Giáo án Tập viết Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 16: Luyện tập Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập (Trang 69) - Đỗ Thị Hồng Thắm

Giáo án Tập viết Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 16: Luyện tập Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập (Trang 69) - Đỗ Thị Hồng Thắm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết đoạn văn tả đồ dùng học tập. Biết viết câu đủ ý. Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm để viết câu tả đồ dùng HT.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn. Phát triển năng lực ngôn ngữ: Nói to, rõ ràng, tự tin.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.

- Có ý thức bảo quản đồ dùng học tập cẩn thận và sử dụng đồ dùng an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK + Vở TV+ Đồ dùng học tập (Bút, thước .) để quan sát.

 

doc 5 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 25371
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập viết Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 16: Luyện tập Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập (Trang 69) - Đỗ Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Bài 16: Tiết 5
 Luyện tập: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tr 69)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết đoạn văn tả đồ dùng học tập. Biết viết câu đủ ý. Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm để viết câu tả đồ dùng HT.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn. Phát triển năng lực ngôn ngữ: Nói to, rõ ràng, tự tin.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
- Có ý thức bảo quản đồ dùng học tập cẩn thận và sử dụng đồ dùng an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK + Vở TV+ Đồ dùng học tập (Bút, thước .) để quan sát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ Khởi động:
- HS nghe bài hát.
- Bài hát nhắc đến những đồ vật nào?
- Những đồ vật đó được sử dụng vào việc gì?
- GV nhận xét: Những đồ vật phục vụ cho việc học tập được gọi là đồ dùng học tập.
- Bàn, ghế, sách, vở, bút, mực, phấn, bảng.
- HS trả lời.
2. HĐ Luyện tập thực hành:
2.1. Giới thiệu bài: 
 Mỗi đồ dùng học tập đều có đặc điểm và ích lợi riêng. Để viết được đoạn văn tả đồ dùng học tập ta viết thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- GV viết bảng tên bài. 
- 1 HS đọc lại bài.
Hs lắng nghe
HS ghi bài
2.2. Luyện tập: 
- GV giới thiệu có 2 hoạt động chính:
+ HĐ1: Kể tên các ĐDHT của em.
+ HĐ2: Tả một ĐDHT của em.
Bài 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em.
- GV gọi 1 HS đọc YC bài.
- 1HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Kể tên các đồ dùng HT của em.
- Yêu cầu HS nối tiếp kể tên các ĐDHT của mình. Nếu ĐD của con trùng với bạn thì con không nhắc lại mà kể những đồ dùng khác mà con có.
4 HSTL.
- Tất cả các đồ dùng này phục vụ rất nhiều cho các con trong học tập. Vậy khi sử dụng các ĐDHT con phải có ý thức như thế nào?
2HS
HS TL
- Ngoài ĐDHT các con vừa kể thì trong lớp học các con còn thấy những đồ dùng nào?
HS kể them các đồ dung dung chung ở lớp : máy chiếu, 
- Hôm nay con học tập trên thiết bị nào?
HS kể: điện thoại, máy tính, ipad
Cho HS xem them 1 số đồ dùng HT.
HS xem video.
- GD: Các đồ dùng trên phục vụ rất nhiều cho việc học tập của các con. Vì vậy, khi sử dụng các con cần có ý thức giữ gìn, nhất là đối với những đồ dùng điện tử sử dụng trong thời gian học trực tuyến này. Các con không được vừa cắm sạc điện thoại vừa học có thể gây chập, cháy, nổ không an toàn, không được dùng những thanh kim loại cắm vào ổ điện,...sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Con thích ĐDHT nào hãy nói về đặc điểm (hình dạng cũng như màu sắc) và ích lợi của đồ dùng học tập đó.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét: 
