Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

CHỦ ĐỀ: SẢN PHẨM NGHỀ TRUYỀN THỐNG

TỈNH LÀO CAI

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tham gia được các hoạt động chào năm mới của trường, lớp

- Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá.

- Làm được sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cần thận của bản thân.

- Tham gia được Hội chợ Xuân.

- Tham quan gian hàng sản phẩm nghề truyền thống/Trải nghiệm

làm một sản phẩm nghề truyền thống

* Năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể, trao đổi với bạn để thực hiện mua sắm trong Hội chợ Xuân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch Hội chợ Xuân.

* Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động làm các sản phẩm để trao đổi trong Hội chợ Xuân: Sử dụng các sản phẩm trao đổi đường để trang trí nhà cửa.

- Phẩm chất trách nhiệm: Sử dụng đồng tiền để mua sắm khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2;

- Một số đồng tiền hoặc hình ảnh đồng tiền với các mệnh giá khác nhau;

- Một số mặt hàng gần gũi với đời sống của HS

2. Đối với học sinh

- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán);

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,

- Bìa cat-tong,

 

docx 44 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 11564
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 
Hoạt động tập thể - Sinh hoạt dưới cờ
Trải nghiệm sáng tạo
CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc.
Tích hợp Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ: SẢN PHẨM NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TỈNH LÀO CAI
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tham gia được các hoạt động chào năm mới của trường, lớp
- Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá. 
- Làm được sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cần thận của bản thân.
- Tham gia được Hội chợ Xuân.
- Tham quan gian hàng sản phẩm nghề truyền thống/Trải nghiệm
làm một sản phẩm nghề truyền thống
* Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể, trao đổi với bạn để thực hiện mua sắm trong Hội chợ Xuân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch Hội chợ Xuân.
* Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động làm các sản phẩm để trao đổi trong Hội chợ Xuân: Sử dụng các sản phẩm trao đổi đường để trang trí nhà cửa. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Sử dụng đồng tiền để mua sắm khi cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2;
- Một số đồng tiền hoặc hình ảnh đồng tiền với các mệnh giá khác nhau; 
- Một số mặt hàng gần gũi với đời sống của HS
2. Đối với học sinh
- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán);
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, 
- Bìa cat-tong,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- GV tổ chức cho HS tham gia buổi giới thiệu về trang phục đón năm mới của một số dân tộc theo kế hoạch của nhà trường... 
- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về trang phục đón năm mới của các dân tộc; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.
*. Tích hợp giáo dục địa phương.
3. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Nhận diện các sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh Lào Cai
3.1. Tham quan gian hàng sản phẩm nghề truyền thống/Trải nghiệm
làm một sản phẩm nghề truyền thống
a. Em cùng các bạn tham quan gian hàng sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh Lào Cai hoặc trải nghiệm làm một sản phẩm nghề truyền thống tại lớp hoặc
ngoài lớp.
b. Giới thiệu một sản phẩm nghề truyền thống với các bạn
- GV gợi ý:
- Sản phẩm mà em được tham quan/trải nghiệm là sản
phẩm g.?
- Em có thích sản phẩm đó không? Tại sao?
- Có cần tuyên truyền giữ g.n, bảo tồn sản phẩm nghề truyền
thống đó không? Tại sao?
- GV chốt lại.
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS tham gia buổi giới thiệu về trang phục đón năm mới của một số dân tộc theo kế hoạch của nhà trường...
- HS giữ trật tự, tập trung chú ý 
- HS thực hiện quan sát các gian hàng sản phẩm qua tranh ảnh.
- Hs nêu.
- HS giới thiệu các sản phẩm truyền thống mà em biết.
- HS chia sẻ.
Toán
Tiết 91: LÀM QUEN VỚI PHÉP NHÂN-DẤU NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Làm quen với phép nhân qua các tình huống thực tiễn,nhận biết cách sử dụng dấu “×”.
