Giáo án Chính tả Lớp 2 (Cả năm)

Giáo án Chính tả Lớp 2 (Cả năm)

A-Mục đích yêu cầu:

-Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài "Phần thưởng".

-Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, vần: s/x; ăn/ăng.

-Làm đúng BT và thuộc 29 chữ cái.

B-Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn chép. VBT.

C-Các hoạt động dạy học:

I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

-Cho HS viết: lo lắng, nàng tiên, sàn nhà, nhẫn nại, Viết bảng con

-Gọi HS-HTL các chữ cái đã học ở tiết trước.

-Nhận xét - Ghi điểm.

II-Hoạt động 2: Bài mới.

1-Giới thiệu bài: Ghi.

2-Hướng dẫn tập chép:

-GV treo đoạn chép. 2 HS đọc

-Đoạn này có mấy câu? 2 câu

-Cuối mỗi câu có dấu gì? Dấu chấm.

-Những từ nào trong bài được viết hoa? Cuối, Đây, Na.

-Hướng dẫn HS viết bảng con những từ ngữ khó: Na, phần thưởng, đặc biệt, luôn luôn,

GV theo dõi, uốn nắn. HS viết

-Hướng dẫn HS chữa lỗi chính tả bằng bút chì Đổi vở chấm.

-Thu vở chấm: 5-7 em. Nhận xét.

3-Hướng dẫn HS làm BT chính tả:

-BT 1/6 Hướng dẫn HS điền: xoa dầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá, cố gắng, gắn bó, gắn sức, yên lặng. HS điền từ vào bảng con. Nhận xét.

-BT 2a/6: Hướng dẫn HS làm vào vở BT HS điền vào những chỗ còn thiếu.

-Hướng dẫn HS HTL bảng chữ cái.

III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò

-Cho HS viết lại: năm, luôn luôn HS viết bảng con

-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.

 

