Giáo án Toán 2 Sách Kết nối tri thức - Tuần 9

Giáo án Toán 2 Sách Kết nối tri thức - Tuần 9

Toán

TIẾT 41: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS làm quen phép tính cộng, phép tính trừ với số đo ki – lô – gam.

- Vận dụng vào giải toán lien quan đến các phép tính cộng, trừ với số đo ki – lô – gam.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

 Cân đĩa, quả cân 1kg.

 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.

- HS: SGK.

 

doc 9 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2121
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 2 Sách Kết nối tri thức - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Toán
TIẾT 40: KI – LÔ - GAM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam, cách đọc, viết các đơn vị đo đó.
- Biết so sánh số đo ki – lô – gam để nhận biết được vật nặng hơn, nhẹ hơn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Cân đĩa, quả cân 1kg.
 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.59.
+ Quan sát cân thăng bằng và hỏi:
- Con Sóc và 1 quả bưởi có cân nặng như thế nào?
+ Cho HS quan sát quả cân 1kg.
- GV giới thiệu đây là quả cân nặng 1kg.
- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.59.
- 1 ki – lô – gam được viết tắt kg.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy ví dụ: Quả bí cân nặng 1kg, gói đường cân nặng 1kg (khi cân thăng bằng).
2.2. Hoạt động:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.60.
- HS trả lời câu nào đúng, câu nào sai.
+ Vì sao câu d sai?
+ Vì sao câu e đúng?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 
Quả bí nặng 2 ki – lô – gam. 
- YC HS làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS quan sát tranh và trả lời câu a.
+ Hãy tìm số cân nặng của mỗi hộp?
+ Câu b: yêu cầu HS so sánh số cân nặng mỗi hộp và tìm ra hộp nặng nhất và hộp nhẹ nhất.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ 1 kg bông và 1 kg sắt cái nào nặng hơn?
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS trả lời.
+ Con Sóc cân nặng bằng 1 quả bưởi.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát và cầm thử.
- HS lắng nghe.
- Hộp sữa cân nặng 1kg, túi gạo cân nặng 2kg (khi cân thăng bằng). 
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- HS lên cân thử.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát
- Câu a, b, c, e là đúng. Câu d sai
+ Vì quả bóng nhẹ hơn 1 kg, 1kg nặng bằng quả bưởi. vậy quả bóng nhẹ hơn quả bưởi. Nên quả bóng nặng bằng qur bưởi là sai.
+ Vì nải chuối nặng hơn 1kg, 1kg nặng bằng quả bưởi. Vậy nải chuối nặng hơn quả bưởi. 
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu miệng nối tiếp.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát tranh.
- Hộp A cân nặng 3 kg, hộp B cân nặng 4kg, hộp C cân nặng 5kg.
- HS quan sát, tìm.
+ Hộp nặng nhất là hộp C, hộp nhẹ nhất là hộp A.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
+ 2 loại bằng nhau vì đều bằng 1kg.
Toán
TIẾT 41: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS làm quen phép tính cộng, phép tính trừ với số đo ki – lô – gam. 
- Vận dụng vào giải toán lien quan đến các phép tính cộng, trừ với số đo ki – lô – gam.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Cân đĩa, quả cân 1kg.
 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
a) 12kg + 23 kg =
b) 42kg – 30kg = 
45kg + 20kg =
13kg – 9kg =
9kg + 7kg =
60kg – 40kg =
- GV nêu: 
+ Muốn thực hiện các phép tính ta làm thế nào?
+ Khi tính ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Câu a: 
+ HS quan sát tranh.
- Hãy tính số ki – lô – gam ở mỗi đĩa và trả lời câu hỏi.
- Câu b làm tương tự câu a. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Quan sát tranh
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
- HS thực hiện giải bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Quan sát tranh
- Yêu cầu HS nêu bài toán và tự giải vào vở.
