Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 30 (Mới nhất)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Trả lời được các câu hỏi 1,3,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 2 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. Chú ý các từ: quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mững rỡ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
*GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức ; biết ra quyết định đúng .
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
TUẦN 30: Thứ.....ngày.....tháng.....năm......... TẬP ĐỌC (2 TIẾT) AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Trả lời được các câu hỏi 1,3,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 2 (M3, M4). 2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. Chú ý các từ: quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mững rỡ. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. *GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức ; biết ra quyết định đúng . II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - TBHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ - Nội dung chơi: + Tổ chức cho học sinh bốc thăm CH: đọc lại bài Cây đa quê hương + TLCH ... - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực. - Gv kết nối nội dung bài: Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó. - Ghi tựa bài: Ai ngoan sẽ được thưởng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mững rỡ. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ. . *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Lưu ý giọng đọc cho học sinh: b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu. -Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mững rỡ. +Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. *TBHT điều hành HĐ chia sẻ *Dự kiến nội dung chia sẻ của HS: + Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? - Các đoạn được phân chia như thế nào? - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1. - Yêu cầu học sinh xem chú giải và giải nghĩa các từ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn và cho biết câu văn học sinh khó ngắt giọng. - Gợi ý học sinh ngắt giọng câu văn khó. + Thưa Bác./ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè) + Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm! // Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3. - Yêu cầu học sinh đọc bài nối tiếp nhau. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 d. Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm. g. Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên đánh giá - Học sinh lắng nghe, theo dõi. -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm +HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - HS luyện từ khó (cá nhân). -HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm) +Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp. *Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó - Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài. - Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc *Dự kiến câu trả lời: - HS chia thành 3 đoạn. -... -1 học sinh đọc bài. -Hồng hào: (da) đỏ hồng thể hiện sức khoẻ tốt. - Luyện ngắt giọng câu văn dài theo hướng dẫn của giáo viên. - Lắng nghe, ghi nhớ - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi học sinh đọc một đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài. -Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, 1 đoạn trong bài. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Lắng nghe. - Học sinh đọc TIẾT 2 3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: -- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc) - Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk -YC trưởng nhóm điều hành chung - GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2 µTBHT điều hành HĐ chia sẻ. - Mời đại diện các nhóm chia sẻ - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. - Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? - Bác Hồ hỏi các em HS những gì? (M3, M4). -Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? - Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia? - Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? (cho HS chọn câu đúng). -GV: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. - HS nhận nhiệm vụ - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm - HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo - Dự kiến ND chia sẻ: -1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. + Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa - Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không? - Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 + Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. + Vì Tộ mắc cỡ. + Vì Tộ biết nhận lỗi, dũng cảm nhận lỗi. + Vì Tộ chăm ngoan. -Lắng nghe 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (10 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài. - Gọi học sinh dưới lớp nhận xét sau mỗi lần đọc. - Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất. Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2; Đọc hay: M3, M4 - 3 học sinh lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi học sinh đọc 1 đoạn truyện. - Học sinh nhận xét. Lớp theo dõi. - Đọc theo vai nhân vật - Học sinh bình chọn bạn đọc hay - Học sinh lắng nghe. 5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút) + Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? + Nội dung của câu chuyện là gì? - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. *GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức; biết ra quyết định đúng trong một số trường hơp như học tập, lao động - Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân. -VD: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. - Lắng nghe. -HS tương tác, chia sẻ tình huống... 6.HĐ sáng tạo: (2 phút) - Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật cho người thân nghe - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Bé nhìn biển. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TOÁN TIẾT 141: KI – LÔ - MÉT I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết kilômet là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị kilômet. - Biết được quan hệ giữa đơnvị kilômet với đơn vị mét. - Biết tính độ dài đường gấp khúc với với đo theo đơn vị km. - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bảng đồ. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, kí hiệu đơn vị kilômet. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: Bài tập 1, 2, 3. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, Bản đồ Việt Nam. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - GV kết hợp với ban học tập tổ chức trò chơi: Đố bạn + Nội dung chơi: đưa ra một số phép chuyển đổi về đơn vị đo độ dài để HS nêu kết quả: 1 m = . . . dm 1 m = . . . cm (...) - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu : Các em đã được học các đơn vị đo độ dài như xăng-ti-mét, đê-xi-mét, mét. Trong thực tế, chúng ta cũng thường đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, con đường nối giữa các tỉnh, các miền vì thế người ta dùng đơn vị đo là ki-lô-mét. - GV ghi đầu bài lên bảng: Ki-lô-mét. - Học sinh tham gia chơi. -Học sinh tương tác cùng bạn - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét. *Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS (...) - GV trợ giúp HS hạn chế *TBHT điều hành HĐ chia sẻ: - GV ghi bảng : Ki-lô-mét viết tắt là km. - 1 ki-lô-mét có độ dài bằng 1000 mét. - Viết lên bảng: 1km = 1000 m - Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK. Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 -Thực hiện theo YC của trưởng nhóm - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu-> Học sinh cùng tương tác với bạn *Dự kiến ND- KQ chia sẻ: -Theo dõi thao tác của giáo viên và phân tích -Học sinh cùng tương tác với GV - HS đọc. - Ki-lô-mét kí hiệu là km. 1km = 1000m 2km= ...m (VD mở rộng) 3. HĐ thực hành: (14 phút) *Mục tiêu: - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét. - Biết được quan hệ giữa đơnvị ki-lô-mét với đơn vị mét. - Biế tính độ dài đường gấp khúc với với đo theo đơn vị km. - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bảng đồ. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ cho HS - GV trợ giúp HS M1 *TBHT điều hành HĐ chia sẻ Bài 1: - Yêu cầu HS nối tiếp chia sẻ kết quả. - Đánh giá bài làm học sinh. Bài 2: - GV vẽ đường gấp khúc như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc và đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. + Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu ki-lô-mét? + Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu ki-lô-mét? + Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét? - GV nhận xét. Bài 3: - GV treo lược đồ như SGK, sau đó chỉ trên bản đồ giới thiệu: Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km. - Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài. - Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường. - Nhận xét Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập µBài tập chờ: Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. -Thực hiện theo YC của trưởng nhóm - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu->- Học sinh cùng tương tác *Dự kiến ND- KQ chia sẻ: - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Kiểm tra chéo trong cặp. - HS chia sẻ: 1km = 1000m 1000m = 1km 1m = 10dm 10dm = 1m 1m =100 cm 10cm = 1dm - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Kiểm tra chéo trong cặp. + Quãng đường từ A đến B dài 23km. + Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90km. + Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65km. - Học sinh nhận xét. - Quan sát lược đồ. - Làm bài theo yêu cầu. - HS lên bảng, mỗi em tìm một tuyến đường: Hà Nội- Lạng Sơn: 169 km Hà Nội- Vinh: 308 km Vinh- Huế: 368 km TPHCM- Cần Thơ: 174 km TPHCM- Cà Mau: 528 km - Học sinh làm bài rồi báo cáo với GV *Dự kiến ND- KQ báo cáo: a) Cao Bằng xa Hà Nội hơn. b) Hải Phòng gần Hà Nội hơn. c) Quãng đường Vinh – Huế dài hơn. d) Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ ngắn hơn. 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) /?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì? Biết: + Ki-lô-mét kí hiệu là gì? + 1km bằng bao nhiêu mét? /?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì? /?/ Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì? - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy. 