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
*Năng lực 
- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV cho HS quan sát tranh GV nêu câu hỏi:
+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?
+Bạn gái nói gì?
+Bạn trai hỏi gì?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi của bạn trai
- Nhóm em tìm ra kết quả bằng cách nào?
Mỗi thẻ có 2 chấm tròn,5 thẻ có 10 chấm tròn.Để tính ra kết quả nhanh hơn và thuận tiện hơn hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với phép tính mới:Phép nhân.
- Gv ghi đầu bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Gv lấy lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn và lấy 5 lần.Tay chỉ và nói : 2 được lấy 5 lần.
-Gọi hs chỉ và đọc trên thẻ của mình. 
2 được lấy 5 lần.
Ta có phép nhân: 2×5=10
Đọc là : Hai nhân năm bằng mười.
- Gọi hs đọc lại.
-Gv giới thiệu dấu nhân và yêu cầu hs lấy dấu nhân trong bộ đồ dùng.
- GV yêu cầu hs thao tác tương tự với phép nhân 2×3
-Gọi hs lên bảng thao tác với phép nhân 2×6
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Xem hình rồi nói ( theo mẫu).
- Gv chỉ tranh và nói mẫu: 5 được lấy 3 lần.5×3=15
- Yêu cầu hs nói theo cặp
-Gọi 3-4 cặp trả lời.
- Gọi hs nhận xét.
-Nhận xét câu trả lời của các cặp.
Gv đưa ra ví dụ: Mỗi lọ có 3 bông hoa.Có 5 lọ như thế.
-Gọi hs nêu phép tính thích hợp cho ví dụ trên.
- Gv yêu cầu hs nêu đề bài
-Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để chọn phép nhân thích hợp với mỗi tranh và giải thích lí do chọn.
- Gọi 3 nhóm hs trả lời.
-Gọi hs nhận xét.
Gv chốt
Bài 2: Chọn phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ
+Tranh 1: Mỗi khay có 6 quả trứng.Có 3 khay như thế.Vậy ta có phép nhân:6×3.
+Tranh 2: Mỗi bên có 5 hộp sữa.Có 2 bên như thế.Vậy ta có phép nhân:5×2.
+Tranh 3: Mỗi đĩa có 4 chiếc bánh.Có 3 đĩa như thế.Vậy ta có phép nhân:4×3.
-Gọi hs đọc lại 3 phép nhân.
Bài 3: Xếp các chấm tròn thích hợp với mỗi phép nhân sau
- Gọi hs nêu yêu cầu
-Yêu cầu hs thực hành lần lượt các trường hợp theo nhóm đôi và nói cho bạn nghe
-Gọi các nhóm chữa bài nối tiếp
-Gọi hs nhận xét.
-Nhận xét các nhóm.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4: Giải toán
- Yêu cầu hs nêu đề toán
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 tìm bạn đưa ra phép tính đúng và giải thích
-Gọi hs chữa miệng
- Nhận xét bài làm của hs 
E.Củng cố bài học
Hôm nay học bài gì?
-Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ với bạn.
- HS hát và vận động
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bạn gái và bạn trai đang chơi xếp thẻ.
+ Bạn gái nói: Mỗi thẻ có 2 chấm tròn, mình lấy ra 5 thẻ.
+ Bạn trai hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Có tất cả 10 chấm tròn.
+ HS trả lời 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV
- Hs chỉ và đọc
-Hs thao tác trên các thẻ của mình.
-Hs đọc.
- Hs thực hiện.
Hs lấy thẻ và thực hiện:
2 được lấy 3 lần.
Ta có phép nhân: 2×3=6
2 được lấy 6 lần.
Ta có phép nhân: 2×6=12
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- Hs lắng nghe
-Hs thực hiện theo nhóm đôi
- Hs nêu kết quả
4 được lấy 5 lần. 4×5=20
6 được lấy 2 lần. 6×2=12
Hs lắng nghe
Hs trả lời: 3×5
-Hs nêu đề toán
- Hs thảo luận
- Các nhóm trả lời
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
-Hs đọc
-Hs đọc đề
-Hs thực hành
-Các nhóm trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
-Hs nêu
-Hs thảo luận nhóm 4
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
Làm quen với phép nhân-Dấu nhân
-Hs nêu
Tiếng Việt. Bài 32(Tiết 1+2)
Tiết 181+182: CHUYỆN BỐN MÙA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu làm quen đọc diễn cảm, phân biệt lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS quan sát tranh. 
- GV hỏi:
+ Tranh vẽ ai? 
+ Họ làm những gì ?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời của Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui vẻ, rành rẽ. 
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giấc ngủ ấm trong chăn.
+ Đoạn 2: Còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nảy lộc, đơm trái ngọt, rước đèn, bập bùng, 
- Luyện đọc câu dài: Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.//
 Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.10.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.
- HDHS đóng vai để chơi trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Củng cố bài học
