Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề: Quê Hương (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề: Quê Hương (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

- Hát chuẩn xác giai điệu, thuộc lơi bài hát Ngày mùa vui, hát đúng sắc thái bài hát.

- Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi)

- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách, theo cặp.

- Có kĩ năng ca hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể.

- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.

II. CHUẨN BỊ:

GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ.

HS: - Thanh phách, trống nhỏ

 

docx 61 trang Đồng Thiên 05/06/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 sách Cánh diều - Chủ đề: Quê Hương (Tiết 1) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ .. ngày .. tháng .. năm 2021
Âm nhạc 2
Chủ đề 1: Quê hương - tiết 1
- HÁT : NGÀY MÙA VUI
 - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO: VỖ TAY THEO CẶP ĐỆM CHO 
BÀI HÁT NGÀY MÙA VUI
I. MỤC TIÊU:
- Hát chuẩn xác giai điệu, thuộc lơi bài hát Ngày mùa vui, hát đúng sắc thái bài hát.
- Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi)
- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách, theo cặp.
- Có kĩ năng ca hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể.
- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ.
HS: - Thanh phách, trống nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Hỏi cảm xúc khi HS lên lớp 2
- Lớp khởi động bài Aram - sam- sam.
2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)
* Hát: Ngày mùa vui ( 23’)
- GV giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát Ngày mùa vui, dân ca Thái, lời mới: Hoàng Lân và nội dung của bài hát. 
- GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa hoặc hát cho HS nghe. 
- GV hướng dẫn HS đồng thanh đọc lời ca
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
 + Câu 1: Ngoài đồng/ lúa chín thơm/ con chim/ hót trong vườn/.
 + Câu 2: Nô nức trên đường vui thay/ bõ/ công bao ngày mong chờ/.
 + Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương/ ấm /no chan hòa yêu thương/.
 + Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi/ có/ đâu vui nào vui hơn/.
- GV cho HS khởi động giọng hát. 
- GV đàn và hát mẫu từng câu một vài lần. 
- Dạy hát nối tiếp các câu hát( theo lối móc xích). 
Chú ý: Hát chuẩn các tiếng có luyến “ bõ, ấm, có”
- GV sửa chỗ HS hát sai (nếu có).
- GV cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi. 
- GV mở nhạc đệm karaoke.
- GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.
- GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.
- GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS.
* Vận dụng - sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát (7’)
- GV làm mẫu: Mời 1 HS đứng đối diện; đếm 1-2-3-4 nhịp nhàng.
1. Vỗ 2 tay vào nhau
2. Vỗ 2 tay vắt chéo lên vai mình
3. Vỗ 2 tay vào nhau
4. Vỗ 2 tay vào tay của người đối diện.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp từ chậm đến nhanh dần.
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo cặp ứng dụng vào bài Ngày mùa vui.
- GV mời một vài cặp HS xung phong trình bày.
- Hướng dẫn HS hát ứng dụng vỗ tay theo cặp đệm vào bài hát Ngày mùa vui theo nhịp
Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, đọc nhạc tốt, sáng tạo. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học, tập hát lời 2 bài hát và tìm một số động tác phụ họa cho bài Ngày mùa vui.
- Nêu cảm xúc của mình.
- Cả lớp đứng dậy khởi động theo nhạc.
- HS lắng nghe
- HS nghe, biểu lộ cảm xúc
- HS đọc lời ca
- HS đọc theo tiết tấu
- HS khởi động giọng.
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Hát đúng những tiếng có luyến.
- HS tập hát 
- HS hát theo nhạc đệm.
- Các nhóm, tổ, cá nhân trình bày.
- HS nghe, hiểu.
- HS nghe
- 1 HS lên làm mẫu cùng GV
- Cả lớp quan sát.
- Luyện tập theo cặp.
- Các cặp thực hiện vỗ tay và hát.
- Các cặp xung phong
- Cả lớp ứng dụng hát vỗ tay đệm theo phách.
- Tổ nhóm, cá nhân thực hiện
- HS thực hiện 
- Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát.
- HS nghe, ghi nhớ