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Bài toán: Viết dài hơn hoặc ngắn hơn vào chỗ chấm? + Quãng đường Hà Nội – Đà Nẵng .........................quãng đường Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh. + Quãng đường Hà Nội – Huế ............................quãng đường Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Mi-li-mét. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐẦU( TIẾT 2) ........................................................................................................................................ Thứ.....ngày.....tháng.....năm......... KỂ CHUYỆN AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG. I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Dựa vào tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Một số HS biết kể lại cả câu chuyện (BT2) (M3, M4). Kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ (BT3). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,... *GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức ; biết ra quyết định đúng . II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - CT.HĐTQ điều hành T/C: Thi kể chuyện đúng ,kể chuyện hay. - Nội dung tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện Những quả đào. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, đặc biệt các em sẽ thi xem bạn nào đóng vai Tộ giỏi nhất nhé. - Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia thi kể. - Học sinh dưới lớp lắng nghe, nhận xét. - Lắng nghe. 2. HĐ kể chuyện. (22 phút) *Mục tiêu: - Dựa vào tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Một số HS biết kể lại cả câu chuyện (BT2) (M3, M4). Kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ (BT3). *Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp. - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm *TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ Việc 1: Hướng dẫn kể chuyện Kể lại từng đoạn truyện theo tranh - Kể trong nhóm + GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức tranh trong nhóm. - Kể trước lớp + Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. + Nhận xét, tuyên dương HS. - Câu hỏi gợi ý cụ thể như sau: Tranh 1 + Bức tranh vẽ cảnh gì? + Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu? + Thái độ của các em nhỏ ra sao? Tranh 2 + Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? + Ở trong phòng họp, Bác và các cháu thiếu nhi đã nói chuyện gì? + Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác? Tranh 3 + Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì? + Vì sao cả lớp và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho Tộ? Việc 2: Kể lại toàn bộ truyện (HS M3, M4) - Yêu cầu HS tham gia thi kể. - Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. - Gọi HS lên kể toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ - Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng là “tôi”. - Gọi 1 HS M3 kể mẫu. - Nhận xét Lưu ý: - Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2 - Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4 - Trưởng nhóm điều hành chung - HS thực hiện theo YC *Dự kiến ND chia sẻ + HS kể trong nhóm. Khi HS kể, các em khác lắng nghe để nhận xét, góp ý và bổ sung cho bạn. + Mỗi nhóm 2 HS lên kể. ( dành cho HS M3, M4) + Nhận xét bạn kể. + Bác Hồ tay dắt hai cháu thiếu nhi. + Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa + Các em rất vui vẻ quây quanh Bác, ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. + Bức tranh vẽ cảnh Bác, cô giáo và các cháu thiếu nhi ở trong phòng họp. + Bác hỏi các cháu chơi có vui không, ăn có no không, các cô có mắng phạt các cháu không, các cháu có thích ăn kẹo không? + Bạn có ý kiến ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ. + Bác xoa đầu và chia kẹo cho Tộ. + Vì Tộ đã dũng cảm, thật thà nhận lỗi. - Mỗi lượt 3 HS thi kể, mỗi em kể 1 đoạn (dành cho HS M1) - HS (M3, M4) kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS suy nghĩ trong 3 phút. - 3 đến 5 HS kể. 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp - Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS *TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ - Câu chuyện kể về việc gì? - Câu chuyện nói lên điều gì? Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2 *GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức ; biết ra quyết định đúng . - Học sinh suy nghĩ -> chia sẻ + Dự kiến ND chia sẻ - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút) - Hỏi lại tên câu chuyện. - Qua câu chuyện các em học tập bạn Tộ đức tính gì? (VD - Thật thà, dũng cảm). - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. HĐ sáng tạo: (2 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe theo vai của Tộ -Tìm những câu chuyện có nội dung về đức tính thật thà, dũng cảm để đọc - Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................... CHÍNH TẢ: (Nghe viết) AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. - Làm được bài tập 2a. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết. - Học sinh: Vở bài tập. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể - Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn. - Gọi 2 học sinh lần lượt đọc đoạn văn viết chính tả. - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý: *TBHT điều hành HĐ chia sẻ + Đoạn văn kể về chuyện gì ? + Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Khi xuống dòng chữ đầu câu được viết ntn? Cuối mỗi câu có dấu gì? - Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: Bác Hồ, ùa tới, quây quanh, hồng hào. - Nhận xét bài viết bảng của học sinh. - Học sinh lắng nghe giáo viên đọc. -2 học sinh lần lượt đọc. - Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: * Dự kiến ND chia sẻ: +Đoạn văn kể về Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng. + Chữ đầu câu: Một, Vừa, Ai Mắt. + Tên riêng: Bác, Bác Hồ. + Chữ đầu câu phải viết hoa và lùi vào một ô. + Cuối mỗi câu có dấu chấm. - Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp. - Lắng nghe. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh viết lại chính xác bài chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - GV đọc cho HS viết bài. Lưu ý: - Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - Học sinh viết bài vào vở. 4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa. - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập: (6 phút) *Mục tiêu: rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr. *Cách tiến hành: Bài 2a: T.C Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a, tổ chức cho học sinh thi điền vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng. - Giáo viên chốt kết quả đúng, tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng. - Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo. - Lắng nghe. 6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Cho học sinh nêu lại tên bài học. /?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì? /?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì? - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 7. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: tr/ch. - Viết tên một số tên sự vật có phụ âm: tr/ch - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.Cháu nhớ Bác Hồ. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . THỂ DỤC: TÂNG CẦU. TRÒ CHƠI: TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH. I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Ôn Tâng cầu. Yêu cầu tâng và đón cầu đạt thành tích cao. - Tiếp tục học trò chơi Tung vòng vào đích bằng hình thức tung bóng vào đích. Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động. 2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn. 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao. II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi. Mỗi HS 1 quả cầu. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU - Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước. - Giáo viên nhận xét. - Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, II/ CƠ BẢN: Việc 1: Tâng cầu - Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS Tâng cầu - Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nhớ lại kỹ thuật. - Sau đó YC trưởng nhóm điều khiển cho học sinh thực hiện. - Quan sát, nhắc nhở học sinh. - Nhận xét. Việc 2: Trò chơi “Tung bóng vào đích” - G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi . - Sau đó cho học sinh chơi thử. - Nêu hình thức xử phạt, nhắc nhở HS chơi an toàn, vui vẻ,... -Tổ chức cho HS chơi thật, - Đánh giá. (Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực) III/ KẾT THÚC: - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát. - Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân. - Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn Tâng cầu đã học. 4p 26p 13p 13p 5p Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TOÁN TIẾT 142: MI-LI-MÉT I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết Mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với xăng-ti-mét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm, trong một số trường hợp đơn giản. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: bài tập 1,2,4. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa. Thước kẻ có chia vạch mi-li-mét . - Học sinh: Sách giáo khoa. Thước kẻ có chia vạch mi-li-mét 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết: +Nội dung chơi chơi: đưa ra bài tập để HS so sánh: 267km . . . 276km 324km . . . 322km 278km . . . 278km - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh. - Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã đã được học các đơn vị đo độ dài là xăng-ti-mét, đê-xi-mét, mét, ki-lô-mét. Bài học này, các em được làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa, nhỏ hơn xăng-ti-mét, đó là mi-li-mét. - GV ghi đầu bài lên bảng: Mi-li-mét. - Học sinh tham gia chơi. -Học sinh tương tác cùng bạn - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết Mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với xăng-ti-mét, mét. *Cách tiến hành: Làm việc cả lớp -GV giao nhiệm vụ cho HS +GV trợ giúp HS hạn chế +TBHT điều hành HĐ chia sẻ: - Yêu cầu HS quan sát thước kẻ HS và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và hỏi: Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau? - Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi-li-mét, milimet viết tắt là: mm - 10mm có độ dài bằng 1cm. - Viết lên bảng: 10mm = 1cm. Hỏi: 1 mét bằng bao nhiêu xăng-ti-mét? - 1m bằng 100
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_30_moi_nhat.doc