Giáo án Khối 2 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách làm tính trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết giải toán về ít hơn.
- Các bài tập cần làm: 1(cột 1,2), 2(phép tính đầu và phép tính cuối), 4, 5 trang 158
-GDHS vận dụng kiền thức vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài 132.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra kĩ năng làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000:
- HS lên bảng thực hiện cộng 2 số: 876 + 123 = ?
- Cả lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét tuyên dương.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC : TUẦN 31 ( Từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 2019) Thứ Ngày Môn học Tiết Tên bài dạy Hai Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Đạo đức 91 92 151 31 Chiếc rễ đa tròn Chiếc rễ đa tròn Luyện tập Bảo vệ loài vật có ích (T2) Ba Thể dục Thể dục Toán Kể chuyện 61 62 152 31 Bài 61 Bài 62 Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 Chiếc rễ đa tròn Tư Toán Âm nhạc Tập đọc Chính tả TN - XH 93 31 153 61 31 Luyện tập Bài 31 Cây và hoa bên lăng Bác NV: Việt Nam có Bác Mặt trời Năm Toán Mỹ thuật LT&C Tập viết 154 31 62 31 Luyện tập chung Bài 31 Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy. Chữ hoa N (kiểu 2) Sáu Toán Chính tả Tập làm văn Thủ công Sinh hoạt 155 31 31 31 Luyện tập chung NV: Cây và hoa bên lăng Bác Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ. Làm con bướm (T1) Sinh hoạt lớp Thứ 2 ngày 22 tháng 4 năm 2019 Chào cờ: Sinh hoạt tập thể Tập đọc: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. MỤC TIÊU : - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 ) -GDHS kính yêu và biết ơn Bác Hồ * Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : + Tranh minh hoạ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng HTL: - 2 HS đọc TL bài “Cháu nhớ Bác Hồ” trả lời câu hỏi trong SGK . - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Cho HS xem tranh minh họa SGK chủ điểm Bác Hồ; tranh minh hoạ bài đọc. GV giới thiệu bài. b. Luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài. - Đọc câu: HS theo hình thức nối tiếp, GV kết hợp sửa những từ HS đọc sai: ngoằn ngoèo, rễ, - Đọc đoạn : Hình thức nối tiếp từng đoạn do GV chia ( khoảng 2 lượt bài). - Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài và GV giải nghĩa thêm một số từ HS chưa hiểu. - HS đọc theo cặp (nhóm), GV đọc giúp đỡ HS đọc Tiết 2 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét chốt lại. Câu 1 : Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi cho nó mọc tiếp. Câu 2 : Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành 1 vòng tròn, buộc Câu 3 : Chiếc rễ đa trở thành 1 cây đa con có vòng lá tròn. Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại * ? Việc Bác Hồ HD chú cần vụ cuộn rễ thành mộy vòng tròn rồi trồng xuống đất có ý nghĩa như thế nào? - HS đọc lại toàn bài. c. Luyện đọc lại: - Cho các nhóm thi luyện đọc lại toàn bài. - HS luyện đọc hay, đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. - HS luyện đọc đúng, đọc trơn. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học dặn dò tiết sau. Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : - Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải toán về nhiều hơn. - Biết tính chu vi hình tam giác. - Các bài tập cần làm: 1,2(cột 1,3),4,5 trang 157. GDHS: Tính cẩn thận khi làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng làm tính cộng trong phạm vi 1000 : - HS đặt tính rồi tính: 257 + 321 ; 936 + 23 - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp vào bài – Ghi đầu bài lên bảng. b. Ôn tập: - GV cho HS nêu các bước tính cộng ( đặt tính, tính). c. Thực hành: Bài 1: HS làm bài vào bảng con, 1 số HS lên bảng đặt tính rồi tính. - Cả lớp và GV nhận xét KL: Cũng cố cách đặt tính Bài 2: ( cột 1, 3 ) Làm tương tự bài 1. Bài 4: - 1HS đọc đề toán, nêu cách làm,1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở ô li. - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. Câu 5 : GV cho HS nêu cách tính chu vi hình tam giác. - 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở ô li. - GV nhận xét, tuyên dương. KL: Cũng cố cách tính chu vi hình tam giác 3. Củng cố dặn dò : - 2 HS nhắc lại các bước làm tính cộng. - GV nhận xét tiết học . Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T2) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật cố ích ở nhà, ở trường và nơi công cộng. - Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích. -GDHS có ý thức bảo vệ loài vật có ích. - GD đạo đức Bác Hồ: Thể hiện tình yêu thương loài vật bằng những việc làm cụ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Tranh ảnh các loài vật có ích để chơi trò chơi đố vui. - HS :Vở bài tập đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra kĩ năng nhận biết các loài vật có ích : - 2HS : Kể tên và ích lợi của một số loài vật có ích mà em biết? - GV nhận xét. 2. Nội dung bài mới : a. Học sinh thảo luận nhóm: * Mục tiêu: - Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật. * Cách tiến hành: - GV đưa ra yêu cầu và các cách ứng xử cho HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * GV kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích. b. Chơi đóng vai: * Mục tiêu: - HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích. * Cách tiến hành: - GV nêu tình huống, HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ứng xử phù hợp. - Các nhóm lên bảng đóng vai. - Các nhóm khác và GV nhận xét. * GVKL: Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây phá tổ chim vì: - Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương. - Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết. c. Tự liên hệ: * Mục tiêu: - HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu, HS tự liên hệ. kết hợp thảo luận nhóm câu 3 ( Sách đạo đức Bác Hồ ) Câu 3: Gia đình em nuôi những con vật gì? Em hãy kể những việc làm để thể hiện sự yêu mến của mình đối với những con vật đó - HS thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét. - GV kết luận: Các em kể được các con vật nuôi trong gia đình chúng ta đều là con vật có ích. Đồng thời các em đều kể được những việc làm thể hiện sự yêu thương cúng như Bác Hồ rấ yêu thương con ngựa của mình vậy các em cần học những đức tính tốt đẹp ấy của Bác. * GVKL chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Thứ 3 ngày 23 tháng 4 năm 2019 Thể dục: 2 tiết Cô Nhung soạn và dạy Toán: PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết cách làm tính trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm. - Biết giải toán về ít hơn. - Các bài tập cần làm: 1(cột 1,2), 2(phép tính đầu và phép tính cuối), 4, 5 trang 158 -GDHS vận dụng kiền thức vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài 132. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000: - HS lên bảng thực hiện cộng 2 số: 876 + 123 = ? - Cả lớp làm vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GVgiới thiệu trực tiếp vào bài – Ghi đầu bài lên bảng. b. Trừ các số có 3 chữ số: a) GV nêu nhiệm vụ tính: 635 - 214 = ? - GV thể hiện bằng đồ dùng trực quan gắn các thẻ số lên bảng. - GV: Để thực hiện phép trừ 2 số này ta gạch bớt các đơn vị, chục trăm. - GV đặt tính và hướng dẫn như SGK. - GV hướng dẫn HS tổng kết thành quy tắc : Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm. - 2HS nhắc lại. c. Thực hành: Bài 1: ( cột 1, 2) - HS. - HS đặt tính và tính vào bảng con . - Một số HS lên bảng làm - Cả lớp, GV nhận xét , chữa bài. *GV lưu ý HS trừ 3 chữ số với 2 chữ số. KL: Cũng cố cách đặt và tính trong phạm vi 1000 Bài 2: ( dòng 1 và dòng 4). - GV y/c HS làm 2 bước: đặt tính và tính vào vở nháp. - Một số HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp, GV nhận xét và chữa bài. KL: Cũng cố cách đặt tính Bài 3: Tính nhẩm ( theo mẫu): - HS tự nhẩm và viết phép tính cùng kết quả vào vở. - GV tổ chức cho HS tính nhẩm truyền theo hàng dọc hoặc ngang. - Cả lớp và GV nhận xét. KL: Cũng cố cách tính nhẩm Bài 4: - 1HS đọc đề bài và nêu y/c của BT. - Cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, tuyên dương KL: Rèn kỹ năng