Giáo án Chính tả Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 26: Nghe viết "Con sóc". Tập viết chữ hoa X - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Liên

Giáo án Chính tả Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 26: Nghe viết "Con sóc". Tập viết chữ hoa X - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Liên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

+ Năng lực ngôn ngữ:

- Nghe – viết chính xác trích đoạn văn Con sóc (44 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày một đoạn văn.

- Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ r, d, gi / điền vần ưc, ưt. Điền đúng vào ô trống tiếng bắt đầu bằng r, d, gi / có vần ưc, ưt

- Biết viết chữ X viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng “Xuân về, rừng thay áo mới” cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

+ Năng lực văn học:

Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn trong bài chính tả.

2. Năng lực:

- Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản

3. Phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, slide viết bài văn HS cần chép và BT2. Mẫu chữ cái X viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 27282
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 26: Nghe viết "Con sóc". Tập viết chữ hoa X - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 26
Sinh viên thực tập: Lữ Thị Thu Hường
Thực tập: Lớp 2H
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Liên
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2022
Tiếng việt:
Bài viết 1: NGHE – VIẾT : CON SÓC
 TẬP VIẾT: CHỮ HOA X
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe – viết chính xác trích đoạn văn Con sóc (44 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày một đoạn văn. 
- Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ r, d, gi / điền vần ưc, ưt. Điền đúng vào ô trống tiếng bắt đầu bằng r, d, gi / có vần ưc, ưt
- Biết viết chữ X viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng “Xuân về, rừng thay áo mới” cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 
+ Năng lực văn học:
Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn trong bài chính tả.
2. Năng lực:
- Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản
3. Phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, slide viết bài văn HS cần chép và BT2. Mẫu chữ cái X viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. HĐ mở đầu:
- Giải câu đố
- GV chiếu câu đố và đọc:
Chuyền cành mau lẹ
Có cái đuôi bông
Hạt dẻ thích ăn
Con gì thế nhỉ?
- Mời HS giải đố
- GV nhận xét, khen ngợi
- GV chiếu một số hình ảnh và video về con sóc cho HS quan sát
- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ Nghe – viết chính xác đoạn văn Con sóc; Làm đúng các bài tập lựa chọn; Biết viết chữ X viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Xuân về, rừng tay áo mới cỡ nhỏ. Bây giờ cô và các em cùng vào bài học. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. HĐ 1: Nghe – viết
- Mời HS đọc tên bài: “ Con sóc”
- GV chiếu đoạn văn lên màn hình, đọc đoạn văn: “ Con sóc”
- GV mời 1 HS đọc lại bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV đưa ra câu hỏi:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào được viết hoa? Vì sao lại viết hoa?
- Trong đoạn có những từ khó nào?
+ Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào vở nháp: hốc cây, đỏ hung, chóp đuôi, xù, thoắt trèo, thoắt nhảy,...
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- GV hướng dẫn HS viết:Về hình thức, đoạn văn có 4 câu. Tên bài và chữ đầu mỗi câu văn đều viết hoa. Tên bài được viết cách lề khoảng 4 hoặc 5 ô li. Chữ đầu đoạn văn viết cách lề vào một ô.
- Lưu ý tư thế ngồi viết: 1 tay cầm viết, 1 tay giữ trang vở. Thẳng lưng, chân đặt thoải mái đúng vị trí. Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30 cm. 
- GV mời HS ngồi đúng tư thế, gấp SGK lại
- GV đọc thong thả từng cụm từ hoặc câu ngắn cho HS nghe - viết vào vở
- GV đọc lại bài chính tả lần cuối cho HS soát lỗi
- Yêu cầu HS sau khi viết xong chụp gửi bài qua zalo
- GV chiếu 2-4 bài nhận xét, đánh giá 