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm.
C2: Theo nàng tiên mùa Hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ.
C3: Tranh 1: mùa xuân; Tranh 2 : mùa đông; Tranh 3 : mùa hạ; Tranh 4: mùa thu.
C4: Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án: a. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
- HS giải thích lý do.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
VD: HS1: Mùa xuân có gì ?
 HS 2: Mùa xuân có hoa đào, hoa mai, bánh chưng.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- HS chia sẻ.
Luyện tập Tiếng Việt
Ôn theo sách buổi 2
Ngoại ngữ ( 2 tiết)
( Giáo viên Tiếng Anh dạy)
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021
 Giáo dục thể chất
 ( Giáo viên chuyên biệt dạy )
Tiếng Việt. Bài 32 (Tiết 3)
Tiết 183: CHỮ HOA Q
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Quê hương em có đồng lúa xanh.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Q.
- HS: Vở Tập viết; vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Q.
+ Chữ hoa Q gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết vở nháp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa Q đầu câu.
+ Cách nối từ Q sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Q và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
4. Củng cố bài học
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết vở nháp.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiếng Việt. Bài 32 (Tiết 4)
Tiết 184: CHUYỆN BỐN MÙA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cùng các bạn tham gia dựng lại câu chuyện theo vai của nhân vật ( Người dẫn chuyên, Bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông ).
- Nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng bức tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1 vẽ gì ?
+ Nàng tiên mùa đông nói gì với nàng tiên mùa xuân ?
+ Tranh 2 vẽ gì ?
+ Theo nàng Xuân, vườn cây vào mùa hạ thế nào ?
+ Tranh 3 vẽ gì ?
+ Nàng tiên mùa hạ nói gì với nàng tiên mùa thu ?
+ Tranh 4 vẽ gì ?
+ Nàng tiên mùa thu thủ thỉ với nàng tiên mùa đông điều gì ?
- Tổ chức cho HS nói nội dung từng bức tranh
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn chuyện trong tranh
- YC HS kể lại từng đoạn chuyện trong tranh.
- Gọi các nhóm kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng
 * Hoạt động 3: Vận dụng
- HDHS nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Củng cố bài học
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS làm việc nhóm đôi, nói lại từng nội dung bức tranh.
- Một số nhóm lần lượt nói về nội dung bức tranh.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS làm việc nhóm bốn, kể lại từng đoạn trong câu chuyện.
- Một số nhóm lần lượt kể chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- Một số HS chia sẻ nàng tiên mình yêu thích nhất trong câu chuyện.
- 1 - 2 HS chia sẻ.
Toán
Tiết 92: PHÉP NHÂN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách tìm kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau.
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
* Năng lực 
- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
* Phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh
- Nhóm em tìm ra kết quả bằng cách nào?
- Bạn nào nêu cho cô phép tính để tìm ra số bạn nhỏ từ bức tranh ?
Trong tình huống trên,các em đã nêu được phép nhân. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách tìm kết quả của phép nhân.
- Gv ghi đầu bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Gv lấy lần lượt các thẻ có 3 chấm tròn và lấy 5 lần.
 + 3 được lấy mấy lần?
+ Trên bảng có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Con tính kết quả của phép nhân này như thế nào?
+Để tính được kết quả của phép nhân ta chuyển thành phép tính gì?
Chốt: Như vậy để tìm được kết quả của một phép nhân nào đó chúng ta chuyển phép nhân đó thành tổng các số hạng bằng nhau.
- GV lấy và gắn lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn và lấy 5 lần.Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và nói cho bạn nghe kết quả.
-Gọi 2-3 nhóm trình bày.
- Gọi hs nhận xét
-Nhận xét và chốt kết quả:
Để tính được kết quả của phép nhân 2×5 ta chuyển thành phép cộng có 5 số hạng là 2.
2×5=2+2+2+2+2=10
Vậy 2×5=10
-Gv đưa ra bài toán:
 Mỗi lọ có 5 bông hoa,có 3 lọ như thế.Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa ?
+ Để giải được bài toán thực hiện phép tính gì?