doc 62 trang haihaq2 5831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 2 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả (TC) Tiết: 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Rèn kỹ năng viết chính tả: Chép lại chính xác đoạn trích trong bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Củng cố quy tắc viết .
-Học bảng chữ cái: Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái trong bảng chữ cái.
B-Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. BT
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở chép chính tả và vở BTTV.
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: tập chép đoạn "Mỗi ngày mài .thành tài".
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV đọc đoạn chép
HS đọc lại
-Đoạn này chép từ bài nào?
Có công mài 
-Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
Bà cụ nói với cậu bé.
-Đoạn chép có mấy câu?
2 câu
-Cuối mỗi câu có dấu gì?
Dấu chấm.
-Những chữ nào trong bài được viết hoa?
Chữ đầu câu 
-Hướng dẫn HS viết những tiếng khó vào bảng con.
HS viết
-Hướng dẫn HS nhìn bảng lớp chép bài vào vở.
HS chép
-GV theo dõi, uốn nắn.
-Hướng dẫn HS sửa bài.
Dùng bút chì gạch chân những tiếng viết sai và sửa vào chỗ sửa.
-Chấm bài: Thu 5-7 bài.
3-Hướng dẫn HS làm BT:
-BT 1/2: Nêu yêu cầu bài.
Lên bảng làm.
-Hướng dẫn cả lớp làm bảng con.
Nhận xét - Sửa bài.
-BT 2/2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Tự làm - Nhận xét - Sửa
-Hướng dẫn HS học thuộc lòng 9 chữ cái.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò:
-Gọi HS viết lại: mài, kim
HS viết
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
Chính tả Tiết: 2
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
A-Mục đích yêu cầu: 
-Rèn kỹ năng viết chính tả.
-Nghe, viết một khổ thơ trong bài "Ngày hôm qua đâu rồi?".
-Hiểu cách trình bày một khổ thơ, chữ đầu các dòng viết hoa.
-Viết đúng những tiếng có âm, vần khó: qua, chăm, vẫn.
-Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
-Học thuộc lòng 10 chữ cái tiếp theo.
B-Đồ dùng dạy học: 
Chép sẵn BT - vở BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-Cho HS viết: nên kim, lên núi.
Kiểm tra vở BT - Nhận xét.
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Hướng dẫn nghe - viết:
-GV đọc toàn bộ khổ thơ cuối
-Khổ thơ là lời của ai với ai?
-Bố nói điều gì với con?
-Khổ thơ có mấy dòng?
-Chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn?
-Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?
-Hướng dẫn HS viết những tiếng khó vào bảng: qua, vở, chăm, vẫn.
-Đọc cho HS viết: Đọc thong thả.
-GV đọc toàn bài.
-Chấm, chữa bài.
GV chấm 5-7 bài. Nhận xét.
Viết bảng con
2 HS đọc lại
Bố nói với con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
4 dòng
Viết hoa
Ô thứ 3 tính từ lề vở vào.
HS viết bảng con.
HS viết vở.
HS soát lại.
HS tự ghi lỗi ra chỗ sửa.
3-Hướng dẫn làm bài chính tả:
-BT 1b/4: Gọi HS đọc yêu cầu bài
Cá nhân.
-Hướng dẫn HS làm vào vở BT
Tự làm-Lên bảng 
-Nhận xét.
Đổi vở chấm
-BT 2/4: GV nêu yêu cầu BT
HS làm vở-Lên bảng làm.
Nhận xét-Sửa
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
Thi học thuộc lòng 10 chữ cái của BT 2
Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
2 nhóm
Chính tả (TC) Tiết: 3
PHẦN THƯỞNG.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài "Phần thưởng".
-Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, vần: s/x; ăn/ăng.
-Làm đúng BT và thuộc 29 chữ cái.
B-Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn chép. VBT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
-Cho HS viết: lo lắng, nàng tiên, sàn nhà, nhẫn nại, 
Viết bảng con
-Gọi HS-HTL các chữ cái đã học ở tiết trước.
-Nhận xét - Ghi điểm.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi.
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV treo đoạn chép.
2 HS đọc
-Đoạn này có mấy câu?
2 câu
-Cuối mỗi câu có dấu gì?
Dấu chấm.
-Những từ nào trong bài được viết hoa?
Cuối, Đây, Na.
-Hướng dẫn HS viết bảng con những từ ngữ khó: Na, phần thưởng, đặc biệt, luôn luôn, 
GV theo dõi, uốn nắn.
HS viết
-Hướng dẫn HS chữa lỗi chính tả bằng bút chì
Đổi vở chấm.
-Thu vở chấm: 5-7 em. Nhận xét.
3-Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
-BT 1/6 Hướng dẫn HS điền: xoa dầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá, cố gắng, gắn bó, gắn sức, yên lặng.
HS điền từ vào bảng con. Nhận xét.
-BT 2a/6: Hướng dẫn HS làm vào vở BT
HS điền vào những chỗ còn thiếu.
-Hướng dẫn HS HTL bảng chữ cái.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Cho HS viết lại: năm, luôn luôn
