Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật.

- Giải quyết được 1 số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến các hình đã học.

 2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán

3. Năng lực

- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Một số vật dụng có dạng HCN, hình vuông.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 63 trang Huy Toàn 23/06/2023 5761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 66: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế và tổ chức trò chơi.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
3. Năng lực
- Giao tiếp – hợp tác, tự chủ - tự học và giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Tự giải quyết vấn đề Toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện và mô hình hóa Toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các tấm thẻ để chơi trò chơi.
- HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn”
- GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm bài vào vở
- Mời 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
- YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 2.
- Cần tính tổng của những số nào?
- Cần thực hiện phép tính nào?
- YC HS làm bài vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- HDHS phân tích bài toán.
- YC HS giải bài toán vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Để tìm được số ở ô có dấu “?”, cần làm như thế nào?
- HS TL nhóm theo bàn để tìm câu TL.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
3. Trò chơi “Cặp tấm thẻ anh em”:
- Nêu tên trò chơi.
- HD cách chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người.
- Quan sát, cổ vũ, động viên học sinh.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Sĩ số:......./ 36
- Tham gia trò chơi.
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách cách tính. Lớp NX, góp ý.
- Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá.
- 2 -3 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý.
2 HS đọc.
- Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. 
- Lớp NX, góp ý.
-2 HS đọc.
- HS trả lời.	
- HS thảo luận, tìm câu trả lời.
- Lớp NX, góp ý.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn.
- HS chia sẻ.
- Nghe HD cách chơi.
- Các nhóm chơi trò chơi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
_______________________________
TIẾT 67
Bài 25: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng thông qua hình ảnh trực quan.
- Đọc tên điểm, đoạn thẳng cho trước.
- Nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế.
- Đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán
3. Năng lực
 - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Sợi dây, thước thẳng.
- HS: Thước thẳng có chia vạch cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Đưa ra sợi dây, mời 2 HS lên cầm 2 đầu sợi dây và kéo căng.
- Đưa ra thước thằng 
- Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS mở sgk/tr.98:
- YC HS quan sát tranh, dựa vào nội dung bóng nói của Mai, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hói sau:
+ Trên bảng có những gì?
+ Đầu mỗi chiếc đinh là gì? Dây treo cờ là gì?
- Mời một số HS nêu câu trả lời của mình.
- Chỉ vào hình và chốt: Đầu mỗi chiếc đinh là 1 điểm, dây treo cờ là một đoạn thẳng.
- Vẽ các điểm A, B, C lên bảng, HD HS cách ghi tên điểm, các đọc tên điểm.
- Nối điểm B với điểm C.
- YC HS dựa vào lời của Rô-bốt và cho biết ta được gì?
- Chốt kiến thức: Nối điểm B với điểm C ta được đoạn thẳng BC.
- Chỉ vào hình, YC HS đọc tên đoạn thẳng.
- YC 2 HS lên kéo căng sợi dây:
+ Mỗi đầu sợi dây là gì?
+ Sợi dây là gì?
- YC HS hoạt động nhóm 4 tìm các ví dụ về điểm, đoạn thẳng.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày
- NX, tuyên dương HS.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau.
- Mời đại diện một số nhóm trình.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Làm tương tự bài 1.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS quan sát mẫu và HD:
+ Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt thước như thế nào?
+ Điểm A trùng vạch số nào? Điểm B trùng vạch số nào?
+ Đoạn thẳng AB dài mấy cm?
+ YC HS đo và ghi độ dài các đoạn thẳng trong VBT Toán.
- YC HS đổi vở, kiểm tra chéo bài
- Mời HS nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về điểm, đoạn thẳng trong lớp, ở nhà, ...
- Nhận xét giờ học.
- Sĩ số:......./ .
- Quan sát 
- HS thảo luận nhóm theo bàn, trả lời câu hỏi.
- 2 HS trả lời.
- Lớp NX
- HS đọc tên các điểm.
- 2 -3 HS trả lời
- 1-2 HS trả lời.
- HS đọc tên hình.
- HS trả lời
- Làm việc theo nhóm, tìm ngay trong lớp học các ví dụ về điểm, đoạn thẳng.
- 2 -3 nhóm trình bày, lớp NX.
