Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Bài 48: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1.Năng lực đặc thù :

- Năng lực giao tiếp toán học :Trình bày , trao đổi được các vấn đề trong bài học và qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh ,giữa học sinh và học sinh gây hứng thú học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết và nắm được quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

2.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác :HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập

3.Phẩm chất:

Chăm chỉ : Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, các tờ phiếu ghi sẵn các số 100, 200, 300, 1000.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

 

docx 53 trang Hà Duy Kiên 18912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2 NĂM HỌC 2021-2022
 TUẦN 24
Thứ
ngày
Tiết
Môn học/
Giáo viên
Tên bài học
Tiết học/ thời lượng
Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
Thứ 2
28/02/2022
1
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ
2
Toán
Bài 48: Đơn vị, chục, trăm, nghìn (2 tiết)
1 tiết
4
Tiếng Việt
Đọc: Sự tích cây thì là
2 Tiết
5
Tiếng Việt
Đọc: Sự tích cây thì là
Thứ 4
02/03/2022
1
Toán
Bài 48: Đơn vị, chục, trăm, nghìn ( tiết 2)
Luyện tập.
1 tiết
3
Tiếng Việt
Viết: Chữ hoa V
1 tiết
4
Tiếng Việt
Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây thì là
 1 tiết
5
HĐTN
Ghép các bài Tìm sự trợ giúp để giữ gìn tình bạn với bài Trường học hạnh phúc với bài Biết ơn thầy cô thành chủ điểm “Trường học hạnh phúc” dạy trong 1 tiết. -
Không dạy HĐ 2 (Tìm sự trợ giúp để giữ gìn tình bạn); Không dạy HĐ 2 (Trường học hạnh phúc); không dạy HĐ 1 (Biết ơn thầy cô) Phần HĐ sau giờ học GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
Thứ 5
03/03/2022
1
Toán
Bài 49: Các số tròn trăm, tròn chục (2 tiết)
Các số tròn trăm
1 tiết
3
Tiếng Việt
Đọc: Bờ tre đón khách
2 tiết
4
Tiếng Việt
Đọc: Bờ tre đón khách
Thứ 6
04/03/2022
1
Toán
Bài 49: Các số tròn trăm, tròn chục ( tiết 2)
Các số tròn chục
1 tiết
3
Tiếng Việt
Viết: Nghe -viết: Bờ tre đón khách
Phân biệt: d/gi, iu.ưu, ươc/ươt
1 tiết
4
Tiếng Việt
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ về vật nuôi; Câu nêu đặc điểm của các loài vật
1 tiết
5
HĐTN
Sinh hoath lớp.+ATGT Bài 5
-Sinh hoạt lớp theo chủ đề trường học hạnh phúc.
-Tự đánh giá sau chủ đề.
 Thứ 7
05/03/2022
1
Toán
Bài 50: So sánh các số tròn trăm, tròn chục (2 tiết)
So sánh các số tròn trăm, tròn chục.
1 tiết
3
Tiếng Việt
Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn kể lại hoạt động của con vật. 
4
Tiếng Việt
Đọc mở rộng.
1 tiết
 TUẦN 24
 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2022
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
 .
TIẾT 2: Toán
Bài 48: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao tiếp toán học :Trình bày , trao đổi được các vấn đề trong bài học và qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh ,giữa học sinh và học sinh gây hứng thú học tập 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết và nắm được quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác :HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập 
3.Phẩm chất:
Chăm chỉ : Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, các tờ phiếu ghi sẵn các số 100, 200, 300, 1000.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV nêu yêu cầu của tiết học: ôn tập và củng cố kiến thức vể quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm; nắm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
2. Khám phá:
a) Ôn tập về đơn vị, chục, trăm
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.40:
+ Nêu bài toán: Hai bạn Việt và Rô-bốt đang cùng nhau làm những thanh sô-cô-la để làm quà tặng sinh nhật Mai. Ban đầu, hai bạn làm từng thanh sô-cô-la dài, mỗi thanh có 10 miếng (1 miếng chính là 1 ô vuông đơn vị). Sau đó, Rô-bốt gắn 10 thanh sô-cô-la đó thành một tấm sô-cô-la hình vuông.
