Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 21 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An
VẬN DỤNG SÁNG TẠO: PHÂN BIỆT ÂM THANH DÀI – NGẮN
I : YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Bắc kim thang. Hát rõ lời và thuộc lời biết hát kết hợp gõ đệm vận động đơn giản.
- Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo.
- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa cho bài hát.
- Biết phân biệt, thể hiện được những âm thanh dài - ngắn qua hoạt động vận dụng sáng tạo.
- Biết tự hào và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1: Chuẩn bị của giáo viên.
- Đàn phím điện tử. Trống cái để chơi trò chơi Bắc kim thang.
- Thực hành hoạt động vận dụng- sáng tạo.
2: Chuẩn bị của học sinh.
- Có một trong các nhạc cụ gõ như: thanh phách, song loan, trống nhỏ, tem-bơ-rin, trai-en-gô.
TUẦN 21 ÂM NHẠC: TIẾT 21 ÔN TẬP BÀI HÁT: BẮC KIM THANG VẬN DỤNG SÁNG TẠO: PHÂN BIỆT ÂM THANH DÀI – NGẮN I : YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Bắc kim thang. Hát rõ lời và thuộc lời biết hát kết hợp gõ đệm vận động đơn giản. - Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa cho bài hát. - Biết phân biệt, thể hiện được những âm thanh dài - ngắn qua hoạt động vận dụng sáng tạo. - Biết tự hào và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1: Chuẩn bị của giáo viên. - Đàn phím điện tử. Trống cái để chơi trò chơi Bắc kim thang. - Thực hành hoạt động vận dụng- sáng tạo. 2: Chuẩn bị của học sinh. - Có một trong các nhạc cụ gõ như: thanh phách, song loan, trống nhỏ, tem-bơ-rin, trai-en-gô. III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1: Hoạt động khởi động ( khoảng 2 phút ) - Giáo viên cho học sinh khởi động bằng bài hát Bắc kim thang kết hợp vận động nhẹ nhàng. 2: Hoạt động Khám phá - Luyên tập ( khoảng 18 phút ) a. Nội dung 1. Ôn tập bài hát: Bắc kim thang. - Hỏi? Nhắc lại cho cô giáo, bài hát Bắc kim thang thuộc dân ca nào? - Hỏi? Sắc thái của bài dân ca như thế nào vậy các con? - Các con lắng nghe lại giai điệu của bài hát nhé. - Cả lớp hát và gõ đệm theo phách cho cô 1 lần. - Cô mời 1 em hát và gõ phách nào. - Cô mời 1 em nhận xét bạn nào. - Cô mời cả lớp đứng dậy hát và vận động theo ý tưởng của mình 1 đến 2 lần. - Giáo viên nhận xét qua lần vận động theo ý tưởng này của các em. - Mời 6 bạn lên biểu diễn nào - Cô mời 1 bạn nhận xét - Cô mời 2 bạn lên nào. - Mời 1 bạn nhận xét nào - Cô mời 1 bạn lên biểu diễn - Cô mời 1 bạn nhận xét qua phần biểu diễn của bạn. - Cô giáo nhận xét, tuyên dương hs. - Lần trước các con đã được làm quen với trò chơi Bắc kim thang, các con thấy trò chơi này có hay không nhỉ?.......! Giờ học hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau tiếp tục chơi trò chơi này nhé, các con có thích chơi không nào? - Giáo viên chia nhóm và cho học sinh tiếp tục chơi trò chơi Bắc kim thang. - Giáo viên nhận xét và chuyển sang nội dung 2 của bài. b. Nội dung 2. Vận dung - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh dài - ngắn ( khoảng 12 phút ). - Giáo viên dung đàn điện tử đánh 2 nốt Mi. + Nốt Mi thứ nhất: Ngân dài 4 phách + Nốt Mi thứ hai: Ngân dài 1 phách. - Giáo viên quy định cho các em nốt Mi thứ nhất ngân dài 4 phách thì các em sẽ giang 2 bàn tay ra xa. Còn nốt Mi thứ 2 ngân dài 1 phách thì các em sẽ chạm 2 tay gần nhau. - Giáo viên đánh trên đàn 1 vài lần cho học sinh nhận biết. - Gọi tổ 2 nhận biết - Giáo viên nhận xét - Giáo viên thay âm khác cho học sinh chơi tương tự như trên. - Hỏi? Trong cuộc sống các em nghe những âm thanh nào ngân dài? Hãy thể hiện lại âm thanh đó cho cô và các bạn cùng nghe nào? - Hỏi? Vậy trong cuộc sống ngoài những âm thanh ngân dài các con đã biết vậy các con còn biết có âm thanh nào ngắn không? Hãy thể hiện lại âm thanh đó cho cô và các bạn biết nào? - Giáo viên nhận xét và tuyên dương học sinh. - Giáo viên chốt: Các con đã được ôn rất kĩ bài hát Bắc kim thang dân ca Nam bộ, thông qua bài hát này cô mong các con thêm yêu làn điệu dân ca hơn nữa, không chỉ có làn điệu dân ca Nam Bộ mà còn có các làn điệu dân ca khác nữa các con ạ. Các con chính là người lưu giữ và gìn gữu bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các con có làm được điều đó không nhỉ? 3: Hoạt động luyện tập - Gv: Cho cả lớp ôn lại cách hát và vận động theo nhịp điệu bài hát. - Hỏi? Bạn nào còn nhớ các động tác cô dạy không nhỉ? - Gọi 1 em thực hiện lại - Gv: Nhận xét - Cho cả lớp thực hiện lại - Gv: Nhận xét - Gọi cá nhân thực hiện - Nhận xét, động viên 4: Hoạt động ứng dụng ( khoảng 3 phút ) - Hỏi? Bài học ngày hôm nay các con học gồm mấy phần? - Cô mời các con hát lại bài và cùng nhau vận động theo ý tưởng của các con đã trình bày như ở trên nhé. - Giáo viên khen ngợi các em có ý thức học tập tốt. - Động viên các em còn nhút nhát e dè chưa có tinh thần xung phong, cần cố gắng hơn nữa trong các giờ học sau. - Nhắc học sinh về nhà ôn luyện lại bài cũ và xem trước bài mới cho tiết học sau. - Khởi động - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe - Hát và gõ phách - Thực hiện - Lắng nghe - Thực hiện - Lắng nghe - 6 bạn lên biểu diễn - 1 bạn nhận xét bạn - 2 bạn thực hiện - 1 bạn nhận xét - 1 bạn biểu diễn - 1 bạn nhận xét - Lắng nghe - Chơi trò chơi - Lắng nghe - Nghe quy định - Nhận biết âm thanh trên đàn - Tổ 2 nhận biết âm thanh - Lắng nghe - Thực hiện với âm khác - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời - 1 em thực hiện - Lắng nghe - Cả lớp thực hiện - Lắng nghe - 1 em thực hiện - Lắng nghe - Trả lời - Thực hiện - Lắng nghe - Ghi nhớ Điều chỉnh: DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_am_nhac_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2022_2023_hoang_an.docx