giải toán. 3. Củng cố dặn dò : - 2HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 1000. - GV nhận xét tiết học . Kể chuyện: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. MỤC TIÊU : - Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại từng đoạn của câu chuyện ( BT1, BT2). -GDHS kính yêu và biết ơn Bác Hồ. * Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - 3 Tranh minh hoạ của câu chuỵên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng kể chuyện : - 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của bài . b. Hướng dẫn kể chuyện : 1. Sắp xếp trật tự các tranh theo đúng diễn biến của câu chuyện và kể từng đoạn câu chuyện: ( HS). * Hướng dẫn HS sắp xếp tranh theo diễn biến nội dung câu chuyện. - Tranh 1: Bán Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng chiếc rễ đa. - Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thu chui qua vòm lá tròn, xanh tốt của cây đa con. - Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó. * Thứ tự đúng là: tranh 3- 1- 2 - HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm . - Đại diện 3 nhóm kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chốt lại các ý 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện: ( HS ). - 2-3 HS đại diện các nhóm lên thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét và khen ngợi. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Thứ 4 ngày 24 tháng 4 năm 2019 Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết cách làm tính trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải toán về ít hơn. - Các bài tập cần làm: 1,2(cột 1), 3(cột 1,2,4),,4 trang 159. - GDHS: Tính cẩn thận khi làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra kĩ năng thực hiện phép trừ (không nhớ ) trong phạm vi 1000 : - 1HS lên bảng làm bài: 548 - 312 = ?, và nêu các bước thực hiện. - Cả lớp làm vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp vào bài – Ghi đầu bài lên bảng. b. Ôn tập: - GV cho HS ôn lại quy tắc làm tính trừ ( gồm 2 bước: đặt tính và tính). - 2HS nhắc lại. c. Thực hành: Bài 1: - HS làm lần lượt vào bảng con, một số lên bảng làm. - Cả lớp GV nhận xét. Kl: Cũng cố cách trừ không nhớ Bài 2: ( Cột 1) ( GV tổ chức tương tự bài 1) . Bài 3: ( Cột 1, 2, 4) - Tổ chức cho các nhóm làm vào phiếu. - Đại diện các nhóm lên dán bài. - GV và cả lớp nhận xét. KL: Rèn kỹ năng làm bài nhanh Bài 4: HS tự đọc đề bài và làm bài vào vở ô li. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. 3. Củng cố dặn dò : - Nhắc lại cách trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000. - GV nhận xét tiết học. Âm nhạc Cô Duyên soạn và dạy Chính tả: Nghe viết: VIỆT NAM CÓ BÁC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. - Làm được BT2 . -GDHS có ý thức rèn chữ và giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: - Bảng phụ viết nội dung BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng chính tả: - 3, 4 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các tiếng: chói chang, trập trùng, chân thật, học trò, - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học. b. Hướng dẫn nghe viết - GV đọc bài bài thơ 1 lần; 2 HS đọc lại. - GV nêu nội dung bài chính tả: Bài thơ ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam. - Hướng dẫn HS nhận xét : + Những tiếng nào trong bài thơ phải viết hoa? Vì sao viết hoa? .(Bác,Việt Nam,Trường Sơn, Vì đây là những tên riêng chỉ người ). - HS viết vào bảng con các từ khó dễ viết sai như: non nước, lục bát, ). - Chú ý hướng dẫn HS viết đúng thể thơ lục bát. - GV đọc HS viết bài vào vở. - Nhận xét . c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 : - 1HS đọc yêu cầu của bài và lần lượt HS làm từng câu. - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. - 2HS đọc lại bài thơ đã hoàn chỉnh. 