+ Tấm sô-cô-la hình vuông đó đã đủ 100 miếng sô-cô-la chưa nhỉ?
- GV gắn các ô vuông (các đơn vị-từ 1 đơn vị đến 10 đơn vị) và gắn hình chữ nhật 1 chục ngay phía dưới 10 đơn vị. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số đơn vị, số chục.
- 10 đơn vị bằng?
- GV gắn các hình chữ nhật (các chục-từ 1 chục đến 10 chục) và gắn hình vuông 100 ngay phía dưới 10 chục. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số chục, số trăm.
- 10 chục bằng?
b) Giới thiệu về một nghìn
- GV gắn các hình vuông (các trăm-gắn thành từng nhóm 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm, và nhóm 10 trăm). 
+ Yêu cầu HS quan sát rồi viết số trăm.
+ 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn, viết là 1000 (một chữ số 1 và ba chữ số 0 liền sau), đọc là “Một nghìn”. 
- Yêu cầu HS lần lượt xếp các hình thành nhóm thể hiện số 400 đến 900.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn:
+ Xếp các hình vuông, hình chữ nhật thành một số theo yêu cầu trong phiếu.
+ Các nhóm quan sát sản phẩm của nhau, nêu số mà nhóm bạn xếp được và đối chiếu với yêu cầu trong tờ phiếu.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 10 chục bằng 1 trăm, 10 trăm bằng 1 nghìn.
3. Hoạt động:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.
- Yêu cầu HS đếm rồi viết số theo số đơn vị, số chục, số trăm.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về số theo số đơn vị, số chục, số trăm.
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát.
- 2-3 HS trả lời: Tấm sô-cô-la của Rô-bốt gồm 10 chục hay 100 đơn vị, tức là 100 miếng sô-cô-la.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 2-3 HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 2-3 HS nhắc lại: 10 chục bằng 1 trăm.
- HS quan sát.
+ HS viết số theo yêu cầu.
+ HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh: 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS làm việc nhóm bốn, chia sẻ trước lớp và nhận xét nhóm bạn.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu.
- HS chia sẻ.
 .
TIẾT 3 - 4 : Tiếng việt
CHỦ ĐỀ HÀNH TINH XANH CỦA EM
BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ ( Tiết 1 + 2)
ĐỌC: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu được cách giải thích vui về tên gọi của một số loài cây trong câu chuyện và lý do có loài cây tên là “thì là”
Năng lực văn học : Nhận biết một số loài cây qua bài đọc và tranh minh họa. 
2. Năng lực chung : 
-Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập 
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tương tác với bạn, cô giáo, cha mẹ, người thân để giải quyết vấn đề liên quan đến bài học.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên
a) Kiến thức: 
- Cách đọc hiếu thế loại truyện cồ tích (loại truyện cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật). Cảm nhận được nghệ thuật gây cười trong câu chuyện Sự tích cây thì là.
- PP dạy học phát huy trải nghiệm, tăng cường hoạt động thực hành giao tiếp.
b) Phương tiện dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc
- Chuẩn bị tranh ảnh một số loài cây, một số đồ dùng đơn giản (tranh hoặc mũ có hình cây dừa, cây cau, cây mít, cây cải,...) để HS đóng vai.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động:
Ôn:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Bắn tên”
Cách chơi:
+ Người quản trò sẽ hô: “Bắn tên, bắn tên” và cả lớp sẽ đáp lại: “tên gì, tên gì”
+ Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời: Giới thiệu thông tin về 1 con vật hoang dã mà em biết.
+ Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà
+ Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong
Khởi động:
- Gv treo tranh, yêu cầu hs thảo luận nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Nói tên các cây rau có trong tranh.
+ Nói tên một số cây rau khác mà các em biết.
- Gv nhận xét kết nối bài mới: Ngoài các cây rau mà các em vừa nêu. Cô có 1 cây rau (Gv vừa cho hs xem cây thì là) có tên là rau thì là còn gọi là thìa là, ở nước ta được trồng làm gia vị và làm thuốc. Không chỉ giàu vitamin A và vitamin C, thì là còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng khác, giúp ngăn ngừa và giảm viêm. Ngoài ra, trong cây thì là cũng có một số thành phần có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Để biết được vì sao nó lại có cái tên thì là, cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài tập đọc ngày hôm nay: Sự tích cây thì là. Gv ghi đề bài: Sự tích cây thì là ( Hoạt động: Đọc)
2.Đọc văn bản:
Đọc mẫu:
- Gv nêu cách đọc: Giọng của trời đọc chậm rãi, thể hiện giọng nói, ngữ điệu của người có uy lực. Và đọc mẫu.
- Bài đọc có mấy câu?
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu lần 1
+ Luyện đọc từ khó: mừng rỡ, chỉ tay, mãi, bỗng, mảnh khảnh, suy nghĩ, ...
+ Gv phân biệt, hướng dẫn, đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc từ
+ Gọi hs đọc toàn bộ từ khó.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp câu lần 2
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
Khi các loài cây đều đã có tên,/ bỗng một cái cây dáng mảnh khảnh,/ lá nhỏ xíu đến xin đặt tên.//
Thưa trời,/ khi nấu canh rêu cá/ hoặc làm chả cá/, chả mực/ mà không có con/ thì mất cả ngon ạ. //
+ Gv hướng dẫn – đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc
Đọc đoạn:
- Gv chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu dến Chú cây tỏi.
+ Đoạn 2: phần còn lại.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 1. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn lần 2 và kết hợp giải nghĩa từ: 
+ Như thế nào là mảnh khảnh?
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 3. 
- Yêu cầu hs đọc đoạn theo nhóm 2
- Yêu cầu hs thi đọc theo nhóm
- Nhận xét – tuyên dương nhóm đọc tốt
- Yêu cầu hs đọc toàn bài
- Khủng long (Tiết 6)
- Hs tham gia chơi
Vd: Con vật mà em muốn giới thiệu là con sư tử. Thức ăn của nó là thịt tất cả các động vật, nó có thể không uống nước trong 4 ngày. Môi trường sống chính của sư tử là đồng cỏ và đồng bằng Châu Phi.
- Thảo luận nhóm đôi quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ hành, rau cải thìa, bắp cải, su hào, cà rốt,...
+ Cây ra muống, cây bắp cải, cây rau ngót, cây rau ngải cứu,...
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Hs lắng nghe và đọc thầm theo
- 16 câu
- 1 em/ 1 câu
+ Lắng nghe
+ Cá nhân, đồng thanh
+ 1 hs đọc
- 1 em/ 1 câu
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Cá nhân
- Theo dõi, đánh dấu
- 1 em/ 1 đoạn
- 1 em/ 1 đoạn
+ Mảnh khảnh là cao, gầy, nhỏ, trông có vẻ yếu ớt.
- 1 em/ 1 đoạn
- Luyện đọc theo nhóm
- 2 nhóm thi đọc
- Nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 hs đọc
 Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi: 
Câu 1. Đóng vai trời và cây cối, diễn lại cảnh trời đặt tên cho các loài cây.
- Gọi hs đọc câu hỏi
- Yêu cầu hs đọc mẫu trong sgk
- Yêu cầu hs lên đóng vai
- Gv nhận xét, tuyên dương
* Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 đọc thầm từng đoạn và nêu câu hỏi:
Câu 2. Để được trời đặt tên, cái cây dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đã giới thiệu về mình như thế nào?