HS viết bảng con
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả Tiết: 4
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI.
A-Mục đích yêu cầu:
-Nghe, viết đoạn cuối trong bài "Làm việc thật là vui".
-Củng cố quy tắc viết g/gh. Thuộc lòng bảng chữ cái.
-Bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.
B-Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn BT - Vở BT.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS viết: ngoài sân, chim sâu.
Viết bảng con.
-Gọi HS học thuộc lòng bảng chữ cái
2 HS HTL
-Nhận xét - Ghi điểm.
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Hướng dẫn nghe, viết:
-GV đọc toàn bộ đoạn viết.
2 HS đọc lại
+Bài chính tả cho biết bé làm việc gì?
Làm bài, nhặt rau.
+Bé thấy làm việc ntn?
Bận rộn nhưng rất vui.
+Bài chính tả có mấy câu?
3 câu
+Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
Câu 2.
-Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: quét nhà, nhặt rau, luôn luôn, bận rộn, 
Bảng con.
-GV đọc từng cụm từ cho HS viết à hết.
HS viết vào vở.
-Hướng dẫn HS đổi vở chấm lỗi chính tả.
-GV chấm 5-7 bài. Nhận xét.
3-Hướng dẫn HS làm BT:
-BT 1/8: Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
2 nhóm
-Hướng dẫn HS làm.
Đại diện làm
Gà, gạo, ghế, gan, 
Nhận xét 
-BT 2/8: Hướng dẫn HS làm vào vở BT
Tự làm
An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan, 
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Gọi HS viết lại: quét nhà, bận rộn
Viết bảng
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (TC) Tiết: 5
BẠN CỦA NAI NHỎ
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác nội dung tóm tắt truyện "Bạn của Nai Nhỏ".
-Biết viết chữ hoa đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu.
-Củng cố quy tắc chính tả ng/ngh. Làm đúng bài tập.
B-Đồ dùng dạy học: 
Chép sẵn đoạn viết. Bài tập
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi HS viết:	
-2 tiếng có âm đầu g ?
-2 tiếng có âm đầu gh ?
Nhận xét.
HS viết.
II-Hoạt động 2: 
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV đọc bài chép
2 HS đọc lại.
-Vì sao cha của Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn?
Vì biết bạn của con mình khỏe mạnh, thông minh, dám liều mình vì người khác.
-Bài chính tả có mấy câu?
4 câu.
-Chữ đầu câu viết ntn?
Viết hoa.
-Cuối câu có dấu gì?
Dấu chấm.
-Hướng dẫn HS viết từ khó: khỏe mạnh, nhanhnhẹn, thông minh, yên lòng.
Viết bảng con.
-Hướng dẫn HS chép bài vào vở.
HS chép vào vở.
-Hướng dẫn HS dò lỗi chính tả.
Đổi vở dò.
-Chấm bài: 5-7 bài. Nhận xét.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/10: Bài yêu cầu gì?
Điền ng hay ngh
Gọi HS lên điền.
Ngày tháng, nghỉ ngơi, nghề nghiệp, người bạn.
Cả lớp điền bảng con.
-BT 2/10: Gọi HS đọc đề.
HS đọc.
Cho HS làm vào vở bài tập.
Làm, nêu miệng.
Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Gọi HS viết: yên lòng, nghề nghiệp.
Viết bảng.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (NV) Tiết: 6
GỌI BẠN
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ 5 chữ "Gọi bạn".
-Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng/ngh. Làm đúng BT.
B-Đồ dùng dạy học: BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết: nghe ngóng, nghỉ ngơi.
Kiểm tra vở BT. Nhận xét.
Bảng con.
II-Hoạt động 2:
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Hướng dẫn nghe - viết:
-GV đọc đầu bài và 2 đoạn viết 
Nghe - Đọc lại.
Vì sao Bê Vàng phải đi kiếm ăn?
Trời hạn hán 
Thấy Bê Vàng không trở về Dê Trắng làm gì?
Chạy đi tìm 
Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
Bê Vàng, Dê Trắng 
Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì?
Chấm cảm.
-Hướng dẫn HS viết từ khó: Suối cạn, nẻo, gọi hoài 
Bảng con.
-GV đọc toàn bài cho HS viết vào vở.
HS viết bài.
-GV đọc từng dòng à hết.
-GV đọc lại.
-Hướng dẫn HS đổi vở dò lỗi.
HS dò, ghi ra chỗ sửa.
-Chấm bài 5- 7 em. Nhận xét.
3-Hướng dẫn làm BT:
-BT 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài:
Cá nhân.
Hướng dẫn HS điền vào bảng con. Nhận xét: nghiêng ngả, nghi ngờ, nghe ngóng, ngon ngọt.
HS nhắc lại quy tắc điền.
-BT 2: Hướng dẫn HS làm vở.
HS làm vào vở BT.
Gọi HS đọc bài làm của mình:
Trò chuyện, che chở, cây gỗ, gây gổ.
Trắng tinh, chăm chỉ, màu mỡ, của mở
Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Gọi HS nhắc lại: Suối cạn, khắp nẻo.
Viết bảng.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (Tập chép) Tiết: 7.
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn đối thoại trong bài: "Bím tóc đuôi sam".