+ Kết quả của phép nhân 5×3 là bao nhiêu?
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 1:
- HS nêu BT1.
- Gv chỉ tranh và nói mẫu: Mỗi đĩa đựng 2 quả táo,có 4 đĩa như thế.2 được lấy 4 lần.Ta có phép nhân 2×4=2+2+2+2=8.Vậy 2×4=8
- Yêu cầu hs nói theo cặp tìm số thích hợp vào ô trống và nõi cho bạn nghe cách tìm ra kết quả
-Gọi 3-4 cặp trả lời.
- Gọi hs nhận xét.
-Nhận xét câu trả lời của các cặp.
D. Hoạt dộng vận dụng
Gv đưa ra ví dụ: Mỗi lọ có 3 bông hoa.Có 5 lọ như thế.
+ Bài toán thực hiện phép tính gì?
+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?
+ Em tính ra kết quả bằng cách nào?
E.Củng cố bài học
- Hôm nay học bài gì?
- Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ kết quả với bạn.
- HS hát và vận động
- Hs thảo luận
+Mỗi tàu lượn có 3 bạn,5 tàu lượn có 15 bạn.
+ HS trả lời 
- 3+3+3+3+3
- 3×5
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
-Hs quan sát
+ 3 được lấy 5 lần
+ Có 15 chấm tròn.
+ 3×5=3+3+3+3+3=15
+ Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng có tổng bằng nhau.
- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV
- Hs thực hành theo và thảo luận
- Hs trình bày
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe.
+ Bài toán thực hiện phép nhân.
+ 5×3=15
Vì 5×3=5+5+5=15
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- Hs lắng nghe
-Hs thực hiện theo nhóm đôi
- Hs nêu kết quả
a) 4×3=12
Vì 4×3=4+4+4=12
b) 5×2=10
Vì 5×2=5+5=10
c) 6×3=18
Vì 6×3=6+6+6=18
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
+ Phép nhân: 3×5
+ Có tất cả 15 bông hoa
+ Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau: 3×5=3+3+3+3=15
 Phép nhân
-Hs nêu
Tự nhiên và xã hội + Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT. BÀI 11
Tiết 37: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT( t2)
Tích hợp Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ: SẢN PHẨM NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TỈNH LÀO CAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu, nhận biết được một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật. 
- Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản vì sao cần phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. 
- Nhận biết được những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 
* Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Phẩm chất 
- Biết cách bảo bệ môi trường sống của thực vật và động vật đồng thời biết chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện. 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 
- Các hình trong SGK.
- Thẻ hình hoặc thẻ tên một số cây và con vật. 
- Bảng phụ/giấy A2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Hoạt động mở đầu
- HS hát tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật
a. Mục tiêu
- Kể được một số ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật. 
- Kể được một số nhu cầu cần thiết của thực vật và động vật đối với môi trường sống. 
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 1-6 SGK trang 70 và trả lời câu hỏi: 
+ Nhận xét về môi trường sống của thực vật, động vật trong các hình. 
+ Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với thực vật và động vật khi sống trong môi trường như vậy? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS:
+ Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời, sau đó đổi lại.
+ HS hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
Hình
Nhận xét về môi trường sống
Dự đoán điều xảy ra
1
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời một số cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc của mình. Mỗi cặp HS có thể trình bày kết quả làm việc với một hình, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Các nhóm khác lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình lần lượt đến hết 6 hình. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Qua các hình đã được quan sát, em nhận thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp những gì để sống?
+ Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật sẽ ra sao? 
+ Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật? 
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK trang 71 để biết rác thải ở biển không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của biển mà còn làm cho động vật biển bị nhiễm độc hoặc chết nếu ăn phải. 
