Giáo án Khối 2 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017

Giáo án Khối 2 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017

A. Mục tiêu.

 Giúp HS :

- Rèn KN thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100

- Ôn tập về giải toán có lời văn.

B. Chuẩn bị :

- Hệ thống bài tập

- Vở Luyện tập toán 2

C. Các hoạt động dạy học :

 

doc 15 trang huongadn91 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016
Tiếng Việt
Ôn luyện
A. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Luyện tập viết đoạn văn ngắn kể về một con vật. ( Tập làm văn tuần 16 )
B. Chuẩn bị :
- Vở Luyện tập Tiếng việt.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1: Thực hành cá nhân .
 Bài 22 : Viết đoạn văn ( từ 4 đến 5 câu ) kể về một con vật mà em yêu thích.
- GV hướng dẫn.
- GV quan tâm, hướng dẫn một số học sinh học chậm , lưu ý HS cố gắng lựa chọn các chi tiết nổi bât, các từ ngữ phù hợp để làm bài.
Hoạt động 2 : Trình bày bài trước lớp
- Nhận xét, chọn bài viết hay nhất
- GV nhắc nhở: Khi làm bài chú ý 
cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết
 xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Củng cố, dặn dò: 
 - Khái quá nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
+ HS nêu yêu cầu
- HS đọc phần gợi ý trong vở.
- Làm bài cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện bài đã chuẩn bị .
- HS học tốt có thể kể dài hơn.
- Một số em đọc bài làm trước lớp.
- Nhận xét 
- Về nhà làm bài vào vở Tập làm văn.
Tiếng Việt
Ôn luyện
A.Mục tiêu
Giúp HS : 
- Luyện đọc bài “ Tìm ngọc ”: HS đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng; thể hiện lời của các nhân vật; Củng cố nội dung bài ( Những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. )
- Rèn kĩ năng phân biệt âm đầu r/ d / gi và vần ui / uy , et / ec..
B.Chuẩn bị : 
 - Vở ôn luyện .
 - SGK
B. Hoạt đông dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng đọc qua bài: Tìm ngọc 
Luyện đọc:
- GVđọc mẫu toàn bài 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc từng câu
- H: Trong bài có những tiếng từ khó đọc nào ? 
- GV ghi bảng
- GV hướng dẫn phát âm
- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét chỉnh sửa.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh
Củng cố nội dung bài
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn tương ứng với các câu hỏi trong Vở ôn luyện 
1.Do đâu chàng trai có được viên ngọc quý ?
2. Ai đánh tráo viên ngọc của chàng trai ?
3. Ai giúp chàng trai tìm được viên ngọc quý ?
4. Viết lại câu trong bài khen ngợi Chó và Mèo ?
Luyện đọc lại
- Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đua đọc
-GV nhận xét, tuyên dương.
*Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng phân biệt âm đầu r/ d / gi ; ui / uy , et / ec..
* Bài 5: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi.
Viết tiếp 3 từ có vần ui hoặc uy :
- GV chốt cho lớp đọc lại .
a. Nhà tranh vách đất.
b. Nhà rột cột xiêu.
c. Nhà rách vách nát.
* Bài 6 : Điền vào chỗ trống ui hoặc uy.
( Tiến hành như bài 5 ) 
GV thống nhất, chốt kết quả :
Bài 8: Điền et hoặc ec:
GV chốt kết quả :
a. Nghiến răng ken két.
b. Con bọ chét.
c. Tin sét đánh.
*Củng cố,dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung tiết học.
 - Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt.
- 1 HS đọc lại bài
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài
- HS nêu từ khó đọc
- HS luyện đọc từ khó : rắn nước, buồn, ngoạm, toan rỉa thịt, đánh tráo, nuốt 
-Nối tiếp nhau đọc đoạn 
- Chia nhóm 4 luyện đọc