- 2 HS đọc
- Các nhóm làm việc
- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Thực hành đo độ dài các đoạn thẳng.
- Kiểm tra và góp ý cho nhau.
TIẾT 68: ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- Gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước.
- Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hang trong thực tế.
 3. Năng lực- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: + Một số vật dụng có dạng đường cong: vành nón, cạp rổ, rá bị bật...
- HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- Vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó.
- Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS mở sgk/tr.100:
- YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Việt, trả lời CH:
+ Tranh vẽ những gì?
+ Vạch kẻ đường có dạng gì? Cầu vồng có dạng gì?
+ Hãy đọc tên các điểm có trong hình vẽ.
+ Nối điểm A với điểm B ta được gì?
- GV giới thiệu: Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB.
- Cho HS đọc tên đường thẳng AB.
+ Ba điểm M, N, P cùng nằm trên đường thẳng nào?
- Chỉ vào hình và chốt: Ba điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng. Ta nói ba điểm M, N, P là ba điểm thẳng hàng.
- Trên bảng vẽ đường cong nào?
- Đưa ra các đồ vật có dạng đường cong cho HS nhận biết.
- Vẽ thêm một số đường thẳng, yêu cầu HS đọc tên các đường thẳng đó.
- YC HS thảo luận nhóm bàn, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- NX, tuyên dương HS.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS nêu YC bài.
- YC HS làm bài vào VBT
- Mời HS chia sẻ bài làm trước lớp, giải thích rõ vì sao lại điền Đ hoặc S.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
-HS làm việc theo bàn. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung.
- Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
-HS làm việc theo N4. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung.
- Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Q/sát, nhận dạng các đường thẳng, đường cong trong thực tiễn cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- Sĩ số:......./ 36
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- HS đọc tên các điểm.
- 2 HS trả lời - Lớp NX.
- 2 -3 HS trả lời
- 1-2 HS trả lời.
- HS đọc tên hình.
- HS trả lời
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát, nhận biết đường cong.
- HS đọc tên các đường thẳng vừa vẽ.
- Các nhóm làm việc
- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- 2 HS nêu.
- HS làm bài.
- 2 HS chia sẻ trước lớp
- 2 HS đọc.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
TIẾT 69
Bài 26: ĐƯỜNG GẤP KHÚC. HÌNH TỨ GIÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được đường gấp khúc thong qua hình ảnh trực quan; tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng của nó.
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật.
- Giải quyết được 1 số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến các hình đã học.
 2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán 
3. Năng lực
- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: + Một số vật dụng có dạng HCN, hình vuông.
- HS: Bộ đồ dùng học toán. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- Vẽ một số đoạn thẳng AB, BC, CD lên bảng, YC HS đọc tên cácđoạn thẳng đó. 
- NX
- Ghép các đoạn thẳng trên thành các đường gấp khúc, Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc:
- GV cho HS mở sgk/tr.102:
- YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Rô-bốt, thảo luận nhóm theo bàn trả lời CH:
+ Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) Có dạng hình gì?
+ Trên bảng có đường gấp khúc nào? 
+ Đường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng?
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là bao nhiêu cm?
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là gì?
- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- GV chốt kiến thức.
2.1. Hình tứ giác:
- YC HS quan sáthình trong SGK, đọc lời của các nhân vật
- Đưa ra một số hình tứ giác khác nhau:
+ Đây là hình gì?
- YC HS hoạt động nhóm 4, lấy hình tứ giác có trong bộ đồ dùng học toán.
- Theo dõi, hỗ trợ những HS chậm.
- YC HS tìm những đồ vật có dạng hình tứ giác có ở lớp.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS hoạt động nhóm đôi: Thảo luận, nêu tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Làm tương tự bài 1.
- Khi HS nêu kết quả, GV YC HS chỉ vào từng hình tứ giác.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm bài vào VBT
- Mời một số HS trình bày kq trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Quan sát, nhận dạng các đường gấp khúc, các hình tứ giác có trong thực tiễn cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- Sĩ số:......./ ..
- Quan sát, đọc tên đoạn thẳng. Lớp NX.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- 2 HS trả lời - Lớp NX.
- Đại diện 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các nhóm khác NX, bổ sung.
- HS làm việc CN.
- HS nêu tên các hình.
