Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 29 - Đặng Thị Luyến

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 29 - Đặng Thị Luyến

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Học sinh làm được:

- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.

- Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.

2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

doc 14 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 15788
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 29 - Đặng Thị Luyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 281-282
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ 
Tập đọc : CẢM ƠN ANH HÀ MÃ 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.
- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết các nhân vật, NL giao tiếp nhóm, NL tự chủ, nắm bắt thông tin.
- Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
A. Khởi động 
YCHS quan sát tranh:Tranh vẽ gì?
+ Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!”
+ Nếu em chót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào?
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
2
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
30
TIẾT 1
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, giọng dê con từ hách dịch đến nhẹ nhàng, giọng anh hà mã thay đổi theo cách nói, giọng của cún con nhẹ nhàng lịch sự.
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ lắc đầu, bỏ đi.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn”
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự...
- Luyện đọc câu khó: 
+ Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: - Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?//
+ Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi:
 - Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.// Em xin lỗi ạ!//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
34
TIẾT 2
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.85.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.
+C1: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?
+C2:Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông?
+C3:Vì sao dê con thấy xấu hổ? 
+C4: Em học được điều gì từ câu chuyện này?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
-C1:...lắc đầu bỏ đi.
-C2: đáp án C
-C3: ...vì dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép...
-C4: ...khi muốn nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, phải nói một cách lịch sự, lễ phép, phải cảm ơn một cách lịch sự. 
 *Hoạt động 3: 
Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
* Hoạt động 4: 
 Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- GV NX và thống nhất câu TL
- Nhận xét, tuyên dương HS.
1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.
- 1 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 
- Đại diện nhóm chia sẻ
a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự
b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. 
- HS chuẩn bị tiết sau.
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 
Trường: Tiểu học Trưng Trắc
Giáo viên:Đặng Thị Luyến
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 283
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ 
Tập viết: CHỮ HOA M (kiểu 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
A. Khởi động 
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
1-2 HS chia sẻ.
2
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
30
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M (kiểu 2).
+ Chữ hoa M (kiểu 2) gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M (kiểu 2).
Cấu tạo: chữ M (kiểu 2) cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 li; gôm 3 nét: nét 1 là nét móc hai đẩu trái đều lượn vào trong, nét 2 là nét móc xuôi trái, nét 3 là kết hợp của hai nét cơ bản lượn ngang và cong trái nối liển nhau, tạo vòng xoắn nhỏ phía trên.
 Cách viết: Nét 1 đặt bút lên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu trái (2 đẩu đều lượn vào trong), dừng bút ở đường kẻ 2. Nét 2 tìi điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở đưòng kẻ 5, viết nét móc xuôi trái, dừng bút ở đưòng kẻ 1. Nét 3 tìỉ điểm dìing bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở đường kẻ 5, viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đẩu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở đường kẻ 2.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng (Muốn biết phải hỏi được hiểu là có rấí nhiểu điều chúng ta chưa biết, phải hỏi người biết thì ta sẽ biết. Muốn giỏi phải học được hiểu là không ai tự nhiên biết, tự nhiên giỏi. Nếu thường xuyên học hỏi và rèn luyện thì sẽ giỏi.).
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa M (kiểu 2) đầu câu.
+ Cách nối từ M (kiểu 2) sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
 * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- HS thực hiện.
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- HS chuẩn bị tiết sau.
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 
Trường: Tiểu học Trưng Trắc
Giáo viên:Đặng Thị Luyến
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 291-292
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ 
Nói và nghe :CẢM ƠN ANH HÀ MÃ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động 
 Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- 1-2 HS chia sẻ.
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. 
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và nhận diện các nhân vật, nói về sự việc trong tranh theo nhóm và trả lời theo CH gợi ý dưới mỗi tranh.
+ Trong tranh có những nhân vật nào?
+ Mọi người đang làm gì?
- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ hs.
