyển động của các sự vật có trong tranh; hình dung và tạo ra âm thanh của các sự vật theo cảm nhận của HS. 
- Phân biệt được sự khác nhau trong các đường nét âm thanh. 
Câu hỏi gợi ý:
a. Em hãy nhìn vào đường nét sau và cho biết âm thanh phát ra giống như phương tiện giao thông nào.
b. Em hãy tạo ra âm thanh chuyển động của tàu hoả, máy bay.
c. Em hãy thực hiện đường nét chuyển động của các con vật mà em biết
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ đường nét chuyển động của các con vật trong tranh
Hoạt động 2: Vận dụng mô tả đường nét chuyển động của âm thanh
Mục tiêu: Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. Bước đầu biết cảm nhận đường nét chuyển động của âm thanh thông qua hoạt động khám phá.
Cách tiến hành:
- GV mở video/clip tổng hợp của một số âm thanh gần gũi trong cuộc sống
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, ghi lại và tạo ra âm thanh đường nét chuyển động của các sự vật mà nhóm đã tìm ra 
- GV cho các nhóm HS thi đua với nhau, nhóm nào miêu tả và bắt chước đúng và nhiều nhất thì sẽ thắng.
- HS chia nhóm
- HS tham gia trò chơi hăng say, nhiệt tình.
- HS nghe nhận xét
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát bức tranh chủ đề
- HS miêu tả theo những gì quan sát
- HS suy nghĩ trả lời
- HS tạo âm thanh của tàu hỏa và máy bay
- HS vẽ các đường chuyển động của các con vật
- HS lắng nghe âm thanh 
- HS miêu tả và bắt chước âm thanh trong clip
TIẾT 2
NGHE NHẠC: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV chiếu hình ảnh lên slide và yêu cầu HS thực hiện cá nhân
BT: Em hãy tạo ra âm thanh theo các đường nét sau và cho biết âm thanh nào ngắn nhất
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh
- GV giới thiệu vào bài mới
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Nghe nhạc - bài hát A ram sam sam. 
Mục tiêu: Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát A ram sam sam.
Cách tiến hành:
- GV mở clip nhạc A ram sam sam cho HS nghe và xem. GV thực hiện vận động và yêu cầu HS bắt chước lại các động tác
- GV có thể chia lớp thành các nhóm để thi đua xem nhóm nào thực hiện động tác đúng và đẹp nhất.
Hoạt động 2: Hát “Trên con đường đến trường”
Mục tiêu: Hát được bài Trên con đường đến trường rõ lời và thuộc lời; duy trì tốc độ ổn định.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu một số hình ảnh về thầy cô, mái trường, bạn bè, từ đó hình thành phẩm chất cho HS biết yêu quý và kính trọng thầy cô
- GV khơi gợi cho HS liên tưởng đến các hình ảnh quen thuộc trên con đường đến trường và bắt chước các chuyển động hoặc âm thanh của các sự vật, hiện tượng như hàng cây, gió, mưa, tiếng chim hót,... để HS làm theo. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện động tác vận động theo lời ca của bài “Trên con đường đến trường”
- GV thực hiện các bước dạy hát phù hợp: hát từng câu:
+ Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát
+ Có gió, gó mát từng cơn, có cơn mưa qua từng mùa
+ Trên con đường đến trường có con là con chim hót
+ Nó hót nó hót làm sao, bạn ơi bạn cùng đi thật mau
- GV nên kết hợp việc hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản (tambourine, song loan).
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV, ôn lại kiến thức đã học
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát GV vận động và thực hiện lại các động tác
- Hs vừa xem clip vừa thực hiện các động tác theo nhạc. 