- Các nhóm hoạt động, mỗi HS đều lấy hình tứ giác trong bộ đồ dùng để lên bàn.
- Quan sát, thực hiện yêu cầu.
- 2 HS đọc.
- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc
- HS làm bài.
- 2 HS chia sẻ trước lớp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
TIẾT 70: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
- Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ba điểm thẳng hàng, tính độ dài đường gấp khúc.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán
3. Năng lực: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS thảo luận nhóm đôi 2
- GV chiếu máy tính bài 1
a) Tìm hai đồ vật có dạng đường gấp khúc
b) Tìm hai đồ vật có dạng hình tứ giác
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
- Em hãy kể tên những đồ vật có dạng đường gấp khúc và hình tứ giác ở lớp hay ở nhà? 
-GV cho nhận xét
- GV nhận xét
-GV chốt: trong thực tế có nhiều đồ vật có dạng đường gấp khúc và hình tứ giác như song cửa sổ, chân bàn, ghế .
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 2.
- Cho cô biết hình vẽ sau gồm mấy hình tứ giác, đó là các hình nào?
- GV chiếu câu trả lời trên màn hình 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 3.
- YC HS thảo luận nhóm 4 trong, sau đó thống nhất chung câu trả lời theo yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
- GV: Với những đường chạy như vậy thì bạn nào chạy qua bãi cỏ mà hết ít thời gian nhất?
Bài 4:
Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu hình ảnh lên màn hình.
- GV cho HS đặt đề toán
-Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- YC 1 HS lên bảng làm bài, 
-GV q/sát, giúp đỡ hs còn gặp khó khăn, chấm bài tại chỗ hs làm bài xong trước.
-YC HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình
Bài giải
Cách 1:
a, Độ dài đường gấp khúc ABC là:
6 + 3 = 9(cm)
Đáp số: 9cm
b, Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
4 + 4 + 4 = 12(cm)
 Đáp số: 12cm 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, lưu ý HS các cách viết câu lời giải; 
- Bạn nào có cách giải khác bài 2b?
-Gv chiếu cách giải khác, Hs chia sẻ bài làm của mình
Bài 5:
Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu hình ảnh lên màn hình
- Có những cách nào để biết được đường gấp khúc nào dài hơn?
- YC HS TL nhóm đôi theo yêu cầu BT.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- GV nhận xét và chốt kết quả
- GV nếu có hai bạn Kiến cùng thi bò theo hai đường gấp khúc đã cho thì bạn Kiến nào về đích sớm hơn?
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Qua bài học em nắm được những kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài mới
- Sĩ số:......./ 36
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thảo luận
- Đại diện HS trình bày. Lớp NX, góp ý.
-HS lắng nghe
HS: Giá sách thư viên, cửa sổ .
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát hình ảnh
- 3 HS lên chỉ hình, đếm và ghép hình tứa giác, hình a,b,c
a. 1 hình tứ giác
b. 3 hình tứ giác 
c. 2 hình tứ giác
- HS nhận xét, góp ý.
- Lớp quan sát.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 trong, sau đó thống nhất chung câu trả lời theo yêu cầu bài tập.
- 1HS đại diện lên trình bày. 
a, Đọc tên đường chạy của mỗi bạn: Rô-bốt: AB, Việt: CDEG, Mai: HIK
b, Bạn Việt và Mai chạy theo đường gấp khúc
c, Đường chạy của bạn Mai gồm 2 đoạn thẳng. Đường chạy của bạn Việt gồm 3 đoạn thẳng.
- Lớp NX, góp ý.
- HS trả lời, nhận xét
- HSTL: Với những đường chạy như vậy thì bạn Ro- bốt chạy qua bãi cỏ mà tốn ít thời gian nhất.
- 2 HS đọc.
- HS đặt đề toán và nhận xét.	
- HS: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các cạnh cùng đơn vị đo
-HS dưới lớp làm bài vào VBT,
- HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình.
Bài giải
b) Cách 2:
HS nêu cách giải khác (Vì 4 là 3 số hạng bằng nhau nên 4 được lấy làm 3 lần) vậy 3 x 4 - 12
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
 4 x 3 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
-HS lắng nghe
- Hs chia sẻ bài làm của mình
- YC bài tập, chiếu hình ảnh lên màn hình
-HS trả lời
- HS TL nhóm đôi theo yêu cầu bài tập.
