Giáo án Toán Lớp 2 - Bài: Mi-li-mét - Năm học 2014-2015 - Hồ Thị Hồng Nhung
I. Mục tiêu:
- Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng- ti-mét, mét.
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy chiếu, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 và bài tập 3, bút dạ, thẻ chữ, phiếu học tập, thước kẻ.
- HS: Thước kẻ HS với từng vạch chia mi-li-mét, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 - Bài: Mi-li-mét - Năm học 2014-2015 - Hồ Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù ba, ngaøy 31 thaùng 03 naêm 2015 Toán MI-LI-MÉT GV daïy: Hoà Thò Hoàng Nhung Ñôn vò: Tröôøng Tieåu hoïc Traàn Höng Ñaïo I. Mục tiêu: - Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng- ti-mét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy chiếu, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 và bài tập 3, bút dạ, thẻ chữ, phiếu học tập, thước kẻ. - HS: Thước kẻ HS với từng vạch chia mi-li-mét, sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Cho HS hát - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Giới thiệu người dự. - HS lắng nghe. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ trống. 267km . . . 276km 334km . . . 322km 275km . . . 287km - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở nháp. - Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ. - HS trả lời - Nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Nhận xét kiểm tra - HS lắng nghe 3. Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học. - HS kể: xăng-ti-mét, đê-xi-mét, mét và ki-lô-mét. Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài là xăng-ti-mét, đề-xi-mét, mét và ki-lô-mét. Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa, nhỏ hơn xăng-ti-mét. Đó là : « Mi-li-mét » - Học sinh lắng nghe. - Giáo viên bấm tựa bài. - Học sinh nhắc lại tựa bài. b) Các hoạt động: * Hoạt đông 1: Giới thiệu mi-li-mét (mm) GV nói: Mi-li-mét là đơn vị đo độ dài. GV bấm máy: Mi-li-mét là đơn vị đo độ dài. - HS lắng nghe - GV hỏi: Em nào có thể cho cô biết mi-li-mét viết tắt như thế nào? - GV nhận xét khen ngợi . - HS: Mi-li-mét viết tắt là mm. - HS đọc. - GV yêu cầu HS quan sát trên thước kẻ HS và hỏi từ vạch 0 đến vạch số 1 là bao nhiêu xăng ti mét? - HS từ vạch số 0 đến vạch số 1 là 1 xăng -ti -mét. - GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi “độ dài 1cm chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành mấy phần bằng nhau? - Được chia thành 10 phần bằng nhau. - GV giới thiệu cho HS biết: Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi-li-mét. - HS quan sát, lắng nghe - GV hỏi: Qua việc quan sát được em cho cô biết 1cm bằng bao nhiêu mi-li-mét? - HS: 1cm bằng 10mm GV viết lên bảng: 1cm = 10mm - Cả lớp đọc CN – ĐT - Hỏi: 1 mét bằng bao nhiêu milimét? + GV gợi ý dẫn dắt học sinh trả lời - HS: 1m = 1000mm - GV bấm máy: 1m = 1000mm. - Học sinh đọc CN – ĐT. - Yêu cầu HS nhắc lại: 1cm = 10mm ; 1m = 1000mm - Học sinh đọc CN – ĐT. Cô vừa hướng dẫn các em biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét và mi-li-mét; giữa mét và mi-li-mét. Để xem các em có nắm vững kiến thức hay không cô cùng các em đi vào bài 1. * Thực hành: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS vận dụng quan hệ giữa xang-ti-met và mi-li-mét; giữa mét và mi-li-mét để làm bài. - HS làm bảng con. - Nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe và điều chỉnh. Các em đã biết vận dụng tốt yêu cầu bài 1. Để xem các em có xác định được độ dài trên đoạn thẳng dài bao nhiêu mi-li-mét hay không. Cô cùng các em chuyển sang bài 2. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài - HS nêu yêu cầu của bài Muốn làm được bài này thì trước hết các em phải làm gì? - HS: Phải xác định độ dài đoạn thẳng là bao nhiêu xăng - ti -mét. - Khi xác định được các đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti-mét tiếp theo chúng ta cần làm gì? - HS: Khi xác định các đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti- mét chúng ta cần đổi xăng-ti-mét sang mi-li-mét. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ tự trả lời câu hỏi của bài. - HS thực hiện vào phiếu, 1 em làm phiếu lớn. - Hỗ trợ HS còn lúng túng. - HS nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương - HS lắng nghe và điều chỉnh. Các em đã biết xác định được độ dài các đoạn thẳng. Để xem các em có biết giải bài toán có liên quan đến số đo có đơn vị là mi- li -mét. Cô cùng các em làm bài 3. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - HS đọc: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS trả lời - Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm như thế nào ? - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. - 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Chu vi của hình tam giác đó là: 24 + 16 + 28 = 68 (mm) Đáp số: 68mm. - GV kiểm tra, ghi nhận xét một số vở. - GV nhận xét, đánh giá. - HS tự nhận xét bài của mình. - HS nhận xét bài trên bảng Để thay đổi không khí lớp học bài tập 4 cô sẽ tổ chức cho các em chơi một trò chơi. Con số may mắn. Bài 4: Tổ chức trò chơi “Con số may mắn”. - GV gọi 1 học sinh nêu yêu cầu trò chơi - HS nêu yêu cầu: chọn cm, hoặc mm để điền vào chỗ chấm thích hợp trong các ô số sau: * GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành hai đội (đội A và đội B). Trò chơi có 4 ô số, trong 4 ô số có 3 ô số tương ứng với 3 câu hỏi ở bài tập 4 còn 1 ô số là con số may mắn, đội nào chọn được con số may mắn thì đội đó sẽ được tặng một phần quà. Mỗi câu trả lời đúng thì được tặng một lá cờ. Cuối cùng đội nào được tặng nhiều lá cờ thì đội đó chiến thắng. Trò chơi này các em thể hiện trên thẻ chọn cm hoặc mm. - HS lắng nghe - Yêu cầu 2 đội lần lượt chọn các ô số . - HS chọn ô số VD: Ô số 1: Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10....... - Yêu cầu học sinh ước lượng và dự đoán độ dài của đồ vật trong thực tế rồi làm bài. - Học sinh chọn thẻ - GV vì sao lại điền đơn vị ấy? - Bề dày cuốn sách khoảng 10mm vì bề dày cuốn sách không thể dày 10cm được. - Lần lượt các đội chọn con số đến hết bài . - HS chọn lần lượt. - GV- HS tổng hợp các lá cờ -khen ngợi đội chiến thắng. - HS lắng nghe. - Tổ chức cho HS thực hành đo bằng thước để kiểm tra phép ước lượng. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 4. Củng cố - dặn dò: - Hôm nay lớp chúng ta vừa học xong bài gì ? - HS trả lời. - HS hỏi - đáp nhau về các nội dung của bài vừa học. - HS hỏi đáp nhau. * GV liên hệ GDHS: Môn Toán là môn học rất quan trọng. Vì vậy, các em cần nắm vững kiến thức bài học hôm nay. Để đổi đơn vị đo độ dài nhanh, chính xác và biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. Bên cạnh đó các em tự rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về các đơn vị đo độ dài đã học và tập ước lượng một số đồ vật. chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”. - HS lắng nghe và thực hiện. Ban lãnh đạo ký duyệt Giáo viên dạy Hiệu trưởng Hồ Thị Hồng Nhung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_bai_mi_li_met_nam_hoc_2014_2015_ho_thi_ho.doc