-Đại diện thi đọc trước lớp
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
C. Do Long Vương tặng.
B. Người thợ kim hoàn.
C. Cả Chó và Mèo.
- HS đọc
- Các nhóm luyện đọc 
- Thi đọc trước lớp.
- Những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người
+ HS đọc đề bài
- HS thảo luận theo nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm nêu đáp án 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc lại cả bài.
+ HS đọc đề bài
 Đáp án :
a. Xây thành đắp lũy.
b. Đào núi và lấp biển.
c. Ong đi tìm nhụy hoa.
d. May túi ba gang.
+ HS đọc đề bài
- Làm bài cá nhân , 3 HS lên sửa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại cả bài.
- Về nhà luyện đọc bài
Toán
Ôn tập 
A. Mục tiêu
- Rèn KN thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Ôn tập về giải toán có lời văn.
B. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống nội dung bài tập.
- HS: Vở ô li Toán
C. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Rèn KN thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
26 + 18 94 – 38
45 + 45 80 – 46
37 + 25 100 - 55
- Goi hs nêu yêu cầu của BT
- GV yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài
- GV nhận xét củng cố cách đặt tính và kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Hoạt động 2 : Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính
Bài 2: Tìm x
x + 37 = 60 x – 26 = 44
 86 – x = 39
- GV cho hs làm bài vào vở.
- Goi 3 hs lên bảng làm và nêu cách làm.
- GV nhận xét chốt kết quả và củng cố cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ, số trừ.
Hoạt động 3 : Ôn tập về giải toán có lời văn.
Bài 3: Bình cân nặng 32kg, An nhẹ hơn Bình 6kg. Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg.
-Yêu cầu HS đọc đề bài, nhận dạng đề toán, tự làm bài.
+ GV nhân xét củng cố giải bài toán về ít hơn.
* Củng cố, dặn dò: 
 - Khái quá nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- HS nêu yêu cầu của bài, làm bài.
 - HS làm bài vào vở .
- HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi đối chiếu kết quả.
 94 80 100 
 - 38 - 46 - 55 
 56 34 45 
 26 45 37
 + 18 + 45 + 25
 44 90 62
- HS nêu yêu cầu của bài, làm bài.
- 3 hs lên bảng làm và nêu cách làm.
x+ 37 = 60 x – 26 = 44 
x = 60 – 37 x = 44 - 26
x = 23 x = 18
 86 – x = 39
 x = 86 – 39
 x = 47
- 3 hs đọc to đề bài toán. 
- 1 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải
An cân nặng số ki – lô- gam là: 
32 – 6 = 26 (kg)
 Đáp số: 26 kg
- HS chữa bài trên bảng
Toán
Ôn luyện
A. Mục tiêu. 
 Giúp HS :
- Rèn KN thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Ôn tập về giải toán có lời văn.
B. Chuẩn bị : 
- Hệ thống bài tập 
- Vở Luyện tập toán 2
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Rèn KN thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
* Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
GV chốt kết quả đúng :
9 + 6 = 15 8 + 7 = 15 5 + 6 = 11 
6+ 9 = 15 7 + 8 = 15 6 + 5 = 11 
? Em có nhận xét gì về các số hạng và kết quả của từng cặp phép tính trên ?
* Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
GV chốt kết quả đúng:
11- 3 = 8 14 - 7 = 7 17- 9 = 8
12- 4 = 7 15- 6 = 9 18- 9 = 9
13- 6 = 7	16- 8 = 8
* Bài 3 : Tính 
 64 45 26 46
+ 8 - 7 -19 + 54
 72 38 7 100
Hoạt động 2: Ôn tập về giải toán có lời văn.
* Bài 4 : Gọi HS đọc đề bài toán
-Bài toán cho biết gì? 
-Bài toán hỏi gì? 
- GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
* Củng cố- dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân sau đó HS nối tiếp nêu miệng kết quả .