-Đại diện HS trình bày. Lớp NX, góp ý.
-HS suy nghĩ cá nhân và trả lời. (đường gấp khúc màu xanh dài hơn)
- HS lắng nghe
-HS: nếu có hai bạn Kiến cùng thi bò theo hai đường gấp khúc đã cho thì bạn Kiến đỏ về đích sớm hơn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tiết 71
Bài 27:THỰC HÀNH GẤP, CẮT, GHÉP, XẾP HÌNH.
VẼ ĐOẠN THẲNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận dạng được các hình đã học
-Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép,xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng cá nhân.
3. Năng lực 
- Phát triển năng lực chung: Giao tiếp – hợp tác, tự chủ - tự học và giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Phát triển năng lực Toán học: Tự giải quyết vấn đề Toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện và mô hình hóa Toán học.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
- HS SGK; Bộ đồ dùng Toán. Một tờ giấy hình CN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- Vẽ một số đoạn thẳng AB, BC, CD lên bảng, YC HS đọc tên các đoạn thẳng đó. 
- NX
- Ghép các đoạn thẳng trên thành các đường gấp khúc, Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1:Củng cố kỹ năng gấp, cắt giấy từ hình chữ nhật để tạo thành hình vuông.
- Gọi HS đọc YC bài
- GV chiếu máy tính bài 1
- GVHDHS lần lượt thực hiện từng thao tác gấp, cắt theo yêu cầu
GV cho HS Thực hành cá nhân
- GV lưu ý đường gấp và đường cắt phải thẳng và đều. hình vuông cân đối.
-GV quan sát và giúp đỡ HS 
-Gv chốt và tuyên dương
Bài 2:Củng cố kỹ năng, ghép, xếp hình theo yêu cầu.
- Gọi HS đọc YC bài
- GV chiếu máy tính bài 2
- GVHDHS thực hiện từng thao tác từ hình vuông, gấp, cát thành 4 mảnh hình tam giác bằng nhau.
- HS thực hành ghép(Từ 8 hình tam giác ghép thành các hình a,b,c,d theo cặp đôi
- GV cho HS chia sẻ trước lớp
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu 
- HS giao lưu các thao tác ghép hình
H: Làm thế nào bạn ghép được hình a,b,c,d?
- GV Nhận xét và chốt, tuyên dương.
Bài 3:Củng cố kỹ năng, ghép, xếp hình theo yêu cầu.
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV chiếu máy tính bài 3
- GVHDHS sử dụng giấy ô ly hoặc giấy màu,lần lượt thực hiện từng thao tác gấp,cắt ghép tạo ra hình vuông
H: Băng giấy ở hình mẫu có chiều dài mấy ô vuông? Chiều rộng mấy ô vuông?
H: E có những cách nào để tạo ra hình vuông bên cạnh?
-HS ghép hình để được hình a; b (Khuyến khích HS có nhiều cách ghép hình)
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu 
- GV Nhận xét và chốt, tuyên dương.
Bài 4:Củng cố kỹ năng xếp, ghép hình.
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV chiếu máy tính bài 4
- GV cho HS trao đổi N đôi làm bài tập
-Yêu cầu HS trình bày và giải thích kết quả làm bài.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu 
- GV Nhận xét và chốt, tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS quan sát, nhận dạng lắp ghép các hình để tạo ra hình mới, đồ vật mới trong cuộc sống hàng ngày 
- Sĩ số:......./ ..
- Quan sát, đọc tên đoạn thẳng. Lớp NX.
- HS đọc YC bài
- HS quan sát
-HS chia sẻ cách gấp và cắt để có hình vuông
-HS nhận xét và kiểm tra chéo nhau 
- 2 HS đọc
- HS quan sát
- HS thực hiện từng thao tác từ hình vuông, gấp, cát thành 4 mảnh hình tam giác bằng nhau. 
- HS thực hành ghép hình a,b,c,d theo cặp đôi
- 2 HS chia sẻ trước lớp
- HSTL: xoay hình theo góc để lắp
- HS giao lưu các thao tác ghép hình
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát
- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.