3. Củng cố dặn dò :- GV nhận xét tiết học. Tập đọc: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu văn dài. - Hiểu ND : Cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước tủ hội bên lăng Bác, thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác. ( trả lời được các CH trong SGK). -GDHS lòng yêu mến và nhớ ơn Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Tranh minh hoạ SGK. - HS : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng đọc: - 2 HS đọc lại truyện “Chiếc rễ đa tròn”, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc. -GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu qua tranh minh hoạ- Ghi bảng. b. Luyện đọc : - Đọc từng câu: Theo hình thức tiếp; chú ý những từ HS đọc sai thường đọc sai: lăng Bác, uy nghi, lịch sử, nở lứa đầu, tượng trưng, - Đọc từng đoạn, hướng dẫn HS đọc từng đoạn , hướng dẫn HS đọc câu dài. - Giúp các em hiểu các TN chú giải và giải nghĩa thêm : phô, vạn tuế, dầu nước. - HS đọc từng đoạn trong nhóm, GV đọc giúp đỡ HS đọc c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời các câu hỏi SGK: Câu 1: vạn tuế, dầu nước, hoa ban. Câu 2: hoa ban, hoa đào sơn la, hoa sứ đỏ Nam bộ Câu 3 : Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. - Sau mỗi lần HS trả lời, HS và GV nhận xét, bổ sung. d. Luyện đọc lại: - GV tổ chức cho HS luyện đọc toàn bài. - HS luyện đọc hay; HS luyện đọc đúng, đọc trơn. - GV tổ chức cho HS đọc lại toàn bài. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện đọc thêm. Tự nhiên và xã hội: MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất. * Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. + Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối, các con vật và con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Hình vẽ trong SGK trang 64, 65, giấy vẽ, bút màu. - HS : SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kiến thức vè môi trường sống cảu loài vật: - 2HS: + Kể tên một số con vật và nói rõ chúng sống ở môi trường nào? + Kể tên một số cây cối và nói rõ chúng sống ở môi trường nào? - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu trực tiếp vào bài. b. Vẽ và giới thỉệu tranh vẽ về mặt trời. * Mục tiêu: - HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt trời. * CTH: - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu Mặt Trời.( Gợi ý HS vẽ thêm một số cảnh vật xung quanh). - HS vẽ theo trí tưởng tượng của mình. - 1 số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. - GV hỏi thêm để liên hệ GDBVMT : + Tại sao em lại vẽ mặt trời như vậy? + Theo em, mặt trời có hình gì? + Tại sao em lại dùng màu đỏ hay vàng để tô màu Mặt Trời? - HS quan sát các hình vẽ và đọc lời ghi chú SGK để nói về Mặt Trời. * GV liên hệ thực tế: + Vì sao khi đi nắng chúng ta cần phải đội mũ, nón hay che ô? + Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát trực tiếp Mặt Trời bằng mắt? - GV nhận xét và kết luận: Mặt Trời tròn, giống như một quả bóng lửa khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm trái Đất. Mặt Trời ở rất xa trái đất. * Lưu ý: Khi đi nắng cần đội mũ nón và không bao giờ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. c. Thảo luận : Tại sao chúng ta cần mặt trời? * Mục tiêu: - HS biết 1 cách khái quát về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. * CTH: - GV nêu câu hỏi : Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất. - HS tưởng tượng và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Nếu không có Mặt Trời, Trái Đâtsex chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cỏ cây sẽ chết. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Thứ 5 ngày 25 tháng 4 năm 2019 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số. - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm. - Các bài tập cần làm: 1(phép tính1, 3, 4), 2(phép tính1, 2, 3), 3(cột 1,2),4(cột 1,2), trang 160. - GDHS: Tính cẩn thận khi làm bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng làm tính cộng trừ các số có 3 chữ số : - 2 HS lên bảng : 651 + 132 = 534 – 232 = - Cả lớp lần lượt làm vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp vào bài – Ghi đầu bài lên bảng. b. Thực hành : Bài 1: ( phép tính 1, 3, 4 ) :Làm bảng con.. - HS làm bài lần lượt vào bảng con. - GV gọi lần lượt một số em lên bảng đặt tính và tính. - Cả lớp và GV nhận xét. KL: cũng cố cách đặt tính Bài 2: ( Phép