-Luyện viết đúng quy tắc chính tả với yê, iê - Làm đúng BT.
B-Đồ dùng dạy học:
Chép sẵn BT, vở BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS viết: nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả. Nhận xét.
Bảng con.
II-Hoạt động 2:
1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp tên bài và ghi bảng.
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV đọc đoạn chép: "Thầy giáo không khóc nữa?"
2 HS đọc lại.
+Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai?
Thầy giáo với Hà
+Vì sao Hà không khóc nữa?
Thầy khen.
+Bài chính tả có những dấu câu gì?
Dấu , : - ! ? .
-Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: thầy giáo, xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt, nín, 
-Hướng dẫn cách viết.
Bảng con.
-Cho HS nhìn bài ở bảng chép vào vở.
Viết vở - Dò lỗi.
-Chấm 5-7 bài. Nhận xét.
3-Hướng dẫn HS làm BT:
-BT 1/14: Hướng dẫn HS làm.
Bảng con.
-iê: con kiến, cô tiên, thiếu niên, 
-yê: yên tỉnh, yên ổn, chim yến, 
Nhận xét.
-BT 2/14: Hướng dẫn HS điền vở
da dẻ, ra vào, cụ già, cặp da.
vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
Làm vào vở.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Gọi HS viết lại: vui vẻ, khuôn mặt
Bảng.
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả Tiết: 8
TRÊN CHIẾC BÈ. PHÂN BIỆT iê/yê, r/d/gi, ân/âng.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe - viết chính xác 1 đoạn trong bài "Trên chiếc bè".
-Củng cố quy tắcchính tả với iê/yê. Làm đúng BT.
B-Đồ dùng dạy học:
BT, đoạn viết.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết:
Viên phấn, bình yên, nhảy dây.
Nhận xét.
Bảng con.
II-Hoạt động 2:
1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp tên bài và ghi bảng.
2-Hướng dẫn nghe - viết:
-GV đọc toàn bộ bài viết.
2 HS đọc lại.
+Dế Mèn và dế Trũi rủ nhau đi đâu?
Đi ngao du thiên hạ.
+Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
Ghép 3, 4 lá bèo sen lại 
+Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?
Dế Trũi, Trên, 
+Sau dấu chấm ta phải viết ntn?
Viết hoa.
-Hướng dẫn viết từ khó: ngao du, say ngắm, 
Bảng con.
-GV đọc từng cụm từ à hết.
HS viết bài vào vở
-GV đọc lại.
HS dò.
-Chấm 5-7 bài.
3-Hướng dẫn làm BT chính tả:
-BT 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
HS tìm rồi ghi vào bảng con.
iê: tiếng, hiền. biếu, 
yê: khuyên, chuyển, yến, 
Cá nhân.
Nhận xét.
-BT 2: Hướng dẫn HS làm
dỗ (dỗ dành, anh dỗ em, )
giỗ (giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ, )
dòng (dòng nước, dòng sông, )
ròng (ròng rã, mấy năm ròng, )
Làm vở.
HS đọc bài làm của mình.
Tự sửa bài.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Gọi HS viết lại: trong vắt, dưới đáy.
Bảng con.
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (TC) Tiết: 9
CHIẾC BÚT MỰC
A-Mục đích yêu cầu:
-Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài: Chiếc bút mực.
-Viết được một số tiếng có âm giữa vần ia/ya. Làm đúng BT.
B-Đồ dùng dạy học: Chép sắn nội dung đoạn chép-Vở BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, vần thơ.
Bảng con. Nhận xét.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp tên bài và ghi bảng.
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV treo đoạn viết.
2 HS đọc.
-Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn, 
HS viết bảng con.
-GV yêu cầu HS nhìn đoạn viết để viết vào vở.
HS viết vào vở.
-GV đọc lại.
HS dò.
-Yêu cầu HS nhìn vào SGK dò lỗi.
Đổi vở dò lỗi.
-Chấm 5-7 bài.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/18: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm bài.
Bảng con - Nhận xét.
-BT 2b/18: Gọi HS đọc đề.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm bài.
b) xẻng, đèn, thẹn, khen.
Làm vở-Đọc bài làm + cả lớp. Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Cho HS viết lại: quên, mượn.
Bảng lớp.
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả Tiết: 10
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe - viết chính xác 2 khổ thơ đầu của bài "Cái trống trường em".
-Biết trình bày một bài thơ 4 tiếng. Viết hoa chữ đầu dòng. Làm đúng BT.
B-Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết: chia quà, đêm khuya.
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng lớp. Nhận xét.
II-Hoạt động 2: 
1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp tên bài và ghi bảng. 
2-Hướng dẫn nghe - viết:
-GV đọc mẫu bài thơ.
2 HS đọc lại.
Hai khổ thơ này nói gì?
Nói về cái trống trường lúc các bạn nghỉ hè.