- 1-2 HS trả lời. (dài 4 ô vuông, rộng 1 ô vuông)
- Đặt ngang hoặc đứng 2 ô vuông đã cát sát vào nhau.
- HS thực hiện và chia sẻ.
HS lắng nghe
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát
- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- 1-2 HS trả lời.
a, Hình 1 và 3b, Hình 1 và 3
HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
_______________________________
Tiết 72: VẼ ĐOẠN THẲNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
3. Năng lực
 - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán; thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Mở đầu
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Th. kẻ)
- GV kẻ 1 số đoạn thẳng lên bảng, yêu cầu HS đặt tên cho đoạn thẳng.
-Gọi HS lên đo độ dài đoạn thẳng GV đã vẽ trên bảng lớp.
- Tổ chức nhận xét đánh giá. GV kết hợp dẫn vào bài học mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV cho HS mở sách Toán trang 108 đọc đọc nội dung khám phá kiến thức. Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
H: Thực hành vẽ đoạn thẳng có độ dài bao nhiêu xăng ti mét?
H: Để vẽ được đoạn thẳng dài 7cm, cần làm qua mấy bước, là những bước nào?
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày.
- Lần lượt HS nêu từng bước, GV thao tác vẽ trên bảng.
- GV nêu từng bước vẽ đoạn thẳng 7cm, HS vẽ trên vở nháp, bảng lớp
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Cho HS đổi vở kiểm tra, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt 4 bước vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- Gọi HS đọc YC bài 1.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YCHS nêu cách vẽ rồi làm bài.
- Lưu ý HS cách cầm và đặt thước.
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Cho HS đổi vở kiểm tra, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Củng cố kĩ năng đo độ dài của đoạn thẳng cho trước bằng thước kẻ có vạch chi xăng ti mét
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, đo đoạn thẳng, viết KQ ra vở nháp.
- YC HS báo cáo kết quả trước lớp
- Gọi HS nhận xét và chất vấn nhau
- H; Vì sao bạn biết đoạn thẳng AB dài cm? (CD; MN)
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Củng cố KNđo độ dài đoạn thẳng và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HDHS đo đoạn thẳng nào thì vẽ luôn đoạn thẳng đó
- Yêu cầu đổi vở kiểm tra kết quả
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- GV NX chốt KT lưu ý HS khi vẽ đoạn thẳng phải vẽ liền mạch, không nâng bút lên và phải dùng thước kẻ thẳng.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- HS tự luyện tập vẽ đoạn thẳng với độ dài cho trước.
- Sĩ số:......./ 36
- 2-3 HS trả lời.
- 2-3 HS lên bảng đo độ dài đoạn thẳng.
- HS đọc cá nhân
- HS thảo luận nhóm đôi TLCH
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu từng bước
- HS quan sát
- HS thực hiện lần lượt các bước
- 1 HS lên bảng vẽ 
- HS đổi vở kiểm tra, nhận xét.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài vào vở
B
A
. .
D
C
 . .
- HS đổi vở kiểm tra, nhận xét.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi, đo đoạn thẳng, viết KQ ra vở nháp.
- HS thực hiện và chia sẻ theo cặp đôi.
- HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đo đoạn thẳng nào thì vẽ luôn đoạn thẳng đó
- HS đổi vở kiểm tra kết quả
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
_______________________________
Tiết 73
Bài 28: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
- Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ba điểm thẳng hàng, tính độ dài đường gấp khúc.
3. Năng lực
+ Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hóa toán học.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. HĐ Luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Giáo viên chiếu bài tập 1
- YC HS thảo luận nhóm đôi 2’
- Mời các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
GV chốt: 3 điểm thẳng hàng cùng nằm trên một đường thẳng
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 2.
- Cho cô biết hình vẽ sau gồm mấy đoạn thẳng, đó là các đoạn thẳng nào?
- GV chiếu câu trả lời trên màn hình:
Đoạn thẳng trong hình vẽ sau là: 
MN, NP, MP 
- N/xét, chốt kq đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 3.
- YC HS thảo luận nhóm 4 trong 4’, sau đó thống nhất chung.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- N/xét, chốt kq đúng, tuyên dương HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Giáo viên chiếu bài tập
- Làm thế nào em có thể kể tên các nhóm ba bạn đứng thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây?