tính 1, 2, 3). - GV tiến hành tương tự bài 1. Bài 3: ( Cột 1, 2) - HS tính nhẩm và viết kết quả tính vào vở. - HS nối tiếp nhau nêu kq. - GV và cả lớp nhận xét. KL: Rèn kỹ năng tính nhẩm Bài 4: ( Cột 1, 2). - GV cho HS làm vào vở ô li. - GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại cách cộng trừ không nhớ và có nhớ trong phạm vi đã học. - GV nhận xét tiết học . Mỹ thuật Cô Thanh soạn và dạy Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1); tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2). - Điền đúng dấu chấm , dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3). - GDHS sử dụng kiến thức ngữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: - Bảng phụ viết nội dung BT1, BT3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra kiến thức tìm từ ngữ về Bác Hồ: - 2HS: + Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi? ( thương yêu, yêu quý, chăm lo, ) + Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ? ( kính yêu, kính trọng, biết ơn,..). - Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: ( Làm miệng) - Y/c HS đọc kỹ đoạn văn viết về cách sống của Bác Hồ. HS suy nghĩ chọn từ ngữ để điền vào từng chỗ trống. ( lần lượt mỗi em một câu). - Cả lớp, GV nhận xét. Bài tập 2: ( Miệng) - 1HS nêu y/c, HS trao đổi theo cặp và viết vào vở nháp những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. - HS lên bảng làm bài theo hình thức tiếp sức từng đôi một. - Cả lớp, GV nhận xét bình chọn. Bài tập 3: ( Miệng) - HS làm tương tự như BT1. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau. Tập viết: CHỮ HOA N ( KIỂU 2 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS : -Viết đúng chữ hoa N - kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) ; chữ và câu ứng dụng: Người ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), Người ta là hoa đất ( 3lần). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Mẫu chữ N (kiểu 2) đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Người ta là hoa đất. - HS : Vở tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng viết chữ M ( kiẻu 2): - 1HS lên bảng viết chữ hoa M, cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Hướng dẫn viết chữ hoa. - Cho HS mẫu chữ N nhận xét về độ cao, số nét ( Cao 5 ly, gồm 2 nét ). - GV hướng dẫn cách viết : + Nét 1: giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2. + Nét 2: giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2. - GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết. - Hướng dẫn HS viết chữ N trên bảng con. b. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - 1- 2 HS đọc cụm từ ứng dụng : Người ta là hoa đất. - Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Ca ngợi con người- Con người là đáng quý nhất, là tinh hoa của trái đất. - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ ứng dụng. - Cho HS viết vào bảng con chữ : Người. c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: - Cho HS viết vào vở, GV theo dõi giúp đỡ những em viết xấu. d. Nnận xét 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS về nhà luyện viết. Thứ 6 ngày 26 tháng 4 năm 2019 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Ôn lại cách tính nhân, chia các bảng 2,3,4,5 đã được học. -Rèn kĩ năng tính toán. - Các bài tập cần làm: 1, 2, 4 trang 62. -GDHS yêu toán học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Bài cũ : Gọi 2 em đọc bảng chia 5 2. Bài mới -Bài 1: Tính GV ghi kết qủa đúng lên bảng. 10 : 2 = 16 : 4 = 21 : 3 = 30: 3 = 40 : 5 = 35 : 5 = KL: Cũng cố phép nhân, chia Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài. - Viết lên bảng : Thừa số 2 5 4 3 2 Thừa số 6 8 9 7 8 Tích Đề bài yêu cầu ta làm gỡ ? - Chỉ vào bảng và yêu cầu HS đọc tên của từng dũng trong bảng và hỏi : - Ta điền số mấy vào ô trống thứ nhất ? Tại sao ? - Yêu cầu lớp làm vào vở các cột còn lại. - Mời một em đọc bài làm của mình để cả lớp nhận xét. KL: Cũng cố các phép nhân Bài 3: Tính nhẩm: -Yêu cầu nêu miệng kết quả. -Chốt lại phép nhân, phép chia cú số 1 và 0. KL: Cũng cố cách nhân nhẩm Bài 4 Nâng cao - Gọi 1 HS