Trong hai khổ thơ đầu có mấy dấu câu?
2 dấu: 1 dấu . và dấu ?
Có bao nhiêu chữ phải viết hoa? Vì sao?
9 chữ: Tên bài và những chữ đầu câu.
-Hướng dẫn HS viết từ khó: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng, 
Bảng con.
-GV đọc từng dòng bài thơ à hết
Viết vở.
-GV đọc lại. 
HS dò. Đổi vở chấm lỗi.
-Chấm bài: 5-7 bài. Nhận xét.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 2c/46: Gọi HS đọc đề.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
3 nhóm.
Nhận xét - Sửa sai.
Đại diện đọc.
C: chim - chiu - chiều - nhiêu.
Lớp nhận xét-Sửa bài.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Trò chơi: Thi tìm nhanh những tiếng có vần: im, iêm (BT 3/47). Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3 nhóm. Lớp nhận xét.
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (Tập chép). Tiết: 11
MẨU GIẤY VỤN
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại đúng một đoạn trích của truyện "Mẩu giấy vụn".
-Viết đúng và nhớ viết một số tiếng có vần, âm đầu, thanh dễ lẫn: ai/ay; s/x.
B-Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép. Vở BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi HS viết: tìm kiếm, mỉm cười, long lanh, non nước, 
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng con.
Nhận xét.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em tập chép lại đúng 1 đoạn trích của truyện "Mẩu giấy vụn".
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV treo bảng có đọan tập chép.
Quan sát.
-GV đọc mẫu.
2 HS đọc lại.
+Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy?
2 dấu phẩy.
+Tìm những dấu câu khác trong bài chính tả?
., ;, -, " ", !
-Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, 
Bảng con.
-Hướng dẫn HS nhìn bảng chép bài.
-Chấm bài: 5-7 bài.
Chép vở.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 2/50: Gọi HS đọc đề.
Hướng dẫn HS điền:
Mái nhà, máy cày.
Thính tai, giơ tay.
Chải tóc, nước chảy.
Điền ai, ay.
Nhận xét.
-BT 3a/50: Hướng dẫn HS điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống:
a) Sa xuống, xa xôi, phố xá, đường sá.
Đọc đề. Tự làm vào vở. Đọc - nhận xét. Tự chấm bài.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Gọi HS viết lại: giơ tay, sọt rác.
Bảng.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả. Tiết: 12
NGÔI TRƯỜNG MỚI
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe, viết chính xác, trình bày được 1 đoạn trong bài "Ngôi trường mới".
-Làm đúng BT tiếng có vần, âm, thanh dễ lẫn lộn.
B-Đồ dùng dạy học: 
Vở BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: bàn tay, thính tai.
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng con. 
Nhận xét.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe và viết lại 1 đoạn trong bài "Ngôi trường mới" và làm BT - Ghi.
2-Hướng dẫn nghe - viết:
-GV đọc toàn bài chính tả.
2 HS đọc lại.
+Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có những gì mới?
Tiếng trống đến thế.
+Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả?
, ! .
-Hướng dẫn viết từ khó: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, 
Bảng con.
Nhận xét.
-GV đọc từng câu (cụm từ) cho HS viết bài à hết.
Viết vở.
-GV đọc lại.
HS dò lỗi. Đổi vở chấm lỗi.
-Chấm bài: 5-7 bài.
3-Hướng dẫn làm BT: 
-BT 2/54: Gọi HS đọc đề.
Cá nhân.
Yêu cầu HS tìm nhanh các tiếng có vần ai/ay.
ai: tai, chai, trái, bài, mai, 
ay: tay, may, bay, bày, chay, 
Tuyên dương nhóm thắng.
4 nhóm tìm.
Lần lượt các nhóm thi tiếp sức. Nhận xét.
-BT 3b/54: Gọi HS đọc đề.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS ghi vào chỗ trống các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng thanh ?/~.
?: chảy, mở, đỏ, vỏ, chổi, 
~: nghĩ, võng, muỗi, gãy, mõ, 
Làm vở. Đọc bài làm. Nhận xét. Đổi vở chấm.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Cho HS viết: thân thương, sung sướng, 
Bảng lớp.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Toán Tiết: 32
KI-LÔ-GAM.
A-Mục tiêu: 
-Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
-Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân.
-Nhận biết về đơn vị: kg, biết đọc tên, viết tên gọi và ký hiệu.
-Biết làm các phép tính cộng, trừ các số kèm theo đơn vị kg.
B-Đồ dùng dạy học: 
Cân đĩa với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: BT 4/31.
Nhận xét - Ghi điểm.
Giải bảng.
1 HS.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ làm quen với đơn vị đo lường mới đó là đơn vị ki-lô-gam - ghi bảng. 
2-Giới thiệu vật năng hơn, nhẹ hơn:
