Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Hiểu được cách giải thích vui về tên gọi của một số loài cây trong câu chuyện và lí do có loài cây tên là “ thì là”.

2. Kĩ năng

 - Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc lời nói của các nhân vật trong văn bản.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

 - Nhận biết một số loại cây qua bài đọc và tranh minh họa.

4. Góp phần phát triển các NL

 - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Có trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên, khiếu hài hước.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

 

docx 25 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 7220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Đọc: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Hiểu được cách giải thích vui về tên gọi của một số loài cây trong câu chuyện và lí do có loài cây tên là “ thì là”.
2. Kĩ năng
 	- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc lời nói của các nhân vật trong văn bản. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Nhận biết một số loại cây qua bài đọc và tranh minh họa.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Có trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên, khiếu hài hước.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Nói tên các cây rau có trong tranh.
+Nói tên mốt số cây rau khác mà em biết?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Đọc văn bản(28p).
- GV đọc mẫu: Giọng của trời đọc chậm rãi, thể hiện giọng nói, ngữ điệu của người có uy lực.
- Đọc nối tiếp câu.
- Luyện đọc từ khó: 
- HDHS đọc đoạn:Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp, 
- Giải nghĩa từ: mảnh khảnh
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3.Trả lời câu hỏi. (7p)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/ tr.47.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Luyện đọc lại. (20p)
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc. (19p)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.47
- HD HS đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.47.
- HD HS cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trước lớp.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc ĐT
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
-HS thi đọc
- 1HS đọc câu hỏi
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
-Hs lắng nghe
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- HS đọc
-Hs hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai.
- 1-2 HS đọc.
- Hs hoạt động N2 nói và đáp lời đề nghị.
- 4-5 nhóm lên bảng.
Tiết 3: Toán
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Giúp HS ôn tập và củng cố về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
- HS nắm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
2. Kĩ năng
 	- Làm được các bài toán giải có tình huống thực tế.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-Cho HS đọc các số có 3 chữ số
2. Khám phá: (15p)
a) Ôn tập về đơn vị, chục, trăm
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.40:
+ Nêu bài toán: 
+ Tấm sô-cô-la hình vuông đó đã đủ 100 miếng sô-cô-la chưa nhỉ?
- GV gắn các ô vuông (các đơn vị-từ 1 đơn vị đến 10 đơn vị) và gắn hình chữ nhật 1 chục ngay phía dưới 10 đơn vị. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số đơn vị, số chục.
- 10 đơn vị bằng?
- GV gắn các hình chữ nhật (các chục-từ 1 chục đến 10 chục) và gắn hình vuông 100 ngay phía dưới 10 chục. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số chục, số trăm.
- 10 chục bằng?
b) Giới thiệu về một nghìn
- GV gắn các hình vuông (các trăm-gắn thành từng nhóm 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm, và nhóm 10 trăm). 
+ Yêu cầu HS quan sát rồi viết số trăm.
+ 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn, viết là 1000 (một chữ số 1 và ba chữ số 0 liền sau), đọc là “Một nghìn”. 
- Yêu cầu HS lần lượt xếp các hình thành nhóm thể hiện số 400 đến 900.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn:
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 10 chục bằng 1 trăm, 10 trăm bằng 1 nghìn.
3. Hoạt động: (19p)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.
- Yêu cầu HS đếm rồi viết số theo số đơn vị, số chục, số trăm.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
-HS đọc
- HS quan sát
- 2-3 HS trả lời: 
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 10 đơn vị bằng 1 chục.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 10 chục bằng 1 trăm.
- HS quan sát.
+ HS viết số theo yêu cầu.
+ HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh: 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS làm việc nhóm bốn, chia sẻ trước lớp và nhận xét nhóm bạn.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4: Đạo đức
TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở TRƯỜNG ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lí tình huống cụ thể.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Hình thành kĩ năng tự bảo vệ. 
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra(5p)
+ Khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?
+ Việc biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường có nghĩa như thế nào?
+ GV nhận xét, tuyên dương HS
2. Luyện tập: (25p)
Bài 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình.
- GV chia thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống.
- GV YC các nhóm thảo luận, nhận xét và thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với từng tình huống.
- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
? Tình huống 1 và 3 em không đồng tình. Em đưa ra lời khuyên gì cho bạn Huy và Minh?
GVKL: Với những tình huống các bạn chưa biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ thì các bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy, cô giáo, chú bảo vệ... hoặc người lớn khác khi gặp tình huống này.
Bài 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Mời các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm nhận xét
GVKL: Hùng nên tâm sự và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô giáo. Hoa nên nói chuyện với cha mẹ, thầy cô và nhờ cha mẹ, thầy cô giúp đỡ.
- Mời hs đọc thông điệp trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
- HS thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
- HSTL
- HS nghe
-HS thảo luận
-HS chia sẻ trước lớp
-HS lắng nghe
-HS đọc
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH - LỚP SẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Thực hiện được kế hoạch vệ sinh môi trường ở nhà trường.
2. Kĩ năng
 	- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển tình yêu trường, lớp; có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. 
5. GDMT: 
- HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở nơi các em học tập hằng ngày 
- HS ý thức, hành vi và thói quen đúng với môi trường học đường. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- GV cho HS nghe hát bài: Em yêu trường em
2. Luyện tập vận dụng: (25p)
Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch Trường xanh – lớp sạch.
- GV tổ chức cho HS thực hiện Kế hoạch Trường xanh- lớp sạch:
+ Các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết và nhắc nhở nhau thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được phân công. 
+ GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện theo bản kế hoạch.
+ GV hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm trong quá trình làm vệ sinh trường lớp. 
- Sau khi vệ sinh xong, GV nhắc nhở HS thu dọn đồ dùng gọn gàng. 
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về kết quả đạt được.
- Một số bạn chia sẻ về cảm xúc của bản thân khi đã tham gia làm vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. 
- GV đánh giá kết quả đạt được và khen ngợi cả lớp.
Kết luận: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động học tập và vui chơi của các em. Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường nhà trường và lớp học sạch, đẹp. 
- GV nhắc nhở HS thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp hằng ngày. 
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- HS nghe hát.
- HS thực hiện. 
- HS thu dọn đồ dùng. 
- HS trình bày. 
- HS chia sẻ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS thực hiện. 
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
2. Kĩ năng
 	- Nhận biết được quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa toán học. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm ta học sinh đọc và phân tích số có 4 chữ số
2. Luyện tập:(34p)
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.
- GV hỏi: 10 chiếc bánh là bao nhiêu?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?
b) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Bài 2: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42, nêu: mỗi lọ có 100 viên kẹo, 100 viên kẹo là 1 trăm viên kẹo.
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
b) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Bài 3: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu tranh sgk/tr.42.
- Yêu cầu HS dựa vào cấu tạo thập phân của số để hoàn thiện bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42.
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- 2-3 HS trả lời: 10 chiếc bánh là 1 chục bánh.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp:
a) Có 2 khay bánh; có tất cả 20 chiếc bánh (2 chục tức là 20).
b) Có 10 khay bánh; có tất cả 100 chiếc bánh (10 chục tức là 100).
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc nhóm 2.
- HS chia sẻ trước lớp:
a) Có 4 lọ kẹo; có tất cả 400 viên kẹo (4 trăm tức là 400).
b) Có 7 lọ kẹo; có tất cả 700 viên kẹo (7 trăm tức là 700).
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
- HS thực hiện.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm 2.
- HS chia sẻ trước lớp.
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu 400 chiếc bánh.
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được 80 chiếc bánh.
Tiết 2: Âm nhạc (GVBM)
Tiết 3: Tiếng Việt
Viết: CHỮ HOA V
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Biết viết chữ viết hoa V cỡ vừa và cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng
 	- Viết đúng câu ứng dựng: Vườn cây quanh năm xanh tốt.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 -Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa. (8p)
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa V.
+ Chữ hoa V gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ V.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. (7p)
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa V đầu câu.
+ Cách nối từ V sang ư.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
4.Thực hành luyện viết. (19p)
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa V và câu ứng dụng trong vở Tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
5. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiết 4: Tiếng Việt
Nói và nghe: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là qua tranh minh họa. 
2. Kĩ năng
 	- Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 -Yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: 
2. Khám phá: (34p)
Hoạt động 1: Nhắc lại sự việc trong từng tranh.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Kể lại tưng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Gv HD HS nhìn tranh và câu hỏi dưới tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói của nhân vật trong câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4.
- Gọi HS kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Hs đọc yêu cầu. Lần lượt từng em nói sự việc được thể hiện trong mỗi tranh.
Tr.1: Cây cối kéo nhau lên trời để được ông trời đặt tên cho.
- Hs theo dõi
- HS kể theo nhóm 4.
- Lần lượt từng nhóm 4 HS kể trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Toán
CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Giúp HS nhận biết được, các số tròn trăm.
2. Kĩ năng
 	- Biết đọc và viết các số tròn trăm, sắp xếp thứ tự các số tròn trăm.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển năng lực mô hình hóa, phát triển trí tưởng tượng không gian.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS đọc và phân tích số có 3, 4 chữ số
2. Khám phá: (15p)
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 100.
- GV gắn hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 100 lên bảng cho HS quan sát: 100 gồm 1 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 100; đọc là: “một trăm”.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 200.
- GV gắn hai hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 200 lên bảng cho HS quan sát: 200 gồm 2 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 200; đọc là: “hai trăm”.
- Các số 300, 400, , 900, 1000 tiến hành tương tự.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm chung của những số vừa liệt kê.
- GV chốt: “Các số 100, 200, 300,..., 900, 1000 là các số tròn trăm. Số 1000 cũng là số tròn trăm.
3. Hoạt động: (19p)
Bài 1: Nêu các số tròn tăm từ 100 đén 1000
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết các số tròn trăm từ 100 đến 1000 vào vở ô ly.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát dãy số trong sgk/tr.44.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện bài tập vào phiếu bài tập.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.44.
+ Rô-bốt xếp bao nhiêu cái bút chì vào mỗi thùng?
+ Trong ngày thứ Hai, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?
+ Trong ngày thứ Ba, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?
+ Trong ngày thứ Tư, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
-HS đọc, phân tích số
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS nêu: Các số vừa liệt kê đều có hai chữ số 0 ở sau cùng.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
+ Rô-bốt xếp 100 cái bút chì vào mỗi thùng.
+ Trong ngày thứ Hai, Rô-bốt xếp được 300 cái bút chì.
+ Trong ngày thứ Ba, Rô-bốt xếp được 500 cái bút chì.
+ Trong ngày thứ Tư, Rô-bốt xếp được 1000 cái bút chì.
Tiết 2: Tự nhiên xã hội
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG (T33)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ 
2. Kĩ năng
- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Thực hành trải nghiệm để phát hiện vị trí của cơ xương trên cơ thể và sự phối hợp của cơ, xương khớp khi cử động.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
I. Khởi động(5p)
- GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể dục buổi sáng. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát?
- GV dẫn dắt vào bài: Cơ quan vận động. 
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 5: Khám phá các mức độ hoạt động của một số khớp giúp tay và chân cử động
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện các cử động theo yêu cầu như trong phần thực hành trang 86 SGK. Sau đó, rút ra kết luận khớp nào cử động thoải mái được về nhiều phía.
- GV chỉ dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác góp ý kiến.
3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 6: Chơi trò chơi “Đố bạn”
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Mỗi nhóm cử một bạn lên rút một phiếu ghi số thứ tự.
+ Trong mỗi phiếu sẽ ghi rõ tên một biểu cảm trên khuôn mặt (ví dụ: buồn, vui, ngạc nhiên, tức giận;...).
+ HS đại diện nhóm phải thực hiện biểu cảm ghi trong phiếu.
+ Cả lớp quan sát và đoán bạn đang bộc lộ cảm xúc gì qua nét mặt, nếu cả lớp đoán đúng, bạn 
- GV tuyên dương các nhóm thắng cuộc.
- GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi: Chúng ta có được cảm xúc trên khuôn mặt nhờ bộ phận nào?	
- GV kết luận: Hệ cơ cùng với bộ xương giúp cơ thể vận động được và tạo cho mỗi người một hình dáng riêng. Hãy nhớ chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động và phòng tránh gãy xương. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- HS múa, hát.
- HS trả lời: Em đã sử dụng tay, chân để múa; miệng để hát. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trình bày kết quả: Khớp háng và khớp vai ....
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trả lời: Chúng ta có được cảm xúc trên khuôn mặt nhờ cơ mặt. 
Tiết 3: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 4+5: Tiếng Việt
Đọc: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui của tre khi được đón khách.
2. Kĩ năng
 	- Đọc đứng các từ khó, đọc rõ ràng bài thơ Bờ tre đón khách với tốc độ đọc phù hợp, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Bồi dưỡng tình yêu đối với loài vật, đặc biệt là vật nuôi trong nhà.
4. Góp phần phát triển các NL 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi con vật khi ghé thăm bờ tre.
5. GDMT: Thấy được bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Từ đó giáo dục học sinh không xả rác, vứt đồ thải xuống ao hồ, không bẻ cây, chặt cành các loài cây ở trường hay ở nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Quan sát và nhận xét về cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó có đẹp không? Em cảm thấy thế nào khi quan sát bức tranh.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Đọc văn bản. (28p)
- GV đọc mẫu: giọng vui tươi, thể hiện được không khí vui nhộn của các con vật khi đến thăm bờ tre.
- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS nối tiếp đọc từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- Gọi hs đọc lại toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương
3.Trả lời câu hỏi. (7p)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS 
Để giữ được cảnh đẹp thiên nhiên nơi mình sống và trong cộng đồng, em cần làm gì?
4.Luyện đọc lại. (20p)
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.
- Nhận xét, khen ngợi.
5.Luyện tập theo văn bản đọc. (20p)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc ĐT
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
- HS thi đọc 
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Những con vật đến thăm bờ tre là: Cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu, ếch.
-HS chia sẻ
- HS lắng nghe.
-1-2 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu nối tiếp.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Toán
CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Giúp HS nhận biết được, biết đọc và viết các số tròn chục, xếp thứ tự các số tròn chục.
2. Kĩ năng
 	- Giúp HS củng cố kĩ năng ước lượng số lượng đồ vật theo số tròn chục.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Qua bài toán xếp hình HS phát triển năng lực mô hình hóa, phát triển trí tưởng tượng không gian.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Cho HS đọc các số tròn chục đã học
2. Khám phá: (15p)
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 10.
- GV gắn hình chữ nhật; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 10 lên bảng cho HS quan sát: 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị; viết là: 10; đọc là: “mười”.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 100.
- GV gắn hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 100 lên bảng cho HS quan sát: 100 gồm 1 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 100; đọc là: “một trăm”.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 210.
- GV gắn hai hình vuông to và hình chữ nhật; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 210 lên bảng cho HS quan sát: 210 gồm 2 trăm, 1 chục và 0 đơn vị; viết là: 210; đọc là: “hai trăm mười”.
- Các số 650, 990, 1000 tiến hành tương tự.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm chung của những số vừa liệt kê.
- GV chốt: “Các số 10, 20, 30,..., 990, 1000 là các số tròn chục. Số tròn trăm cũng là số tròn chục.
3. Hoạt động: (19p)
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát dãy số trong sgk/tr.46.
- GV hướng dẫn HS đếm thêm 1 chục rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?”.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện bài tập vào phiếu bài tập.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.46.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nhận biết và viết số tròn chục dựa vào mô hình.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.46.
- GV yêu cầu HS quan sát hai lọ kẹo đã cho trước số kẹo trong lọ.
+ Lọ kẹo thứ nhất có bao nhiêu viên kẹo?
+ Lọ kẹo thứ hai có bao nhiêu viên kẹo?
- GV cho HS tiếp tục quan sát và hướng dẫn HS ước lượng số kẹo trong ba lọ kẹo còn lại: 
- GV hướng dẫn HS ước lượng số kẹo ở lọ thứ năm: 
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS nêu: Các số vừa liệt kê đều có chữ số 0 ở sau cùng hay số đơn vị là 0.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS nêu.
+ Lọ kẹo thứ nhất có 10 viên kẹo.
+ Lọ kẹo thứ hai có 20 viên kẹo.
- HS quan sát, ước lượng: Lọ thứ ba có 30 viên kẹo, lọ thứ tư có 40 viên kẹo.
- HS quan sát, ước lượng: Lọ thứ năm có khoảng 100 viên kẹo.
Tiết 2: Thể dục (GVBM)
Tiết 3: Tiếng Việt
Viết: NGHE – VIẾT: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
2. Kĩ năng
 	- Làm đúng các bài tập chính tả.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - HS có ý thức chăm chỉ học tập.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm tra HS viết lại các từ GV đã sửa lõi ở tiết trước
2. Nghe – viết chính tả. (20p)
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Bài tập chính tả. (14p)
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr27
- GV chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
Tiết 4: Tiếng Việt
LTVC: TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. 
CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Tìm được từ ngữ chỉ về vật nuôi.
2. Kĩ năng
 - Biết đặt câu nêu đặc điểm của loài vật.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Bồi dưỡng tình yêu đối với vật nuôi.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển vốn từ chỉ về vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-Cho HS hát bài Mèo con ra vại nước
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Xếp từ vào nhóm thích hợp.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và xếp từ vào nhóm thích hợp.
- YC HS làm bài vào VBT
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Tìm từ chỉ đặc điểm của con vật trong hình.
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
-YCHS làm việc nhóm và trình bày kết quả.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3: Đặt câu nêu đặc điểm.
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS đặt câu.
- YC làm vào VBT tr.24
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- GV nhận xét giờ học.
-HS nghe hát
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
-HS làm bài vào VBT.
.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm và trình bày kết quả.
- 1-2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
- HS trả lời
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM, TRÒN CHỤC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Nắm được thứ tự các số tròn trăm, tròn chục; nêu được các số tròn trăm, tròn chục ứng với các vạch trên tia số; tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong một nhóm có bốn chữ số.
2. Kĩ năng
 	- HS biết so sánh được các số tròn trăm, tròn chục.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_21_na.docx