Âm nhạc 2
 Chủ đề 1: Quê hương - Tiết 2
 - ÔN TẬP BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI
 - NGHE NHẠC BÀI: ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Ngày mùa vui. Hát rõ lời ca và thuộc lời, biết hát đối đáp và vận động đơn giản.
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Đi học.
- Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe.
- Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể
- Biết hát một mình và hát cùng người khác.
- Biết yêu quê hương, yêu tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. 
HS: - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Cho HS hát vận động. hát gõ đệm theo nhạc bài Ngày mùa vui
 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 18’) 
* Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui
 - GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
 - GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. Nhắc HS lấy hơi đúng chỗ, thể hiện rõ tính chất rộn ràng, vui tươi của bài hát.
 + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp.
Người hát
Câu hát
HS nữ
Ngoài đồng lúa chín . trong vườn.
HS nam
Nô nức trên đường .. mong chờ.
HS nữ
Hội mùa rộn ràng .. yêu thương.
HS nam
Ngày mùa rộn ràng . vui hơn.

- GV cho HS chơi trò chơi hỏi - đáp theo nhóm, tổ, các hình thức khác nhau.
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có).
+ GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động.
Câu hát
Động tác
Câu 1
2 tay mở từ trong ra ngoài rồi khum trước miệng như chim hót.
Câu 2
2 tay đưa lên cao đồng thời đưa sang 2 bên, chân nhún nhẹ nhàng.
Câu 3
2 tay để ngang hông bên trái vuốt nhẹ 2 lần, sau đó tay phải vươn qua đầu, tay trái giữ nguyên.
Câu 4
2 tay để ngang hông bên phải vuốt nhẹ 2 lần, sau đó tay trái vươn qua đầu, tay phải giữ nguyên.

- GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày lại
 - Luyện theo dãy, nhóm 
- GV mời một vài nhóm lên trình bày
 - Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn
* Nghe nhạc: Đi học ( 12’)
 - GV giới thiệu: Bài hát Đi học nhạc Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chính - Bùi Đình Thảo. 
- GV cho HS nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát
+ Bài hát vui tươi hay tha thiết?
+ Tốc độ bài hát nhanh hay chậm?
+ Người hát là trẻ em hay người lớn?
+ Giọng hát là nam hay nữ?
+ Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?
- GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ( có thể gõ đệm theo các kiểu nhịp- phách- tiết tấu) 
- GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó.
 - GV có thể thực hiện câu hát khác.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’) 
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua những hành động cụ thể như: chăm chỉ học tập, bảo vệ môi trường, bảo vệ các con vật có ích...
 - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học.
- HS thực hiện 
- HS nghe kết hợp gõ đệm 
- Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát.
 - HS theo dõi GV làm mẫu, thực hiện theo HD
- HS thực hiện
 - HS luyện tập
 - HS sáng tạo thể hiện động tác của mình.
- HS nghe, ghi nhớ 
- HS nghe, cảm nhận và trả lời câu hỏi.
- HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 
- HS nghe và trình bày lại câu hát.
 - HS thực hiện.
- HS nghe, ghi nhớ