- Như vậy, qua bài chính tả, các em đã củng cố được cách trình bày của một đoạn văn. Bây giờ cô và các em cùng chuyển qua hoạt động tiếp theo.
2.1. HĐ 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống
a, Chữ r, d, hay gi ?
b, Vần ưc hay ưt ?
- GV hướng dẫn HS làm bài: Ở bài tập này, yêu cầu chúng ta điền chữ hoặc vần phù hợp với ô trống
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Mời HS chia sẻ bài làm
- GV nhận xét, đánh giá
- Qua bài tập, các em đã được củng cố về chữ r, d, gi và vần ưc, ưt. Bây giờ cô và các em sẽ đi sang bài tập tiếp theo.
Bài 3: Em chọn tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống?
a, dẻ, giẻ, rẻ
b, nức, nứt
- Chơi trò chơi “Tìm kho báu”
- GV nêu luật chơi: Để tìm được kho báu, chúng ta cần phải giải được mật mã bằng cách điền vào ông trống các từ dẻ, giẻ, rẻ, nức, nứt. Nếu trả lời đúng các bạn sẽ có được chìa khóa để mở hòm bí mật.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét, tuyên dương
- Như vậy chúng ta đã được chơi trò chơi “Tìm kho báu”, qua trò chơi này giúp các em năm vững hơn kiến thức về các từ ngữ để ghép thành tiếng hoàn chỉnh. Bây giờ cô cùng các em sang hoạt động tiếp theo
2.2. HĐ 2: Tập viết chữ hoa X
* Quan sát mẫu chữ hoa X
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu X
+ GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi: Chữ X hoa lớn cao mấy li, có mấy đường kẻ ngang? Được viết bởi mấy nét?
- Chữ hoa X cỡ nhỏ cao mấy ô li?
- GV chỉ chữ mẫu và miêu tả: Nét viết chữ hoa X là nét kết hợp của 3 nét cơ bản, móc 2 đầu trái, thẳng xiên lượn 2 đầu và móc 2 đầu phải
- Chỉ dẫn viết và cho Hs xem viết mẫu trên slide: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn hai đầu (từ trái sang phải, lên trên) xiên chéo giữ chân chữ tới kẻ 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc 2 đầu phải (từ trên xuống), cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 2 (chú ý: cần viết cân đối các phần giống nhau)
- GV yêu cầu HS viết chữ X hoa trong vở Luyện viết 2
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
“Xuân về, rừng thay áo mới.”
- GV giải thích cho HS nghĩa của câu ứng dụng: Mỗi mùa xuân về, cây cối thường thay lá, đâm chồi nảy lộc, tạo nên một khu rừng mới mẻ
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét độ cao của các con chữ trong câu ứng dụng
+ Chữ X hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h, y cao mấy li?
+ Chữ t cao mấy li?
+ Nhũng chữ còn lại (u, â, n, v, ê, r, ư, a, o, m, ơ, i) cao mấy li?
+ Cách đặt các dấu thanh?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
- GV nhận xét, bổ sung
3. HĐ thực hành, luyện tập
- Tập viết: Viết câu ứng dụng (HDTH)
“Xuân về, rừng thay áo mới”vào vở Luyện viết 2, tập hai
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà luyện viết thêm phần bài ở nhà.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Con sóc
- HS quan sát
- HS đọc tên bài
- HS lắng nghe
- HS đọc lại bài
+ Đoạn văn tả con sóc đáng yêu, nghịch ngợm
+ Đoạn văn có 4 câu
+ Chữ Trong, Sóc, Đuôi được viết hoa, vì là chữ đầu đoạn văn
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS nghe - viết đoạn vào vở
- HS đọc lại bài, tự sửa lỗi 
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS đọc đề bài
- HS chia sẻ
a, gieo hạt/ chạy dài/ sốt ruột/ rồi/ héo rũ
b, thơm nức/ háo hức/ bực tức/ vứt
- HS đọc đề bài
- HS bắt đầu chơi
a, giá rẻ/ giẻ lau/ hạt dẻ
b, nứt nẻ/ nức nở/ thơm nức
- HS quan sát chữ mẫu
- HS trả lời: Chữ X hoa lớn cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét 
- Cao 2,5 li
- HS quan sát, tiếp thu. 
- HS quan sát trên màn hình. 
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái
+ Chữ X hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h, y cao 2,5 li. 
+ Chữ t cao 1.5 li. 
+ Nhũng chữ còn lại (u, â, n, v, ê, r, ư, a, o, m, ơ, i) cao 1 li. 
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu huyền đặt trên ê, ư (về, rừng) dấu sắc đặt trên a, ơ (áo, mới). 
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o
- HS làm bài ở nhà
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KHDH SINH VIÊN THỰC TẬP
Trần Thị Liên Lữ Thị Thu Hường

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_26_nghe_viet_con.docx