- Chốt ND sau mỗi tranh
- Nhận xét, động viên HS.
- HS đọc yêu cầu
 HS quan sát từng tranh và nhận diện các nhân vật (cún, dê con, cô hươu, anh hà mã).
- HS hđ nhóm 4
- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ
* Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện Cảm ơn anh hà mã
- YC HS dựa vào 4 tranh kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ nội dung câu chuyện.
 Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; tập kể từng đoạn và cả câu chuyện (không cần chính xác từng câu chữ như trong bài đọc).
Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm và góp ý cho nhau.
Lưu ý: Với HS chưa thể kể được cả câu chuyện, GV chỉ yêu cẩu kể 1 - 2 đoạn em thích hoặc em nhớ nhất.
- Gọi HS tập kể trước lớp đoạn mà con thích nhất; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Gọi HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
 HS tập kể theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- 2-3hs kể trước lớp
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
GV lưu ý HS về thông điệp của bài học: muốn được ngưòi khác giúp đỡ, em phải hỏi hoặc để nghị một cách lịch sự; được người khác giúp đỡ, em phải nói lời cảm ơn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
-HS suy nghĩ cá nhân và TL
-...muốn được người khác giúp đỡ em phải hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự, được người khác giúp đỡ em phải nói lời cảm ơn.
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- HS chuẩn bị tiết sau.
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 
Trường: Tiểu học Trưng Trắc
Giáo viên:Đặng Thị Luyến
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 285-286
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
TẬP ĐỌC:TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung: biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động.
- Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để liên lạc với bạn bè, người thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
ÔN BÀI CŨ
- Gọi đọc bài Cảm ơn anh hà mã.
- Em thấy bài học đó có gì thú vị?
- Nhận xét, tuyên dương.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
2
A. Khởi động 
-Em có người thân nào ở xa?
- Khi xa những người ấy em cảm thấy như thế nào?
- Làm thế nào để em có thể liên lạc được với người ấy?
- 3-4 HS chia sẻ.
2
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
30
TIẾT 1
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng kể, nhấn giọng ngắt nghỉ đúng chỗ.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn
+Đ1: Từ đầu đến khi ở xa
+Đ2: Từ xa xưa đến tìm thấy
+Đ3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ-nét...
- Luyện đọc câu dài: 
+ Nhờ có in-tơ-nét,/ bạn cũng có thể/ nhìn thấy/ người nói chuyện với mình,/ dù hai người/ đang ở cách nhau rất xa.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- 1HS đọc lại toàn bài
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc CN, ĐT
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS luyện đọc theo nhóm ba.
34
TIẾT 2
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.88.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi 
+C1: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào?
+C2:Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?
+C3:Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào? 
+C4: Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
- GV lắng nghe NX và bổ sung, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Lớp đọc thầm theo
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
-C1:...huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh.....
-C2: ...vì bồ câu nhớ đường rất tốt, nó có thể bay qua một chặng đường dài...
-C3: ...viết thư, gọi điện thoại, trò chuyện qua in-tơ-nét...
-C4: HS chọn nhiều cách TL. 
 * Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- HS chon đọc đoạn mình thích nhất
- Nhận xét, khen ngợi.
-HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm chia sẻ.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.47.
a) Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại.
a) Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Nói tiếp để hoàn thành câu:
- Gọi HS đọc YC sgk/ tr.88 và TL
- Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể....
- GV tổng kết các ý kiến phát biểu của HS, nhấn mạnh công dụng của in-tơ-nét và nhắc nhở HS sử dụng có hiệu quả.
- HS đọc.
- HS nêu.
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 
Trường: Tiểu học Trưng Trắc
Giáo viên:Đặng Thị Luyến
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 287
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
Chính tả (NV): TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu, viết đúng một số từ ngữ khó viết: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện
- Làm đúng các bài tập chính tả.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2
A. Khởi động 
- Cho HS hát một bài.
- Hát
2
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
30
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết.