*******************************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 1: Quê hương - Tiết 3)
- ĐỌC NHẠC
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TÌM HIỂU
NHẠC CỤ SÁO TRÚC
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ lại tên 3 nốt nhạc Đô- Rê- Mi đã học ở lớp 1
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô- Rê- Mi theo ký hiệu bàn tay
- Nhận biết được hình dáng của Sáo Trúc. 
- Nghe và cảm nhận được âm thanh của Sáo trúc.
- Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật. Biết bảo tồn, phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua các bài hát dân ca và các nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
 - Đàn organ, Sáo trúc
HS: - SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Tổ chức trò chơi: Cây cao - bóng thấp.
HD: Khi nghe tiếng “cây cao” thì các em đứng lên. Khi nghe tiếng “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. 
Hoặc: Nghe tiếng “cây cao” các em giơ 2 tay lên cao, Nghe tiếng “bóng thấp” thì để tay lên bàn.
- GV tổ chức cho HS chơi
 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) 
* Đọc nhạc ( 17’)
- GV đàn cao độ 3 nốt nhạc, yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc Đô, Rê, Mi kết hợp làm kí hiệu bàn tay. 
- GV đàn mẫu âm và đọc nhạc mẫu cho HS nghe- GV đàn chậm cho HS đọc nhẩm.
- GV đọc mẫu kết hợp làm chậm kí hiệu bàn tay.
- Yêu cầu HS luyện tập kí hiệu bàn tay theo mẫu âm.
- GV cho HS luyện đọc theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Mời từng tổ, nhóm lên thực hiện.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
? Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài vừa đọc?
? Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều nhất?
- GV chia HS làm 3 nhóm. Mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc. Các nhóm nhìn kí hiệu bàn tay của GV. Khi GV làm kí hiệu bàn tay có tên của nhóm nào thì nhóm đấy phải đọc được đúng cao độ và tên của nhóm mình. 
- GV nhận xét. 
* Thường thức âm nhạc: Sáo trúc ( 12’)
- Cho HS nghe âm thanh của Sáo trúc.
 Hỏi: Đây là âm thanh của nhạc cụ nào?
 *GV KL: Âm thanh của Sáo trúc
- GV giới thiệu: Sáo trúc được làm từ thân cây trúc ( đôi khi có thể được làm từ thân cây nứa). Có loại sáo thổi dọc và loại thổi ngang. Âm thanh của sáo nghe du dương, bay bổng.
- Cho HS xem tranh cách sử dụng sáo trúc
- GV mở clip cho HS xem và nhận biết sáo trúc trong tiết mục biểu diễn.
- GV hướng dẫn HS nghe âm thanh và mô phỏng động tác chơi sáo trúc.
- Cho HS huýt sáo một giai điệu tự do để mô phỏng giống nhất tiếng sáo trúc.
3. HĐ Ứng dụng: (3’)
- Chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu thiên nhiên, loài vật. Yêu các làn điệu dân ca và các nhạc cụ của dân tộc mình bằng các hành động cụ thể như tuyên truyền rộng rãi các bài hát dân ca mà mình biết, sưu tầm sử dụng, tìm hiểu về các nhạc cụ của dân tộc mình.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học.
- HS nghe hướng dẫn.
- Cả lớp chơi 1, 2 lần
- Đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc kết hợp với kí hiệu bàn tay.
- Nghe đàn và đọc nhẩm theo.
- HS nghe, quan sát
- Luyện tập 2, 3 lần
- HS thực hiện theo tổ, nhóm.
- HS trả lời câu hỏi
- Các nhóm thực hiện
- HS nghe
- Sáo 
- HS quan sát
- HS hiểu thế nào là sáo ngang, sáo dọc và cách sử dụng.
- Nghe, quan sát, nhận biết.
- HS thực hiện
- HS xung phong.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
 Thứ 2 ngày 12 tháng 2 năm2022
Âm nhạc 2
 Chủ đề 1: Quê hương - tiết 4
 - NHẠC CỤ:
 - VẬN DỤNG SÁNG TẠO: MÔ PHỎNG ÂM THANH 
CAO THẤP THEO SƠ ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết cách chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ Thanh Phách, trống con vào bài hát
-Chơi trống nhỏ, thanh phách và động tác tay chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài Ngày Mùa Vui
-Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo.
- Góp phần giáo dục các em thêm yêu thích môn học, các nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
 - Đàn oor gan, trống nhỏ, thanh phách.
HS: - SGK, trống nhỏ, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động: (3’)
- Chơi trò chơi: Vận động theo tiếng trống
- Nhận xét đánh giá
2. HĐ Khám phá- Luyện tập: (30’) 
a. Nhạc cụ ( 23’)
* Luyện tập tiết tấu
+ Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ.
- GV chơi tiết tấu làm mẫu
- GV hướng dẫn HS cách chơi tiết tấu kết hợp gõ nhạc cụ và đếm 1-2-3-4-5
 1 2 3 4 5
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- GV gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu.
- GV nhận xét sửa sai (nếu có)
- GV HD HS sử dụng lần lượt thanh phách, trống con tập vào tiết tấu
- GV HD cách chơi tiết tấu bằng động tác tay chân.
*Ứng dụng đệm cho bài hát: ngày mùa vui
- GV làm mẫu hát kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ theo âm hình tiết tấu mẫu vào bài ngày mùa vui
- Hát cả bài ngày mùa vui kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ đệm theo tiết tấu mẫu
- HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.
- Chia một nhóm gõ trống, một nhóm gõ thanh phách, một nhóm hát sau đó đổi bên
- GV nhận xét, biểu dương
2.Vận dụng- sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao- thấp theo sơ đồ. (7’)
– GV chơi nhạc bằng đàn phím điện tử 
– Âm thanh cao: HS giơ tay
– Âm thanh thấp: HS hạ tay
-Trình chiếu sơ đồ theo âm thanh và giải thích cụ thể 
- GV làm mẫu nguyên âm “A,O,U ” với tốc độ vừa phải tương ứng cao độ các nốt nhạc S, P, M, R, Đ theo sơ đồ âm thanh từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao.
-Hướng dẫn cả lớp luyện tập tạo ra âm thanh theo sơ đồ với tốc độ nhanh, chậm khác nhau, với cường độ to, nhỏ khác nhau, với các nguyên âm khác nhau. ( A, Ô, I, U, mèo, chó )
- Cho HS sáng tạo thêm bằng cách xung phong vẽ sơ đồ khác lên bảng để các bạn tạo ra âm thanh.
- GV nhận xét, biểu dương.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’) 
- GV nhắc lại yêu cầu của chủ đề, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chơi nhạc cụ tốt, tích cực, sáng tạo.
. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Tham gia chơi
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Thực hành chơi tiết tấu, tay vỗ miệng đếm theo.
- Luyện tập theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy
- HS thực hiện chơi tiết tấu bằng thanh phách, trống con.
- Quan sát, thực hiện
- HS quan sát
- HS hát cùng nhạc lấy hơi và thể hiện sắc thái bài hát.
-HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách, trống nhỏ.
- Thực hiện theo nhóm, tổ, cá nhân
- Các nhóm thực hiện.
- Biểu diễn nhóm, cá nhân.
- HS quan sát + thực hành gõ đệm theo.
- Thực hành theo bộ gõ cơ thể.
- Luyện tập theo nhóm
- Các nhóm lên trình bày
- HS nghe
- Nhận biết được âm thanh cao- thấp.
- Quan sát , nghe, hiểu
- Lớp luyện tập theo
- Luyện tập theo nhóm đôi, nhóm 4.
- HS xung phong.
- HS nghe, ghi nhớ

*********************************************************
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Lớp chúng ta đoàn kết. Hát thuộc và rõ lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. 
- Nghe và kể lại câu chuyện Thần đồng âm nhạc theo tranh minh hoạ. 
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ.
- Chơi song loan, trai-en-gô và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Cảm nhận được cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 
- Gắn chặt tình đoàn kết, biết quan tâm, động viên, yêu quý bạn bè, thêm yêu thầy cô và mái trường.
2. Năng lực: 
- Biết thể hiện bài hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.
- Nhớ được nội dung câu chuyện Mô-da Thần đồng âm nhạc và biết được 1 danh nhân thế giới: Nhạc sỹ thiên tài Mô- da.
- Bước đầu cảm nhận được bản nhạc, biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của nhạc sĩ MôZa. 
- Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. 
- Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
- Giáo dục học sinh biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo 5 điều Bác Hồ dạy. Biết kính trọng thầy cô giáo, thêm yêu mái trường, quê hương đất nước. 
- Yêu thích ca hát và yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
* Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đàn phím điện tử, loa đài, băng đĩa nhạc, thanh phách.
- Chơi đàn và hát tốt bài Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Tập một số động tác vận động cho bài hát và bản nhạc. 
- Video clip, file âm thanh, hình ảnh.
- Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.
- Thực hành thuần thục các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 
* Chuẩn bị của học sinh: 
 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
9
1. Hát: Lớp chúng ta đoàn kết
10
1. Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
2. Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Thần đồng âm nhạc
11
1. Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to - nhỏ khác nhau
2. Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ
12
1. Nhạc cụ
2. Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

*******************************************************
Âm nhạc 2
(Chủ đề 3: Đoàn kết - Tiết 9)
 - HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
 Nhạc và lời: Mộng Lân
I. MỤC TIÊU:
- Hát rõ lời ca đúng giai điệu bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. Biết bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của tác giả Mộng Lân.
- Giữ nhịp ổn định, khi hát thể hiện được sắc thái của bài.
- Hình thành một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều, lấy hơi đúng chỗ ), biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm, hát kết hợp vận động đơn giản.
- Bước đầu biết hát hòa giọng và phối hợp chơi nhạc cụ gõ cùng các bạn.
- Yêu thích môn học âm nhạc.
- Biết yêu quý bạn bè, biết quan tâm, khích lệ, động viên bạn bè.
- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó đoàn kết, biết kính trên nhường dưới, yêu thầy cô, yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, sách giáo viên, sách giáo khoa Âm nhạc 2.
- Chơi đàn và hát trôi chảy bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Một số nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô).
- Máy nghe nhạc.
* Học sinh:
- SGK, đồ dùng học tập.
- Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Trống con, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động: (3’)
- Cho học sinh nghe và vận động theo bản nhạc Chicken dance. Giáo viên làm mẫu các động tác và hướng dẫn học sinh cùng thực hiện.
2. Hoạt động Khám phá-Luyện tập: (30’)
* Hát Lớp chúng ta đoàn kết:
- Cho học sinh xem hình ảnh nhạc sĩ Mộng Lân và giới thiệu
 Các em thân mến! Nhạc sĩ Mộng Lân là một tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước ta. Ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc hay cho thiếu nhi như: Em là mầm non của Đảng, Quê em bừng sáng, Nguyên Bá Ngọc và bài hát Lớp chúng ta đoàn kết mà hôm nay lớp chúng ta sẽ học cũng là một ca khúc rất hay và nổi tiếng của ông. Bài hát có giai điệu vui vẻ, sôi nổi như có ý nhắn nhủ chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ cùng nhau tiến bộ đấy các em ạ! Và bây giờ cô trò chúng ta cùng học hát bài Lớp chúng ta đoàn kết để xem bài hát này hay như thế nào nhé.
- Cho học sinh nghe hát mẫu có nhạc đệm và kết hợp với vận động cơ thể, biểu lộ rõ cảm xúc khi thể hiện bái hát.
- Gọi học sinh đọc lời ca, có thể đọc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Giáo viên giải thích từ “keo sơn” nghĩa là gắn bó. Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, đọc mẫu trước từng câu cho học sinh đọc theo 1 lần, lần sau các em sẽ tự đọc, nhắc nhở các em lấy hơi ở cuối mỗi câu.
- Chia câu: Bài hát chia làm 4 câu:
+ Câu 1: Lớp chúng tình thân.
+ Câu 2: Lớp chúng một nhà.
+ Câu 3: Đầy tình . tiến tới.
+ Câu 4: Quyết kết trò ngoan.
- Dạy hát từng câu: Giáo viên đàn và hát mẫu từng câu tập cho học sinh hát từng câu một vài lần, dạy hát theo lối móc xích đến hết bài. Khi hát thể hiện được sự trong sáng, vui tươi của lời ca. Giáo viên vừa dạy vừa quan sát lắng nghe và sửa sai cho học sinh. 
- Cho học sinh hát cả bài kết hợp với nhạc đệm của bài.
- Hướng dẫn cho học sinh hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát. Giáo viên quan sát, sửa sai (nếu có).
- Tổ chức hát theo nhóm, giáo viên nghe và sửa sai cho học sinh nếu có, nhận xét và tuyên dương các em.
- Thực hiện mẫu cho học sinh cách hát kết hợp gõ đệm bài hát với 3 kiểu gõ đệm đã học và yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt 3 kiểu gõ đệm bằng thanh phách theo các hình thức biểu diễn sau: 
+ Hát song ca, gõ đệm theo tiết tấu.
+ Hát tốp ca, gõ đệm theo nhịp bái hát.
+ Hát đơn ca, gõ phách của bài. 
- Nhận xét và tuyên dương phần trình bày bài hát của học sinh.
- Hướng dẫn các em vận động cơ thể với động tác tay chân đơn giản, hoặc người nhún và đưa theo điệu nhạc.
3. Hoạt động Ứng dụng: (2’)
- Chốt lại mục tiêu tiết học: Giáo dục thái độ học tập và phẩm chất cho học sinh về tình đoàn kết thông qua những hành động cụ thể như biết quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ bạn bè... 
- Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại bài và học thuộc bài hát, tập gõ theo tiết tấu, nhịp và phách. Tìm một số động tác phụ họa cho bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Quan sát và lắng nghe, ghi nhớ. 
- Nghe hát mẫu và cảm nhận về giai điệu của bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Đọc cá nhân, nhóm lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý nghe, nhớ bài.
- Luyện hát theo yêu cầu, lưu ý hát đúng nhịp.
- Hát khớp nhạc.
- Thực hiện.
- Luyện hát với nhạc cụ gõ.
- Chăm chú nghe.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
*******************************************************
Âm nhạc 2
(Chủ đề 3: Đoàn kết - Tiết 10)
 - ÔN BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
 - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: KỂ CHUYỆN 
ÂM NHẠC: THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Hát rõ lời, hòa giọng, kết hợp được gõ đệm, vận động đơn giản và hát đúng sắc thái.
- Nghe và kể lại câu chuyện Mô-da Thần đồng âm nhạc theo tranh minh họa.
- Qua bài học học sinh biết được 1 danh nhân thế giới: Nhạc sỹ thiên tài Mô- da.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, đoàn kết. Yêu mến thầy cô và mái trường.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ.
* Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Nhạc cụ gõ (Thanh phách...). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động: (3’)
- Cho học sinh hát vận động theo nhạc bài: Em thương thầy mến cô.
2. Hoạt động Khám phá - Luyện tập: (15’)
* Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- Mở nhạc cho học sinh nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp:
Lớp chúng mình rất rất vui 
 x x
- Cho lớp hát cùng nhạc đệm.
- Chia tổ cho học sinh hát nối tiếp:
+ Tổ 1: Lớp chúng mình...... tình thân.
+ Tổ 2: Lớp chúng mình...... một nhà.
+ Tổ 3: Đầy tình thân.......... tiến tới.
+ Tổ 4: Quyết kết đoàn........ trò ngoan.
- Quan sát, nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Đổi tổ để học sinh hát nối tiếp.
- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm: 
- Làm mẫu và hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết tấu.
- Cho cả lớp hát kết động tác tay, chân.
- Gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương các em.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động:
Câu hát
Động tác
Lớp chúng mình rất rất vui. 
Anh em ta chan hòa tình thân.
Động tác tay, giậm chân tại chỗ.
Nắm tay bạn bên cạnh, đưa người sang trái, sang phải đến hết câu hát.
Lớp chúng mình rất rất vui.
Như keo sơn anh em một nhà.
Động tác tay, giậm chân tại chỗ.

Đầy tình thân quý mến nhau.
Luôn thi đua học chăm tiến tới.
Lần lượt tây trái thu về đặt trước ngực, tay phải thu về trước ngực.
Mở tay trước ngực tạo hình cuốn sách.
Quyết kết đoàn giữ vững bền.
Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.

Tay trái làm động tác quyết tâm, tay phải đặt sau lưng.
Tay phải làm động tác quyết tâm, tay trái đặt sau lưng.
Hai tay đặt lên nhau để trước ngực mô tả động tác đang ngồi học bài.
- Gọi học sinh theo nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp.
*Âm nhạc thường thức: Kể chuyện âm nhạc Thần đồng âm nhạc (15’)
- Giới thiệu tiểu sử nhạc sĩ Mozart: Mô-da là nhạc sĩ người nước Áo. Mô-da là một thần đồng âm nhạc thế giới. Nhạc sĩ này đã biết chơi đàn vĩ cầm và dương cầm khi mới lên 3. Bắt đầu viết ra các bản "Nhạc khúc nhịp ba" (minuets) vào tuổi lên 6. Soạn bản "giao hưởng" (symphony) đầu tiên khi chưa đầy 9 tuổi, sáng tác "diễn ca khúc" (oratorio) khi 11 tuổi và "nhạc kịch" (opera) lúc mới 12.
- Trước khi kể câu chuyện giáo viên hướng dẫn học sinh hát câu:
- Đọc, kể diễn cảm câu chuyện Thần đồng âm nhạc cho học sinh nghe.
- Kể lại câu chuyện theo tranh minh họa.
- Chia đoạn, hướng dẫn học sinh hát sau mỗi đoạn kể.
- Gọi 3 em học sinh lần lượt đọc lại câu chuyện (nối tiếp nhau).
- Hỏi học sinh:
+ Nhạc sỹ Mô-da là người nước nào?
+ Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?
+ Khi xảy ra câu chuyện trên Mô-da vừa tròn mấy tuổi?
- Giải thích từ khó: Thần đồng đây là danh hiệu dành cho những người có tài năng đặc biệt được bộc lộ rất sớm từ khi còn nhỏ tuổi.
- Trình chiếu 6 tranh, gọi 3 bạn nhìn tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Cho học sinh nghe một đoạn trong bài: Khát vọng mùa xuân của nhạc sĩ Mô-da.
3. Hoạt động Ứng dụng: (2’)
- Hôm nay chúng ta học nội dung gì?
- Yêu cầu hát lại bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Về nhà các em hát lại bài: Lớp chúng ta đoàn kết, gõ đệm và vận động. Kể câu chuyện Thần đồng âm nhạc cho người thân nghe.
- Tuyên dương học sinh.
- Đứng tại chỗ thực hiện.
- Nghe nhạc và thực hiện nhịp nhàng.
- Hát đúng nhịp.
- Hát theo sự chỉ huy của giáo viên.
- Lắng nghe.
- Hát rõ lời, hoà giọng.
- Quan sát, thực hiện. 
- Quan sát và thực hành theo nhóm.
- Luyện tập nhịp nhàng.
- Hai nhóm trình bày bài hát kết hợp động tác tay chân.
- Lắng nghe, theo dõi giáo viên làm mẫu và thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Hát đúng theo giai điệu, lời ca.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Hát “Thần đồng âm nhạc Mô-da”.
- Cá nhân đọc, lớp nghe và hát mỗi khi bạn đọc hết đoạn.
- Trả lời: Mô-da là người nước Áo.
- Trả lời: Mô-da đã tự mình sáng tác một bản nhạc mới.
- Trả lời: 3 tuổi.
- Lắng nghe.
- Ba học sinh thực hiện.
- Cả lớp lắng nghe.
- Trả lời.
- Hát kết hợp vận động.
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

*******************************************************
Âm nhạc 2
(Chủ đề 3: Đoàn kết - Tiết 11)
- VẬN DỤNG SÁNG TẠO: VỖ TAY VỚI ÂM THANH TO NHỎ
KHÁC NHAU
- NGHE NHẠC: HÀNH KHÚC THỔ NHĨ KỲ
I. MỤC TIÊU
- Biết vỗ tay và có thể tạo ra âm thanh to nhỏ, khác nhau.
- Bước đầu cảm nhận được giai điệu không lời của bản nhạc phương Tây Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ.
- Biết vài nét về bài nhạc Hành Khúc Thổ Nhi Kỳ, tiểu sử của nhạc sĩ MôZa.
- Nghe và biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ. 
- Yêu thích, biết cảm thụ âm nhạc của nước nhà cũng như thế giới.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Bài giảng điện tử. 
- Giáo án word soạn rõ, chi tiết.
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Trống con, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô).
* Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Nhạc cụ (Thanh phách, Trống con )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động: (3’) 
- Gọi học sinh nhắc lại tên các bài hát đã được học ôn tiết trước?
- Đàn cho học sinh hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động vỗ tay, gõ đệm Tem-bơ-rin.
- Nhận xét, tuyên dương.	
2. Hoạt động Khám phá - Luyện tập: (15’)
* Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to nhỏ khác nhau
a) Khám phá: 
- Đưa ra vật mẫu cái trống con và hỏi: Đây là nhạc cụ gì các em? Khi gõ vào mặt trống sẽ nghe âm thanh gì? Ta có thể tạo ra âm thanh lớn hoặc nhỏ được không? Bây giờ các em hãy lắng nghe cô gõ trống nhé.
- Làm mẫu cho học sinh quan sát (gõ nhẹ, gõ vừa, gõ mạnh). Tương tự, khi chúng ta vỗ tay thì cũng tạo ra âm thanh to, nhỏ khác nhau.
- Thưc hiện vỗ tay theo ba cách: vỗ to, vỗ vừa, vỗ nhỏ.
- Mời 1 đến 2 em đứng lên vỗ tay tạo ra âm thanh to, vừa, nhỏ.
- Chốt lại nội dung hoạt động vừa thực hiện. 
b) Hướng dẫn Luyện tập: 
- Thực hiện vỗ tay theo kí hiệu bàn tay, giáo viên chia 4 nhóm:
+ Giơ một ngón tay thì nhóm 1 vỗ tay với âm thanh nhỏ.
+ Giơ hai ngón tay nhóm 2 vỗ tay với âm thanh trung bình. 
+ Giơ ba ngón tay nhóm 3 vỗ tay với âm thanh hơi to.
+ Giơ bốn ngón tay nhóm 4 vỗ tay với âm thanh rất to. 
c) Thực hành Luyện tập:
+ Nhóm 1: Vỗ tay với âm thanh nhỏ.
+ Nhóm 2: Vỗ tay với âm thanh trung bình.
+ Nhóm 3: Vỗ tay với âm thanh hơi to.
+ Nhóm 4: Vỗ tay với âm thanh rất to.
d) Vận dụng - Sáng tạo:
- Trò chơi mưa rơi: Giáo viên chuẩn bị địa điểm trong phòng học. 
+ Quy định về động tác: Tay cao, vỗ tay lớn. Tay ngang thắt lưng, vỗ tay vừa. Tay xuống thấp, vỗ tay nhỏ (tương ứng với mưa to, mưa vừa, mưa nhỏ). Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm 6 em), các nhóm cử ra 1 quản trò.
+ Cách chơi: Người chơi làm theo động tác và tiếng hô của quản trò: Quy định thêm khi quản trò phất tay thì người chơi sẽ hô to Ầm. Để trò chơi thực sự hấp dẫn thì quản trò cần hô nhanh, dứt khoát và thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lời nói và động tác khác nhau cũng làm cho người chơi dễ dàng mắc sai lầm.
+ Luật chơi: Nhóm nào thực hiện đúng nhiều nhất sẽ thưởng một bông hoa, nhóm nào không đúng theo quy định là phạm quy (phạt nhảy lò cò một vòng).
- Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
* Nghe nhạc: (15’)
a, Khám phá:
- Giới thiệu xuất xứ, nội dung bài hát Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là phong cách phương Đông đầu tiên ảnh hưởng mạnh mẽ đến âm nhạc phương Tây. Một bản nhạc kinh điển của phong cách này là “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ” do Mozart sáng tác năm 1778. Wolfgang Amadeus Mozart là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc. Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg. Ông đã mất ngày 5 tháng 12 năm 1791.
- Mở băng (đĩa) cho học sinh nghe bài Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Moza . 
- Cho học sinh nghe và gọi học sinh phát biểu cảm nhận của mình về bài.
+ Em thấy bài nghe nhạc có tốc độ nhanh hay chậm, nhịp điệu vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng, mềm mại?
+ Em thấy bài nghe nhạc này có hay không, vì sao?
- Mời nghe lại bản nhạc lần 2, hướng dẫn học sinh nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 
- Làm mẫu, hướng dẫn học sinh gõ đệm và vận động theo nhạc. 
b, Thực hành: 
- Gọi lần lượt 2 em lên nghe nhạc và thực hành gõ thanh phách, 2 em vừa vỗ tay, vừa giậm chân theo nhịp.
- N

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_am_nhac_lop_2_sach_canh_dieu_chu_de_que_huong_ti.docx