Giáo án Khối 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022
TOÁN
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:Giáo án , phấn màu,
2. Học sinh:SGK, phiếu bài tập, bút,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động :
-Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.
TUẦN 8 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021 Tiết 1 TOÁN BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn. - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận. 2. Năng lực: - Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:Giáo án , phấn màu, 2. Học sinh:SGK, phiếu bài tập, bút, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động : -Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài. 1.Tổ chức choHS chơi trò chơi “ Đố bạn” - GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi. + Làm thế nào để em lấy đúng được số đồ vật mà bạn yêu cầu? - GVNX và tổng kết trò chơi. 2. HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua) - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24:Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo) Tiết 1. Bài toán về nhiều hơn B. Hoạt động hình thành kiến thức. *Mục tiêu : HS biết phân tích yếu tố toán học và tìm lời giải cho bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn. - GV YC HS đọc bài toán. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán. Bài toán:Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa? - Yêu cầu HS nói cho bạn nghe: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK) - Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì? - GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải. Bài giải Tổ ba có số bông hoa là: 6 + 2 = 8 ( bông) Đáp số: 8 bông hoa - GV chốt cách làm. + Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng) C. Hoạt động thực hành, luyện tập *Mục tiêu : HS Biết thực hành giải các bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn. Bài 1/46. - Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS) - HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV nêu tóm tắt bài toán. - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán. - GV cho HS giao lưu + Để tìm số thuyền của Toàn gấp được tại sao con lại làm phép cộng? - GV nhận xét. Bài 2/47. - Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài. - Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS nêu tóm tắt - GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập. - Y/c HS đọc bài làm của mình. ? Vì sao con lại lấy 35 + 20 ? - Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem. - GV lưu ý “ dài hơn” cũng có nghĩa là “nhiều hơn” + Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học? - Gọi HS nhận xét GV chốt :Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn. D. Hoạt động vận dụng. * Mục tiêu : Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn. E. Củng cố, dặn dò Mục tiêu:Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài - GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đếnBài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sauBài toán về ít hơn - HS thực hành chơi trò chơi theo HD của GV - Nhiệm vụ 1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật. - Nhiệm vụ 2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính,hình vuông, ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật. - Một số nhóm chia sẻ trước lớp. - HS nói cách làm của cá nhân các em. - HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD: Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa? - HS đọc bài toán ( 2 HS) - HS quan sát - HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi. + Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa + Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa? - HS đọc tóm tắt. - HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba. - HS trình bày miệngphép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm) - HS đọc lại bài giải trên bảng. - HS đọc bài toán. - HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi. +BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc + BT hỏi : Toàn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy ? - HS đọc tóm tắt. - HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số. - Đại diện nhóm lên trình bày. + Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không? HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi. + Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng thêm 5. HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. - Đại diện nhómnêu tóm tắt (2 nhóm) - HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT. - HS nêu miệng bài giải + Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy 35 + 20. - HS nhận xét HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn. - HS nghe và ghi nhớ. - HS nêu một BT về nhiều hơn. - HS nêu : Bài toán về nhều hơn. - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ------------------------------------------------------------------------------ Tiết 2+3 TIẾNG VIỆT CHIA SẺ VÀ ĐỌC : BỨC TRANH BÀN TAY( TIẾT 1+2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: - Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. -Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc nói về tình cảm của các bạn HS dành cho thầy cô giáo. -Biết đặt câu theo mẫu Là ai?, Là gì?, Làm gì?. + Năng lực văn học: -Nhận diện được bài văn xuôi. -Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. - Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên: - Giáo án. Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh : SGK.. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to YC của 2 BT trước lớp. BT 1: - GV tổ chức cho HS hoàn thành BT 1 theo hình thức trò chơi giải ô chữ. Bạn nào trả lời nhanh, đúng và nhiều nhất sẽ giành chiến thắng. - GV chốt đáp án: 1) Thầy 4) Mến thương 8) Nhớ 3) Vui 5) Hiền 9) Cô giáo à Từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu vàng: Yêu thương. BT 2: - GV yêu cầu HS đặt một câu với từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu vàng. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét. B.ĐỌC : BỨC TRANH BÀN TAY 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài đọc: Bài học Bức tranh bàn tay hôm nay chúng ta học sẽ cho các em hiểu được tình cảm của bạn Hải dành cho cô giáo qua bức tranh vẽ bàn tay của cô. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Bức tranh bàn tay. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc nói về tình cảm của các bạn HS dành cho thầy cô giáo. Cách tiến hành: - GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi. - GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết đặt câu theo mẫu Là ai?, Là gì?, Làm gì?. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1. - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, mời 3 bạn lên bảng hoàn thành BT. - GV nhận xét, chữa bài: a) Hải là cậu bé vẽ bức tranh bàn tay. à Hải là ai? b) Hải vẽ bức tranh bàn tay. à Hải làm gì? c) Đó là bàn tay yêu thương của cô giáo. à Đó là gì? - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2. - GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: a) Mỗi em hãy vẽ một bức tranh! – 3) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. b) Vì sao em vẽ bàn tay? – 1) dùng để hỏi. c) Cô giáo rất vui. – 2) dùng để kể. 5. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV mời 2 tổ HS đọc lại 2 đoạn của bài. - GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì? - GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt. - 1 HS đọc to YC của 2 BT trước lớp. - HS hoàn thành BT 1 theo hình thức trò chơi. - HS lắng nghe GV chốt đáp án. - HS đặt một câu với từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu vàng. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. VD: Con người cần có lòng yêu thương. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc: + 2 HS đọc nối tiếp. Cả lớp đọc thầm theo. + HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo. - 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi. - Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn: + Câu 1: HS 1: Cô giáo yêu cầu HS vẽ gì? HS 2: Cô giáo yêu cầu HS vẽ một vật em thích oặc một người em yêu quý. + Câu 2: HS 2: Vì sao bức tranh của Hải làm cô giáo ngạc nhiên? HS 1: Bức tranh của Hải làm cô giáo ngạc nhiên vì bức tranh chỉ có hình một bàn tay được vẽ rất đơn giản, vụng về. + Câu 3: HS 1: Hải giải thích thế nào? HS 2: Hải giải thích đó là bàn tay của cô giáo. + Câu 4: HS 2: Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là gì? HS 1: Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là tình cảm của Hải dành cho cô giáo. - HS lắng nghe, nhận xét. - 1 HS đọc to YC của BT 1. - Cả lớp làm bài vào vở, mời 3 bạn lên bảng hoàn thành BT. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc to YC của BT 2. - HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án. - HS đọc - HS trả lời - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021 Tiết 2 TOÁN BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về ít hơn. - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày. - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận. 2. Năng lực: - Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về ít hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên:Giáo án , phấn màu, 2. Học sinh:SGK, phiếu bài tập, bút, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Hoạt động khởi động : Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài. ‒HS thực hành với đồ vật thật ; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện Bài toán về nhiều hơn. - GV nhận xét phần thực hành của HS. - Dẫn vào bài mới Tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn. Trong