đọc bài tóm tắt bài. - Cú tất cả bao nhiờu HS? - 24 HS chia đều cho mấy tô’? - Muốn biết được mỗi tổ nhận được bao nhiêu bạn HS, chúng ta làm như thế nào? KL: Rèn kỹ năng giải toán 3. Củng cố- Dặn dò: - Cho vài em đọc lại bảng nhân chia được học. - Nhắc HS hoàn thành nốt bài và xem bài sau. Chính tả: Nghe viết: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT(2) a. - GDHS: Nghe viết chính xác, trình bày bài sạch sẽ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng chính tả: - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ bắt đầu bằng r/d/gi: quả dâu, râu tóc, giáo dục, - GV nhận xét. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học. b. Hướng dẫn nghe viết: - GVđọc bài viết 1 lần; 2 HS đọc lại. - Gợi ý HS về nội dung bài chính tả: Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loài hoa ở khắp miền đất nước được trồng sau lăng Bác. - HS viết bảng con từ dễ viết sai : lăng, khoẻ khoắn, vươn lên, và hướng dẫn HS viết các tên riêng trong bài. - GV đọc HS viết bài vào vở. - Nhận xét từng bài. c. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2 a: Tổ chức cho HS làm vào giấy nháp. - HS nêu miệng, GV nhận xét các từ HS tìm được.( dầu, giấu, rụng) 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Tập làm văn: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước( BT1) ; quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác ( BT2). - Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ ( BT3). Ứng sử giao tiếp có văn hoá, tự nhận thức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: - Ảnh Bác Hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra kĩ năng kể chuyện: - 2 HS kể lại truyện: Qua suối và trả lời cầu hỏi: Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ? - GV nhận xét tuyên dương. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : ( Làm miệng) : HS - HS đọc các tình huống trong bài, mời một cặp HS thực hành đóng vai. - Từng cặp HS thực hành. - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn cặp đóng vai đạt nhất. Bài 2 : ( Miệng): - 2 HS đọc yêu cầu; HS trao đổi theo nhóm, đại diện các nhóm thi trả lời trước lớp. - Cả lớp, GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. Bài 3: (Viết): - 1 HS đọc y/c sau đó cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhiều HS đọc bài viết, cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Thủ công: LÀM CON BƯỚM ( T1) I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. II. CHUẨN BỊ : - GV : Mẫu con bướm bằng giấy. - HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra đồ dùng của HS : 2. Nội dung bài mới : a. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét: - GV giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng giấy và đặt câu hỏi cho HS quan sát. - Sau đó GV gỡ 2 cánh bướm trở về tờ giấy ban đầu. b. Hướng dẫn mẫu gấp: - GV hướng dẫn trên bộ đồ dùng gồm các bước: +Bước 1 : Cắt giấy. +Bước 2 : Gấp cánh bướm. +Bước 3 : Buộc thân bướm. +Bước 4 : Làm dâu bướm. - GV tổ chức cho HS làm con bướm vào giấy thủ công. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết học sau. SINH HOẠT TUẦN 31 * Giáo viên nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần vừa qua: + Đi học đầy đủ, đúng giờ, trang phục sạch sẽ, gọn gàng + Về nề nếp:- Sinh hoạt 15 phút, học bài và làm bài ở nhà đầy đủ. - Xếp hàng ra vào lớp, làm vệ sinh trường lớp đúng quy định và sạch sẽ. - Một số bạn chưa thực hiện đúng nền nếp của lớp. * Phê bình nhắc nhở bạn còn mắc khuyết điểm trong tuần như: Những bạn chưa làm BT về nhà, hay quên vở, hay nói chuyện riêng trong giờ học, đi học muộn, nghỉ học, - Tuyên dương những bạn thực hiện tốt và được nhiều điểm cao. - Xếp loại HS trong tuần. - GV nhận xét và chốt ý kiến. - Duy trì sĩ số. - Chấn chỉnh lại nề nếp. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Tham gia tích cực các hoạt động do nhà trường, Đội đề ra .. - Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Dặn về thực hiện tốt lịch học chuẩn bị cho tuần 32.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoi_2_tuan_31_nam_hoc_2018_2019.doc