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
Giáo viên: 
 Rô-bốt, Mi đứng thẳng hàng 
 Nam, Việt, Mi đứng thẳng hàng
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu đề bài và hình ảnh lên màn hình.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính độ dài quãng đường mà ốc sên đã bò ta làm như thế nào?
- YC 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào VBT
- GV quan sát, giúp đỡ hs còn gặp khó khăn, chấm bài tại chỗ hs làm bài xong trước.
-YC HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình
- N/xét, chốt kq đúng, tuyên dương HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Sĩ số:......./ ..
- HS thực hiện theo yêu cầu.
1:
- 2 - 3 HS đọc.
- HS thảo luận
- Các nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
a, Đoạn thẳng BC: Đ
b, Đường thẳng ĐE và đường thẳng MN: Đ
c, Ba điểm M, N, P thẳng hàng: S
d, Đường cong x: Đ
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát hình ảnh
- 5 HS trả lời
Đoạn thẳng trong hình vẽ sau là: 
MN, NP, MP 
- HS nhận xét, góp ý.
- Lớp quan sát.
- 2 HS đọc.
- Làm bài vào bảng nhóm, 1HS đại diện lên trình bày. 
- 3 - 4 nhóm trình bày
a, Có 2 hình tứ giác
b, Có 3 hình tứ giác
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.	
- HS thảo luận, tìm câu trả lời: 
+ Nhóm 1 gồm các bạn đứng thẳng hàng là: Nam, Việt, Mi
+ Nhóm 2 gồm các bạn đứng thẳng hàng là: Rô-bốt, Mi, Mai
- Lớp NX, góp ý.
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm bài.
Độ dài quãng đường mà ốc sên đã bò là:
 20 + 30 +10 = 60 (cm)
Đáp số: 60 cm.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào VBT
- HS chia sẻ.
- NX bài làm của bạn.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
_______________________________
Tiết 74
Bài 29: NGÀY - GIỜ, GIỜ - PHÚT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được một ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút.
- 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. 
- Biết tên buổi và và tên gọi các giờ tương ứng trong ngày. 
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. 
3. Năng lực
- Phát triển năng lực xem giờ trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
2. Phẩm chất - Phát triển phẩm chất chăm chỉ và giáo dục tình niềm yêu thích với môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Đồng hồ treo tường; Đồng hồ điện tử.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu
- Cho HS nghe bài hát: Hát vui cùng chiếc đồng hồ.
H: Có bao nhiêu khoảng 5 phút trên mặt đồng hồ 
H: 12 khoảng 5 phút là bao nhiêu phút cho một vòng quay?
GV: Hôm nay cô sẽ giới thiệu các em cách nhận biết thời gian trong một ngày, gọi tên giờ trong 1 ngày và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế.
qua bài: Ngày - giờ, giờ - phút 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Bước 1: Ngày - giờ, giờ - phút 
- HS quan sát đồng hồ 
H: Mỗi một khoảng cách từ số này đến số kia kế tiếp được tính là bao nhiêu phút?
- GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim phút 1 vòng là 1 giờ
H: Một giờ có bao nhiêu phút?
- GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim giờ 2 vòng là 1 ngày
H: Một ngày có bao nhiêu giờ?
- GV nêu: 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước tới 12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết 1 ngày.
Bước 2: Các buổi trong ngày
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu thời gian biểu ngày thứ bảy của em.
- GV các nhóm lên trình bày 
H: Vậy mỗi ngày được chia thành các buổi khác nhau đó là những buổi nào ? 
Bước 3: Các giờ trong ngày và trong buổi.
- GV quay đồng hồ cho HS đọc giờ các buổi và hỏi HS: 
H: Vậy buổi...bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ?
- Giáo viên chiếu: phần bài học trong sgk.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học trong sgk.
- GV hỏi 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? Tại sao? (tương tự hỏi thên với 2 trường hợp khác)
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV chiếu bài tập 1
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
H: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
H: Điền số mấy thay thế cho dấu chấm hỏi?
H: Nam và bố đi câu cá lúc mấy giờ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại (miệng)
- GV nhận xét, bổ sung (có thể sử dụng giờ theo thứ tự)
Bài 2: Tìm đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh.
- Giáo viên chiếu bài 2
- Gọi HS đọc YC bài
- Bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2.docx