-Yêu cầu HS tay phải cẩm 1 quyển vở BTTV, tay trái cầm 1 quyển vở. Hỏi quyển vở nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn?
Vở BTTV.
-Yêu cầu HS nhấc quả cân 1 kg lên và nhấc 1 quyển vở lên và hỏi: Vật nào nặng hơn vật nào?
Quả cân nặng hơn vở.
-Gọi 1 vài HS làm thử với các vật khác nhau.
*GV kết luận: Trong thực tế có vật "nặng hơn" hoặc "nhẹ hơn vật khác, muốn biết vật đó nặng nhẹ ntn thì ta phải cân.
3-Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ vật:
GV giới thiệu cái cân điã
Quan sát
-HDHS cách cân:
Để gói kẹo lên 1 điã và gói bánh lên điã khác. Nếu cân thăng bằng ta nói "Gói kẹo nặng bằng gói bánh " (Kim chỉ điểm chính giữa ).
-Nếu cân nghiên về phía gói kẹo ta nói ntn?
Gói kẹo nặng hơn gói bánh.
-Nếu cân nghiên về phía gói bánh ta nói ntn?
Gói bánh nặng hơn gói kẹo.
4-Giới thiệu kg, quả cân 1kg:
Muốn xem các vật nặng nhẹ ntn ta dùng đơn vị đo là kg viết tắt là kg àGhi.
HS đọc ki-lô-gam
Giới thiệu tiếp các quả cân: 1kg, 2kg, 5kg 
Quan sát.
5-Thực hành:
- BT 1/34: Yêu cầu HS xem hình vẽ để tập đọc, viết tên đơn vị kg.
Tự làm vào vở
HS đọc bài làm (HS yếu)
Nhận xét -Tự sửa bài.
BT 2/ 34: Hướng dẫn HS làm bảng + vở.
 16kg + 10kg = 26kg
 27kg + 8kg = 35kg
 30kg - 20kg = 10kg 
1HS làm bảng + cả lớp làm vở
Nhận xét.
Đổi vở chấm.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Gọi HS đọc, viết kg
Đọc, viết.
- 10 kg + 20 kg = ?
30 kg
Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (Nghe viết) Tiết: 14
CÔ GIÁO LỚP EM.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe, viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài "Cô giáo lớp em".
-Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ.
-Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/uy; trò chơi/ch, 
B-Đồ dùng dạy học: Viết sẵn BT ở bảng.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, 
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng lớp, bảng con. Nhận xét.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe và viết đúng bài "Cô giáo lớp em" và làm các BT trong bài - ghi bảng. 
2-Hướng dẫn nghe - viết:
GV đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối.
2 HS đọc lại.
Khi cô dạy viết gió và nắng ntn?
Gió đưa thoảng...
Nắng cửa lớp.
Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm 10 cô cho?
Yêu thương điểm 10 cô cho.
Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
5 chữ.
Các chữ đấu mỗi dòng thơ viết ntn?
Viết hoa.
Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: giảng, trang, thoảng, ngắm mãi, điểm mười, 
Bảng con.
GV đọc bài từng à hết.
HS viết vào vở.
Đổi vở chấm.
Chấm bài: 5-7 bài.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 2: hướng dẫn HS làm:
Thủy: Tàu thủy, thủy chung, 
Núi: Núi non, sông núi, rừng núi, 
Lũy: Lũy tre, tích lũy, 
Làm miệng. Nhận xét. Tự chấm vở.
-BT 3: Hướng dẫn HS làm câu a.
Theo dõi.
Hướng dẫn HS chọn từ trong ngoặc đơn để điền:
Quê hương là cầu tre nhỏ.
Mẹ về nón là nghiêng che.
Quê hương là đêm trăng tỏ.
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Làm vở. Lên bảng làm. Nhận xét. Đổi vở chấm.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Cho HS viết: ngắm mãi, ghé
Bảng.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả (Tập chép) Tiết: 15
NGƯỜI MẸ HIỀN
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác một đoạn trong bài "Người mẹ hiền".
-Trình bày chính tả đúng quy định. Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Làm đúng các bài tập phân biệt ao/au; r/d/gi; uôn/uông.
B-Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn đoạn chép. BT
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: nguy hiểm, cúi đầu, lũy tre. 
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng con.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ lại một đoạn bài "Người mẹ hiền" và làm bài tập chính tả - ghi.
2-Hướng dẫn tập chép:
-Gọi HS đọc bài tập chép ở bảng.
2 HS.
+Vì sao Nam khóc?
Đau và xấu hổ.
+Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn ntn?
Từ nay chơi nữa không?
+Trong bài có những dấu câu nào?
Dấu: , : . - ?
+Câu nói của cô giáo có dấu gì ở đầu câu và dấu gì ở cuối câu?
Dấu - ở đầu câu và dấu ? ở cuối câu.
-Hướng dẫn HS viết từ khó: xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, cửa lớp, trốn học 
Bảng con.
-Cho HS viết vào vở.
Viết vở. Đổi vở dò lỗi.
-Chấm 5-7 bài (Tổ 1)
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn điền vào bảng con: đau, cao, đau.
Bảng con. Nhận xét.
-BT 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Hướng dẫn HS làm: dao, rao, giao, dặt, giặt, rặt, muốn, muồn, uống, ruộng.