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 khi ta đổi chỗ các số hạng trong một 
tổng thì tổng không đổi.
+ HS nêu yêu cầu
( Tiến hành như bài trên )
+ HS nêu yêu cầu
- HS làm bài , 4 em lên sửa bài.
- Nêu miệng cách thực hiện phép tính.
- Lớp nhận xét kết quả.
- ..Nam có 28 viên bi, Nam cho Hùng 9 viên bi. 
- Nam còn lại bao nhiêu viên bi 
- HS tự làm
- 1 HS lên sửa bài, lớp làm vở.
Giải :
Nam còn lại số viên bi là :
28 – 9 = 19( viên bi )
 Đáp số : 19 viên bi
- Đổi chéo vở kiểm tra
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tiếng việt:
Ôn luyện 
A.Mục tiêu:
 Giúp học sinh 
- Rèn kĩ năng đọc qua các bài tập đọc : Gà “ tỉ tê ”với gà ; Thêm sừng cho ngựa .
- Trả lời một số câu hỏi tìm hiểu.
- Củng cố nội dung bài.
B.Chuẩn bị :
 - Vở Luyện tập .
 - SGK 
C. Hoạt đông dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Bài : Gà “ tỉ tê ”với gà 
* Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu .
- HD đọc từ khó: HS phát hiện từ khó, 
- GV ghi bảng: gấp gáp, roóc roóc , liên tục, phát tín hiệu 
- GV nhận xét, chỉnh sửa 
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét, chỉnh sửa 
- GV hướng dẫn cách ngắt giọng, đọc câu khó, câu dài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm, thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cả lớp đồng thanh toàn bài.
- 1HS đọc toàn bài.
* Củng cố nội dung bài 
( Dựa vào vở Luyện tập )
* Bài 8: Gà con biết nói chuyện với mẹ từ khi nào ?
* Bài 9: Khi ấp trứng, gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào ?
* Bài 10: Khi ra hiệu có mồi ngon, gà mẹ gọi con bằng cách nào?
- Bài tập đọc cho ta thấy điều gì ?
Luyện đọc lại
- Tổ chức đọc thi giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Bài : Thêm sừng cho ngựa.
 ( Tiến hành tương tự )
* Bài 13: Bin ham thích làm gì ?
* Bài 14: Lúc đầu Bin thường vẽ bằng gì ?
* Bài 15: Về sau mẹ mua cho Bin bút vẽ gì ?
* Bài 16: Mẹ bảo Bin vẽ con gì ?
* Bài 17: Cuối cùng, Bin vẽ thành con gì ?
*Củng cố,dặn dò:
 - Củng cố nội dung tiết học
 - Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt.
- 1 HS đọc lại toàn bài 
- HS luyện đọc các từ khó 
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS chia 3 đoạn.
- HS đọc câu khó 
- Đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
A- Từ khi còn nằm trong trứng.
B- Gõ mỏ lên vỏ trứng.
B- Kêu “cúc cúc cúc”.
 .Tình cảm yêu thương và bảo vệ của gà mẹ đối với đàn con của mình.
- Các nhóm thi đọc
B. Vẽ
C. Bằng phấn và than.
B. Hộp bút chì màu
B. Con ngựa
A. Con bò
- Về nhà luyện đọc bài
Tiếng Việt
Thực hành luyện viết : Luyện viết tiếp chữ hoa Ô, Ơ
A. Mục tiêu:
- Luyện viết tiếp chữ hoa Ô, Ơ cỡ nhỏ, kiểu chữ đứng và nghiêng.
- Viết được câu ứng dụng : Ơn sâu nghĩa nặng. 
- Hoàn thành bài viết trong vở thực hành luyện viết.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Mẫu chữ N; Bảng phụ viết câu ứng dụng.
 - HS: - Vở thực hành luyện viết
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Gv hướng dẫn lại chữ hoa kiểu đứng và nghiêng.
- GV viết mẫu lại chữ hoa Ô, Ơ cho HS phân tích:
H : Chữ Ô cao mấy li ? gồm có mấy nét?
- GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
- Cho HS đọc câu ứng dụng
Ơn sâu nghĩa nặng 
H: Trong câu ứng dụng, chữ nào viết hoa? độ cao của các con chữ như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng bao nhiêu?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết 
* GV Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con chữ hoa Ơ chữ Ơn cỡ nhỏ kiểu chữ đứng và nghiêng
- GV vừa viết mẫu vừa nêu lại cách viết.
- GV yêu cầu học sinh viết bảng con