- GV chốt lại nội dung toàn bài: Môi trường sống cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cho động vật, thực vật. Chúng ta cần bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nếu, thì”
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu về sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật, động vật. 
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đặt ra các câu “Nếu....thì....” theo cấu trúc: 
+ Nếu một sự kiện/việc làm/hoạt động nào đó tác động đến môi trường sống.
+ Thì hậu quả hay kết quả của việc làm trên tác động đến môi trường, thực vật, động vật. 
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Chuẩn bị: HS đứng thành vòng tròn, các HS khác đứng cách nhau một sải tay; mỗi nhóm cầm một quả bóng.
- Cách chơi:
+ HS 1 cầm bóng và nói: “Nếu....” vừa tung bóng cho bạn tiếp theo. (Ví dụ: Nếu áo cạn nước). 
+ HS 2 bắt được quả bóng sẽ phải nói “thì...” (Ví dụ: thì cá trong ao sẽ chết). Tiếp theo HS2 tiếp tục vừa tung bóng cho bạn khác vừa nói “Nếu...”
+ Ai không bắt được bóng sẽ thua, ai bắt được bóng nhưng nói câu “thì....” bị chậm thì tất cả cùng đếm 1,2,3 mà không trả lời được cũng sẽ bị thua. 
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật?
* Tích hợp giáo dục địa phương
3. VẬN DỤNG –SÁNG TẠO
3.1. Tham quan gian hàng sản phẩm nghề truyền thống/Trải nghiệm
làm một sản phẩm nghề truyền thống
a. Em cùng các bạn tham quan gian hàng sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh Lào Cai hoặc trải nghiệm làm một sản phẩm nghề truyền thống tại lớp hoặc
ngoài lớp.
b. Giới thiệu một sản phẩm nghề truyền thống với các bạn.
Gợi ý
- Sản phẩm mà em được tham quan/trải nghiệm là sản phẩm gì?
- Em có thích sản phẩm đó không? Tại sao?
- Có cần tuyên truyền giữ gìn, bảo tồn sản phẩm nghề truyền thống đó không? Tại sao?
3.2. Tuyên truyền cách giữ gìn, bảo tồn sản phẩm nghề truyền thống
của tỉnh Lào Cai
a. Làm tờ rơi để tuyên truyền cách giữ g.n, bảo tồn sản phẩm nghề truyền
thống của tỉnh Lào Cai
Chuẩn bị: – Bút chì, tẩy, bút màu, hồ dán;
- Tranh/ảnh về sản phẩm nghề truyền thống ở Lào Cai;
- Giấy A4.
Cách làm: – Chọn một sản phẩm mà em muốn bảo tồn;
- Dán h.nh ảnh sản phẩm lên trang A4;
- Viết câu tuyên truyền vào nơi thích hợp;
- Trang trí nếu cần thiết.
b. Sử dụng tờ rơi để tuyên truyền về sản phẩm nghề truyền thống của Lào Cai.
Gợi ý
- Em sẽ dùng tờ rơi này để tuyên truyền như thế nào tại trường học?
- Em sẽ dùng tờ rơi này để tuyên truyền như thế nào tại nơi em đang sống?
c. Nêu các bước sản xuất một sản phẩm nghề truyền thống khác mà em biết.
- GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS hát
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. 
- HS hoàn thành bảng theo mẫu đã gợi ý. 
- HS trình bày kết quả:
Hình
Nhận xét về môi trường sống
Dự đoán điều xảy ra
1
Rừng bị cháy, chuột túi mất nơi sốn, đang chạy trốn vì ngạt khói
Nếu không tìm được nơi sống mới phù hợp, chuột túi có thể sẽ chết vì ngạt thở, thiếu ăn
2
Nước trong ao hồ đang sắp bị cạn. Cá khó thở vì thiếu không khí trong nước
Nếu nước cạn hết, cá sẽ chết vì ngạt thở.
3
Đất ruộng lúa khô nứt nẻ vì hạn hán
Cây lúa sẽ chết vì không đủ nước nuôi cây
4
Hạn hán làm đất khô cằn, cỏ không mọc được
Trâu có thể chết vì không kiếm được thức ăn
5
Nước thải của nhà máy thông qua xử lí, đổ thẳng ra ao hồ. 
Nước thải chứa nhiều chất độc hại. Khiến động vật, thực vật có thể bị chết
6
Lũ lụt làm ngập cây cối nhà cửa
Cây bị ngập lâu trong nước sẽ chết, rễ cây không thở được. 
- HS chơi trò chơi: 	
+ Nếu rừng bị đốt làm nương thì thực vật bị chết, động vật bị mất nơi sống.
+ Nếu nước thải đổ thẳng ra sống suối, thực vật, động vật sống ở sông suối có thể bị ngộ độc.
+ Nếu vứt rác xuống ao, hồ thì thực vật, động vật sống ở ao, hồ có thể bị ngộ độc.
+ Nếu xả rác bừa bãi thì môi trường sống bị ô nhiễm.
+ Nếu trời hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ, cỏ không mọc được thì cây cối không mọc được hoặc bị chết do không đủ nước nuôi cây, trâu bò không có cỏ để ăn.
+ Nếu lũ lụt thì cây cối có thể chết vì ngập lâu trong nước. 
+ Nếu phun thuộc trừ sâu ở ruộng lúa, các động vật trong ruộng lúa có thể bị chêt vì ngộ độc. 
- HS thực hiện.
- HS cùng quan sát các gian hàng sản phẩm trên ti vi.
- HS giới thiệu một số nghề truyền thống.
- HS thực hành làm theo nhóm.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
Âm nhạc
Tiết 19: HỌC HÁT: BÀI HOA LÁ MÙA XUÂN