Đố HS là cái gì? (Là cái bút)
Điền r/d/gi hoặc uôn/uông.
Làm vở, đọc bài làm (HS yếu). Nhận xét. Tự chấm.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Cho HS viết lại: nghiêm giọng, xin lỗi.
Bảng con.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả. Tiết: 16
BÀN TAY DỊU DÀNG.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe -viết đúng một đoạn của bài "Bàn tay dịu dàng".
-Biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người.
-Trình bày đúng lời của An.
-Luyện viết đúng các tiếng có vần ao/au; r/d/gi, uôn/uông.
B-Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn bài tập.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết:
Con dao, dè dặt.
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng lớp-2 HS (HS yếu).
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe và viết lại 1 đoạn của bài "Bàn tay dịu dàng" và làm BT chính tả - ghi.
2-Hướng dẫn nghe - viết:
-GV đọc bài chính tả.
2 HS đọc lại.
+An buồn bã nói vời thầy giáo điều gì?
Thưa thầy BT.
+Khi biết An chưa làm BT thầy giáo nói với An ntn?
Thầy không trách chỉ nhẹ nhàng 
+Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa?
Chữ đầu câu, tên riêng.
+Khi xuống dòng chữ đầu câu viết ntn?
Lùi vào 1 ô.
-Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: vào lớp, thì thào, trìu mến, buồn bã, 
Viết bảng con.
-GV đọc bài chính tả.
Viết vào vở.
-Chấm bài: 5-7 em (tổ 2). Nhận xét.
HS dò. Đổi vở chấm.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm nhóm.
Nhận xét.
3 nhóm. Đại diện trả lời.
Bao nhiêu, báo tin, dao, dạo chơi, 
Báu vật, nhàu nát, rau, mau, 
-BT 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Cá nhân.
Hướng dẫn HS làm BT 3b.
Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
Nước từ trên nguồn đổ xuống chảy cuồn cuộn.
Làm vở.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Cho HS viết: Kiểm tra, buồn bã
Bảng con.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả. Tiết: 17
ÔN TẬP (Tiết 3)
A-Mục đích yêu cầu:
-Đọc thêm: Cô giáo lớp em.
-Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.
B-Đồ dùng dạy học:
Ghi sẵn BT 2.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Nhận xét – Ghi điểm.
2 HS đặt câu.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
2-Hướng dẫn HS đọc thêm: Cô giáo lớp em.
-GV đọc mẫu.
-Đọc đoạn trong nhóm.
-Gọi 5 HS đọc lại bài (đoạn + toàn bài)
-Cho cả lớp đọc bài. 
1 HS đọc lại.
HS đọc nhóm.
Cá nhân.
Đồng thanh.
3-Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài “Làm việc thật là vui”:
-Hướng dẫn HS đọc, tìm.
-Đồng hồ: báo phút, giờ.
-Gà trống: gáy vang ò ó o 
-Tu hú: kêu tu hú, 
Làm miệng – Làm vở.
3 HS làm bảng.
Nhận xét.
Tự chấm bài.
4-Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Hướng dẫn HS làm.
-Gọi HS lần lượt nói câu của mình: 
+Con chó nhà em trông nhà rất tốt.
+Bóng đèn chiếu sáng suốt đêm 
Cá nhân.
Làm vở.
HS nói câu của mình.
Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
-Tìm một số từ ngữ chỉ hoạt động của người?
HS tìm.
-Về nhà xem lại bài – Nhận xét.
Chính tả. Tiết 18
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I (ĐỌC HIỂU).
A-Mục đích yêu cầu: 
-HS đọc thầm và hiểu nội dung đoạn văn.
-HS đánh dấu, trả lời đúng nội dung đoạn văn. 
-Củng cố từ chỉ hoạt động và cách viết họ tên của mình.
B-Các hoạt động dạy học: 
1-GV hướng dẫn HS, nhắc nhỡ HS trước khi kiểm tra.
2-GV ghi đề (phát đề nhà trường ra).
3-Thu bài.
Nhận xét.
HS làm bài và nộp bài.
Chính tả. Tiết: 19
NGÀY LỄ
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác bài chính tả "Ngày lễ".
-Làm đúng bài tập phân biệt c/k, l/n, ?/~.
B-Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn nội dung bài chính tả. Bài tập.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ chép lại chính xác bài "Ngày lễ" và làm bài tập chính tả.
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV đọc nội dung đoạn chép.
-GV chỉ vào những chữ viết hoa trong bài: Ngày Quốc tế Phụ Nữ, Ngày Quốc tế Lao Động những chữ nào trong tên các ngày lễ được viết hoa?
Chính tả (Nghe viết). Tiết: 20
ÔNG VÀ CHÁU
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Ông và cháu”.
-Viết đúng dấu hai châm, mở đóng ngoặc kép, dấu chấm than.
-Làm đúng các bài tập bài tập phân biệt c/k; ?/~.
B-Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết quy tắc chính tả c/k (k, i, e, ê).
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: Ngẫm nghĩ, Quốc tế. Nhận xét – Ghi điểm.