- GV nhận xét chỉnh sửa.
* GV cho học viết bài vào vở 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút viết.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn chậm, HS viết xấu..
- GV kiểm tra bài và nhận xét chỉnh sửa.
* Củng cố- dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
Hoạt động của HS
- Học sinh quan sát.
- HS trả lời.
- Học sinh đọc câu ứng dụng và nêu ý nghĩa của câu ứng dụng.
- Trong câu ứng dụng chữ Ơn viết hoa
- Bằng chữ O
- Học sinh quan sát - nghe
- Học sinh luyện viết nháp .
- HS viết bài vào vở
Toán
Ôn luyện 
A.Mục tiêu : 
Giúp HS :
- Củng cố về số liền trước, số liền sau.
- Ôn tập về cộng trừ các số trong phạm vi 100 và tìm số bị trừ.
B.Chuẩn bị : 
 - Vở ôn luyện .
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động 1 : Củng cố về số liền trước, số liền sau 
Bài 5 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV chốt kết quả đúng
a. 39 = 30 + 9
b.Số ở giữa 19 và 21 trên tia số là 21
c. Số liền sau cảu 50 là 51.
d. Số liền trước của 99 là 98
? Em hãy nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số ?
Hoạt động 2 : Ôn tập về cộng trừ các số trong phạm vi 100 và tìm số bị trừ.
* Bài 6 : Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Để biết ta điền Đ hay S chúng ta cần làm gì ?
- Chốt kết quả :
 34 72
S
Đ
 + 62 - 36
 96 46
 47 100
Đ
S
 + 47 - 38
 84 62
Bài 7 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Đáp án : 
A. x = 77.
? Muốn tìm số bị trừ, ta làm như thế nào ?
* Củng cố- dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Hoạt động của HS
+ HS đọc đề bài
- HS làm bài cá nhân sau đó nêu miệng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đổi chéo vở kiểm tra
- HS nêu.
+ HS đọc đề bài 
- Thực hiện phép tính sau đó so sánh với kết quả đã có.
- HS làm bài, 4 em lên sửa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS nêu đề bài.
- Tự làm bài sau đó một số em nêu miệng.
- HS nêu .
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016
Toán
Ôn luyện 
A.Mục tiêu :
 Giúp HS : 
- Ôn tập về giải toán .
- Củng cố về nhận diện hình .
B.Chuẩn bị : 
 - Vở ôn luyện .
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Ôn tập về giải toán.
* Bài 8: Gọi HS đọc đề bài toán
-Bài toán cho biết gì? 
-Bài toán hỏi gì? 
- GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
Hoạt động 2: Củng cố về nhận diện hình .
Bài 9 : Viết tên hình vào chỗ chấm cho thích hợp :
Đáp án :
a. Hình thứ tư kể từ bên trái sang bên phải là hình chữ nhật.
b. Hình thứ ba kể từ bên phải sang bên trái là hình tam giác.
? Hình chữ nhật có đặc điểm gì ?
? Hình tam giác có đặc điểm gì ?
Bài 10 : 
Thực hành cắt, ghép hình vuông
- GV hướng dẫn
* Củng cố- dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
Hoạt động của HS
+ HS đọc đề bài
- ..trong vườn trồng tất cả 64 cây, trong đó có 18 cây cam, còn lại là cây bưởi.
- trong vườn có bao nhiêu cây bưởi 
- HS tự làm
- 1 HS lên sửa bài, lớp làm vở.
Giải :
Trong vườn có số cây bưởi là :
64 – 18 = 46 ( cây )
 Đáp số : 46 cây bưởi.
- Đổi chéo vở kiểm tra
+ HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi sau đó nêu kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
+ HS đọc đề bài.
- HS thực hành
Toán
Ôn luyện 
A.Mục tiêu :
 Giúp HS : 
- Ôn tập về giải toán .
- Thực hành với một số đơn vị đo.
B.Chuẩn bị : 
 - Vở ôn luyện .
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Ôn tập về giải toán.
* Bài 11: Gọi HS đọc đề bài toán
-Bài toán cho biết gì? 
-Bài toán hỏi gì? 
- GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