 NHẠC VÀ LỜI: HOÀNG HÀ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Hoa lá mùa xuân,
 - Học sinh hát thuộc lời ca, biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hà.
* Năng lực
- Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Hoa lá mùa xuân.
- Biết hát kết hợp với gõ đệm, hát kết hợp với vận động cơ thể
- Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều)
- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm 
* Phẩm chất
- Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui tươi của bài Hoa lá mùa xuân.
- Qua bài hát giáo dục học sinh cách cảm nhận cảnh đẹp của hoa lá mùa xuân thật là tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
- Giáo án wort soạn rõ chi tiết
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Gv đàn cho cả lớp hát khởi động giọng bài hát bất kỳ HK1
– GV có thể cho HS khởi động giọng bằng âm “La” theo các nét nhạc sau:
– Cách thực hiện: GV đàn và hát mẫu từng nét nhạc với trường độ (trắng, đen), sau đó hướng dẫn HS hát theo. Mỗi nét nhạc đọc từ 2 – 3 lần
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Dạy bài hát.
-Các em đã được học khá nhiều bài hát thiếu nhi và biết đến nhiều nhạc sỹ tên tuổi khác nhau. Tiết học hôm nay cô trò ta sẽ làm quen với ca khuc của 1 nhạc sỹ có cái tên gợi lên hình ảnh 1 con sông, đó là nhạc sỹ Hoàng Hà với ca khúc: Hoa lá mùa xuân. Hoàng Hà tên thật là Hoàng Phi Hồng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1929 tại vùng hoa ven Tây Hồ, Hà Nội.
-Trình chiếu tranh nhạc sĩ.
-Hát mẫu
- Giới thiệu Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát: Bài hát có 4 câu hát, tiết tấu câu 1+ 3 giống nhau; câu 2 và 4 giống nhau ở cuối câu 4 mở thêm 1 nhịp.
Câu hát 1: Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
Câu hát 2: Tôi cùng múa, tôi cùng ca. Tôi cùng ca múa ca mừng xuân.
Câu hát 3: Xuân vừa đến, trên cành cao. Cho ngàn muôn lá hoa đẹp tươi.
Câu hát 4: Cho nhựa mới, cho đời vui. Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi.
- Dạy HS từng câu hát cho đến hết bài. Chú ý nhắc HS lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.
- Khi GV đếm, bắt giọng cho HS hát nên đếm là 2- 1 vì ở đầu bài hát là ô nhịp lấy đà.
- GV cho HS hát nhiều lần cho các em thuộc bài hát. Sửa những lỗi sai cho HS.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (cả lớp, nhóm, cá nhân).
– GV hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách với các hình thức:
+Hát với nhạc đệm.
– GV có thể chia HS thành 3 nhóm hát nối tiếp:
+Nhóm 1 hát câu 1.
+Nhóm 2 hát câu 2.
+Nhóm 3 hát câu 3.
+Câu 4 cả 3 nhóm cùng hát.
– GV điều khiển HS ôn bài hát gõ đệm theo phách các hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca kết hợp thể hiện sắc thái. GV quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS (nếu cần).
– GV khen ngợi, động viên HS những nội dung thực hiện tốt và nhắc nhở HS những nội dung cần tập luyện thêm. Khuyến khích HS về nhà chơi trò chơi và tương tác với người thân.
- Hỏi lại HS tên bài hát vừa học? Tác giả?
- Gọi 1 HS lên biểu diễn đơn ca.
- Gv nhận xét tiết học(khen+nhắc nhở).
- Dặn HS về ôn lại bài vừa học. Chuẩn bị bài mới, làm bài trong VBT.
- Trật tự, chuẩn bị scahs vở, lớp trưởng báo cáo
- Hát tập thể.
-Lắng nghe, thực hiện
- Nghe giảng.
-Theo dõi
-Lắng nghe
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Học hát.
- Luyện hát.
- Thực hiện, Sửa lỗi hát sai.
-Lắng nghe, theo dõi làm mẫu, làm cung GV sau đó thực hiện hình thức gv phân công.
-Thực hiện.
-Hát kết hợp gõ đệm
-Lắng nghe.
- Trả lời.
- Hát đơn ca.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
Luyện tập Toán
Ôn theo sách buổi 2
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021
	Tiếng Việt. Bài (Tiết 1+2) 
Tiết 185+186: MÙA NƯỚC NỔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua đó thấy được tình yêu của tác giả với vùng đất này.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.
- Biết yêu quý quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi HS đọc bài Chuyện bốn mùa.
- Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiens thức
2.1. Khởi động
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, tình cảm.
- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lũ, hiền hòa,cá ròng ròng, Cửu long, phù sa, 
- Luyện đọc đoạn văn: GV gọi HS đọc nối tiếp 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_19_na.docx