Sơ đồ 1
Như vậy chúng ta thấy có rất nhiều DDHT như: bút, thước, ba lô, .(tên ĐDHT). Mỗi DDHT lại có những đặc điểm riêng về hình dạng, màu sắc khác nhau. Có ĐDHT hình vuông, hình chữ nhật, dài, dẹt, . Có ĐDHT lại có màu xanh, đỏ, vàng, rất bắt mắt. Mỗi ĐDHT lại giúp ích cho các con như viết bài, đựng sách vở, kẻ bài, 
- Chuyển ý sang bài 2.
3. Vận dụng:
Bài 2: Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.
- HS đọc yêu cầu.
1 HS đọc yêu cầu.
- BT2 yêu cầu gì? 
(GV gạch chân cụm từ: Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.)
- Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.
- Con định tả về ĐDHT nào?
- 3 – 4 HS TL
- Dựa vào bài 1, bạn nào giỏi cho cô biết, để tả được ĐDHT con cần viết những gì?
- Tên đồ vật, đặc điểm, lợi ích, tình cảm, ý thức giữ gìn.
- GV chốt: Để tả được ĐDHT (ra ô chữ Tả ĐDHT ở giữa) các con cần chọn ĐDHT con thích (ra ô chữ “Em chọn tả ĐDHT nào?”). Sau đó con quan sát thật kĩ bằng các giác quan để thấy được đặc điểm của nó (ra ô chữ “Nó có đặc điểm gì?”) có hình dạng, màu sắc như thế nào? (ra dòng chữ “hình dáng, màu sắc”). Sau khi viết về đặc điểm đồ dùng học tập, các con viết về lợi ích của chúng, tức nó giúp gì cho con trong học tập (ra ô chữ “Nó giúp gì cho em trong học tập?”). Cuối cùng con nêu suy nghĩ, tình cảm và ý thức giữ gìn ĐDHT của mình.
- Đây chính là phần gợi ý để các con viết đoạn văn.
- HS lắng nghe.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bộ gợi ý.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu lấy đồ dùng học tập mà mình định tả để trên bàn và quan sát.
- HS quan sát.
GV cho các con thảo luận nhóm 4 trong thời gian 2 phút.( Kĩ thuật ghép đôi phòng Zoom)
- GV vào 1 số phòng Zoom để xem HS thảo luận.
- HS các nhóm trình bày.
- HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- Con có nhận xét gì về bài của nhóm bạn?
- HS nhận xét.
- Nhóm bạn thực hiện rất đúng yêu cầu của cô, nói rất tự tin, rõ ràng. Rất đáng khen!
- Các con vừa được nói về ĐDHT của nhóm mình rồi. Giờ các con sẽ viết đoạn văn khoảng 3 – 4 câu tả ĐDHT của con.
- Khi trình bày đoạn văn con trình bày như thế nào?
- Viết lùi vào 1 ô, chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm, các câu viết nối liền nhau.
- HS viết xong, chụp và gửi bài.
HS viết bài (6 - 8’), GV quan sát.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Tiêu chí:
+ Đoạn văn đã tả đúng về ĐDHT chưa?
+ Đoạn văn viết đã giới thiệu, nêu được đặc điểm, lợi ích của ĐDHT và suy nghĩ của em chưa?
+ Các câu đã sắp xếp hợp lí chưa?
+ Cách trình bày bài đã phù hợp chưa?
HS lắng nghe tiêu chí.
- Gọi 3 – 4 HS trình bày. (trưng bài HS, gọi HS đọc bài)
- HS lắng nghe.
CHỮA BÀI
- GV nhận xét từng bài.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét chung: 
- HS lắng nghe.
4. Củng cố:
- GV cho các con trò chơi mang tên “du hành vũ trụ”
- HS lắng nghe luật chơi.
è Tổng kết trò chơi.
HS nghe.
- Nội dung phần trò chơi chính là những yêu cầu khi viết đoạn văn tả DDHT.
- Qua bài học, ta thấy muốn viết được đoạn văn tả ĐDHT chúng ta cần viết những gì?
- Ngoài ra, các con chú ý cách trình bày: câu đầu đoạn viết lùi vào 1 ô, đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ, và phải biết kết nối các câu thành đoạn văn con nhé.
5. Dặn dò:
- Về nhà các con xem lại bài, những bạn nào chưa xong các con sẽ hoàn thành tiếp và gửi bài cho cô.
- HS lắng nghe.
- Tiết học của chúng ta đến đây kết thúc. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song_ba.doc