Hoạt động 2: Thực hành với một số đơn vị đo.
Bài 12 , Bài 13, Bài 14 :
Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm năm trong thời gian 6 phút.
Dãy 1 : Bài 12
Dãy 2 : Bài 13
Dãy 3 : Bài 14
Đáp án :
Bài 12 :
a. Ấm B đựng nhiều nước nhất.
b. Ấm C đựng ít nước nhất. 
c. Ấm A đựng nhiều hơn ấm C 2 chén.
d. Ấm A đựng ít hơn ấm B 4 chén nước.
Bài 13 :
Túi mận nặng hơn túi đào
Chồng sách nhẹ hơn chồng gạch.
Bài 14 : A. Cường cân nặng nhất.
* Củng cố- dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
Hoạt động của HS
+ HS đọc đề bài
 ..Toàn và Hà được 83 điểm, riêng Hà được 46 điểm..
- Toàn được bao nhiêu điểm . Hà được ít hơn Toàn bao nhiêu điểm.
- HS tự làm
- 2 HS lên sửa bài, lớp làm vở.
Giải :
 a. Số điểm của Toàn là :
83 – 46 = 37 ( điểm )
 b. Hà được hơn Toàn số điểm là :
 46 – 37 = 9 ( điểm )
 Đáp số : a. 37 điểm
 b. 9 điểm .
- Đổi chéo vở kiểm tra
+ HS đọc đề bài.
Thảo luận theo nhóm năm .
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét 
- Về nhà ôn lại bài.
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016
Tiếng việt:
Ôn luyện 
A.Mục tiêu:
 Giúp học sinh 
- Ôn tập : Câu kiểu Ai thế nào ?; Từ ngữ về vật nuôi.
 - Rèn kĩ năng phân biệt r / d / gi , ao/ au, et/ ec .
B.Chuẩn bị : 
 - Vở Luyện tập .
 - SGK 
C. Hoạt đông dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập : Câu kiểu Ai thế nào ?; Từ ngữ về vật nuôi.
Bài 11 : Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ con vật thích hợp.
a. Nhanh như .........................
b. Chậm như ..........................
c. Khỏe như........................
d. Nhát như.....................
 GV nhận xét, tuyên dương
Bài 12 : Viết thêm hình ảnh so sánh cho các câu tả con gà mới nở :
- GV nêu câu hỏi
( Mỗi ý 3 - 4 học sinh trả lời ) 
a. Con gà mới nở trông như 
b. Hai chân bé như.................
c. Cái mỏ chỉ như .....................
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng phân biệt r / d / gi , ao/ au, et/ ec .
* Bài 18 : Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:
a. Đàn gia xúc.
b. Xanh da trời.
c. Quyết ra tay.
d. Sum họp gia đình.
* Bài 19 : Điền vào chỗ trống ao hoặc au:
GV thống nhất, chốt kết quả :
Gà định vào vườn rau.
 Chó bèn sử sủa gâu gâu
 “ Công lao người tròng trọt
 Vất vả đã bao lâu ”
Bài 20: Điền vào chỗ trống et hoặc ec
 ( Tiến hành như bài 19) 
*Củng cố,dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung tiết học.
 - Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt
+ HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi , đại diện các nhóm trình bày, ví dụ :
 gió, chớp..
 rùa, sên 
 trâu, voi 
.....thỏ đế, cáy ...
+ HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trả lời theo sự lựa chọn của mình
Ví dụ : 
- hòn tơ nhỏ .
- hai chiếc tăm
- hai mảnh vỏ chấu ghép lại. 
+ HS đọc yêu cầu 
 - HS làm bài cá nhân.
- Trình bày bài.
- Lớp nhận xét .
- HS đọc lại cả bài.
+ HS đọc đề bài
- Làm bài cá nhân và nêu kết quả
Đáp án : a. Thương cho roi cho vọt.
 Ghét cho ngọt cho bùi.
b. Lợn kêu eng éc.
- Về nhà ôn tập
Hoạt động ngoài giờ 
Giáo dục An toàn giao thông
Bài 3 : Hiệu lệnh của cánh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông 
( 2T )
A/ Mục tiêu 
1 .Kiến thức :
ª Học sinh biết : 
- Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh ( bằng tay , còi , gậy ) để điều khiển xe và người đi lại trên đường . Biết hình dáng , màu sắc , đặc điểm của nhóm biển báo cấm . Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông .
2.Kĩ năng : -Biết quan sát và thực hiện đúng khi có hiệu lệnh của CSGT . Phân biệt nội dung của 3 biển báo cấm 101 , 102 , 112 .
3.Thái độ :-Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT . Có ý thức tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông .
B/ Chuẩn bị : 
- 2 Tranh 1, 2 và ảnh số 3 trong SGK . 3 biển báo 101 , 102 , 112 phóng to .
C. Hoạt đông dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
-Con đường như thế nào là đường an toàn ?
-Con đường như thế nào là đường không an toàn ?
- Gặp đường không an toàn em cần đi như thế nào ?
-Giáo viên nhận xét.
II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về
“Hiệu lệnh của CSGT và Biển báo hiệu giao thông đường bộ “.
2. Dạy – học
Hoạt động 1 : Hiệu lệnh của CSGT
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ .
- Treo 5 bức tranh của H1 , 2 , 3, 4 , 5 hướng dẫn lớp quan sát , tìm hiểu về tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết thực hiện theo hiệu lệnh đó như thế nào
- Yêu cầu thảo luận và trả lời .
- GV làm mẫu từng động tác và giải thích về hiệu lệnh của mỗi động tác .
- Mời một vài học sinh lên làm lại .
* Kết luận : - Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát biển báo và nêu đặc đểm và ý nghĩa của mỗi biển báo về : Hình dáng - Màu sắc - Hình vẽ bên trong ?
- GV mời lần lượt từng nhóm lên trình bày về Hình dáng - Màu sắc - Hình vẽ bên trong của nhóm mình .
-Giáo viên kết luận và viết lên bảng những đặc điểm của từng nhóm biển báo mà học sinh nêu ra .
* GV tóm tắt : -Biển báo cấm có đặc điểm : - Hình tròn , viền màu đỏ , nền trắng , hình vẽ màu đen . Biển này có nội dung là đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn .
- Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe cộ phải thực hiện như thế nào ?
Hoạt động 3 : Trò chơi : Ai nhanh hơn
- Tổ chức cho 2 đội chơi .
- GV đặt ở hai bàn từ 5 - 6 biển báo ,úp mặt biển báo xuống bàn , giáo viên hô bắt đầu học sinh phải nhanh chóng lật các mặt biển báo lên .
- Mỗi đội phải chọn ra 3 biển báo vừa học và đọc tên biển báo . Đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc .
-Giáo viên theo dõi nhận xét bình chọn đội thắng cuộc là đội viết đước nhiều tên đường và đúng.
Củng cố –dặn dò :
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Yêu cầu nêu lại các đặc điểm của biển báo cấm .
-Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế .
- 3 em lên bảng trả lời .
- HS1 và HS2 mỗi em trả lời một ý về đặc điểm của đường an toàn và đường không an toàn
-Ta phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải để đảm bảo an toàn .
-Lớp theo dõi giới thiệu
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài
-Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên .
- Quan sát trả lời :
- H1 : Hai tay dang ngang ; H2 và H3 : -Một tay dang ngang ; H4 và H5 : - Một tay giơ trước mặt theo chiều thẳng đứng .
- Cử một vài em lên thực hành làm CSGT và thực hành đi theo hiệu lệnh của CSGT.
- Các nhóm quan sát biển báo thảo luận sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trả lời .
- Biển 101 : Hình tròn có viền đỏ nền trắng hình vẽ màu đen (Cấm người và xe cộ đi lại)
- Biển 102 : Hình tròn có viền đỏ nền trắng hình vẽ màu đen (Cấm đi ngược chiều )
- Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe cộ phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó .
- Lớp cử ra 2 đội mỗi đội 2 em .
- Lần lượt mỗi em lên lật một biển báo và đọc tên biển báo rồi chạy xuống đến lượt em khác .
- Lớp nhận xét bình chọn đội chiến thắng
-Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_17_nam_hoc_2016_2017.doc