Câu 3. Vì sao cây này có tên là “thì là”?
- Gv nhận xét, giáo dục hs: Các em thấy bạn rau cuối cùng vì quá hấp tấp, chưa nghe hết lời nên bạn có tên rất là ngộ nghĩnh. Vì vậy, các em khi nghe người lớn nói chuyện thì mình không được xen vào mà hãy nghe hết câu để xem người lớn nói gì với mình
Câu 4. Theo em, bạn bè cùa cây nhỏ sẽ nói gì khi nó khoe tên mình là cây “thì là”?
- Câu chuyện cho em biết điều gì?
*Luyện đọc lại:
- Gv đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu 1 hs đọc lại
4. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.
- Bài yêu cầu gì?
- Gv yêu cầu hs thực hiện đóng vai trước lớp
- Gv nhận xét, tuyên dương
Câu 2: Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.
- Gv nêu yêu cầu bài
- Gv hướng dẫn cách thực hiện: Thảo luận nhóm, chọn tên một trò chơi cần có nhiều người tham gia, sau đó nói lời đề nghị bạn chơi cùng và đáp lời đề nghị. 
+ Gv bao quát lớp và hỗ trợ các hs khó khăn.
- Gv mời các nhóm hs đóng vai nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.
- Gv nhận xét, tuyên dương
5. Củng cố
- Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong bài đọc.
- Dặn hs về đọc lại cho người thân nghe.
6. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- Hs hát, chơi 1 trò chơi
- 1 hs đọc
- 2 hs đọc
- 4 hs thực hiện đóng vai trước lớp
- Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu
+ Để được trời đặt tên, cái cây mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đã giới thiệu về mình: Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ.
+ Do hấp tấp, vội vàng nên cây nhỏ đã nhâm lời lẩm nhẩm của trời là lời trời đặt tên cho cây.
- Lắng nghe, ghi nhớ
+ Tên hay quá!/ Tên bạn rát dễ nhớ!/ Chúc mừng bạn đã có cái tên đặc biệt!/ Tên bạn đặc biệt quá!/...
- Biết được sự ra đời của cái tên thì là và công dụng của cây thì là.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm
- Đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.
- 1 – 2 hs thực hiện
VD: Thưa trời, xin trời đặt cho con một cái tên thật hay ạ./ Thưa trời, con muốn trời đặt cho con một cái tên đẹp ạ!
- 1 hs nêu, lớp đọc thầm
- Hs hoạt động theo cặp 
- 2 – 3 nhóm thực hiện, nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Không nên hấp tấp, vội vàng. Có tính cẩn thận, ai nói gì cũng phải nghe đầy đủ từ đầu đến cuối.
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 02 tháng 03 năm 2022
TIẾT 1: Toán
Bài 48: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao tiếp toán học :Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài học và qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh gây hứng thú học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác :HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập 
3.Phẩm chất:
Chăm chỉ : Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập, hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV nêu yêu cầu tiết học: Ôn tập và củng cố kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
- Trước khi bắt đầu tiết học, cô cùng các em ôn lại kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn:
+ 1 chục = ... đơn vị
+ ... chục = 1 trăm
+ ... trăm = 1 nghìn
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.
- GV hỏi: 10 chiếc bánh là bao nhiêu?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?
b) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42, nêu: mỗi lọ có 100 viên kẹo, 100 viên kẹo là 1 trăm viên kẹo.
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
b) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu tranh sgk/tr.42.
- Yêu cầu HS dựa vào cấu tạo thập phân của số để hoàn thiện bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42.
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- 2-3 HS trả lời: 10 chiếc bánh là 1 chục bánh.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp:
a) Có 2 khay bánh; có tất cả 20 chiếc bánh (2 chục tức là 20).
b) Có 10 khay bánh; có tất cả 100 chiếc bánh (10 chục tức là 100).
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc nhóm 2.
- HS chia sẻ trước lớp:
a) Có 4 lọ kẹo; có tất cả 400 viên kẹo (4 trăm tức là 400).
b) Có 7 lọ kẹo; có tất cả 700 viên kẹo (7 trăm tức là 700).
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
- HS thực hiện.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm 2.
- HS chia sẻ trước lớp.
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu 400 chiếc bánh.
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được 80 chiếc bánh.
TIẾT 3: Tiếng việt
BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ (Tiết 3)
VIẾT: CHỮ HOA V
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù :
Năng lực ngôn ngữ :
- Biết viết chữ viết hoa V cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Vườn cây quanh năm xanh tốt
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS viết được chữ hoa V trong vở tập viết 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá về: cách viết chữ hoa V và câu ứng dụng. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất :
- Chăm chỉ - Học sinh tập trung lắng nghe cô hướng dẫn viết chữ V
- Trách nhiệm : Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ hoa V. Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ 
(cỡ vừa và nhỏ).
- HS : Vở Tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động:
a) Ôn:
- Tiết trước học bài gì?
- Yêu cầu hs đọc bài Sự tích cây thì là và trả lời câu hỏi sgk
- Gv nhận xét
b) Khởi động: 
- Hát
- Gv giới thiệu bài: Các em đã học và viết được chữ viết hoa U. Tiết học hôm nay cô giới thiệu và hướng dẫn các em viết chữ hoa V. Ghi đề bài: Sự tích cây thì là ( Hoạt động: Viết)
2.Hướng dẫn viết chữ hoa V:
- Gv giới thiệu mẫu chữ viết hoa V và hướng dẫn hs viết:
+ Quan sát mẫu chữ V thảo luận nhóm đôi nêu: 
Ÿ Chữ hoa V cao mấy ô li? Rộng mấy ô li?
Ÿ Chữ hoa V gồm mấy nét?
+ Yêu cầu các nhóm trình bày
+ Gv nhận xét
+ Gv viết mẫu trên bảng lớp (cách viết chữ hoa H trên màn hình). Gv vừa viết vừa giảng giải quy trình: Nét 1 (đặt bút trên đường kè 5, viết nét cong trái rôi lượn ngang, dừng bút trên dường kẻ 6), nét 2 (từ điểm dừng bút của nét 1, chuyên hướng đấu bút đi xuống để viết nét thẳng đứng, lượn ở hai đáu nét lượn dọc, đến đường kẻ 1 thì dừng lại), nét 3 (từ điểm dừng bút của nét 2, chuyến hướng đẩu bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kè 5).
- Yêu cầu hs viết bảng con
+ Gv quan sát, uốn nắn những hs còn gặp khó khăn.
- Gv nhận xét, sửa sai
- Gọi hs nêu lại tư thế ngồi viết bài
- Gv yêu cầu hs mở vở và viết chữ hoa V vào vở tập viết.
- Gv theo dõi hs viết bài trong VTV2/T2.
- Gv hướng dẫn hs tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
3.Viết từ ứng dụng:
- Gv viết sẵn câu ứng dụng lên bảng
- Gv yêu cầu hs đọc câu ứng dụng: Vườn cây quanh năm xanh tốt.
- Câu ứng dụng có mấy tiếng?
- Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li? Những chữ cái nào cao 2 li? Những chữ cái nào cao 1 li? Con chữ t cao bao nhiêu?
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? 
+ Vị trí dấu chấm câu đặt ở đâu?
- Gv hướng dẫn viết chữ viết hoa V cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.
- YCHS viết câu ứng dụng vào vở
- Quan sát, uốn nắn hs viết chậm
- Gv hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
4.Củng cố
- Hôm nay, các em đã học chữ hoa gì?
- Tổ chức cho hs thi đua tìm các câu có chữ hoa V vừa học.
- Gv nhận xét, khen ngợi, động viên hs.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới
- Sự tích cây thì là (Tiết 1 + 2)
- 2 – 3 hs thực hiện
- Cả lớp cùng hát
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Quan sát
+ Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Chữ hoa V cao 5 ô li. Rộng 5 ô li.
Ÿ Chữ hoa V gồm 3 nét.
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lắng nghe và theo dõi
- 1 em viết bảng, lớp viết bảng con
- Lắng nghe
- 1 hs nêu lại tư thế ngồi viết.
- Hs viết chữ viết hoa V (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập 2.
- Hs góp ý cho nhau theo cặp. 
- Hs quan sát
- Hs đọc câu ứng dụng. 
- 6 tiếng
- Hs quan sát và nêu viết hoa chữ V, vì là chữ đầu câu.
+ Độ cao của V, y, h (2,5 li); q (2 li); các chữ còn lại cao 1 li; t (1,5 li).
+ Đặt dấu thanh dấu huyền đặt trên chữ cái ơ (Vườn), dấu sắc đặt trên chữ cái ô (tốt).
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.
+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái t của tiếng tốt.
- Quan sát và ghi nhớ
- Hs viết vở câu ứng dụng 
- Hs đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho bạn.
- 1 hs nhắc lại
- Hs thi đua VD: Vườn hoa trường em rất đẹp. 
- Lắng nghe
 .
TIẾT 4: Tiếng việt
BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ (TIẾT 4)
NGHE – NÓI: KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Sự tích cây thì là.
- Kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
2.Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Học sinh phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm cùng nhau thảo luận các bức tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện sự tích cây thì là 
+ Năng lực giải quyết vấn đề ,sáng tạo: Hs vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
Phẩm chất : Yêu quý cây cối, thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động:
a) Ôn:
- Tiết trước học bài gì?
- Yêu cầu hs viết chữ hoa V và Vườn
- Gv nhận xét
b) Khởi động: 
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Lật mảnh ghép”
Cách chơi:Có 1 bức tranh (ảnh) ẩn dưới 4 mảnh ghép.
+ Mỗi hs có quyền lựa chọn 1 mảnh ghép.
+ Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở. Trả lời sai bạn khác sẽ có quyền trả lời.
+ Từ miếng ghép thứ 2, ai có câu trả lời đúng về nội dung bức tranh sẽ là người thắng cuộc.
Ÿ Câu hỏi 1: Cây gì thẳng tắp trước nhà
 Trái ngon dành tặng riêng bà, bà ơi?
Ÿ Câu hỏi 2: Cây gì có củ màu cam
 Thỏ mà vớ được rất ham, rất nghiền?
Ÿ Câu hỏi 3: Lá thì làm mái lợp nhà
Quả thì lấy nước như pha với đường
Cùi thì làm kẹo quê hương
Vỏ thì dệt vải, bện thừng, khảm ghe?
Ÿ Câu hỏi 4: Cây xanh mà lá cũng xanh
Cái gốc trắng nõn nấu canh ngọt lừ?
Ÿ Tranh vẽ gì?
- Gv dẫn dắt ghi tên bài: Sự tích cây thì là (Hoạt động: Nghe - nói)
Nhắc lại sự việc trong từng tranh.
- Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
+ Tranh 1: 
Ÿ Tranh vẽ cảnh gì?
Ÿ Cây cối lên trời để làm gì?
+ Tranh 2: 
Ÿ Tranh vẽ cảnh gì?
Ÿ Trời nói gì với các loài cây?
+ Tranh 3: 
Ÿ Tranh vẽ cảnh gì?
Ÿ Cuộc nói chuyện giữa trời và cây nhỏ diễn ra như thế nào?
+ Tranh 4: 
Ÿ Tranh vẽ cảnh gì?
Ÿ Vì sao cây nhỏ có tên là “thì là”?
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, chốt câu trả lời đúng
3.Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Gv hướng dẫn hs cách kể chuyện: 
+ Bước 1: Hs làm việc cá nhân, nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh để tập kể từng đoạn của câu chuyện, cố gắng kể dùng lời nói của các nhân vật trong câu chuyện (không phải kể đúng từng câu từng chữ).
+ Bước 2: Hs tập kể chuyện theo nhóm 4 và góp ý cho nhau. 
- Gv mời hs kể trước lớp (kể nối tiếp các đoạn).
- Gv động viên khen ngợi
- Em nào có thể kể lại toàn bộ câu chuyện cho lớp nghe?
- Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?
- Gv nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện: Không nên hấp tấp, vội vàng. Có tính cẩn thận, ai nói gì cũng phải nghe đầy đủ từ đầu đến cuối. 
4.Vận dụng: Cùng người thân kể tên các loài cây ở xung quanh em.
- Gv hướng dẫn hs thực hiện: Nhiều bạn không biết tên các loài cây được trồng ở nhà, ờ trường hoặc ở phố phường, thôn xóm. Nhiều bạn không biết tên các loài rau là thức ăn hằng ngày. Hôm nay, về nhà, các em sẽ hỏi người thân tên gọi của một số loài cây ở xung quanh em (ở nhà, ở đường phố, thôn xóm,...). Được tận mắt nhìn cây cối thì mới dễ nhớ tên và đặc điểm của cây.
- Các em nhớ tên cây để đến lớp chia sẻ với các bạn.
3. Củng cố
- Gv yêu cầu hs nhắc lại những nội dung đã học.
- Gv tóm tắt lại những nội dung chính: Sau bài học Sự tích cây thì là, các em đã:
+ Đọc hiểu bài Sự tích cây thì là.
+ Viết đúng chữ viết hoa V cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng.
+ Kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là. 
- Gv yêu cầu hs nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- Khuyến khích hs kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
- Gv nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới
- Sự tích cây thì là (tiết 3)
- 1 viết bảng, lớp viết bảng con
- Hs tham gia chơi
Ÿ Cây cau
Ÿ Cây cà rốt
Ÿ Cây dừa
Ÿ Cây cải
Ÿ Tranh vẽ các loài cây đang lên trời, đứng trước cổng trời bồng bềnh mây khói.
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Hoạt động nhóm 4 quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1:
Ÿ Cây cối kéo nhau lên gặp ông trời.
Ÿ Cây cối kéo nhau lên trời để được ông trời đặt tên cho.
+ Tranh 2:
Ÿ Trời đang nói chuyện với cây cối.
Ÿ Trời đang đặt tên cho từng loài cây.
+ Tranh 3:
Ÿ Trời và một cây nhỏ đang nói chuyện.
Ÿ Cuối buổi có một cái cây nhỏ xin trời đặt tên. Trời hỏi cây nhỏ có ích gì, cây đã kể ích lợi của mình cho trời nghe. Trời đang suy nghĩ xem nên đặt cho cây nhỏ tên gì: “Tên chú thì... là... thì... là...”.
+ Tranh 4:
Ÿ Cây nhỏ chạy về với các bạn.
Ÿ Do hấp tấp, vội vàng nên cây nhỏ đã nhâm lời lẩm nhẩm của trời là lời trời đặt tên cho cây.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
VD:
+ Tranh 1: Thuở xưa cây cối không có tên. Trời đã gọi chúng lên để đặt tên.
+ Tranh 2: Trời dặt tên cho từng cây. Lúc đẩu trời nói: “Ghú thì ta đặt tên cho là... Vể sau, trời chỉ nói vắn tắt: Chú thì là cây cải. Chú là cây ớt. Chú là cây tỏi,...”.
+ Tranh 3: Cuối buổi có một cái cây nhỏ xin trời đặt tên. Trời hỏi cây nhỏ có ích gì, cây đã kể ích lợi của mình cho trời nghe. Trời đang suy nghĩ xem nên đặt cho cây nhỏ tên gì: “Tên chú thì... là... thì... là...”.
+ Tranh 4: Cây nhỏ tưởng trời đặt tên cho mình là “thì là” liền mừng rỡ chạy tới báo tin cho bạn bè: “Trời đặt tên cho tôi là cây “thì là” đấy!”.
- 4 hs kể trước lớp, cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- 1 – 2 hs kể
- Không nên hấp tấp, vội vàng. Có tính cẩn thận, ai nói gì cũng phải nghe đầy đủ từ đầu đến cuối.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe và thực hiện
- Hs nêu
- Lắng nghe
- Hs nêu ý kiến về bài học
- Lắng nghe
- Lắng nghe
 .
TIẾT 5: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Các việc HS làm được 
- HS xây dựng khái niệm “Trường học hạnh phúc” theo tưởng tượng, mơ ước của mình. 
- Yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. Mong muốn góp sức mình để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.
2. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giao tiếp hợp tác: thể hiện thông qua việc hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể, 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Giúp HS cùng nghĩ về ngôi trường mà mình mơ ước, về những điều mà các em mong muốn sẽ có ở ngôi trường của mình.
-Biết ơn thầy cô thông qua lời nói hoặc hành động.
3.Phẩm chất :
- Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập 
- Trách nhiệm: Có ý thức sinh hoạt nề nếp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một vài hình ảnh về Trường học
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
− GV đề nghị HS chia sẻ với các bạn theo mẫu câu: “Ở trường, tớ thích nhất là ”; “Hằng ngày, tớ rất thích đến ” (Nơi nào ở trường?)
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động: Tham gia xây dựng kế hoạch “Trường học hạnh phúc”.
− GV đề nghị HS cùng nhớ lại những nơi ở trường bằng các câu hỏi:
+ Trường chúng ta có những nơi nào, phòng ban nào? Nơi nào, hoạt động nào ở trường làm em thấy hạnh phúc?
+ Em không thích nơi nào trong trường? Vì sao? Em có muốn thay đổi nó không? Thay đổi như thế nào? 
− GV đề nghị mỗi tổ cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch “Trường học hạnh phúc”. Phân công cụ thể hoạt động được viết hoặc vẽ vào một tờ giấy A3.
− HS trình bày ý tưởng của mình trước lớp.
− GV đặt câu hỏi để gợi ý thêm cho nội dung công việc. Ví dụ:
+ Nếu sân trường nhiều rác, chúng ta sẽ làm gì?
+ Các em hãy đánh giá về lượng cây xanh và hoa ở trường mình, liệu có ít quá không? Chúng ta sẽ làm gì?
-Ở trường ai là người dạy dỗ các em?
-Em làm gì để thể hiện lòng biết ơn thầy cô?
Viết điều em muốn nói thể hiện lòng biết ơn với thầy cô
- GV kết luận: Mỗi Sao nhi đồng đưa ra được nội dung kế hoạch cho Sao của mình, phân công cụ thể cho từng bạn, hẹn ngày giờ, thống nhất trang phục, phương tiện, công cụ thực hiện, 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: “Trường học hạnh phúc là ” .
- Mỗi nhóm (tổ) dùng giấy A0 để vẽ theo phương pháp Khăn trải bàn về chủ đề: “Điều gì ở trường có thể khiến tôi hạnh phúc?”. Mỗi HS vẽ một sự vật hoặc sự việc tưởng tượng. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: HS cùng định nghĩa về trường học hạnh phúc. Ví dụ: “Trường học hạnh phúc là khi được chơi ngoài vườn trường nhiều hơn” 
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Xây dựng lên khẩu hiệu: Điều em muốn nói, việc em muốn làm và tuyên truyền đến các bạn trong trường.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS thực hiện. 
- 2 – 3 HS trình bày
- 2-3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
-Học sinh thực hiện HĐ này .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
 ..
Thứ năm ngày 03 tháng 03 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
Bài 49: CÁC SỐ TRÒN TRĂM, TRÒN CHỤC (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_24_na.docx