+ Viết hoa chü cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện,...
+ Ngổi đúng tư thế, cấm bút đúng cách.
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
+ in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
 HS lắng nghe.
- HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
Bài 2. trong sgk tr. 88.
-GV chiếu một số từ ngữ có tiếng chứa vẩn eo hoặc oe lên bảng, VD: con mèo, nhãn nheo, 
-Cho HS làm việc nhóm đối, tìm các từ ngữ có tiếng chứa vần eo hoặc oe và ghi các từ ngữ tìm được vào giấy màu (màu xanh: vẩn eol; màu vàng: vẩn oe).
-Gọi HS đọc to các từ ngữ có chứa vần eo! oe mà mình đã tìm được.
-GV dán các từ ngữ HS tìm được lên bảng, nhận xét, chỉnh sửa cách viết để giúp HS viết đúng chính tả.
-GV hướng dẫn HS cách phân biệt và viết đúng 2 vẩn.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr47.
Bài3.HS đọc y/c ý b (88)
B.Tìm từ ngữ cỗ tiếng chửa ên hoặc ênh.
-GV chiếu các từ ngữ mẫu lên trên bảng, hướng dẫn HS phân biệt 2 vần.
-GV nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, lưu ý những từ ngữ chưa chính xác.
- GV chữa bài, nhận xét.
1 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp
- HS chia sẻ. 
+ eo: chèo thuyền, con mèo, nhăn nheo...
+oe: chim chích chòe, lập lòe, lóe sáng...
-HS làm việc nhóm, tìm các từ ngũ có tiếng chứa vẩn ên hoặc ênh và viết vào các tờ giấy màu xanh và vàng (mỗi vần một màu khác nhau).
-Đại diện các nhóm HS dán các từ ngữ mình tìm được trên bảng và đọc to các từ
-HS đọc đồng thanh các từ ngữ có tiếng chứa vần ên hoặc ênh đã tìm được
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- HS chuẩn bị tiết sau.
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 
Trường: Tiểu học Trưng Trắc
Giáo viên:Đặng Thị Luyến
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 288
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI; 
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- HS phát triển được vốn từ về giao tiếp, kết nối.
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Phát triển được khả năng giao tiếp, kết nối
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu được công dụng của đồ vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2
A. Khởi động 
- Cho HS hát một bài
2
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
30
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Tìm từ ngữ chỉ hoạt động.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, nêu:
+ Từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi tranh:
- GV chữa bài, nhận xét.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
+ Tranh 1: đọc thư
+ Tranh 2: gọi điện thoại
+ Tranh 3: xem ti vi
- HS hđ nói theo nhóm
- 1 số HS chia sẻ
* Hoạt động 2 Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật 
Bài 2: 
-GV gọi HS đọc yêu cẩu của bài.
-GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nói tiếp để hoàn thành câu.
-GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác nhận xét và nêu đáp án của mình.
-GV tổng kết ý kiến của các nhóm, nhận xét vể các đáp án của HS, thảo luận với HS cách tìm ra đáp án đúng.
Dự kiến đáp án:
+Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với ông bà ở quê.
+Nhờ có máy tính, em có thể biết được nhiều thông tin hữu ích.
+Nhờ có ti vi, em có thể xem được nhiều bộ phim hay.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS điền dấu vào câu đầu tiên, sau câu này có chữ Bố được viết hoa vậy ta điền dấu chấm
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ vói các câu còn lại: Bạn thứ nhất đọc to các câu trong đoạn văn. Bạn thứ hai chọn dấu câu đúng để điền vào chỗ trống. Sau đó bạn thứ nhất lắng nghe và nhận xét, điều chỉnh.
GV gọi một số HS trình bày vể kết quả thảo luận của nhóm.
- Y/C hs làm VBTTV tr.48
- GV chốt KT và nhận xét, tuyên dương HS.
- 1 HS đọc.
- HS hđ làm theo cặp
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS chia sẻ câu trả lời.
-đáp án đúng: Ti vi là bạn của cả gia đình em. Bố em thường thích xem thời sự, bóng đá. Mẹ em thích nghe nhạc, xem phim truyền hình. Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật.
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- HS chuẩn bị tiết sau.
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 
Trường: Tiểu học Trưng Trắc
Giáo viên:Đặng Thị Luyến
Lớp: 2
Tuần: 29 – Tiết: 289-290
 Ngày........ tháng . năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
 Luyện viết đoạn 
VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
-ĐỌC MỞ RỘNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Học sinh làm được:
- Viết được 4-5 tả được một đồ dùng trong gia đình em.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn cách sử dụng một đồ dùng trong gia đình em.
2.Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hiểu biết công dụng một số đồ dùng trong gia đình
- Biết sử dụng một số đồ dùng của gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2
A. Khởi động 
- Cho HS hát một bài
2
- Giới thiệu bài
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
 Luyện viết đoạn : VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
30
B. Khám phá: * Hoạt động 1: 
-Luyện nói
Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Trong tranh có những đồ vật gì?
+ Em hãy nêu công dụng của chúng.
- HDHS nói về công dụng của 1 đồ vật:
VD: -Tủ lạnh có công dụng gì?
 -Quạt điện có tác dụng gì?
- GV gọi HS lên thực hiện. 
- GV nhấn mạnh các cách nói khác nhau về công dụng của đồ vật.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1HS đọc.
- HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
+ ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy tính...
+ Nhờ có tủ lạnh, thức ăn của nhà em được bảo quản tươi ngon lâu hơn.
+ Quạt điện có tác dụng làm mát không khí.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- HS chia sẻ: 2-3 cặp thực hiện.
* Hoạt động 2: 
Viết 4-5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Y/C HS quan sát sơ đồ và đọc các gợi ý sgk.
- GV y/ hs dựa vào gợi ý và viết câu TL ra nháp.
- GV nhận xét và góp ý.
- GV HDHS cách viết liên kết các câu trả lời thành đoạn văn, chú ý cách dùng dấu câu, cách sử dụng các từ ngữ chính xác.
- Cho HS đọc đoạn văn mẫu tham khảo.
- YC HS thực hành viết vào VBT.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm việc nhóm
- HS chia sẻ kết quả TL
- 1-2 HS đọc.
- HS làm việc CN
TIẾT 2: ĐỌC MỞ RỘNG
18
 * Hoạt động 3: 
Tìm đọc sách, báo hoặc bản hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
- Gọi HS đọc YC bài 1 trang 90.
Bài1: GV giới thiệu một cuốn sách hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng đồ dùng gia đình như hướng dẫn sử dụng nổi cơm điện, ti vi, tủ lạnh,... và hướng dẫn HS cách tìm sách hoặc tài liệu ở thư viện, hiệu sách.
GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, lưu ý HS những điều sau: tên của đổ dùng được giới thiệu, cách sử dụng, công dụng của nó, hình ảnh minh hoạ và chú thích. GV nêu rõ thời hạn hoàn thành, một số hình thức sản phẩm HS có thể thực hiện sau khi đọc: một phiếu đọc sách, một ảnh chụp hoặc tranh vẽ đổ dùng trong gia đình.
- HS thực hiện.
- HS đọc phần tư liệu mình đã sưu tầm
-HS hđ CN
HS điển thông tin thu thập được sau khi đọc.
- HS chia sẻ trước lớp.
15
* Hoạt động 4: 
Trao đổi với bạn một số điều em đã đọc được:
Bài 2: Trao đổi với bạn một số điều em đã đọc được:
- Tổ chức cho HS chia sẻ cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình trong y/c của bài 2.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS, khen ngợi tuyên dương.
2’
C. Củng cố 
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học. 
- HS chuẩn bị tiết sau.
 *Điều chỉnh sau tiết dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.doc