bài học hôm nay, cô và các con sẽ học tiếp bài 24:Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo)Tiết 2. Bài toán về ít hơn B. Hoạt động hình thành kiến thức *Mục tiêu : HS biết phân tích yếu tố toán học và tìm lời giải cho bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán. Bài toán:Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Bốn có mấy bông hoa? - Yêu cầu HS nói cho bạn nghe: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK) - Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Bốn ta làm phép tính gì? - GV hướng dẫn cách trình bày lời giải Bài giải Tổ Bốn có số bông hoa là: 5 - 1 = 4 ( bông) Đáp số: 4 bông hoa - GV chốt cách giải bài toán. Tìm số bông hoa của tổ Bốn bằng cách lấy số bông hoa của tổ Hai ( 6 bông) trừ đi phần ít hơn (1bông) - Đây là bài toán về ít hơn.( Làm phép trừ) C. Hoạt động thực hành, luyện tập *Mục tiêu : HS Biết thực hành giải các bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về ít hơn. Bài 3/48 - Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS) - HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV nêu tóm tắt bài toán. - GV y/c HS thảo luận nhóm đôilựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán. - Mời HS trình bày bài giải - GV cho HS giao lưu + Vì sao tìm số quyển sách ở ngăn thứ hai con lại làm phép trừ? - GV nhận xét nêu kết luận: Đây là bài toán về ít hơn ( Làm phép tính trừ) Bài 4/48 - Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài. - Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Nêu tóm tắt bài toán dựa vào tóm tắt còn thiếu trong SGK - GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập. - Y/c HS đọc bài làm của mình. + Vì sao con lại lấy 16 – 9 ?. Bài toán thuộc dạng toán gì ? GV CHỐT:Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi phần íthơn để được số bé nhé D. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu : Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về ít hơn. E. Củng cố, dặn dò Mục tiêu:Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài - GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ Bài toán về ít hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sauLuyện tập HS thực hành theo HD của GV: - HS A lấy ra 10 que tính đố học sinhB lấy được nhiều hơn số que tính mình lấy là 3que tính. - Mời một bạn đặt lời bài toán về nhiều hơn theo thao tác lấy que tính của hai bạn. - Nêu phép tính để tìm số que tính của bạn B. - HS nhận xét - HS quan sát - HS đọc lại bài toán ( 2 HS) - HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi. + Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa + Hỏi tổ Bốn có bao nhiêu bông hoa? - HS đọc tóm tắt. - HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán. + Ta làm phép tính trừ. Lấy số bông hoa của tổ Hai trừ đi 1 thì ra số bông hoa của tổ Bốn. - HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm) HS đọc lại bài giải trên bảng. - HS lắng nghe. - HS đọc bài toán. - HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi. +BT cho biết: Ngăn thứ nhất có 9 quyển sách, ngăn thứ hai ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách. + BT hỏi : Hỏi ngăn thứ hai có bao nhiêu quyển sách ? - HS đọc tóm tắt ( 2 HS) - HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số. - Đại diện nhóm lên trình bày. (Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?) HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi. HSTL: Vì Ngăn thứ hai có ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách nên tìm số sách ở ngăn thứ hai ta lấy số sách ở ngăn thứ nhất trừ đi 4. - HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán theo câu hỏi , nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. + Tóm tắt (2 nhóm) - HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT. - HS nêu miệng bài giải +Vì Dũng ít hơn Nam 9 tuổi nên con lấy 16 – 9 - HSnhận xét HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn. - HS nghe và ghi nhớ. - HS nêu một BT về ít hơn. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 3+4 TIẾNG VIỆT VIẾT NGHE VIẾT : NGHE THẦY ĐỌC THƠ CHỮ HOA :G I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: -Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày thể thơ lục bát, một câu 6, một câu 8 tiếp nói; chữ đầu mỗi dòng viết hoa, chữ đầu dòng 6 lùi vào 3 ô li tính từ lề vở, chữ đầu dòng 8 lùi vào 1,5 ô li tính từ lề vở. -Làm đúng BT điền chữ r / d / gi, vần uôn / uông. -Biết viết các chữ cái G viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. + Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên : Giáo án. .- Bảng lớp, viết đoạn thơ HS cần chép. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ G. - Mẫu chữ cái G viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh: SGK.- Vở Luyện viết 2, tập một. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: - GV đọc mẫu 1 đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ. - GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của đoạn thơ: + Về nội dung: Đoạn thơ nói về một cậu học trò nghe thầy giáo đọc thơ về những hình ảnh gần gũi, thân thương. + Về hình thức: Thể thơ lục bát, một câu 6, một câu 8 tiếp nói. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ đầu dòng 6 lùi vào 3 ô li tính từ lề vở, chữ đầu dòng 8 lùi vào 1,5 ô li tính từ lề vở. 2.2. Đọc cho HS viết: - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r / d / gi, vần uôn / uông. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc YC của BT (2), (3). - GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một. - GV viết nội dung BT lên bảng, mời 4 HS lên bảng làm BT. - GV chữa bài: BT (2): Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố a) Chữ r, d hay gi? Thân hình vuông vức Dẻo như kẹo dừa, Giấy, vở rất ưa Có em là sạch. (Là cái gì?) b) Vần uôn hay uông? Đầu đuôi vuông vắn như nhau, Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều, Tính tình chân thực đáng yêu Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em. (Là cái gì?) BT (3): Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống a) (rao, dao, giao) con dao tiếng rao giao việc giao lưu b) (buồn, buồng) buồng chuối vui buồn buồng cau buồn bã 4. HĐ 3: Tập viết chữ G Mục tiêu: Biết viết các chữ cái G viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Cách tiến hành: 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa G - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu G: + Quan sát mẫu chữ G: chữ viết hoa G gồm 2 phần: nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới. + Quan sát cách viết chữ hoa G trên màn hình: *Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5. *Nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6. - GV viết chữ G lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Giữ gìn vệ sinh thật tốt. - GV mời 1 HS nêu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái: +Chữ cái có độ cao 4 li: G. +Những chữ cái có độ cao 2,5 li: g, h. +Chữ có độ cao 1,5 li: t. +Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ư, n, s, â, ô. - GV viết mẫu chữ Giữ trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mấu), nhắc HS lưu ý điểm cuối của chữ G nối liền với điểm bắt đầu chữ i. 4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - GV yêu cầu HS viết chữ G cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ vào vở. 5. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì? - GV nhận xét tiết học. GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - 1 HS đọc lại đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS viết vào vở Luyện viết 2. - HS soát lại. - HS tự chữa lỗi. - HS quan sát, nhận xét, lắng nghe. - 2 HS đọc YC của BT (2), (3). - HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một. - 4 HS lên bảng làm BT. - HS lắng nghe, sửa bài vào VBT. - HS nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét. - HS quan sát, lắng nghe. . - HS lắng nghe - HS lắng nghe - 1 HS nêu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng. - HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái. - HS quan sát, lắng nghe. - HS viết chữ G cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - HS viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ vào vở. - HS trả lời - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: . . ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 5 ÂM NHẠC NHẠC CỤ . VẬN DỤNG - SÁNG TẠO : THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết thêm nhạc cụ phương tây Tem-bơ-rin, Trai-en-gô - Biết thêm hình thức vỗ tay mạnh nhẹ thay cho ngôn ngữ - Chơi Tem-bơ-rin, Trai-en-gô và động tác tay chân, thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài “Em thương thầy mến cô” - Biết vỗ tay mạnh nhẹ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo. - Yêu thích môn âm nhạc, các nhạc cụ phương tây. Góp phần giáo dục các em yêu mến bản thân mình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1.Gv: hình ảnh - Đàn organ, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô 2.HS: - SGK, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. HĐ Khởi động - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. - Lớp khởi động bài đọc nhạc “Đô- Rê- Mi- Pha-Son” 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) a) Nhạc cụ: * Luyện tập tiết tấu: - GV giới thiệu và hướng dẫn lại HS tập cách chơi nhạc cụ Tem-bơ-rin và Trai-en-gô đúng tư thế và đúng cách. - GV chơi tiết tấu làm mẫu - GV cho HS đếm: 1-2-3-4-5-6-7 1 2 3 4 5 6 7 - GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu - GV gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu - GV hướng dẫn HS sử dụng lần lượt nhạc cụ tập vào tiết tấu * Ứng dụng đệm cho bài hát: Em thương thầy mến cô - GV làm mẫu hát kết hợp gõ trai-en-gô theo âm hình tiết tấu mẫu vào bài Em thương thầy mến cô - HS hát cả bài Em thương thầy mến cô kết hợp gõ đệm theo tiết tấu mẫu - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - GV nhận xét tuyên dương. - Hướng dẫn HS thực hiện các động tác tay chân - GV làm mẫu, ứng dụng vào bài - HS hát cả bài Em thương thầy mến cô kết hợp bộ gõ cơ thể. - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - GV nhận xét tuyên dương. b) Vận dụng – Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ - GV làm mẫu và hướng dẫn HS đọc lời kết hợp vỗ tay theo tiết tấu Em yêu thầy cô giáo Thầy cô thầy cô của em - GV cho HS luyện bài tập số 1 theo hình thức nhóm, tổ, kết hợp đọc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân. - GV cho HS thực hiện nối tiếp hoặc đồng thời hai mẫu tiết tấu, sau đó kết hợp hát bài Em thương thầy mến cô. 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) - GV hỏi nội dung bài học? - GV khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động. - Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. - HS ngồi ngay ngắn. - HS thực hiện - HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện - HS lắng nghe và đếm theo tiết tấu HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện - HS thực hiện - HS quan sát, lắng nghe - HS tập tem-pơ-rin vào hình tiết tấu. - HS luyện tập - HS lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện gõ nhạc cụ trai-en-go - Thực hiện theo yêu cầu giáo viên. - Theo dõi - HS thực hiện - HS luyện tập - HS quan sát và thực hiện - HS lắng nghe - HS quan sát và thực hiện - HS luyện tập - Thực hiện theo yêu cầu giáo viên - HS trả lời - HS lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện C. Củng cố - Dặn dò + Hôm nay các em được học bài là gì? + Nội dung bài giáo dục các em điều gì? - GV nhận xét câu trả lời của HS - GV chốt lại mục tiêu của tiết học. - GV khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và tìm một số động tác phụ họa cho bài hát em thương thầy mến cô. - HS trả lời câu hỏi - HS nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .................................................................................................................................................. ------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021 Tiết 1 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng - Luyện tập: suy nghĩ tìm tòi lời giải và trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến Bài toán về nhiều hơn và Bài toán về ít hơn. - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tể. -Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận. 2. Phát triển năng lực và phẩm chất: - Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. Giáo viên: Giáo án , phấn màu, 2. Học sinh:SGK, phiếu bài tập, bút, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Hoạt động khởi động : Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài. ‒HS chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày có liên quan đến bài toán về nhiều hơn, Bài toán về ít hơn. - GV nhận xét. Dẫn vào bài mới Trong hai tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn và bài toán về ít hơn. Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ học tiết Luyện tập để nắm vững cách làm các bài toán thuộc hai dạng toán này. B. Thực hành -luyện tập Mục tiêu:Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng và nhiều hơn. Bài 1/49 - Bây giờ các con chú ý lên bảng và đọc bài tập số 1. Cô mời một bạn đọc to. - HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV nêu tóm tắt bài toán. - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán. - Mời HS trình bày bài giải - GV cho HS giao lưu + Để biết Tú có mấy con thú nhồi bông con lại làm phép cộng? + Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng ta đã học? - Gọi HSNX - GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn = Số bé + phần hơn Bài 2/49 - Yêu cầu HS đọc bài toán - HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV nêu tóm tắt bài toán. - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán. - Mời HS trình bày bài giải - GV cho HS giao lưu: Hỏi nhau về cách làm bài giải. + Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học? - Gọi HSNX - GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về íthơn. Tìm số bé = Số lớn - phần ít hơn. + Bài toán được thực hiện bài giải theo mấy bước? Đó là những bước nào? - GV chốt các bước trình bày bài giải: Bước 1: Viết Bài giải Bước 2: Viết câu lời giải( Dựa vào câu hỏi) Bước 3: Viết phép tính Bước 4: Viết Đáp số. Bài 3/49 - GV chiếu bài toán. - Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài. - Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? + Con hãy nhắc lại
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoi_2_sach_canh_dieu_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.docx