- HS quan sát các hình ảnh 
- HS làm theo các chuyển động hoặc âm thanh của các sự vật, hiện tượng
- HS nghe GV hát và hát lại theo từng câu
- HS hát cả bài 
TIẾT 3
ĐỌC NHẠC: ĐO – RÊ – MI – PHA – SON
THỰC HÀNH : ĐỌC NHẠC THEO MẪU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát “Trên con đường đến trường” kết hợp với vận động theo nhịp
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Đọc nhạc
Mục tiêu: Nhận biết và đọc được cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay
Cách tiến hành:
- GV sử dụng hình vẽ hoặc các dụng cụ có độ cao thấp khác nhau như giấy, li (cốc)... trên các dụng cụ này có ghi tên các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo thứ tự tương ứng để giúp HS hiểu được độ cao thấp của các nốt nhạc
Hoạt động 2: Tạo mẫu 5 âm theo kí hiệu bàn tay
Mục tiêu: Nhận biết và đọc được cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi vận động theo nhóm, trong đó mỗi bạn trong nhóm đóng vai một nốt nhạc. GV hướng dẫn các nhóm đứng theo đội hình từ thấp đến cao (Đô, Rê, Mi, Pha Son) 
- Các nhóm sẽ tự sắp xếp đội hình theo thứ tự các nốt nhạc khác nhau mà GV đưa ra và yêu cầu một HS đọc lại mẫu đọc nhạc đó. 
Ví dụ các nhóm sắp xếp đội hình theo thứ tự Son Mi, Phi, Rê Độ, sau đó một HS đọc lại cao đó các nốt theo mẫu.
- HS hát bài hát
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát hình vẽ SGK hoặc giấy/li (cốc) mà GV đã chuẩn bị
- HS chơi trò chơi theo nhóm
- HS nhóm khác quan sát GV hướng dẫn nhóm bạn
- HS đọc lại mẫu nhạc theo yêu cầu sắp xếp của GV
TIẾT 4
NHẠC CỤ: SONG LOAN
NHÀ GA ÂM NHẠC: GÕ ĐÊM CHO BÀI HÁT TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho các nhóm hát bài Trên con đường đến trường kết hợp thực hiện động tác theo nhịp với mẫu sau:
- GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Nhạc cụ 
Mục tiêu: HS thực hiện vận dụng, ôn tập bài tập
Cách tiến hành:
- GV dùng tiết tấu trong bài dạy để tạo trò chơi gọi tên sự vật kết hợp vận động nhằm giúp HS nắm được tiết tấu. Ví dụ: tiết tấu ta – um – tà – um - tà - um: Ông mặt trời; Đường đi học, Trường mến yêu 
- GV chiếu video về cách dùng dụng cụ song loan yêu cầu HS nêu ra các đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, cách sử dụng cơ bản của song loan
- GV giới thiệu nhạc cụ song loan: Song loan là nhạc cụ gõ Việt Nam, bằng gỗ, hình tròn dẹt, dùng tay tác động vào cần gõ xuống mặt gỗ để tạo ra âm thanh.
- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo âm tiết (nốt đen: ta, hai nốt móc đơn: ti ti, dấu lặng đen: um).
- GV làm mẫu trước các mẫu luyện tập sau đó hướng dẫn cho HS 
- GV tổ chức theo nhóm để HS thực hành gõ đệm cho bài hát 
Hoạt động 2: Nhà ga âm nhạc
Mục tiêu: HS ôn tập lại kiến thức chủ đề 3
Cách tiến hành: 
- GV có thể thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, thông qua các câu hỏi trong SGK. 
- GV có thể đánh giá được năng lực của HS sau khi học xong một chủ đề.
- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi khác về các vấn đẻ có trong chủ đề: Chú ý nên hỏi câu hỏi dạng gợi mở như: 
+ Em thích nội dung nào trong bài học 
+ Em có thể làm được hay không? 
- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất sau khi học xong chủ để thông qua nội dung Hát Khám phá... 
- HS hát bài hát và thực hiện theo nhóm
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS chú y lắng nghe quan sát
- HS dựa vào quan sát và kiến thức trong SGK để trả lời
- HS thực hiện gõ đệm cho bài hát theo nhóm 
- HS thực hành lần lượt các bài tập
+ HS tạo ra âm thanh theo các đường nét
+ HS đọc tiết tấu, sau đó gõ song loan theo mẫu SGK
+ HS đọc tiết tấu, sau đó thực hiện mẫu vận động cơ thể
+ HS tạo hai mẫu âm dựa trên các kí hiệu nốt nhạc bàn tay SGK
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 4: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP (4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Khám phá và nhận biết chuỗi âm thanh đi lên – đi xuống
2. Năng lực: 
* Năng lực chung:
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng khi tham gia vào các hoạt động học.
- Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx