Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập: tên gợi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ.

- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn

đến phép cộng, phép trừ.

- Sử đụng sơ đồ tách — gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).

- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ, tranh ảnh cho bài tập 9

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

 

docx 27 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 2591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Môn học: Tập đọc. Lớp 2A3
Tên bài học: Tóc xoăn và tóc thẳng (2 tiết) 
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
1. Chia sẻ điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. 
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn; biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn qua việc thực hiện vẽ bạn và đặt tên cho bức vẽ. 
* Phẩm chất, năng lực
- Yêu quý bạn bè, nhân ái
- HS nhận thức được xung quanh ta, mỗi người, mỗi vật đều có những đặc điểm riêng, đều có những nét đáng yêu; 
2. Đồ dùng dạy học:
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
 – Bảng phụ ghi đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A.Hoạt động khởi động:5’
– GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Mỗi người một vẻ. 
–Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm: tên, mái tóc, đôi mắt,... 
– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Tóc xoăn và tóc thẳng.
 – Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật, 
Hs nghe và nêu suy nghĩ
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát
HS đọc
B. Khám phá và luyện tập
 1. Đọc
Luyện đọc thành tiếng 30’
– GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của Lam và các bạn; giọng các bạn bông đùa; giọng Lam phụng phịu; giọng mẹ: vỗ về, thể hiện niềm vui, tự hào; giọng thầy hiệu trưởng: thân thiện, gần gũi). 
– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: bồng bềnh, phụng phịu, âu yếm, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Khi trao giải, thầy hiệu trưởng khen: // “Không chỉ Lam biết nhảy / mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy.” //; Sáng nào, Lam cũng dậy sớm / để chải tóc thật đẹp / trước khi đến trường.//; 
 – Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
HS nghe đọc
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
Luyện đọc hiểu 10’
– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: nổi bật (nổi lên rất rõ khiến dễ dàng nhận thấy ngay), bồng bềnh (dáng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng như làn sóng, làn gió), phụng phịu (vẻ mặt xị xuống tỏ ý hờn dỗi, không bằng lòng),... 
– HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. 
Lưu ý: GV lưu ý nhắc HS hờn dỗi là hành vi không đẹp, khi không bằng lòng điều gì đó em phải nói ra cho người khác hiểu,...)
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
Luyện đọc lại 10
– Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
–GV đọc lại đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không? 
– Yêu cầu HS luyện đọc lời nói của mẹ, của Lam và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?
 – HS khá, giỏi đọc cả bài.
 – Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS nghe GV đọc 
 – HS luyện đọc lời nói của mẹ, của Lam và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?
ND:Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu.
– HS liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn. 
Hoạt động Luyện tập mở rộng 11’
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Ai cũng đáng yêu. 
– HD HS nói với một bạn trong lớp về bức ảnh của mình (ảnh chụp cá nhân hoặc chụp cùng bạn bà, người thân) và đặt tên cho bức ảnh đó (GV gợi ý HS có thể nói và đặt tên theo chi tiết mà em cảm thấy đáng yêu). 
– HS nghe một vài HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu 
– HS chia sẻ với một bạn trong lớp 
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Toán Lớp 2A3
Tên bài học: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT2)
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Ôn tập: tên gợi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ.
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn
đến phép cộng, phép trừ.
- Sử đụng sơ đồ tách — gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ, tranh ảnh cho bài tập 9
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
Nhiệm vụ 5: Hoạt động cặp đôi hoàn thành BT5
- GV cho HS thảo luận cặp đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài và hòan thành bài
+ Yêu cầu của bài so sánh – điền dấu
- GV gọi các nhóm lên bảng trình bày kết quả, giải thích tại sao chọn điền dấu đó
- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, giải thích chính xác
Nhiệm vụ 6: Hoạt động cặp đôi hoàn thành BT6 ( Giảm tải )
- GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu bài:
Yêu cầu của bài là gì? (Số?)
Tìm thế nào? 
- Gv hướng dẫn HS mẫu:
Tổng hai số cạnh nhau là số ở trên hai số đó dựa vào sơ đồ tách – gộp số: gộp 4 và 5 được 9, hoặc 9 gồm 4 và 5
+ GV cho HS thảo luận cặp đôi thực hiện theo hướng dẫn để làm các phần a), b)
- GV gọi các nhóm lên bảng trình bày kết quả, giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, giải thích đúng cách làm
Nhiệm vụ 7: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT 7, 8
- GV yêu cầu HS đọc đề đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: Viết phép tính thích hợp và nói câu trả lời.
- GV cho HS làm việc cá nhân, viết phép tính vào bảng con
- GV sửa bài, gọi 1 vài HS lên bảng trình bày phép tính và nói câu trả lời
- GV nhận xét câu trả lời và cách làm của HS, tuyên dương bạn HS có câu trả lời tốt nhất
Bài 9 
C.HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP: 3’
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn các số gia đình. Khi GV đưa bảng con ra, HS viết các phép tính vào bảng con. (Chơi theo nhóm bốn, mỗi em viết mỗi phép tính cho đủ 2 phép cộng và 2 phép trừ).
Chơi khoảng 3 lần, nhóm nào nhiều lần đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.
- GV đưa bảng: 24; 13; 11. Các nhóm HS viết phép tính vào bảng con
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh nhất, đúng nhất
	- HS đọc đề, trả lời câu hỏi của GV
- HS lắng nghe GV hướng dẫn
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài
- - HS trả lời, giải thích cách làm
Bài 7: Bến xe còn lại 29 - 9 = 20 ô tô
Chọn phép trừ vì hỏi phần còn lại thì phải tách
Bài 8: Cả ba và mẹ mua 10 + 6 = 16 cái bánh
Chọn phép cộng vì hỏi tất cả thì phải gộp
- HS lắng nghe
- HS thảo luận tìm hiểu bài
- HS thảo luận làm bài, viết kết quả vào bảng con
- HS trình bày cách làm: Có 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 con. Em đếm 10, 20, 30, 40. Có khoảng 40 con cá.
Đếm: có 44 con, chênh lệch 4 con
- HS lắng nghe nhận xét
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi
- HS viết phép tính:
13 + 11 = 24
11 + 13 = 24
24 – 13 = 11
24 – 11 = 13
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Luyện từ và câu. Lớp 2A3
Tên bài học: Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì? (1 tiết) 
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật. 
 Đặt tên cho các kiểu tóc và nói về kiểu tóc em thích
* Phẩm chất, năng lực.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
2. Đồ dùng dạy học:
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
– Bảng phụ ghi đoạn từ Mẹ xoa đầu Lam đến như con không?
 – Ảnh chụp của học sinh.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động: 3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
Luyện từ 7’
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát mẫu. 
– Hd HS quan sát tranh, tìm từ ngữ phù hợp chỉ người, con vật và hoạt động tương ứng; chia sẻ kết quả trong cặp đôi/ nhóm nhỏ. 
– HD HS chơi tiếp sức viết từ ngữ chỉ người, con vật và hoạt động tương ứng. 
– HS nghe GV nhận xét kết quả. 
– Yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.
– HS xác định yêu cầu 
–HS quan sát tranh, tìm từ ngữ 
(Đáp án: mẹ – giặt quần áo, bạn nhỏ – tưới cây, bố – cuốc đất, gà trống – gáy, gà mái và gà con – mổ thóc, chó – sủa, chim – hót) 
– HS chơi tiếp sức
HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.
Luyện câu 9’
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu. 
– Hd HS đặt và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT trong cặp đôi. 
– HD HS chơi trò chơi Đôi bạn (bạn hỏi được chọn một bạn trả lời) để đặt và trả lời câu hỏi. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét câu. 
– HD HS viết vào VBT một cặp câu hỏi và trả lời theo mẫu. 
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
– HS xác định yêu cầu của BT 4
-HS làm BT
– HS chơi trò chơi Đôi bạn
– HS viết vào VBT
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
C. Hoạt động: Vận dụng 7’
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Nhà tạo mẫu nhí.
 – Nhóm nhỏ quan sát các kiểu tóc trong hình; đặt tên cho từng kiểu tóc. Lưu ý: GV khơi gợi để HS gọi tên kiểu tóc theo tưởng tượng của các em, tránh gò ép. 
–Yêu cầu HS nói trước lớp về cách đặt tên từng kiểu tóc và chia sẻ về kiểu tóc em thích
– HS Chia sẻ với bạn cảm xúc của 
– HS thực hiện hoạt động theo cặp đôi.
– HS nói trước lớp và chia sẻ 
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Tập viết. Lớp 2A3
Tên bài học: Viết: Chữ hoa B (1 tiết)
 Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Viết đúng kiểu chữ hoa B và câu ứng dụng. 
* Phẩm chất, năng lực.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
2. Đồ dùng dạy học:
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
– Mẫu chữ viết hoa B.
 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động khởi động:3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa B và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
2. Viết 8’
2.1. Luyện viết chữ B hoa 
– Cho HS quan sát mẫu chữ B hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ B hoa.
Chữ B
 * Cấu tạo: Gồm nét móc ngược trái và nét cong trái, nét cong phải kết hợp với nét thắt.
 * Cách viết: 
- Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát bên phải ĐK dọc 2, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.
-Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 3, sát bên phải ĐK dọc 2, viết nét cong trái, liền mạch viết nét cong phải nhỏ và nét cong phải to kết hợp với nét thắt (cắt ngang nét móc ngược trái giữa ĐK ngang 2, 3) và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 3 (Lưng của nét cong trái chưa tiếp xúc với ĐK dọc 1; Lưng của nét cong phải nhỏ tiếp xúc với ĐK dọc 3; Lưng của nét cong phải to lấn sang bên phải ĐK dọc 3).
 – GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ B hoa. 
– GV yêu cầu HS viết chữ B hoa vào bảng con. 
– HD HS tô và viết chữ B hoa vào VTV.
-– HS quan sát mẫu 
– HS quan sát GV viết mẫu
– HS viết chữ B hoa vào bảng con, VTV
2.2. Luyện viết câu ứng dụng 7’
– Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Bạn bè sum họp.” 
– GV nhắc lại quy trình viết chữ B hoa và cách nối từ chữ B hoa sang chữ a.
 – Yêu cầu HS quan sát cách GV viết chữ Bạn.
 – HD HS viết chữ Bạn và câu ứng dụng “Bạn bè sum họp.” vào VTV
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
– HS viết vào vở BT
2.3. Hoạt động vận dụng: Luyện viết thêm 5’
– Hd HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
 Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi. 
 Hà Sơn 
– HD HS viết chữ B hoa, chữ Bạn và câu ca dao vào VTV.
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết 
2.4. Đánh giá bài viết 3’
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Toán	Lớp 2A3
Tên bài học: ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG (TIẾT 1)
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 Kiến thức
- Nhận biết được điểm và đoạn thẳng.
- Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
 Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
 Phẩm chất: 
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm (yêu thương và bỏ vệ thú vật quý hiếm), yêu nước (thông qua vẻ đẹp của tình Bình Thuận).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
- Vài gương sen (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, phấn, giẻ lau
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK:
+ Hỏi HS trong tranh có những gì?
- GV đặt vấn đề: Để đi từ lều này đến lều kia người ta phải đi theo những dấu chấm tròn. Các chấm này cho ta hình ảnh của các điểm. Sợi dây nối hai chấm tròn trước mỗi cái lều cho ta hình ảnh về đoạn thẳng. Từ đó GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới “Điểm – Đoạn thẳng”.
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: HS nhận biết điểm, đoạn thẳng; đọc tên đêỉm, đoạn thẳng cho trước; nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế, đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu điểm và đoạn thẳng
- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo nội dung sau:
+ Vẽ mắt cho gà con
+ Vẽ cho đủ 6 chấm tròn
+ Vẽ chấm tròn vị trí hồng tâm 
+ Chọn từng cặp thích hợp:
Bước 2: Giới thiệu cách đọc tên điểm, đoạn thẳng
* Điểm
- GV giới thiệu những chấm tròn HS vừa vẽ là hình ảnh của “điểm”. Để phân biệt điểm này với điểm khác người ta dùng các chữ cái A; B; C; D; để gọi điểm.
- GV vẽ lên bảng hai điểm A và B rồi hướng dẫn HS đọc
* Đoạn thẳng
- GV dùng thước vẽ một vạch, nối điểm A và B và giới thiệu: đây là hình ảnh đoạn thẳng.
- GV chỉ vào hình minh họa điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB cho HS đọc
HOẠT ĐỘNG: Thực hành 
Bài 1: 
- GV giới thiệu cách đọc tên điểm và đoạn thẳng
+ Thứ tự đọc: không bắt buộc đọc từ đâu, tuy nhiên người ta thường đọc từ trái sang phải, đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái, đọc theo chiều kim đồng hồ (đối với hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) vả phải đọc lần lượt, không “nhảy cóc”.
+ Đọc theo tên chữ cái: a, bê, xê, ..., không đọc theo âm: a, bơ, cờ,...
- GV chỉ lần lượt từng điểm, đoạn thẳng cho HS đọc:
Bài 2:
- GV hướng dẫn, lưu ý HS để biết đoạn thẳng DE dài bao nhiêu là đúng thì phải nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE có trên thước đo.
- GV cho HS quan sát hình, nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE và kết luận câu đúng, sai
Bài 3:
- GV yêu cầu HS quan sát hình nhận biết và gọi tên đoạn thẳng có trong hình
- GV hướng dẫn HS dùng thước đo, đo độ dài của các đoạn thẳng, lưu ý:
+ Đặt thước đo đúng, ví dụ: vạch số 0 trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ Đọc số đo.
+ Viết số đo vào bảng con. 
- GV mở rộng, giúp HS nhận biết tổng số đo hai đoạn thẳng AB và BC là độ dài đoạn thẳng AC.
+ Đoạn thẳng AB dài: 7 cm.
+ Đoạn thẳng BC dài: 3 cm.
+ Đoạn thẳng AC dài: 10 cm.
Bài 4:
- GV hướng dẫn HS hai bước vẽ đoạn thẳng dài 4 cm theo mẫu:
+ Bước l: Đặt thước đo đúng, chấm một điểm tại vạch số 0 cm và chấm một điểm tại vạch chỉ 4 cm
+ Bước 2: Nối hai điểm vừa vẽ.
- GV yêu cầu: mỗi HS vẽ một đoạn thẳng dài 10 cm ra bảng con, đặt tên cho đoạn thẳng đó. Sau đó bạn bên cạnh đùng thước để kiẻm tra hình vẽ của bạn mình.
D.HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP: 3’
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học 
GV yêu cầu HS về nhà tìm các hình ảnh đoạn thẳng.
-GV nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS quan sát hình vẽ của giáo viên và đọc theo hướng dẫn
- HS quan sát và lắng nghe
- HS đọc theo GV chỉ: điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB
- HS lắng nghe GV giới thiệu cách đọc. 
- HS đọc:
+ Đọc thầm
+ Hai bạn đọc cho nhau nghe
+ Đọc cho cả lớp nghe
- HS lắng nghe GV hướng dẫn
- HS trả lời:
a) Đoạn thẳng DE dài 4 cm: sai.
b) Đoạn thẳng DE dài 3cm: đúng.
- HS nhận biết và gọi tên các đoạn thẳng: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng AC
- HS đo độ dài của các đoạn thẳng và ghi vào bảng con.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS vẽ ra bảng con và thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Tập đọc. Lớp 2A3
Tên bài học: Làm việc thật là vui (1 tiết)
Thời gian thực hiện: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Nói về những việc em thích làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Xung quanh ta, mọi người, mọi vật đều làm việc. Công việc đem lại niềm vui cho mọi người, mọi vật; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học tập, rèn luyện sẽ có nhiều niềm vui.
.* Phẩm chất, năng lực
-Bước đầu biết tự tin và quý trọng bản thân, biết làm những việc có ích.
- Có hứng thú học tập, ham thích lao động 
 2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động khởi động: 3’
– HD HS hoạt động cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về về những việc em thích làm. 
–Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc.
 – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Làm việc thật là vui. 
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát
HS quan sát GV ghi tên bài đọc mới Làm việc thật là vui
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập 23’
 1. Đọc
Luyện đọc thành tiếng 
– GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, chậm rãi, rõ tên và việc làm của mỗi người, mỗi vật).
 – GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: tích tắc, rực rỡ, tưng bừng, bận rộn, nhộn nhịp, 
–HD HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
HS nghe 
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
.Luyện đọc hiểu 
– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: mùa màng (cây trồng trong vụ sản xuất nông nghiệp), sắc xuân (cảnh sắc tươi đẹp, đầy sức sống của mùa xuân), tưng bừng (nhộn nhịp, vui vẻ (thường nói về quang cảnh)),...
 – HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. 
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS chia sẻ 
Hoạt động thực hành: Luyện đọc lại 
– Yêu cầu HS luyện đọc đoạn cuối của bài trong nhóm, trước lớp. 
– HD HS khá, giỏi đọc cả bài. 
– Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. 
– HD HS liên hệ bản thân: chăm chỉ học tập, rèn luyện sẽ có nhiều niềm vui.
-– HS nhắc lại nội dung bài
– HS luyện đọc
ND:Xung quanh ta, mọi người, mọi vật đều làm việc. Công việc đem lại niềm vui cho mọi người, mọi vật 
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
 .
Môn học: Chính tả. Lớp 2A3
Tên bài học: Làm việc thật là vui (1 tiết)
Thời gian thực hiện: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Nghe – viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi một số chữ cái; phân biệt s/x, en/ eng. 
.* Phẩm chất, năng lực
- Có hứng thú học tập, ham thích lao động 
 2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
1.Hoạt động khởi động:5’
– HD HS hoạt động cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về về những việc em thích làm. 
–Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc.
 – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Làm việc thật là vui. 
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát
HS quan sát GV ghi tên bài đọc mới Làm việc thật là vui
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
1. Viết 10’
1.1. Nghe – viết 
–Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn.
 –HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: quét nhà, bận rộn, nhộn nhịp,... 
– GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
 – GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
– HS xác định yêu cầu 
– HS đánh vần
– HS nghe GV đọc 
– HS nghe GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết
1.2. Làm quen với tên gọi một số chữ cái 5’
– Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và bảng tên chữ cái tr. 30 SHS. 
 – HD HS tìm chữ cái phù hợp với tên trong nhóm nhỏ. 
– HD HS chơi trò Tìm bạn ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái. 
–HD HS đọc lại bảng tên chữ cái đã hoàn thành
. – HS học thuộc bảng chữ cái.
-– HS đọc yêu cầu BT 
– HS chơi trò
 – HS học thuộc bảng chữ cái
1.3. Hoạt động: Luyện tập chính tả 6’
 Phân biệt s/x và en/eng 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c). 
–HD HS quan sát tranh, cá nhân thực hiện BT vào VBT. 
– HD HS chơi tiếp sức thực hiện BT trên bảng lớp. 
– HD HS nhận xét kết quả và đặt câu với các từ tìm được. 
– HS nghe GV nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
– HS quan sát tranh và nêu kết quả
– HS chơi tiếp sức thực hiện BT trên bảng lớp
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Toán	Lớp 2A3
 Tên bài học: ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG (TIẾT 2)
Thời gian thực hiện: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Kiến thức
- Thực hành về vị trí, phương hướng.
- Thực hành ước lượng và đếm số lượng của một nhóm đối tượng.
Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: 
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm (yêu thương và bỏ vệ thú vật quý hiếm), yêu nước (thông qua vẻ đẹp của tình Bình Thuận).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
- Vài gương sen (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, phấn, giẻ lau
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 A. Hoạt động khởi động : 3’
-GV cho HS bắt bài hát
-Ổn định , vào bài
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập:28’
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc tên điểm, đoạn thẳng; đo độ dài của đoạn thẳng cho trước.
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV yêu cầu HS ghi số đoạn thẳng của mỗi hình vào bảng con:
- GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng chỉ rõ các đoạn có trong hình và đọc tên các đoạn đó
- GV nhận xét, tuyên dương các HS chỉ và đọc đúng tên các đoạn thẳng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2
- GV sử dụng hình vẽ minh họa cho HS thảo luận cặp đôi:
+ Vẽ đoạn thẳng AC dài 10 cm
+ Xác định ví trí của mỗi chú sên khi bò được 5cm và 3 cm.
+ Đo để biết hai chú sên cách nhau bao nhiêu xăng-ti-mét?
- GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt
 Trò chơi 
C.HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ VÀ NỐI TIẾP: 3’
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học 
GV yêu cầu HS về nhà tìm các hình ảnh đoạn thẳng.
-GV nhận xét, tuyên dương
- HS ghi vào bảng con:
+ Hình ABCD: 4 đoạn thẳng
+ Hình LMN: 3 đoạn thẳng
+ Hình RSOTV: 6 đoạn thẳng
- HS chỉ và đọc tên các đoạn thẳng
- HS lắng nghe
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện các yêu cầu
- Các nhóm trình bày, giải thích cách làm.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
	-HS trả lời, thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Luyện từ và câu. Lớp 2A3
Tên bài học: -MRVT: Bạn bè (1 tiết)
Thời gian thực hiện: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ trẻ em, hoạt động của trẻ em); chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn. 
* Phẩm chất, năng lực
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm
2. Đồ dùng dạy học:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
– Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của trẻ em (nếu có).
 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A.Hoạt động khởi động: 2’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
3. Luyện từ 7’
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
 – HD HS tìm từ ngữ theo yêu cầu; chia sẻ kết quả trong nhóm.
 – HD HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần). 
– HS nghe GV nhận xét kết quả.
– HS xác định yêu cầu của BT 3
– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu 
4.Luyện câu 8’
4.1. Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thành đoạn văn 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, đọc lại các từ ngữ ở BT 3. 
– HD HS thảo luận, chọn từ ngữ phù hợp thay cho { trong cặp đôi. (Đáp án: bạn thân – chạy bộ – bơi lội) 
– HD HS làm bài vào VBT. 
– Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ ngữ. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
– HS xác định yêu cầu của BT 4
– HS làm việc trong cặp đôi. 
HS chia sẻ trước lớp
– HS viết vào VBT . 
4.2. Đặt câu nói về một hoạt động 9’
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.
 – HD HS đặt câu trong nhóm nhỏ nói về việc em thích làm trong ngày nghỉ.
 – HD HS viết 1 – 2 câu đã dặt được vào VBT
. – HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
– HS xác định yêu cầu của BT 4b
– HS đặt câu trong nhóm nhỏ nói 
– HS viết vào VBT
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
Môn học: Kể chuyện Lớp 2A3
Tên bài học: -Đọc một bài thơ về trẻ em (1 tiết)
Thời gian thực hiện: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2021
1. Yêu cầu cần đạt: 
*Kiến thức:
 Chia sẻ một bài thơ đã đọc về trẻ em. 
Biết đặt tên cho một bức tranh tự vẽ
* Phẩm chất, năng lực
 - Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè 
2. Đồ dùng dạy học:
– Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. 
– HS mang tới lớp bài thơ đã tìm đọc
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
A.Hoạt động khởi động:3’
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
B. Hoạt động: Khám phá và luyện tập
1. Đọc mở rộng 7’
1.1. Chia sẻ về một bài thơ về trẻ em 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a.
 – HD HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài thơ, tên tác giả, khổ thơ em thích, nhân vật... và tên cuốn sách, tờ báo có bài thơ đó (nếu em đọc bài thơ trong sách, báo). 
– Một vài HS chia sẻ trước lớp.
 – HS nghe bạn và GV nhận xét
– HS xác đị

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_3_nam_hoc_2021_20.docx