2 HS viết bảng.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe và viết lại chính xác bài thơ “Ông và cháu” – Ghi.
2-Hướng dẫn nghe viết:
-GV đọc toàn bài chính tả.
Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
-Hướng dẫn HS tìm dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong bài.
Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: vật, keo, thua, hoan hô, chiều.
-GV đọc từng dòng thơ.
-GV đọc lại.
2 HS đọc lại.
Ông nhường giả vờ thua cho cháu vui.
HS tìm.
Bảng con.
Viết vở.
HS dò, đổi vở dò.
3-Chấm bài: Chấm 5 – 7 bài.
4-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/45: Gọi HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu bài.
-BT 2/45: Hướng dẫn HS làm:
Nhận xét.
b) Dạy bảo, cơn bão.
mạnh mẽ, sức mẻ
lặng lẽ, số lẻ
áo vải, vương vãi.
Cá nhân.
Nối tiếp.
C: cò, ca, con, cam 
k: kẹo, kêu, kén..
Làm bảng, 2 nhóm làm.
Nhận xét – Tuyên dương.
III-Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò 
-Cho HS viết: hoan hô, lặng lẽ.
Bảng.
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Chính tả. Tiết: 21
BÀ CHÁU
A-Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bà "Bà cháu".
-Làm đúng bài tập phân biệt g/gh; s/x.
B-Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn chép. Bài tập.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết:
Hoan hô, nuôi con.
Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng (2 HS).
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Tiết học này các em sẽ chép lại một đoạn của bài "Bà cháu".
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV treo bảng đoạn viết. 
-Tìm lời nói của hai anh em trong bài.
-Lời nói ấy được viết với dấu câu nào?
-Hướng dẫn HS viết từ khó: màu nhiệm, ruộng, vườn, móm mém, dang tay, 
-Hướng dẫn cách viết.
-Chấm bài: 5-7 bài.
2 HS đọc.
Chúng cháu chỉ...
Đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
Bảng con.
HS nhìn bảng chép lại.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/47: Hướng dẫn HS làm:
+Nhóm 1: g: gừ, gờ, ga, gu, gô, gò.
+Nhóm 2: gh: ghi, ghê, ghé.
-BT 2/47: 
Trước chữ cái i, ê, e viết gh không viết g.
Trước chữ cái a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư chi viết g không viết gh.
-BT 3/47: Hướng dẫn HS làm.
Nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
2 nhóm.
Đại diện làm.
Nhận xét.
Làm miệng.
Làm vở, 2 HS làm bảng. Nhận xét. Đổi vở chấm.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Cho HS viết: ruộng vườn, nước sôi.
Viết bảng (2 HS).
-Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
CHÍNH TẢ (NV). Tiết: 22
CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
A-Mục đích yêu cầu:
-Nghe, viết chính xác đoạn văn đầu của bài “Cây xoài của ông em”.
-Làm đúng bài tập phân biệt g/gh, ươn/ương.
-HS yếu: Có thể tập chép.
B-Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn các BT.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS viết 2 tiếng bắt đầu bằng: g/gh; s/x.
Nhận xét – Ghi điểm.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài à Ghi.
2-Hướng dẫn tập chép:
-GV đọc toàn bài chính tả.
Cây xoài cát có gì đẹp?
-Hướng dẫn HS viết từ khó: cây xoài, trồng, lẫm chẫm, cát,..
-Gv đọc từng câu đến hết.
-GV đọc lại.
-Chấm bài: 5-7 bài.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/50: Gọi HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn HS làm bảng.
Ghềnh, gà, gạo, ghi.
-BT 2/50:
b. Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
Thưởng, thương, ươn, đường.
III-Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
-Cho HS viết: cây xanh, con gà.
-Về nhà luyện viết thêm-Nhận xét.
G: gà, gỗ.
Gh: ghế, ghe.
S: sung, sao.
X: xe, xinh.
2 HS đọc.
Hoa nở...theo gió.
Bảng con.
Viết vào vở.
Dò lỗi. Đổi vở dò lỗi.
Cá nhân. Bảng con. HS yếu làm bảng lớp. Nhận xét. Tự chấm vở.
3 nhóm.
ĐD làm. Nhận xét. Làm vở.
Bảng. Nhận xét.
CHÍNH TẢ. Tiết: 23.
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đọan truyện “Sự tích cây vú sữa”.
-Làm đúng các bài tập phân biệt ng/ngh, ac/at.
B-Đồ dùng dạy học: Viết sẵn nội dung bài tập.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: con gà,thác ghềnh, ghi nhớ.
Nhận xét – Ghi điểm.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Bài chính tả hôm nay các em sẽ nghe và viết đúng một đoạn bài “Sự tích cây vú sữa” à Ghi.
2-Hướng dẫn nghe viết:
-GV đọc mẫu đoạn viết.
+Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện ntn?
+Quả trên cây xuất hiện ra sao?
+Bài chính tả có mấy câu?
-Hướng dẫn tập viết chữ k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_2_ca_nam.doc