- HS thực hiện giải bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
+ Rô – bốt nào cân nặng nhất?
+ Rô – bốt nào cân nặng nhẹ nhất?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- Tính nhẩm hoặ đạt tính.
- Đơn vị đo ở kết quả.
- HS quan sát tranh.
- 1-2 HS trả lời.
- Nhẩm 5 + 2 = 7. Vậy con ngỗng nặng 7kg.
- Con gà cân nặng 3kg.
- HS quan sát tranh.
- Bao thứ nhất nặng 30kg, bao thứ 2 nặng 50kg.
- Tìm tổng số ki – lô – gam thóc của cả hai bao?
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Cả hai bao thóc cân nặng là:
30 + 50 = 80 (kg)
 Đáp số: 80kg.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu bài toán và làm bài vào vở.
a) Bài giải
Rô – bốt B cân nặng là:
32 + 2 = 34 (kg)
 Đáp số: 34 kg.
b) Bài giải
Rô – bốt C cân nặng là:
32 - 2 = 30 (kg)
 Đáp số: 30 kg.
- Rô – bốt B.
- Rô – bốt C.
Toán
TIẾT 42: LÍT
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết, cảm nhận về dung tích (so sánh lượng nước chứa trong đồ vật), về biểu tượng đơn vị đo lít.
- Biết đọc, viết đơn vị đo lít.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh phần a sgk/tr.62:
+ Hình dạng bình và cốc như thế nào?
+ Cái nào đựng được nhiều nước hơn? Cái nào đựng được ít nước hơn?
- Vậy dung tích của cái bình sẽ đựng được nhiều hơn, dung tích của cốc đựng được ít hơn.
- Cho HS quan sát tiếp tranh phần a sgk/tr.62:
+ Lượng nước ở bình rót ra được mấy cốc?
- Vậy lượng nước trong bình bằng lượng nước ở 4 cốc.
- Cho HS quan sát tiếp tranh phần b sgk/tr.62:
- Đây là ca 1 lít và chai 1 lít.
- Nếu ca và chai này chứa đầy nước, ta có lượng nước trong chai, ca là 1 lít.
- Giới thiệu đây chính là đơn vị đo lít, viết tắt là l.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy ví dụ: Cô lấy nước rót đầy 2 ca 1 lít. Vậy cô có mấy lít?
2.2. Hoạt động:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
- Hãy so sánh lượng nước 1l ở ca 1l với lượng nước ở chai rồi lựa chọn câu trả lời đúng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
- Hãy đọc các đơn vị đo có trong mỗi hình.
- Yêu cầu HS viết các đơn vị đo vào ô trống.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
- Viết số cốc nước vào ô trống?
- So sánh lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là mấy cốc?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ có 1 cốc nước 1 lít và 1 bình nước 1 lít. Vậy lượng nước trong bình và cố như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS trả lời.
+ Cái bình to hơn cái cốc.
- Cái bình đựng được nhiều nước hơn, cái cốc đựng được ít nước hơn.
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- Được 4 cốc.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát.
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu.
- 2 lít.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS so sánh và trả lời.
+ Đáp án B đúng. Vì 1l chứa đầy 1 chai và 1 cốc nên chai chứa ít hơn 1l nước.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS đọc: mười lít, ba lít, hai lít, năm lít, hai mươi lít.
- HS viết: 10l, 3l, 2l, 5l, 20l.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
a) HS viết: Lượng nước ở bình A là 4 cốc. Lượng nước ở bình B là 6 cốc.
b) HS so sánh bằng cách nhẩm hoặc giải bài toán có lời văn.
Bài giải
Lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là:
6 – 4 = 2 (cốc)
 Đáp số: 2 cốc
- Bằng nhau.
Toán
TIẾT 43: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS làm quen với phép tính cộng, trừ với số đo dung tích lít (l).
- Vận dụng giải bài tập, bài toán thực tế lien quan các phép tính đó.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- yêu cầu HS làm bài theo mẫu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Khi làm bài này ta lưu ý điều gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.64:
- HS tự làm vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.64:
- HS tự làm vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.65:
+ Đếm số ca nước ở cạnh mỗi vật?
+ Tính tổng số lít nước ở mỗi ca đó rồi ghi kết quả vào bảng.
- Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả vừa tính.
+ So sánh các số ở bảng để xem đồ vật nào đựng nhiều nước nhất và đồ vật nào đựng ít nước nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV nêu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS giải bài vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta đã học đơn vị đo nào?
- Đơn vị đo ki – lô – gam dùng để đo gì?
- Đơn vị đo lít dùng để đo gì?
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.
a) 5l + 4l = 9l
 12l + 20l = 32l
 7l + 6l = 13l
b) 9l – 3l = 6l
 19l – 10l = 9l
 11l – 2l = 9l
- Lưu ý đơn vị đo.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS tự nhẩm phép tính và nêu kết quả.
a) 1l + 2l = 3l 5l + 8l = 13l
b) 1l + 2l + 5l = 8l
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS tự nhẩm phép tính và nêu kết quả.
5l – 2l = 3l 10l – 4l = 6l
 15l – 5l = 10l
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS đếm.
a) HS tính.
Đồ vật
Bình
Ấm
Xô
Can
Số lít nước
2l
3l
5l
7l
- HS quán sát.
- Can đựng nhiều nước nhất. Ấm đựng ít nước nhất.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 nêu.
- Trong can có 15l nước mắm. Mẹ đã rót 7l nước mắm vào các chai.
- Hỏi trong can còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Trong can còn lại số lít nước mắm là:
15 – 7 = 8 (l)
 Đáp số: 8l
- Ki – lô – gam, lít.
- Đo khối lượng.
- Đo dung tích.
Toán
TIẾT 44: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 
VỚI CÁC ĐƠN VỊ KI – LÔ – GAM, LÍT
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giới thiệu các loại cân thông dụng và cách sử dụng mỗi loại cân đó để cân các đồ vật theo đơn vị ki – lô – gam.
- Giới thiệu ca 1l, chai 1l và cách sử dựng để đong, đo dung tích ở các dồ vật theo đơn vị lít.
-Vận dụng thực hành cân nặng, đong, đo lượng nước vào một số bài toán trong thực tế
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Cân đĩa, quả cân 1kg.
 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh phần a sgk/tr.66:
- Giới thiệu HS các lại cân: cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ và cách sử dựng mỗi loại cân đó.
- GV cân thử một số đồ vật và cân một số bạn HS trong lớp.
- GV cho HS quan sát ca 1l, chai 1l hoặc các cốc nhỏ dung để đong, đo lượng nước của một số đồ vật.
- Yêu cầu HS thực hành đong, đo lượng nước mà đã được chuẩn bị.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.2. Hoạt động:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.67:
- Cho HS cầm vật thật trên tay và ước lượng, cảm nhận và trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a) Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.67:
- Cho HS cầm vật thật trên tay và ước lượng, cảm nhận và trả lời.
b) Cho HS quan sát cân
+ Quả bưởi cân nặng mấy ki – lô – gam?
c) Cho HS cầm quả cam và quả bưởi lên tay và ước lượng hoặc cân và trả lời.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát cân đồng hồ sgk/tr.67:
+ Đọc số đo trên đồng hồ?
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS thực hành.
- HS quan sát.
- HS thực hành.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
a) Quyển vở nặng hơn. Bút chì nhẹ hơn.
b) Quả bóng bay nhẹ hơn. Quả bóng đá nặng hơn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- Quả bưởi nặng hơn quả cam.
- HS quan sát cân trong SGK.
- Quả bưởi cân nặng 1kg.
- HS cầm và ước lượng.
- HS cầm 2 quả mang đặt lên cân và quan sát số cân trên đồng hồ cân rồi trả lời. Quả cam nhẹ hơn 1kg.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
+ Túi muối nặng 2kg, túi gạo cân nặng 5kg.
- HS giải bài vào vở.
Bài giải
Túi gạo nặng hơn túi muối số ki – lô – gam là:
5 – 2 = 3 (kg)
 Đáp số: 3 kg.
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_2_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_9.doc